Nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp

141 336 0
Nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp. Sự phát triển của nền kinh tế thế giới đã và đang đạt được nhiều thành tựu có tính chất đột phá...

1 Luận văn Nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp 2 mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự phát triển của nền kinh tế thế giới đã và đang đạt được nhiều thành tựu có tính chất đột phá trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt trên các lĩnh vực khoa học - công nghệ, kinh tế; trong đó nhân tố đóng vai trò quyết định sự biến đổi về chất, dẫn tới sự ra đời của nền kinh tế tri thức chính là con người. Con người là nhân tố đặc biệt quan trọng trong mọi tiến trình biến đổi của lịch sử, của mọi quá trình sản xuất, đồng thời cũng là lực lượng tiêu thụ các thành quả vật chất và tinh thần do chính con người sáng tạo ra. Trong hoạt động kinh tế con người là nguồn gốc duy nhất của cái gọi là nguồn nhân lực - một yếu tố đầu vào đặc biệt quan trọng của mọi hoạt động, mọi quá trình kinh tế. Nguồn nhân lực không chỉ sản xuất ra của cải vật chất mà còn là nguồn gốc duy nhất của giá trị và do đó là giá trị tăng thêm; hơn nữa nó còn là nhân tố quyết định tái tạo, sử dụng và phát triển các nguồn lực khác. Nếu không dựa trên nền tảng nguồn nhân lực có thể chất, trình độ văn hoá, khoa học - công nghệ và nhiệt tình cao thì không thể sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài nguyên, vốn, khoa học và công nghệ. Vì lẽ đó, việc sản sinh nuôi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực là vô cùng quan trọng đối với các quốc gia; ngày nay nó lại càng trở nên cấp bách và mang tính chiến lược, là chìa khoá cho sự phát triển trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế với trình độ khoa học - kỹ thuật, công nghệ ngày càng cao và sự lan toả của kinh tế tri thức. Để thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp vào những năm tới, thì Việt Nam phải phát huy được những lợi thế của nguồn nhân lực hiện có và phải có chiến lược, giải pháp đào tạo phát triển nguồn nhân lực của mình một cách hiệu quả và hợp lý, vì thế việc nghiên cứu vấn 3 đề: “Nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp” ở nước ta hiện nay là cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Xoay quanh vấn đề nguồn nhân lực thì đã có nhiều nghiên cứu, mà đáng chú ý nhất là những công trình sau: - Ban Khoa giáo Trung ương (2000), Dự thảo chiến lược nguồn nhân lực 2001 - 2010, Hà Nội. - Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2002), Con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. - GS,TS Nguyễn Kế Tuấn (chủ biên) (2006), Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệpnông thôn ở Việt Nam con đường và bước đi. - GS,TS Vũ Năng Dũng (chủ biên) (2004), Cơ sở khoa học để xây dựng tiêu chí, bước đi, cơ chế chính sách trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. - Chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước, mã số KX - 07 (1995), Con người Việt Nam - mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội, Hà Nội. - Chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước KX.08 đề tài KX 08-01 (1995), Báo cáo tổng hợp hệ quan điểm phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông thôn, Hà Nội. - Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. - GS,VS Phạm Minh Hạc (chủ biên) (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 4 - PGS.TS Nguyễn Đình Kháng (2002), “Kinh tế tri thức và những vấn đề mới đặt ra cho lý luận và thực tiễn về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ”, Tạp chí Giáo dục lý luận, (1), tr.19 - 21. - GS.TS Đỗ Thế Tùng (1996), Vấn đề lao động và việc làm, Trung tâm Thông tin tư liệu, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. - Mai Quốc Chánh (chủ biên) (1999), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Hầu hết các các công trình trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của nguồn nhân lực, mà đặc biệt đã có một số công trình đề cập đến đào tạo phát triển nguồn nhân lực để thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, đến nay trong số các công trình được công bố chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề đào tạo NNL của ngành nông nghiệp cho CNH, HĐH nông nghiệp trên phương diện kinh tế chính trị. