Hợp tác xã kiểu mới trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Nghệ An,
1 Luận văn Hợp tác xã kiểu mới trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Nghệ An 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hợp tác xã là hình thức tổ chức thích hợp để góp phần phát triển kinh tế- xã hội, cải thiện đời sống văn hoá, tinh thần cho nhân dân, xoá đói giảm nghèo một cách bền vững, dần đưa tinh thần hợp tác thành văn hoá trong xã hội. Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 10 năm 2001- 2010, chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã là một trong những biện pháp quan trọng để phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ đất nước. Tổng kết 5 năm thực hiện chuyển đổi hợp tác xã theo luật hợp tác xã (1996), hội nghị TW5 khoá IX (3/2002) đã ra nghị quyết về “tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”. Trên cơ sở nghị quyết của Đảng và thực tiễn hoạt động của hợp tác xã kiểu mới, ngày 26-11-2003, tại kì họp thứ 4 Quốc hội khoá XI đã thông qua luật Hợp tác xã sửa đổi (năm 2003), có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2004 Thực hiện đường lối đổi mới HTX của Đảng, hầu hết các địa phương đều đã tập trung chỉ đạo chuyển đổi HTX kiểu cũ sang HTX kiểu mới cho phù hợp với nền kinh tế thị trường và đặc điểm của hộ kinh tế cá thể dựa trên quyền tự chủ sản xuất kinh doanh. Xuất phát từ đặc điểm kinh tế xã hội của từng địa phương, sự vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới HTX của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp, việc chuyển đổi các HTX đã diễn ra hết sức đa dạng và phong phú. Đáng chú ý là đã xuất hiện nhiều mô hình HTX kiểu mới làm ăn có hiệu quả, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của xã viên đặc biệt trong quá trình chuyển đổi sang sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Do vậy, việc nghiên cứu kinh tế hợp tác xã vẫn là vấn đề cấp bách cả về lí luận và thực tiễn. Nghệ An là tỉnh nông nghiệp ở vùng đồng bằng duyên hải miền Trung, có nhiều điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi cho việc phát triển một nền 3 nông nghiệp sản xuất hàng hoá. Từ khi luật Hợp tác xã đi vào thực tiễn, cùng với cả nước, HTX kiểu mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã có những bước phát triển đáng ghi nhận, đáp ứng được một phần nhu cầu của những người lao động, hộ sản xuất kinh doanh nông nghiệp, đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, HTX kiểu mới ở Nghệ An còn bộc lộ nhiều hạn chế và yếu kém. Thực tế, việc chuyển đổi của nhiều HTX còn mang nặng tính hình thức, phát triển chậm chạp, lợi ích đem lại cho các thành viên chưa nhiều, số người lao động thực sự tham gia còn ít… Có nhiều nguyên nhân để lí giải cho thực trạng đó của HTX kiểu mới ở Nghệ An và khắc phục được những khó khăn này sẽ giúp HTX phát triển có hiệu quả, phát huy vai trò hỗ trợ đắc lực cho kinh tế hộ và trang trại, gắn với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Với lí do đó, tôi chọn đề tài: “Hợp tác xã kiểu mới trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Nghệ An” làm luận văn thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị, nhằm góp phần giải quyết những vấn đề đang đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương. 2. Tình hình nghiên cứu Trên cơ sở quán triệt nghị quyết của Đảng về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể và thực tế triển khai mô hình hợp tác xã kiểu mới, thời gian vừa qua vấn đề HTX nói chung đã trở thành chủ đề được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ, phạm vi khác nhau. Tiêu biểu là những công trình đã được công bố như: - Phạm Thị Cần, Vũ Văn Phúc, Nguyễn Văn Kỷ: “Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp nước ta hiện nay”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội, 2003. Các tác giả đã tập trung phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế hợp tác, hợp tác xã; sự cần thiết khách quan phải lựa chọn các mô hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh tế nông nghiệp nông 4 thôn nước ta. Từ đó đề xuất những giải pháp phát triển các mô hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã trong nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam hiện nay. - Lương Xuân Quỳ, Nguyễn Thế Nhã: “Đổi mới tổ chức và quản lý các hợp tác xã trong nông nghiệp, nông thôn”, Nxb Nông nghiệp, Hà nội, 1999. Trong công trình này, các tác giả đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn để phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Việt Nam; khái quát quá trình phát triển các hình thức tổ chức và quản lí HTX giai đoạn trước năm 1986 và từ 1986 đến nay. Từ thực trạng phát triển mô hình tổ chức quản lý các HTX ở nông thôn của một số địa phương miền Bắc tiêu biểu, các tác giả cũng đã đưa ra những phương hướng và giải pháp cụ thể để xây dựng mô hình tổ chức và quản lý có hiệu quả các HTX. - Nguyễn Văn Bình, Chu Tiến Quang, Lưu Văn Sùng: “Kinh tế hợp tác, hợp tác xã ở Việt Nam- Thực trạng và định hướng phát triển”, Nxb Nông nghiệp, Hà nội, 2001. Các tác giả đã hệ thống hoá quá trình hình thành, phát triển các loại hình kinh tế hợp tác, HTX trên thế giới và ở Việt Nam với những thành công và tồn tại, từ đó xây dựng những định hướng phát triển phù hợp với đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước trong TKQĐ. - GS, TS Hồ Văn Vĩnh: “Phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta”, Tạp chí Cộng sản, số 8-2005. Ở bài viết này, tác giả đã bàn đến những cách thức chuyển đổi HTXNN kiểu cũ sang HTXNN kiểu mới trên cơ sở quán triệt đường lối đổi mới HTXNN của Đảng. Tác giả cũng đã nêu lên mối quan hệ tác động qua lại giữa HTXNN và CNH, HĐH, đồng thời nêu ra những nguyên nhân của sự khó khăn khi phát triển HTXNN trong thời kì mới và những giải pháp để tháo gỡ khó khăn này. - PGS, TS Vũ Văn Phúc “Về chế độ kinh tế hợp tác xã ở nước ta”, Tạp chí Lí luận chính trị, số 1-2002. - PGS Hoàng Việt: “Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp”, Tạp chí Cộng sản, số 19- 2002. 5 - TS Phạm Quang Phan và TS Nguyễn Văn Linh: “Bàn về vai trò kinh tế hợp tác trong nền kinh tế quá độ ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 36-2002”. Cùng một số luận văn, luận án bàn về kinh tế tập thể nói chung, HTX nói riêng. Nhìn chung, các công trình trên đã nghiên cứu, đề cập đến nhiều khía cạnh của HTX, song chưa có đề tài, công trình nào nghiên cứu cụ thể về HTX kiểu mới trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Nghệ An một cách cơ bản, toàn diện và có hệ thống. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Mục đích Khảo sát, đánh giá hoạt động của HTX kiểu mới ở Nghệ An từ khi Luật HTX năm 1996 có hiệu lực đến nay, gắn với việc thực hiện nghị quyết số 5 NQ/TW “về đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn thời kỳ 2001- 2010” của BCH TW khoá IX. Từ đó luận văn đề xuất một số phương hướng, giải pháp tiếp tục hoàn thiện HTX kiểu mới ở Nghệ An trong thời gian tới. Nhiệm vụ - Hệ thống hoá các vấn đề lí luận cơ bản về HTX kiểu mới - Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng của HTX kiểu mới ở Nghệ An - Đề xuất phương hướng, giải pháp tiếp tục phát triển, hoàn thiện HTX kiểu mới ở Nghệ An trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu, khảo sát tình hình phát triển HTX ở Nghệ An trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, chủ yếu là các HTXNN kể từ khi luật HTX năm 1996 có hiệu lực thi hành đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn Cơ sở lý luận 6 Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm, những tổng kết kinh nghiệm của Đảng và những chính sách, pháp luật của Nhà nước. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện những nhiệm vụ đã đề ra, tác giả vận dụng những phương pháp chung của kinh tế chính trị như: phương pháp duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác Lênin, phương pháp trừu tượng hoá khoa học, phương pháp kết hợp lôgíc với lịch sử, kết hợp lý luận với thực tiễn, đồng thời tiến hành khảo sát thực tế để từ đó phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh. 6. Những đóng góp về khoa học của luận văn Luận văn đã hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về HTX kiểu mới, trên cơ sở đó khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển HTX ở Nghệ An, xác định nguyên nhân của những tồn tại yếu kém, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển, hoàn thiện HTX kiểu mới ở địa phương 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Luận văn vận dụng lý luận về HTX và khảo sát HTX kiểu mới trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn ở Nghệ An để phục vụ cho việc nghiên cứu cũng như công tác giảng dạy của bản thân - Luận văn góp phần cung cấp thêm cơ sở khoa học cho các cơ quan, ban ngành của tỉnh có thể tham khảo để lãnh đạo thực hiện có hiệu quả HTX kiểu mới ở Nghệ An trong thời gian tới 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu gồm 3 chương, 6 tiết. 7 8 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI 1.1.1. Lý luận về HTX và vai trò kinh tế hợp tác xã theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh * Khái niệm hợp tác xã: Hợp tác, với tư cách là đặc tính xã hội của lao động, được thực hiện từ khi loài người xuất hiện và ngày càng phát triển như là hình thức tất yếu trong lao động sản xuất và hành động kinh tế của con người. Nhận định về quá trình sản xuất của con người, Các Mác đã từng chỉ rõ: “Người ta không thể sản xuất được nếu không kết hợp với nhau theo một cách nào đó để hoạt động chung và để trao đổi hoạt động với nhau. Muốn sản xuất được, người ta phải có những mối liên hệ và quan hệ nhất định với nhau và quan hệ của họ với giới tự nhiên, tức là việc sản xuất, chỉ diễn ra trong khuôn khổ và những mối liên hệ và quan hệ xã hội đó” [24, tr. 552]. Có thể nói, hợp tác là một phạm trù rộng, quá trình thực hiện nó biểu hiện ra ở nhiều hình thức và cấp độ khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp, từ đơn ngành đến đa ngành. Mỗi loại hình kinh tế hợp tác phản ánh đặc điểm, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và hình thức phân công lao động tương ứng, trong đó kinh tế hợp tác phát triển và được tổ chức ở trình độ cao chính là các hợp tác xã. Hợp tác xã xuất hiện trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa (giữa thế kỉ XIX), bởi trong nền kinh tế tự do cạnh tranh, để có thể tồn tại và phát triển, những người sản xuất nhỏ cần phải hợp sức, hợp vốn với nhau chống lại sự chèn ép, khống chế và bần cùng hoá của tư bản lớn. Từ đây đã tạo cơ sở cho sự liên kết, hợp tác giữa những người lao động tự nguyện, dân 9 chủ, bình đẳng. Trên thực tế, ở mỗi nước có những điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau nên sự ra đời và phát triển của các hợp tác xã có những đặc điểm khác nhau nhưng nói chung, hợp tác xã là động lực kinh tế - xã hội quan trọng, có nhiều đóng góp vào phúc lợi của dân chúng ở nhiều quốc gia. Được thành lập từ tháng 8/1895 tại Luân Đôn (Anh), liên minh Hợp tác xã quốc tế (International Cooperative Alliance - ICA) đã định nghĩa hợp tác xã như sau: “Hợp tác xã là một hình thức tự trị của những người tự