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu vai trò của NNL cũng như quá trình đào tạo NNL của ngành nông nghiệp cho CNH, HĐH nông nghiệp để xác định phương hướng, giải pháp đào tạo phát triển NNL cho CNH, HĐH nông nghiệp giai đoạn 2006 - 2010. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa CNH, HĐH nông nghiệp với việc đào tạo NNL cho tiến trình đó, để vạch rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động đào tạo NNL của ngành nông nghiệp cho CNH, HĐH nông nghiệp ở nước ta hiện nay. - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động đào tạo NNL của ngành nông nghiệp cho CNH, HĐH nông nghiệp ở nước ta thời gian qua. 5 - Đề xuất phương hướng, giải pháp chủ yếu để hoàn thiện và phát triển hoạt động đào tạo NNL của ngành nông nghiệp cho CNH, HĐH nông nghiệp ở nước ta giai đoạn 2006 - 2010. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn Do lý luận và thực tiễn về NNL cho CNH, HĐH nông nghiệp ở nước ta là vấn đề lớn và phức tạp, để phù hợp với yêu cầu của luận văn Thạc sĩ và để phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của công tác mà học viên đang đảm nhiệm hiện nay, nên luận văn chỉ chú trọng tập trung nghiên cứu vấn đề đào tạo NNL của ngành nông nghiệp mà chủ yếu là đào tạo đội ngũ lao động có trình độ công nhân kỹ thuật trở lên cho CNH, HĐH nông nghiệp ở nước ta giai đoạn từ năm 2000 đến nay và định hướng đến năm 2010. 5. Phương pháp luận nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp luận cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử kết hợp với những nguyên lý, lý luận Hồ Chí Minh. Trong đó, chú trọng sử dụng phương pháp nghiên cứu cơ bản của kinh tế chính trị Mác - Lênin như: phương pháp kết hợp logic với lịch sử: phương pháp trừu tượng hoá khoa học, phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê so sánh đối chiếu để làm rõ các vấn đề cần phân tích. 6 Đóng góp của lụận văn - Luận văn làm rõ được cơ sở lý luận và thực tiễn của đào tạo NNL của ngành nông nghiệp phục vụ quá trình CNH, HĐH nông nghiệp ở nước ta hiện nay. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để hoàn thiện và phát triển hoạt động đào tạo NNL của ngành nông nghiệp cho CNH, HĐH nông nghiệp ở nước ta giai đoạn 2006 - 2010. 6 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương, 9 tiết. 7 Chương 1 Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá nông nghiệp và vấn đề đào tạo Nguồn Nhân Lực của ngành nông nghiệp cho Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá nông nghiệp ở nước ta hiện nay 1.1. Công nghiệp hoá, Hiện Đại Hoá nông nghiệp và những vấn đề đặt ra cho đào tạo Nguồn nhân lực của ngành nông nghiệp cho Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp ở nư ớc ta hiện nay 1.1.1. Một số vấn đề cơ bản về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp a. Khái quát về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân Công nghiệp hoá là một cuộc đại phân công lao động xã hội, kèm theo là một quá trình di chuyển, chuyển đổi cơ cấu của nền kinh tế. Quá trình từ xã hội nông nghiệp chậm phát triển sang xã hội công nghiệp phát triển diễn ra chủ yếu theo hai tiến trình cơ bản: tiến trình thị trường hoá và tiến trình công nghiệp hoá, theo đó là quá trình đô thị hoá và ngày nay còn bao hàm cả quá trình hiện đại hoá. Dưới tác động của những tiến trình này, công nghiệp hoá là một sự chuyển biến sâu sắc mang tính cách mạng trong sản xuất, trong cách thức tổ chức kinh tế xã hội và cả lối sống của con người. Cùng với công nghiệp hoá, mức sản xuất tăng lên mạnh mẽ, xã hội trở nên giàu có, kèm theo đó là sự thay đổi tư duy cả trong đời sống vật chất cũng như văn hoá - tinh thần. Nó chính là quá trình cải biến nền kinh tế nông nghiệp mà chủ yếu dựa trên kỹ thuật thủ công mang tính hiện vật, tự cấp, tự túc thành nền công nghiệp thị trường. Đây cũng là một quá trình xây dựng một xã hội văn minh công nghiệp, cải biến kỹ thuật tạo dựng nền công nghiệp lớn và phát triển kinh tế thị trường. 