nguyện liên hiệp lại để đáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng chung của họ về kinh tế, xã hội và văn hoá thông qua một xí nghiệp cùng sở hữu và quản lý dân chủ” [6, tr.18]. Tổ chức lao động quốc tế (ILO) định nghĩa: HTX là sự liên kết của những người đang gặp phải những khó khăn kinh tế giống nhau, tự nguyện liên kết nhau lại trên cơ sở bình đẳng quyền lợi và nghĩa vụ, sử dụng tài sản mà họ đã chuyển giao vào HTX phù hợp với các nhu cầu chung và giải quyết những khó khăn đó chủ yếu bằng sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm và bằng cách sử dụng các chức năng kinh doanh trong tổ chức hợp tác phục vụ cho lợi ích vật chất và tinh thần chung. Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về hợp tác xã song các loại hình HTX trên thế giới đều có những đặc điểm chung như: là tổ chức kinh tế do các chủ thể kinh tế tự nguyện góp vốn, góp sức hình thành; hoạt động chủ yếu nhằm mục đích phục vụ hoạt động kinh tế của các thành viên tham gia với phương châm giúp đỡ lẫn nhau; nguyên tắc cơ bản của HTX là tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và quản lý dân chủ … Ở nước ta, khi bắt đầu công cuộc xây dựng CNXH, chúng ta thường dùng các khái niệm: tổ đổi công, tập đoàn sản xuất, HTX bậc thấp, bậc cao Vào thời kỳ này, kinh tế HTX phát triển mạnh và đã có nhiều đóng góp quan trọng trong xây dựng nông thôn và phát triển cộng đồng. Sau khoán 10, các HTX và tập đoàn sản xuất bắt đầu tan rã, trên diễn đàn khoa học và đời sống 10 hàng ngày, khái niệm "hợp tác xã" ít được đề cập đến. Nhiều nhận thức không đúng về kinh tế hợp tác cùng với những lúng túng trong việc tìm tòi, thử nghiệm mô hình HTX kiểu mới đã đặt ra yêu cầu phải đổi mới cả về nội dung và phương thức hoạt động của HTX cho phù hợp với cơ chế kinh tế mới khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới. Trước yêu cầu đó của thực tiễn, nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996) đã đề ra nhiệm vụ phải xây dựng HTX kiểu mới. Tháng 3/1996, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá IX đã ban hành Luật HTX để tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động của HTX trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà vước theo định hướng XHCN. Theo Luật này, HTX được định nghĩa: Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước [22, tr.6] Sự ra đời của Luật HTX đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong tiến trình đổi mới HTX, mở ra một môi trường thể chế thuận lợi để HTX tiếp tục phát triển. Tổng kết 5 năm thực hiện chuyển đổi, thành lập HTX theo Luật HTX (năm 1996), hội nghị Trung ương 5 khoá IX (3/2002) đã ra Nghị quyết về "tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể" để lãnh đạo sự phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX. Trên cơ sở nghị quyết của Đảng và thực tiễn hoạt động của HTX kiểu mới, ngày 26-11-2003, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XI đã thông qua Luật HTX sửa đổi, bổ sung (Luật HTX năm 2003). Theo đó, HTX được định nghĩa: [...]... hỡnh tiờn tin, gúp phn quan trng vo vic tng trng kinh t, xoỏ úi gim nghốo, ó v ang l minh chng sinh ng cho mụ hỡnh HTX kiu mi trong nn kinh t th trng nh hng XHCN 1.2.3 Vai trũ ca hp tỏc xó kiu mi trong nn kinh t th trng nh hng xó hi ch ngha Trong nn kinh t th trng, s tn ti v phỏt trin ca cỏc HTX l mt tt yu khỏch quan mang tớnh ph bin Bi vỡ, khi kinh t th trng phỏt trin, tớnh cnh tranh ngy cng gay gt thỡ... viờn Trong thnh lp v hot ng, HTX cú quyn c la chn ngnh ngh sn xut- kinh doanh phự hp m phỏp lut khụng cm, theo ý chớ v nguyn vng ca xó viờn; hon ton t ch trong hot ng sn xut- kinh doanh v t chu trỏch nhim trong c ch th trng; liờn doanh, liờn kt vi cỏc n v thuc mi thnh