8 Như vậy quá trình công nghiệp hoá là quá trình phát triển kinh tế hay là nội dung vật chất của quá trình chuyển đổi nền kinh tế chậm phát triển sang nền kinh tế phát triển. b. Quan điểm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp Theo nghị quyết số 15NQ/TW ngày 18/3/2002 của HNTW 5 khoá IX về đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010 là: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, trước hết là công nghệ sinh học, đưa thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá trên thị trường [13, tr.64]. Theo đó, quá trình CNH, HĐH nông nghiệp ở nước ta hiện nay bao gồm những nội dung cơ bản sau: - Là quá trình chuyển nền nông nghiệp truyền thống phát triển thành nền nông nghiệp hiện đại, về thực chất là HĐH các biện pháp sản xuất nông nghiệp, HĐH công nghệ sản xuất, HĐH quản lý sản xuất kinh doanh và HĐH lực lượng lao động ngành nông nghiệp. - Làm thay đổi thay đổi căn bản tính chất, phương thức sản xuất, cơ cấu sản xuất, hình thức tổ chức quản lý sản xuất của một nền sản xuất nông nghiệp sản xuất tự cung, tự cấp, dựa chủ yếu vào điều kiện tự nhiên với kỹ thuật thủ công sang một nền sản xuất nông nghiệp sản xuất hàng hoá với kỹ thuật công nghệ tiên tiến, trong điều kiện thương mại hoá toàn cầu và phải đảm bảo cho sự phát triển bền vững về tự nhiên, kinh tế, xã hội. 9 - Quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp diễn ra nhanh chóng. Nông nghiệp không chỉ đóng vai trò là ngành tất yếu mà cơ sở từ đó công nghiệp nảy sinh và phát triển, mà nông nghiệp từ đầu tham gia vào sự phát triển với tính cách là ngành sản xuất ra sản phẩm tiêu dùng, thành một cực tăng trưởng thông qua việc chuyển sang sản xuất các mặt hàng nông sản xuất khẩu. Sự tác động của chiến lược hướng vào xuất khẩu và sự phát triển của công nghiệp và kinh tế thị trường; cách mạng khoa học công nghệ, trong điều kiện toàn cầu hoá đã lôi cuốn nông nghiệp vào trung tâm của sự phát triển. Sự chuyển đổi nhanh chóng của nông nghiệp tất yếu làm tăng sự tan rã nhanh chóng kết cấu xã hội nông thôn truyền thống và kinh tế nông thôn với phương thức sản xuất tiểu nông của nó, đồng thời là quá trình đô thị hoá sẽ diễn ra nhanh chóng. - Sử dụng máy móc rộng rãi, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ sinh học và công nghệ thông tin trong khâu sản xuất, bảo quản, chế biến và tiếp thị mở rộng thi trường tiêu thụ trong nước và quốc tế, chính vì vậy sẽ thúc đẩy nhanh sự tan dã của nông nghiệp chậm phát triển và nông nghiệp truyền thống. c. Vai trò của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế Nền kinh tế nông nghiệp, không thể tự cải tạo kỹ thuật, không thể tự mình giải quyết vấn đề phát triển. Sự phát triển của nông nghiệp được quyết định bởi bản thân quá trình nền sản xuất xã hội thực hiện được, quá trình phát triển với hai tiến trình thị trường hoácông nghiệp hoá, đó là quá trình chuyển từ làn sóng nông nghiệp sang làn sóng công nghiệp. Sự phát triển này khiến cho nông nghiệp mất vị trí là nền tảng của nền kinh tế. Qui luật chung của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá là làm giảm tỷ lệ GDP của nông 10 nghiệp trong cơ cấu chung nền kinh tế, lao động ngành nông nghiệp có tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu chung của các ngành kinh tế. Sự thay đổi trong cơ cấu ngành nông nghiệp không phải là nguyên nhân chủ yếu tạo ra thị trường cho nông nghiệp mà chính sự phát triển của công nghiệp, du lịch dịch vụ đã tạo ra thị trường cho nông nghiệp và qui định tất yếu nông nghiệp phải chuyển thành ngành kinh doanh theo cơ chế thị trường. 1.1.2. Khái quát về nguồn nhân lực trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp a. Khái niệm về nguồn nhân lực Nguồn nhân lực trong lý thuyết phát triển và theo nghĩa rộng được hiểu như nguồn lực con người của một quốc gia, vùng lãnh thổ, ngành và là một bộ phận của các nguồn lực có khả năng huy động để tham gia vào quá trình kinh tế xã hội, như nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính. Theo Bộ Lao động Thương binh và xã hội: Nguồn nhân lực là tiềm năng về lao động trong một thời kỳ xác định của một quốc gia, suy rộng ra có thể được xác định trên một địa phương hay một vùng đây là nguồn lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội. Như vậy, với tư cách là yếu tố phát triển kinh tế - xã hội, NNL là khả năng lao động của xã hội mà theo nghĩa cụ thể, nó bao gồm nhóm dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động. Với cách hiểu này nguồn nhân lực tương đương với nguồn lao động, nghĩa là nó bao gồm mọi cá nhân, những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng hợp các yếu tố về thể chất và tinh thần được huy động vào quá trình lao động. Vai trò của các yếu tố này đã được Các Mác đề cập đến, chẳng hạn như: "Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại [...]... tạo Nguồn nhân lực của ngành nông nghiệp trong tiến trình Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp 1.2.1 Đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá a Nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực của ngành nông nghiệp phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp 24 Đào tạo đủ số lượng, chất lượng lao động đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại hoá. .. với nông nghiệp, giữ gìn môi trường sinh thái và phát triển bền vững tài nguyên đất, nước, rừng; góp phần nâng cao thu nhập và đời sống văn hoá tinh thần, tác phong công nghiệp cho cư dân làm nông nghiệp 25 b Đặc điểm của nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp Nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐH nông nghiệp có thể hiểu với tư cách là nguồn lực cơ bản có tính chất quyết định cho. .. Các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến diêm, khuyến công ở trung ương và địa phương; các trường đào tạo về nông nghiệp, các cơ quản quản lý về nông nghiệp c Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp - Nội dung đào tạo: Đó là quá trình trang bị kiến thức chuyên môn nghiệp vụ gắn với nội dung chủ yếu của CNH, HĐH nông nghiệp cho người lao động... doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trực tiếp Kinh nghiệm nhiều nước cho thấy, các doanh nghiệp được coi là phương tiện quan trọng để phát triển nguồn nhân lực của đất nước Các doanh nghiệp ở Nhật Bản và các nước châu Âu cũng như Mỹ đều rất coi trọng công tác đào tạo và đào tạo lại cho người lao động 34 1.3.3 Bài học cho đào tạo nguồn nhân lực của ngành nông nghiệp phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. .. triển nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp và thuỷ lợi), là lực lượng nòng cốt nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao, sử dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp Lực lượng khoa học công nghệ trình độ cao của ngành nông nghiệp bao gồm trình độ trên đại học, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệpcông nhân kỹ thuật về nông nghiệp đang làm việc tại các cơ quan nghiên cứu khoa học về nông nghiệp; ... nghiệm đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp Việc nghiên cứu kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia ở khu vực châu á - Thái Bình Dương, nơi mà những điều kiện kinh tế, xã hội, văn hoá có những nét tương đồng với chúng ta có ý nghĩa đặc biệt quan trọng; bởi vì, qua đó chúng ta có thể rút ra những bài học bổ ích cho mình,... lượng khoa học công nghệ của ngành cần chú trọng đào tạo NNL của ngành nông nghiệp có trình độ chuyên môn cao 1.2.2 Những thuận lợi và khó khăn với hoạt động đào tạo nguồn nhân lực của ngành nông nghiệp phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp a Thuận lợi - Trong những năm qua tuy có rất nhiều khó khăn nhưng các cơ sở đào tạo vẫn giữ được ổn định và từng bước phát triển Đối với công tác cán... nhân lực phục vụ CNH, HĐH nông nghiệp Cử sinh viên, học sinh đi học tập bồi dưỡng về nông nghiệp ở các nước có nền nông nghiệp tiên tiến Kết luận chương 1 Chương 1 đã trình bày một số vấn đề về CNH, HĐH nông nghiệp và vấn đề đào tạo NNL của ngành nông nghiệp; khái niệm về NNL và đào tạo NNL của ngành nông nghiệp; các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo nguồn nhân lực; vai trò của đào tạo NNL của ngành nông nghiệp. .. kỹ thuật làm cầu nối giữa kỹ sư và công nhân, có khả năng thực hành nghề và chuyển giao tiến bộ cho nông nghiệp + Đào tạo công nhân kỹ thuật bao gồm: Đào tạo dài hạn công nhân kỹ thuật, công nhân lành nghề có kiến thức cơ bản và qui trình công nghệ mới về nuôi trồng nông, lâm, thuỷ sản; chăn nuôi, chế biến nông lâm sản, cơ điện nông nghiệp, vận hành, sửa chữa máy nông, lâm thuỷ lợi Đào tạo ngắn hạn... đối với hoạt động đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp a Một số vấn đề cơ bản về đào tạo Theo khái niệm phổ biến hiện nay, đào tạo là quá trình tác động đến một con người, nhằm tạo cho người đó lĩnh hội và nắm vững các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận một sự phân công lao động nhất định, . Chương 1 Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá nông nghiệp và vấn đề đào tạo Nguồn Nhân Lực của ngành nông nghiệp cho Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá nông nghiệp. ta hiện nay 1.1. Công nghiệp hoá, Hiện Đại Hoá nông nghiệp và những vấn đề đặt ra cho đào tạo Nguồn nhân lực của ngành nông nghiệp cho Công nghiệp hoá,