phn kinh t Trong phõn phi li ớch v gii quyt nhng vn cú liờn quan n ngha v v quyn li, phi tuõn th nguyờn tc cựng cú li, hi ho gia xó viờn... kinh doanh Nhng thnh viờn ca HTX vn l nhng ch th c lp, cú kinh t riờng V trớ, vai trũ cng nh quyn t ch ca kinh t thnh viờn khụng b mt i m ngc li c h tr thờm t phớa HTX phỏt trin - V quan h qun lý trong hp tỏc xó: 24 Trong cỏc HTX kiu c, quan h gia xó viờn vi HTX l quan h ph thuc Xó viờn b tỏch khi t liu sn xut tr thnh ngi lao ng lm cụng theo s iu hnh tp trung ca HTX, tớnh cht hp tỏc ớch thc trong HTX... cụng theo s iu hnh tp trung ca HTX, tớnh cht hp tỏc ớch thc trong HTX khụng cũn Trong cỏc HTX kiu mi, quan h gia HTX v thnh viờn l quan h bỡnh ng, tha thun, t nguyn, cựng cú li v cựng chu ri ro trong sn xut, kinh doanh c trng chung ca HTX kiu mi l hot ng sn xut, kinh doanh ca HTX khụng bao trựm ton b hot ng sn xut, kinh doanh ca thnh viờn nh HTX kiu c, m ch din ra tng khõu cụng vic, tng cụng on, nhm... y t cỏch phỏp nhõn trong c ch th trng, bỡnh ng trc phỏp lut nh cỏc doanh nghip, t quyt nh v t chu trỏch nhim v kt qu hot ng sn xut, kinh doanh, dch v, liờn doanh, liờn kt vi cỏc t chc kinh t khỏc cng nh phõn chia l lói, bo m hon thnh ngha v i vi Nh nc v trỏch nhim i vi thnh viờn Nh nc tụn trng quyn t ch, t chu trỏch nhim trong hot ng sn xut, kinh doanh, dch v ca HTX, khụng cũn can thip trc tip vo cỏc... xut, kinh doanh n m mang ngnh ngh, vn lờn kinh doanh tng hp v 26 hỡnh thnh cỏc doanh nghip trc thuc di hỡnh thc cụng ty trỏch nhim hu hn mt thnh viờn; t HTX phỏt trin thnh cỏc liờn hip HTX Th sỏu, v hiu qu hot ng ca HTX HTX là một tổ chức kinh tế tập thể gồm nhiều chủ sở hữu, hoạt động lấy lợi ích kinh tế làm chính, bao gồm cả lợi ích thành viên và lợi ích tập thể HTX còn có vai trò quan trọng trong việc... mỏy qun lý ca HTX bao gm Ban qun tr, Ban kim soỏt, Ban ch nhim Ch nhim HTX cú th do Trng ban qun tr kiờm nhim hoc l ngi do HTX thu ờ HTX c quyn t ch trong cụng tỏc cỏn b ca mỡnh, cỏc chc danh ch cht khụng nht thit phi do ng viờn hay ngi trong ni b HTX nm gi Theo vn, lao ng v mc s dng dch v ca HTX Ni dung hot ng a dng cú th lm dch v, hoc va lm dch v va sn xut kinh doanh a ngnh ngh, song u hng vo h tr... nghip cú cht lng v hm lng cụng ngh cao, cỏc sn phm sch, sn phm sinh thỏi hoc u t chuyờn canh, chuyờn ngnh nh: HTX trng hoa, cõy cnh, HTX sn xut rau an ton, HTX bũ sa, HTX chn nuụi - Mụ hỡnh HTX trang tri do nhiu trang tri liờn kt, hp tỏc li vi nhau HTX trang tri tp trung vo cỏc khõu dch v, h tr cỏc trang tri thnh viờn trong vic cung ng ging, bo v thc vt, trao i kinh nghim sn xut, tỡm kim thụng tin, tiờu... ngun lc v li th ca nn nụng nghip nhit i, m rng giao lu trong nc v quc t nhm nõng cao nng sut lao ng xó hi trong nụng nghip, nụng thụn; xõy dng quan h sn xut phự hp, xõy dng nụng thụn mi giu cú, cụng bng, dõn ch, vn minh v CNXH Thc hin CNH, HH nụng nghip, nụng thụn l mt tt yu khỏch quan v l mt trong nhng nhim v quan trng hng u ca CNH, HH t nc Theo quan im ca ng ti Hi ngh Trung ng 5 (khoỏ IX): "CNH, HH... nhau trong cỏc ngnh, lnh vc v a bn cú iu kin, trng tõm l khu vc nụng nghip, nụng thụn Phỏt trin cỏc HTX trong nụng nghip, nụng thụn phi trờn c s m bo quyn t ch ca kinh t h, trang tri, h tr 33 c lc cho kinh t h, trang tri phỏt trin gn vi tin trỡnh CNH, HH nụng nghip v xõy dng nụng thụn mi; khụng ngng phỏt trin sc sn xut, nõng cao nng sut, hiu qu v sc cnh tranh trong quỏ trỡnh hi nhp kinh t quc t Ngh An . Hợp tác xã kiểu mới trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Nghệ An 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hợp. quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Với lí do đó, tôi chọn đề tài: Hợp tác xã kiểu mới trong quá trình công nghiệp hóa, hiện