Ngày đăng: 14/02/2014, 13:48

Hình ảnh liên quan

Tình hình đào tạo NNL của ngành nông nghiệp cho CNH, HĐH nông nghiệp ở nước ta giai đoạn 2000 - 2005 được trình bày trong các phần sau:   - Nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp

nh.

hình đào tạo NNL của ngành nông nghiệp cho CNH, HĐH nông nghiệp ở nước ta giai đoạn 2000 - 2005 được trình bày trong các phần sau: Xem tại trang 38 của tài liệu.
+ Trong bảng 2.5 ghi 3+1 có nghĩa là có một trường cao đẳng trong vùng  tham  gia đào  tạo Trung  học  chuyên  nghiệp - Nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp

rong.

bảng 2.5 ghi 3+1 có nghĩa là có một trường cao đẳng trong vùng tham gia đào tạo Trung học chuyên nghiệp Xem tại trang 49 của tài liệu.
Trước tình hình phương pháp đào tạo chưa được đổi mới, chủ yếu vẫn giảng dạy theo phương pháp truyền thụ một chiều, được sự giúp đỡ của dự án  Đào tạo và Phổ cập nông lâm nghiệp (ETSP) đã tổ chức được 9 lớp bồi dưỡng  về  phương  pháp  dạy  học  lấy  học  - Nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp

r.

ước tình hình phương pháp đào tạo chưa được đổi mới, chủ yếu vẫn giảng dạy theo phương pháp truyền thụ một chiều, được sự giúp đỡ của dự án Đào tạo và Phổ cập nông lâm nghiệp (ETSP) đã tổ chức được 9 lớp bồi dưỡng về phương pháp dạy học lấy học Xem tại trang 57 của tài liệu.
Biểu 2.8: Tình hình tuyển sinh sau đại học các năm 2001-2005 - Nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp

i.

ểu 2.8: Tình hình tuyển sinh sau đại học các năm 2001-2005 Xem tại trang 60 của tài liệu.
NCS HVCH TS TH.S NCS HVCH - Nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp
NCS HVCH TS TH.S NCS HVCH Xem tại trang 60 của tài liệu.
hình, Khảo sát địa chất, Vận hành - Nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp

h.

ình, Khảo sát địa chất, Vận hành Xem tại trang 134 của tài liệu.
17 Trung học kỹ - Nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp

17.

Trung học kỹ Xem tại trang 137 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan