1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình đô thị hóa ở huyện từ sơn, tỉnh bắc ninh

128 878 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 2,72 MB

Nội dung

Qua khái niệm nghề truyền thống và làng nghề được trình bày ở trên thìlàng nghề truyền thống trước hết là làng nghề được tồn tại và phát triển lâuđời trong lịch sử, trong đó gồm có một h

Trang 1

Đề tài

“Phát triển làng nghề truyền

thống trong quá trình đô thị hóa ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh”

Trang 2

MỤC LỤC

Mục lục iii

Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu iv

Danh m c các bi uục các biểu ểu

v PHẦN I : MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 5

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 6

1.2.1 Mục tiêu chung 6

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 7

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 7

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 7

PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 8

2.1 Cơ sở lý luận về phát triển làng nghề truyền thống 8

2.1.1 Một số khái niệm 8

2.1.2 Đặc điểm làng nghề truyền thống 11

2.1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề truyền thống.14 2.1.4 Khái niệm về tăng trưởng và phát triển, phát triển làng nghề 17

2.2 Cơ sở lý luận về đô thị và đô thị hóa 19

2.2.1 Một số khái niệm về đô thị và liên quan đến quá trình đô thị hóa 19

2.2.2 Đặc điểm của đô thị hóa 24

2.2.3 Tác động của đô thị hóa 25

2.2.4 Quan hệ giữa quá trình đô thị hóa với sự duy trì và phát triển làng nghề truyền thống 27

2.3 Cơ sở thực tiễn: 28

2.3.1 Phát triển làng nghề ở một số nước trên thế giới và Việt Nam 28

2.3.2 Tình hình đô thị hóa ở Việt Nam và trên thế giới 37

2.3.3 Vai trò của phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình đô thị hóa ở nông thôn 40

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 45

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 45

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 45

3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 48

3.2 Phương pháp nghiên cứu 55

Trang 3

3.2.1 Phương pháp nghiên cứu chung 55

3.2.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể 55

3.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 57

3.3.1 Hệ thống chỉ tiêu phản ánh mức đô thị hóa: 57

3.3.2 Nhóm chỉ tiêu về quy mô sản xuất 57

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 58

4.1 Thực trạng phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình đô thị hóa ở huyện Từ Sơn 58

4.1.1 Quá trình đô thị hóa trên địa bàn huyện Từ Sơn 58

4.1.2 Lịch sử hình thành, đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất trong các làng nghề truyền thống 64

4.1.2.1 Lịch sử hình thành các làng nghề truyền thống 64

4.1.2.2 Một số sản phẩm chủ yếu của các làng nghề truyền thống 68

4.1.2.3 Tình hình tổ chức sản xuất trong các làng nghề truyền thống 71

4.1.3 Mặt bằng sản xuất cho phát triển làng nghề 73

4.1.4 Vấn đề cơ sở hạ tầng trong phát triển làng nghề 76

4.1.5 Về lao động, vốn, trang thiết bị của các cơ sở trong các làng nghề truyền thống 80

4.1.5.1 Tình hình lao động trong các làng nghề truyền thống 80

4.1.5.2 Tình hình trang thiết bị của các cơ sở điều tra 85

4.1.5.3 Tình hình vốn cho sản xuất trong các làng nghề truyền thống ở các cơ sở điều tra 87

4.1.7 Công tác quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống 95

4.1.8 Công tác an ninh, trật tự xã hội 97

4.1.9 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình đô thị hóa ở huyện Từ Sơn 97

4.2 Định hướng và giải pháp phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình đô thị hóa ở huyện Từ Sơn 100

4.2.1 Những quan điểm phát triển làng nghề truyền thống 100

4.2.2 Định hướng phát triển làng nghề truyền thống 100

4.2.3 Những giải pháp phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình đô thị hóa ở huyện Từ Sơn 101

4.2.3.1 Phát triển không gian đô thị ở các làng nghề truyền thống 101

4.2.3.2 Giải pháp về kết cấu hạ tầng 104

4.2.3.3 Giải pháp phát triển các cụm công nghiệp và khu sản xuất tập trung .106

4.2.3.4 Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường 111

4.2.3.5 Tăng cường công tác quản lý Nhà nước 114

4.2.3.6 Một số giải pháp khác 115

PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 121

5.1 Kết luận 121

Trang 4

5.2 Kiến nghị 122

TÀI LIỆU THAM KHẢO 123

Trang 5

1 MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Đô thị hóa là một trong những biểu hiện của sự phát triển kinh tế, xãhội của một địa phương, một vùng hoặc một quốc gia Kể từ khi nước ta thựchiện chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, tốc độ đô thịhóa ở các thành phố, thị trấn, thị tứ diễn ra rất nhanh Ở các khu vực này, cáctrung tâm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, trung tâm thương mại, dịch vụ,văn hóa, y tế, tài chính đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều dẫn đến việctập trung dân cư, hình thành các thị trấn, thị tứ và đô thị

Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn có tầm quantrọng hàng đầu đối với sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta Đặc biệt trongnền kinh tế thị trường, vấn đề phát triển kinh tế nông thôn là cần thiết và cóvai trò quan trọng nhằm đưa nông nghiệp thoát khỏi tình trạng thuần nông, tựcấp, tự túc, phát triển thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa và chuyển đổi

cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷtrọng công nghiệp và dịch vụ Và một trong những nội dung trọng tâm pháttriển nông nghiệp, nông thôn hiện nay là khôi phục và phát triển các ngànhnghề thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống trong khu vực nông thôn,góp phần thu hút lao động dôi dư, giải quyết việc làm, đồng thời nâng cao thunhập và từng bước cải thiện đời sống nhân dân Từ đó giảm được làn sóng didân từ nông thôn ra thành thị, khơi dậy tiềm năng vốn có của địa phương, gópphần gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc, tạo ra sự chuyển biến tích cực trongquá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn

Cùng với công cuộc “đổi mới” của tỉnh, những năm qua Từ Sơn luôn làhuyện có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao Đóng góp không nhỏ trong tổng giátrị sản xuất của huyện là các ngành nghề thủ công nghiệp (TCN), ở đó làng

Trang 6

nghề truyền thống đóng vai trò nòng cốt Các làng nghề truyền thống chủ yếu

ở Từ Sơn là sản xuất sắt thép, sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, dệt Sự phát triển củacác làng nghề truyền thống đã thu hút hàng vạn lao động tại địa phương, gópphần đáng kể vào giải quyết lao động dư thừa và thiếu việc làm trong nôngthôn, nâng cao mức sống cho người dân, góp phần tích cực trong quá trìnhchuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn

Nằm cận kề giữa hai thành phố là Hà Nội và Bắc Ninh, huyện Từ Sơn

có tốc độ đô thị hóa khá nhanh và có tác động tích cực đến phát triển kinh tế,văn hóa, xã hội, đời sống nhân dân càng sung túc, ổn định Đây cũng là điềukiện tốt cho các làng nghề truyền thống có thể tiếp cận, tăng khả năng thíchứng với các hoạt động của nền kinh tế thị trường

Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa nhanh cũng làm khó khăn trong việcđáp ứng cơ sở hạ tầng, ô nhiễm môi trường ngày một gia tăng, nảy sinh cácvấn đề xã hội Vì vậy cùng với quá trình đô thị hóa, đòi hỏi phát triển làngnghề truyền thống trên địa bàn huyện Từ Sơn phải có những giải pháp, địnhhướng phù hợp, vừa đẩy nhanh quá trình đô thị hóa nhưng vẫn đảm bảo chocác làng nghề truyền thống được bảo tồn, phát triển

Xuất phát từ tình hình trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình đô thị hóa ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Trang 7

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu phát triển của các làng nghề truyền thống trong quá trình

đô thị hóa trên địa huyện Từ Sơn

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng đô thị hóa và phát triển làng nghềtruyền thống về tổ chức, quản lý, sản xuất, tình hình sử dụng lao động, đấtđai, tác động môi trường của các làng nghề truyền thống trong quá trình đôthị hóa ở huyện Từ Sơn Trên cơ sở phân tích những thuận lợi và khó khănđang gặp phải từ các làng nghề truyền thống để đưa ra các định hướng và giảipháp phát triển phù hợp trong quá trình đô thị hóa

- Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu 3 làng nghề truyền thốngtrên địa bàn huyện: Làng nghề mộc mỹ nghệ Đồng Kỵ, làng nghề dệt HồiQuan và làng nghề sắt thép Đa Hội

- Về thời gian: Đề tài thu thập số liệu thứ cấp trong thời gian từ năm1999-2006 và số liệu điều tra năm 2006

Trang 8

2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận về phát triển làng nghề truyền thống

2.1.1 Một số khái niệm

2.1.1.1 Nghề truyền thống

Nghề truyền thống ở nước ta rất phong phú, đa dạng, đã hình thành vàtồn tại hàng trăm năm, tạo ra nhiều sản phẩm nổi tiếng trong nước và thế giớinhư gốm Bát Tràng, nghề chạm bạc Đồng Xâm (Thái Bình), nghề dệt tơ lụa

* Phân loại nghề truyền thống

+ Phân biệt theo trình độ kỹ thuật

- Loại nghề có kỹ thuật giản đơn: đan lát, chế biến lương thực, thựcphẩm, làm gạch, nung vôi Sản phẩm của những nghề này có tính chất thôngdụng, rất phù hợp với một nền kinh tế tự cấp, tự túc

- Loại nghề có kỹ thuật phức tạp: kim hoàn, đúc đồng, làm gốm, khảm

gỗ, dệt lụa Các nghề này không chỉ có kỹ thuật, công nghệ phức tạp mà cònđòi hỏi ở người thợ sự sáng tạo và khéo léo

Trang 9

+ Phân loại theo tính chất kinh tế:

- Loại nghề phụ thuộc vào nền kinh tế nông nghiệp tự nhiên, sản phẩm

ít mang tính chất hàng hóa, chủ yếu phục vụ nhu cầu tại chỗ như sản xuấtnông cụ như cày, bừa, liềm, hái

- Loại nghề mà hoạt động độc lập với quá trình sản xuất nông nghiệp,sản phẩm của nó thể hiện một trình độ nhất định của sự tách biệt thủ côngnghiệp với nông nghiệp, của tài năng sáng tạo và khéo léo của người thợ, tiêubiểu là các sản phẩm nghề dệt, gốm, kim hoàn

2.1.1.2 Làng nghề

Cho đến nay có nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm làng nghề, theogiáo sư Trần Quốc Vượng thì: Làng nghề (như làng gốm Bát Tràng, Thổ Hà,Phù Lãng, Hương Canh làng giấy vùng Bưởi, Dương Ổ làng rèn sắtCanh Diễn, Phù Dực, Đa Hội ) là làng tuy vẫn có trồng trọt theo lối tiểunông và chăn nuôi nhỏ song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo với mộttầng lớp thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có phường, có ôngtrùm, ông phó cả cùng một số thợ và phó nhỏ, đã chuyên tâm, có quy trìnhcông nghệ nhất định sống chủ yếu bằng nghề đó và sản xuất ra những mặthàng thủ công, những mặt hàng đã có tính mỹ nghệ, trở thành sản phẩm hànghóa và có quan hệ tiếp thị với một thị trường là vùng xung quanh và tiến tới

mở rộng ra cả nước rồi có thể xuất khẩu ra nước ngoài Những làng nghề ấy ítnhiều đã nổi danh từ lâu “dân biết mặt, nước biết tên, tên làng đã đi vào lịch

sử, vào ca dao tục ngữ” trở thành văn hóa dân gian [4]

Theo tác giả Bùi Văn Vượng thì “Làng nghề truyền thống là làng cổtruyền thủ công, ở đấy không nhất thiết tất cả dân làng đều sản xuất hàng thủcông Người thợ thủ công nhiều trường hợp cũng đồng thời là người làm nghềnông nhưng yêu cầu chuyên môn hóa cao đã tạo ra những người thợ chuyênsản xuất hàng truyền thống ngay tại làng quê của mình ” [33]

Trang 10

Làng nghề là những làng sống bằng hoặc chủ yếu bằng nghề thủ công ởnông thôn Việt Nam [29].

Vậy khái niệm làng nghề có thể bao gồm những nội dung sau: “Làng nghề là một thiết chế kinh tế-xã hội ở nông thôn được cấu thành bởi hai yếu

tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định, trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là chính, giữa họ có mối liên kết về kinh tế, xã hội và văn hóa” [30].

* Phân loại làng nghề

+ Phân loại theo số lượng nghề

- Làng một nghề: Là những làng ngoài nghề nông ra chỉ có một nghềthủ công duy nhất

- Làng nhiều nghề: là những làng ngoài nghề nông ra còn có một sốhoặc nhiều nghề khác

Trong làng nghề truyền thống thường có đại bộ phận dân số làm nghề

cổ truyền hoặc một vài dòng họ chuyên làm nghề theo kiểu cha truyền connối, nghĩa là việc dạy nghề được thực hiện bằng phương pháp truyền nghề.Song sự truyền nghề này luôn có sự tiếp thu những cải tiến, sáng tạo làm chosản phẩm của mình có những nét độc đáo riêng so với sản phẩm của ngườikhác, làng khác

Trang 11

Qua khái niệm nghề truyền thống và làng nghề được trình bày ở trên thìlàng nghề truyền thống trước hết là làng nghề được tồn tại và phát triển lâuđời trong lịch sử, trong đó gồm có một hoặc nhiều nghề thủ công truyềnthống, là nơi quy tụ các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề, là nơi có nhiều

hộ gia đình chuyên làm nghề truyền thống lâu đời, giữa họ có sự liên kết, hỗtrợ nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Họ có cùng tổ nghề và đặc biệtcác thành viên luôn ý thức tuân thủ những ước chế xã hội và gia tộc [34]

* Phân loại làng nghề truyền thống

- Làng nghề truyền thống chuyên sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ như:gốm, sứ, dệt tơ tằm, chạm khắc gỗ, đá, thêu ren

- Làng nghề truyền thống chuyên sản xuất các mặt hàng phục vụ chosản xuất và đời sống như: rèn, mộc, nề, đúc đồng, nhôm, gang sản xuất vậtliệu xây dựng

- Làng nghề truyền thống chuyên sản xuất các mặt hàng cho nhu cầuthông thường như: dệt vải, dệt chiếu cói, làm nón, may mặc

- Làng nghề truyền thống chuyên chế biến lương thực, thực phẩm như:xay xát, làm bún, chế biến hải sản

2.1.2 Đặc điểm làng nghề truyền thống

2.1.2.1 Đặc điểm kỹ thuật, công nghệ và sản phẩm

+ Đặc điểm kỹ thuật, công nghệ

- Đặc điểm, đặc trưng đầu tiên của nghề thủ công truyền thống là kỹthuật thủ công mang tính truyền thống và bí quyết dòng họ Công cụ sản xuấtchủ yếu là thô sơ do chính người thợ thủ công chế tạo ra

- Công nghệ truyền thống không thể thay hoàn toàn bằng công nghệhiện đại mà chỉ có thể thay ở một số khâu, công đoạn nhất định Đây là mộttrong những yếu tố tạo nên tính truyền thống của sản phẩm

Trang 12

- Kỹ thuật công nghệ trong các làng nghề truyền thống hầu hết là thô

đó là lao động thủ công của con người

- Sản phẩm của làng nghề truyền thống bao gồm nhiều chủng loại nhưsản phẩm là tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt và các sản phẩm nghệ thuật.Sản phẩm không chỉ đáp ứng các nhu cầu trong nước mà còn để xuất khẩu,đặc biệt là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ như gốm sứ, chạm trổ, thêu ren,dệt tơ tằm đã được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới và ngày càng được

Trang 13

- Việc dạy nghề theo phương thức truyền nghề từ đời này sang đờikhác, tuy nhiên việc đào tạo nghề hiện nay có sự kết hợp với phương thứcmới, mở ra các trường, lớp đào tạo nghề nhưng đồng thời vừa học, vừa làm,

có sự truyền nghề của các nghệ nhân, thợ cả đối với thợ phụ, thợ học việc

+ Đặc điểm về thị trường tiêu thụ sản phẩm

Thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề truyền thống được hìnhthành từ nhu cầu tiêu dùng sản phẩm Nhu cầu tiêu dùng thường được phânchia thành các nhóm sau:

- Sản phẩm tiêu dùng dân dụng: Được tiêu dùng khá phổ biến ở các

tầng lớp dân cư Đối với loại sản phẩm này, tiền công lao động thấp nên giáthành sản phẩm thấp, sản phẩm phù hợp với khả năng kinh tế, tâm lý và thóiquen của đa số người tiêu dùng

- Sản phẩm mỹ nghệ cao cấp: Khi cuộc sống nâng cao nên tiêu dùng sản

phẩm cao cấp nhiều hơn Vì vậy nhu cầu về sản phẩm này ngày càng tăng,không chỉ về số lượng và chủng loại sản phẩm mà còn về chất lượng sản phẩm

- Sản phẩm xuất khẩu: Bao gồm cả sản phẩm dân dụng và sản phẩm

thủ công mỹ nghệ Người nước ngoài rất ưa chuộng hàng thủ công mỹ nghệViệt Nam và trầm trồ về những nét đẹp hài hoà, chứa đựng nhiều điển tích,hoa văn tinh tế và tính chất dân gian của sản phẩm làng nghề qua bàn taykhéo léo của thợ thủ công Sản phẩm gốm sứ, đồ mộc được tiêu thụ với khốilượng ngày càng lớn ở Đài Loan, Úc, Nhật Bản Sản phẩm mỹ nghệ khảmtrai, ốc, mây tre đan được tiêu thụ rộng khắp ở châu Âu Khách du lịch nướcngoài thường bỏ ra hàng giờ, nhiều lần để ngắm nhìn và lựa chọn những mónquà đặc sắc được làm từ hòn đất, cành tre, khúc gỗ, xương thú, sừng, thổ cẩm,sợi đay, bẹ ngô, kim loại đơn sơ như cuộc sống đời thường của người ViệtNam nhưng rất có hồn

Trang 14

- Xét theo hình thức sở hữu có các loại: Công ty TNHH, doanh nghiệp

tư nhân, hợp tác xã, hộ sản xuất

- Xét theo phương hướng sản xuất có: Các cơ sở chuyên sản xuất hàngTTCN, các cơ sở vừa làm hàng TTCN vừa làm dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, các

cơ sở vừa sản xuất hàng TTCN vừa sản xuất sản phẩm nông nghiệp

2.1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển làng nghề truyền thống

Quá trình phát triển làng nghề truyền thống chịu sự tác động của nhiềunhân tố khác nhau Ở mỗi vùng, mỗi địa phương, mỗi làng nghề do có nhữngđặc điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa nên sự tácđộng của các nhân tố không giống nhau Tuy nhiên hiểu một cách tổng quátchúng gồm có các nhân tố cơ bản sau:

Thứ nhất là thị trường sản phẩm của làng nghề: Thị trường có sự tác

động mạnh mẽ đến phương hướng phát triển, cách thức tổ chức, cơ cấu sảnphẩm và là động lực thúc đẩy làng nghề truyền thống phát triển Sự tồn tại vàphát triển của làng nghề truyền thống phụ thuộc rất lớn vào thị trường Sảnxuất càng phát triển càng thể hiện rõ sự chi phối quan hệ cung cầu, cạnh tranhtrên thị trường Những làng nghề có sản phẩm độc đáo, kỹ thuật tinh xảo vàluôn đổi mới để phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng sẽ cókhả năng thích ứng và đủ sức cạnh tranh trên thị trường Ngược lại có nhữnglàng nghề không phát triển, mai một, thậm chí có nguy cơ mất đi là do sảnphẩm không đủ sức cạnh tranh hoặc nhu cầu của thị trường không cần đến sảnphẩm đó nữa (như nghề sản xuất giấy dó, tranh dân gian )

Trang 15

Thứ hai là vốn cho phát triển kinh doanh: Đây là nguồn lực vật chất

quan trọng đối với bất kỳ hoạt động kinh doanh nào Nhiệm vụ chủ yếu nhấtcủa nguồn vốn là đầu tư phát triển sản xuất, cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng,công nghệ Do vậy sự phát triển thịnh vượng của làng nghề cũng thụ thuộcrất lớn vào các nguồn vốn được huy động Trước đây trong nền kinh tế tự cấp

tự túc, vốn phục vụ cho sản xuất thường nhỏ bé, vốn chủ yếu là tự có hoặchuy động từ người thân trong gia đình Ngày nay để đáp ứng với nền sản xuấtquy mô lớn, đáp ứng nhu cầu cao của nền kinh tế thị trường thì lượng vốn cầnlớn hơn để đầu tư đổi mới công nghệ, đưa thiết bị, máy móc vào sản xuất, gópphần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm

Thứ ba là cơ sở hạ tầng: Bao gồm hệ thống đường giao thông, cấp

nước, thoát nước, thông tin liên lạc, các công trình dịch vụ thương mại, côngcộng Đây là yếu tố tạo điều kiện cho quá trình sản xuất, khai thác và pháthuy tiềm năng sẵn có của mỗi làng nghề Đảm bảo cho quá trình cung cấpnguyên liệu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cũng như mở rộng quy mô sản xuất,

áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất, đồng thời làm giảmthiểu ô nhiễm môi trường Do vậy ở những nơi có cơ sở hạ tầng đầy đủ vàđồng bộ thì các làng nghề truyền thống có điều kiện phát triển mạnh Tuynhiên hiện nay phần lớn các làng nghề truyền thống còn đang gặp rất nhiềukhó khăn vì điều kiện cơ sở hạ tầng còn yếu kém và chưa đồng bộ

Thứ tư là nguồn nhân lực: Trong các làng nghề truyền thống có các

nghệ nhân, thợ thủ công giỏi, trình độ rất tinh xảo Họ là những người tâmhuyết và gắn bó với nghề, đặc biệt quan trọng trong việc truyền nghề, dạynghề, đồng thời là người sáng tạo những sản phẩm độc đáo Hiện nay vẫn cònnhiều nghệ nhân tâm huyết với nghề, muốn giữ gìn văn hóa dân tộc và truyềnthống của ông cha Việc truyền nghề đã không còn tuân theo các quy địnhkhắt khe như trong phường hội thời phong kiến, nhưng những bí quyết kỹ

Trang 16

thuật, mẫu mã sáng chế có giá trị kinh tế cao vẫn được bảo vệ để tránh bị cạnhtranh Vấn đề đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật còn nhiều hạn chế, chấtlượng nguồn lao động chưa cao, trình độ chuyên môn và văn hóa thấp, nhất làđối với các chủ doanh nghiệp trong việc đáp ứng nhu cầu ngày cao của thịtrường trong nước cũng như quốc tế.

Thứ năm là trình độ kỹ thuật và công nghệ: Trong cơ chế thị trường sự

phát triển của làng nghề truyền thống đã thể hiện cuộc cạnh tranh gay gắt vềnăng suất, chất lượng, giá cả Sản phẩm sản xuất ra chịu sự cạnh tranh gay gắt

từ các sản phẩm cùng loại trong nước cũng như nhập khẩu Đặc biệt trong giaiđoạn hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, giao lưu thương mại mang tínhtoàn cầu thì việc ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ càng có tácđộng to lớn đến khả năng cạnh tranh, tăng năng suất lao động và chất lượngcủa sản phẩm

Thứ sáu là nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất: Trong thời kỳ phương

tiện giao thông và phương tiện kỹ thuật chưa phát triển, thì gần các vùngnguyên liệu được coi là một trong những điều kiện tạo nên sự hình thành vàphát triển các làng nghề truyền thống Hiện nay, các nguyên liệu khai thácphục vụ cho các làng nghề chủ yếu từ môi trường tự nhiên nên vùng nguyênliệu ngày càng suy giảm (như gỗ ), gây khó khăn cho sản xuất vì nguyênliệu đang bị cạn kiệt Do vậy khối lượng, chất lượng, chủng loại, khoảng cáchcủa các nguồn nguyên liệu có ảnh hưởng tới chất lượng và giá thành sảnphẩm

Vậy qua sự hệ thống các khái niệm, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởngđến sự phát triển làng nghề truyền thống, cùng với công cuộc phát triển kinh

tế của đất nước, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ trong các làng nghềtruyền thống, đặc biệt là những làng nghề phát triển gần các thành phố lớn.Khi đó hoạt động sản xuất làng nghề gắn với nông nghiệp, nông thôn trước

Trang 17

kia sẽ được thay thế bằng hoạt động sản xuất quy mô lớn hơn, hình thành làngcông nghiệp, ở đó sẽ có sự đầu tư về công nghệ, máy móc hiện đại thay thếcho thiết bị, công cụ lạc hậu, từ sản xuất quy mô nhỏ lẻ sang quy mô lớn vớinăng suất và chất lượng cao hơn Tổ chức sản xuất từ hộ gia đình sang cácloại hình tổ chức sản xuất lớn như Công ty, HTX Do sự phát triển của làngnghề nói riêng và sự phát triển về kinh tế, xã hội nói chung trong quá trình đôthị hóa sẽ dẫn đến sự chuyển đổi từ nông thôn sang thành thị, khi đó các làngnghề, xã nghề trở thành phố nghề, phường Và các làng nghề truyền thốngkhông chỉ là nơi sản xuất như trước kia mà còn có sự phát triển của các hoạtđộng thương mại, dịch vụ khác

2.1.4 Khái niệm về tăng trưởng, phát triển, phát triển làng nghề truyền thống

2.1.4.1 Tăng trưởng và phát triển

Tăng trưởng được hiểu là sự gia tăng về mặt số lượng của một sự vậtnhất định Trong kinh tế, tăng trưởng thể hiện sự gia tăng hơn trước về sảnphẩm hay lượng đầu ra của một quá trình sản xuất hay hoạt động Tăngtrưởng kinh tế có thể hiểu là kết quả của mọi hoạt động kinh tế trong lĩnh vựcsản xuất cũng như trong lĩnh vực dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhấtđịnh [7] Khái niệm tăng trưởng này ở cấp độ vĩ mô, thì tăng trưởng kinh tế là

sự gia tăng về quy mô sản lượng quốc gia hoặc quy mô sản lượng quốc giatính bình quân trên đầu người qua một thời gian nhất định

Phát triển bao hàm ý nghĩa rộng hơn, phát triển bên cạnh thu nhập bìnhquân đầu người còn bao gồm nhiều khía cạnh khác Sự tăng trưởng cộng thêmcác thay đổi cơ bản trong cơ cấu của nền kinh tế, sự tăng lên của sản phẩmquốc dân do ngành công nghiệp tạo ra, sự đô thị hoá, sự tham gia của mộtquốc gia trong quá trình tạo ra các thay đổi nói trên là những nội dung của sự

Trang 18

phát triển Phát triển là việc nâng cao phúc lợi của nhân dân, nâng cao các tiêuchuẩn sống, cải thiện giáo dục, sức khỏe và đảm bảo sự bình đẳng cũng nhưquyền công dân Phát triển còn được định nghĩa là sự tăng trưởng bền vững

về các tiêu chuẩn sống, bao gồm tiêu dùng, vật chất, giáo dục, sức khỏe vàbảo vệ môi trường [14]

2.1.4.2 Phát triển bền vững

Phát triển bền vững là một thuật ngữ được toàn thế giới sử dụng rộngrãi, do tầm quan trọng mà khái niệm phát triển bền vững vẫn được tiếp tụcsửa đổi, mở rộng và sàng lọc

Theo Ủy ban quốc tế về Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốcnăm 1997 đã định nghĩa: Phát triển bền vững là một quá trình của sự thay đổi,trong đó việc khai thác và sử dụng tài nguyên, hướng đầu tư, hướng phát triểncủa công nghệ, kỹ thuật và sự thay đổi về tổ chức là thống nhất, làm tăng khảnăng đáp ứng về nhu cầu hiện tại và tương lai của con người

Hội nghị thượng đỉnh về trái đất năm 1992 tại Rio de Janeiro đưa rađịnh nghĩa vắn tắt về phát triển bền vững là: Phát triển nhằm thỏa mãn nhucầu của thế hệ ngày nay mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầucủa các thế hệ trương lai

Phát triển bền vững cũng có thể được gọi bằng cách khác là phát triển

“bình đẳng và cân đối”, có nghĩa là để duy trì sự phát triển cân bằng lợi íchcủa các nhóm người trong cùng một thế hệ và giữa các thế hệ, thực hiện điềunày đồng thời trên cả ba lĩnh vực quan trọng có mối quan hệ qua lại với nhau,

đó là kinh tế, xã hội và môi trường [25]

2.1.4.3 Phát triển làng nghề truyền thống

Trang 19

Trên cơ sở lý luận về tăng trưởng và phát triển, chúng tôi cho rằng pháttriển làng nghề truyền thống là sự tăng lên về quy mô làng nghề truyền thống

và phải đảm bảo được hiệu quả sản xuất của làng nghề

Sự tăng lên về quy mô làng nghề được hiểu là sự mở rộng về sản xuấtcủa từng làng nghề và số lượng làng nghề được tăng lên theo thời gian vàkhông gian (làng nghề mới), trong đó làng nghề cũ được củng cố, làng nghềmới được hình thành Từ đó giá trị sản lượng của làng nghề không ngừngđược tăng lên, nó thể hiện sự tăng trưởng của làng nghề Sự phát triển làngnghề truyền thống phải đảm bảo hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường

Trên quan điểm phát triển bền vững, phát triển làng nghề truyền thốngcòn yêu cầu: Sự phát triển phải có kế hoạch, quy hoạch, sử dụng các nguồnlực như tài nguyên thiên nhiên, lao động, vốn, nguyên liệu cho sản xuất đảm bảo hợp lý có hiệu quả, nâng cao mức sống cho người lao động, khônggây ô nhiễm môi trường, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc

2.2 Cơ sở lý luận về đô thị và đô thị hóa

2.2.1 Một số khái niệm về đô thị và liên quan đến quá trình đô thị hóa

Khái niệm về đô thị có tính tương đối do sự khác nhau về trình độ pháttriển kinh tế - xã hội, hệ thống dân cư Mỗi quốc gia có quy định riêng, dướiđây là một số khái niệm cơ bản:

- Đô thị là một không gian cư trú của cộng đồng người sinh sống tậptrung và hoạt động trong những khu vực kinh tế phi nông nghiệp

- Đô thị là nơi tập trung dân cư, chủ yếu lao động phi nông nghiệp,sống và làm việc theo kiểu thành thị

- Đô thị là nơi tập trung đông dân cư với mật độ cao, chủ yếu là laođộng phi nông nghiệp, cơ sở hạ tầng thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay

Trang 20

trung tâm chuyên ngành có vai trò thúc đẩy kinh tế-xã hội của cả nước, củamiền lãnh thổ, một tỉnh, một huyện hay một vùng trong tỉnh, trong huyện [12]

- Đô thị là một khu dân cư tập trung, về trình độ phát triển đô thị phảiđạt được những tiêu chuẩn sau:

+ Là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúcđẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ như:vùng liên tỉnh, vùng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc vùng trongtỉnh, trong thành phố trực thuộc Trung ương, vùng huyện hoặc tiểu vùngtrong huyện

+ Đối với khu vực nội thành, nội thị, thị trấn tỷ lệ lao động phi nôngnghiệp tối thiểu phải đạt 65% tổng số lao động, cơ sở hạ tầng phục vụ cáchoạt động của dân cư tối thiểu phải đạt 70% mức tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết

kế quy hoạch xây dựng quy định cho từng loại đô thị, quy mô dân số ít nhất là4.000 người và mật độ dân số tối thiểu phải đạt 2.000 người/km2 [9]

Các yếu tố cơ bản phân loại một đô thị

Yếu tố 1: Chức năng của đô thị

Các chỉ tiêu thể hiện chức năng của một đô thị gồm:

+ Vị trí của đô thị trong hệ thống đô thị cả nước

- Vị trí của một đô thị trong hệ thống đô thị cả nước phụ thuộc vào cấpquản lý của đô thị và phạm vi ảnh hưởng của đô thị như: đô thị - trung tâmcấp quốc gia, đô thị - trung tâm cấp vùng (liên tỉnh), đô thị - trung tâm cấptỉnh, đô thị - trung tâm cấp huyện và đô thị - trung tâm cấp tiểu vùng (tronghuyện) [5]

- Ngoài ra, theo tính chất, một đô thị có thể là trung tâm tổng hợp hoặctrung tâm chuyên ngành của một hệ thống đô thị Đô thị là trung tâm tổng hợpkhi có chức năng tổng hợp về nhiều mặt như: hành chính - chính trị, an ninh -quốc phòng, kinh tế (công nghiệp, dịch vụ, du lịch, nghỉ mát), đào tạo, nghiên

Trang 21

cứu, khoa học kỹ thuật Đô thị là trung tâm chuyên ngành khi có một vàichức năng nào đó nổi trội hơn so với các chức năng khác và giữ vai trò quyếtđịnh tính chất của đô thị đó như: đô thị công nghiệp, đô thị nghỉ mát, du lịch,

đô thị nghiên cứu khoa học, đào tạo, đô thị cảng

+ Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của đô thị: Tổng thu ngân sách, thu nhậpbình quân đầu người, tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ tăng dân số

Yếu tố 2: Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động

Lao động phi nông nghiệp của một đô thị là lao động trong khu vực nộithành phố, nội thị xã, thị trấn thuộc các ngành kinh tế quốc dân như: côngnghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, bưu điện, thương nghiệp, cung ứng vật

tư, dịch vụ công cộng, du lịch, khoa học, giáo dục, văn hoá, nghệ thuật, y tế,bảo hiểm, thể thao, tài chính, tín dụng, ngân hàng, quản lý nhà nước và laođộng khác không thuộc ngành sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp

Yếu tố 3: Cơ sở hạ tầng đô thị

- Cơ sở hạ tầng đô thị bao gồm:

+ Cơ sở hạ tầng xã hội: nhà ở, các công trình dịch vụ thương mại, côngcộng, ăn uống, nghỉ dưỡng, y tế, văn hoá, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoahọc, thể dục thể thao, công viên cây xanh và các công trình phục vụ lợi íchcông cộng khác

+ Cơ sở hạ tầng kỹ thuật: giao thông, cấp nước, thoát nước, cấp điện,chiếu sáng, thông tin liên lạc, vệ sinh và môi trường đô thị

+ Yếu tố 4: Quy mô dân số đô thị bao gồm số dân thường trú và số dân

tạm trú tại khu vực nội thành phố, nội thị xã và thị trấn Theo quy định hiệnnay quy mô dân số đô thị ít nhất là 4.000 người [9]

+ Yếu tố 5: Mật độ dân số là chỉ tiêu phản ánh mức độ tập trung dân cư

của đô thị được xác định trên cơ sở quy mô dân số đô thị và diện tích đất đô

Trang 22

thị Mật độ dân số đô thị phải phù hợp với tính chất và đặc điểm của từng loại

đô thị

Dựa vào các căn cứ trên, đô thị nước ta được phân thành 6 loại sau:

- Đô thị loại đặc biệt: Là thủ đô hoặc đô thị với chức năng là trung tâm

chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật, đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sựphát triển kinh tế - xã hội của cả nước, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trongtổng số lao động từ 90% trở lên, có cơ sở hạ tầng được xây dựng về cơ bảnđồng bộ và hoàn chỉnh Quy mô dân số từ 1,5 triệu người và có mật độ dân sốbình quân từ 15.000 người/km2 trở lên

- Đô thị loại I: Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn

hoá, khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trongnước và quốc tế có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùnglãnh thổ liên tỉnh hoặc của cả nước Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trongtổng số lao động từ 85% trở lên, có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặtđồng bộ và hoàn chỉnh, quy mô dân số từ 50 vạn người và mật độ dân số bìnhquân từ 12.000 người/km2 trở lên

- Đô thị loại II: Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn

hoá, khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trongvùng tỉnh, vùng liên tỉnh hoặc cả nước, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh

tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với cảnước, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 80% trở lên,

có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt tiến tới tương đối đồng bộ và hoànchỉnh, quy mô dân số từ 25 vạn người trở lên, mật độ dân số bình quân từ10.000 người/km2 trở lên

- Đô thị loại III: Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế,

văn hoá, khoa học kỹ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh

Trang 23

hoặc vùng liên tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của mộttỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với vùng liên tỉnh, tỷ lệ lao động phi nôngnghiệp trong tổng số lao động từ 75% trở lên, có cơ sở hạ tầng được xây dựngtừng mặt đồng bộ và hoàn chỉnh, quy mô dân số từ 10 vạn người trở lên, mật

độ dân số bình quân từ 8.000 người/km2 trở lên

- Đô thị loại IV: Đô thị với chức năng là trung tâm tổng hợp hoặc

chuyên ngành về chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, dịch vụ, đầumối giao thông, giao lưu trong tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế -

xã hội của một tỉnh hoặc một vùng trong tỉnh; tỷ lệ lao động phi nông nghiệptrong tổng số lao động từ 70% trở lên, có cơ sở hạ tầng đã hoặc đang đượcxây dựng từng mặt đồng bộ và hoàn chỉnh, quy mô dân số từ 5 vạn người vàmật độ dân số bình quân từ 6.000 người/km2 trở lên

- Đô thị loại V: Đô thị với chức năng là trung tâm tổng hợp hoặc

chuyên ngành về chính trị, kinh tế, văn hoá và dịch vụ, có vai trò thúc đẩy sựphát triển kinh tế xã hội của một huyện hoặc một cụm xã, tỷ lệ lao động phinông nghiệp trong tổng số lao động từ 65% trở lên, có cơ sở hạ tầng đã hoặcđang được xây dựng nhưng chưa đồng bộ và hoàn chỉnh, quy mô dân số từ4.000 người và mật độ dân số bình quân từ 2.000 người/km2 trở lên

Khái niệm về đô thị hóa

Đô thị hoá là hiện tượng lịch sử xảy ra ở hầu khắp các quốc gia trên thếgiới Nhưng ở từng quốc gia qúa trình đô thị hoá lại diễn ra hết sức khác nhau

do tác động của các nguyên nhân khách quan và chủ quan Đô thị hoá làthước đo trình độ và là tấm gương phản chiếu trình độ phát triển kinh tế củamột quốc gia, một khu vực

Khái niệm về đô thị hóa rất đa dạng vì nó chứa đựng nhiều hiện tượng

và biểu hiện khác nhau trong quá trình phát triển

Trang 24

- Đô thị hóa là quá trình biến đổi về sự phân bố các yếu tố lực lượngsản xuất, bố trí dân cư những vùng không đô thị thành đô thị [15].

- Đô thị hóa là quá trình tập trung dân số vào các đô thị, là sự hìnhthành nhanh chóng các điểm dân cư đô thị trên cơ sở phát triển sản xuất vàđời sống [3]

- Đô thị hóa nông thôn: Là xu hướng phát triển bền vững có tính quy

mô, một quá trình phát triển nông thôn và phổ biến lối sống thành phố chonông thôn Thực chất đó là tăng trưởng đô thị theo xu hướng bền vững [15]

- Quá trình đô thị hóa diễn ra đồng thời với quá trình công nghiệp hóa,

là quá trình biến đổi sâu sắc cơ cấu sản xuất, cơ cấu tổ chức, sinh hoạt xã hội,

cơ cấu tổ chức không gian kiến trúc xây dựng từ nông thôn sang thành thị

Vậy khái niệm đô thị hóa có thể được hiểu như sau: “Đô thị hóa là quá trình biến đổi và phân bố các lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân,

bố trí dân cư, hình thành, phát triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu

đô thị, đồng thời phát triển đô thị hiện có theo chiều sâu trên cơ sở hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật và tăng quy mô dân số” [1].

2.2.2 Đặc điểm của đô thị hóa

- Đô thị hóa luôn là bước tiếp theo của việc đầu tư xây dựng kết cấu hạtầng, cơ sở vật chất

- Quá trình đô thị hóa là một quá trình lâu dài và liên tục về mặt thờigian, thống nhất giữa các lĩnh vực khác nhau khi phát triển đô thị

- Đô thị hóa gắn liền với biến đổi sâu sắc về kinh tế, xã hội của đô thị

và nông thôn trên cơ sở phát triển công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng,dịch vụ do vậy đô thị hóa không thể tách rời một chế độ kinh tế, xã hội

- Đô thị có cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng tương đối đầy đủ và hoànchỉnh, do tính năng động, lợi ích mà đô thị đem lại cho nền kinh tế nói chung,kinh tế đô thị nói riêng Tuy việc đầu tư lĩnh vực này không trực tiếp cho các

Trang 25

sản phẩm, của cải vật chất nhưng không thể thiếu cho chu trình sản xuất, nên

ở các đô thị dù lớn hay nhỏ, xây dựng cơ sở hạ tầng không bao giờ nằm ngoài

kế hoạch phát triển và luôn đi trước một bước

- Tiền đề cơ bản của đô thị hóa là sự phát triển công nghiệp hay côngnghiệp hóa là cơ sở phát triển đô thị Đô thị hóa trên thế giới bắt đầu từ cáchmạng thủ công, sau đó được thay thế bằng cách mạng công nghiệp Để thắngthế trong cạnh tranh, thu được nhiều lợi nhuận là lợi ích sống còn của nhà đầu

tư Dẫn đến tập trung cao cho sản xuất công nghiệp, thương mại, phát triểnkhoa học, công nghệ do đó có nhu cầu tập trung dân cư và quá trình tậptrung ấy hình thành lên các đô thị Đô thị trở thành cực tăng trưởng của nềnkinh tế, sức cạnh tranh của kinh tế đô thị là nhân tố chủ yếu của cạnh tranhquốc gia Có thể nói mức độ tăng trưởng của một quốc gia thường phụ thuộcvào mức độ tăng trưởng của kinh tế đô thị

2.2.3 Tác động của đô thị hóa

+ Tác động tích cực:

- Kết quả của quá trình mở rộng và phát triển đô thị hóa góp phầnchuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng kinh tế ngành nôngnghiệp, tăng tỷ trọng kinh tế ngành công nghiệp và dịch vụ

- Quá trình đô thị hóa dẫn tới tập trung các nguồn lực sản xuất, khoahọc, công nghệ, văn hóa, kỹ thuật và sự tập trung các khu dân cư làm chokinh tế đô thị tăng trưởng mạnh mẽ, trong đó GDP đầu người ở các đô thịthường cao hơn từ 3 đến 5 lần GĐP bình quân đầu người của cả nước và caohơn nhiều lần so với khu vực nông thôn

- Đô thị hóa diễn ra kéo theo việc xây dựng các cơ sở hạ tầng tươngứng để đáp ứng nhu cầu phát triển của đô thị Đó là hệ thống đường giaothông, thông tin liên lạc, đầu tư cấp điện, chiếu sáng, cấp nước, thu gom xử lý

Trang 26

chất thải Xây dựng hạ tầng các khu đô thị, khu dân cư, khu trung tâmthương mại, dịch vụ

- Đô thị hóa góp phần nâng cao trình độ nhận thức, đời sống vật chất,tinh thần của người dân Do được tập trung xây dựng các trung tâm y tế, bệnhviện, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học nên người dân đô thị có điềukiện tiếp cận các thành tựu mới về khoa học, kỹ thuật cũng như tham gia cáchoạt động văn hóa, thể dục, thể thao hơn so với nông thôn Hình thành lốisống công nghiệp, xây dựng xã hội mới, hạn chế các phong tục lạc hậu củakhu vực nông thôn Ngoài ra đô thị hóa còn góp phần hình thành các khu dulịch, vui chơi, giải trí cho người dân, bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa truyềnthống của dân tộc

+ Những hạn chế, thách thức của đô thị hóa:

Đi cùng với sự tăng trưởng và phát triển trong quá trình đô thị hoá lànhững hạn chế, thách thức tới sự phát triển ổn định của các đô thị Đó là:

- Phát triển mất cân đối: Do sự phát triển quá tập trung vào các đô thị

làm cho trình độ phát triển giữa đô thị và nông thôn, giữa các vùng chậm pháttriển và các vùng phát triển ngày càng lớn Việc mở rộng không gian đô thịlàm giảm diện tích đất nông nghiệp và tăng dòng người di dân từ nông thôn rathành thị

- Phát triển không bền vững: Dân số đô thị tăng nhanh đã gây ra quá tải

đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị Các hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật

và cơ sở hạ tầng xã hội đô thị ở hầu hết các đô thị đều phát triển chậm hơn sovới tốc độ phát triển kinh tế - xã hội đô thị Phát triển đô thị chưa đáp ứng yêucầu bảo vệ môi trường, đặc biệt là tình trạng yếu kém và lạc hậu của hệ thốngcấp nước, thoát nước, thu gom và xử lý chất thải rắn, hệ thống giao thông vànhà ở

Trang 27

- Năng lực quản lý hành chính của các chính quyền đô thị: Tốc độ phát

triển quá nhanh của đô thị đã vượt khả năng điều hành của chính quyền địaphương, việc quản lý đất đai, nhà ở, quản lý trật tự xây dựng đô thị là vấn đềnóng bỏng và thường xuyên, song hầu hết ở nhiều đô thị chưa tìm ra biệnpháp quản lý hữu hiệu Các phương tiện dịch vụ đô thị hiện đại (hệ thống giaothông, cấp thoát nước, xử lý vệ sinh môi trường ) là đối tượng quản lý phứctạp hơn, đòi hỏi trình độ, năng lực quản lý hành chính phải được nâng cao.Trong khi số đông cán bộ, viên chức trong bộ máy chính quyền quản lý đô thịchưa được đào tạo và bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về quản lý đô thị,kiến thức về kinh tế thị trường, trình độ còn bất cập so với yêu cầu, chưa đápứng được với yêu cầu đổi mới, lúng túng trước những vấn đề mới nẩy sinh [11] Việc phát triển của đô thị cũng đòi hỏi tất yếu phải phân cấp, xáclập lại thẩm quyền, nhiệm vụ và các mối quan hệ giữa các ngành từ trungương đến địa phương và việc nâng cao trình độ nghiệp vụ đối với các tổ chức

và bản thân cán bộ quản lý để có thể thích nghi với những vấn đề mới

- Về an toàn xã hội, điều phối thu nhập và đói nghèo đô thị: Vấn đề đói

nghèo và thất nghiệp thường diễn ra ở những đô thị phát triển nhanh nhưngthiếu cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật vững chắc, sự thiếu hiểu biết về pháp luậtcủa người dân kéo theo sự mất an toàn xã hội, an ninh trật tự đô thị cũng lànguyên nhân dẫn đến sự hấp dẫn đầu tư bị giảm sút Việc giảm thiểu các tệnạn xã hội đối với các đô thị cũng là vấn đề cần được quan tâm Chênh lệchthu nhập đô thị tăng nhanh dẫn đến nhu cầu về vật chất, dịch vụ đô thị khác

có nhiều mức độ khác nhau, đòi hỏi các giải pháp tổ chức cung cấp dịch vụ đadạng, đặc biệt là y tế, nhà ở cho người nghèo và người có thu nhập thấp

Các thách thức đối với vấn đề tăng trưởng đô thị hiện nay cần đượcquan tâm, nếu không có các giải pháp “đáp ứng” kịp thời và tương xứng thì

có thể dẫn đến sự phát triển không bền vững ở tất cả các đô thị

Trang 28

2.2.4 Quan hệ giữa quá trình đô thị hóa với sự duy trì và phát triển làng nghề truyền thống

Đô thị hóa là xu thế phát triển tất yếu của xã hội, là sự tập trung cácnguồn lực cho phát triển công nghiệp, thương mại, khoa học, công nghệ, cơ

sở hạ tầng sẽ tạo điều kiền thuận lợi để phát triển sản xuất, trong đó có cáclàng nghề truyền thống

Quá trình đô thị hóa cũng sẽ dẫn đến “biến mất” các làng nghề truyềnthống khi các làng nghề này phát triển chuyển từ nông thôn sang thành thị.Mặc dù chuyển đổi từ làng nghề, xã thành phố nghề, phường thì những nghềtruyền thống cũng thay đổi phù hợp trong hoàn cảnh xã hội mới, từ nơi trungtâm sản xuất sẽ chuyển sang phát triển thương mại, dịch vụ, đây sẽ là nơihoàn thiện và bày bán giới thiệu sản phẩm là chính, còn nơi gia công, sản xuất

sẽ là các làng nghề vệ tinh

Quá trình đô thị hóa gắn liền với sản xuất công nghiệp hiện đại, các sảnphẩm công nghiệp được sử dụng và tiêu thụ khắp nơi Tuy nhiên đối vớinhững sản phẩm của làng nghề truyền thống có tính độc đáo, độ tinh xảo,nghệ thuật chứa đựng các giá trị văn hóa và được tạo nên bởi bàn tay khéo léocủa những người thợ sẽ vẫn được tồn tại, phát triển và được coi trọng, bảo tồn

ví dụ như nghề chạm khắc, khảm trai, sơn mài, thêu ren Còn đối với nhữnglàng nghề truyền thống mà sản phẩm làm ra được thay thế bằng công nghệhiện đại như nghề cơ khí, tái chế kim loại, giấy thì sẽ gặp nhiều khó, thậm chí

bị mai một hoặc thất truyền

Ngoài ra quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị luôn đặt ra yêu cầucao đối với công tác bảo vệ môi trường, do đó đối với những làng nghề truyềnthống sản xuất bằng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường sẽ không thểphát triển trong điều kiện chuyển đổi thành đô thị

Trang 29

2.3 Cơ sở thực tiễn

2.3.1 Phát triển làng nghề ở một số nước trên thế giới và Việt Nam

2.3.1.1 Phát triển làng nghề ở một số nước trên thế giới

* Trung Quốc: Nghề thủ công của Trung Quốc có từ lâu đời và nổi

tiếng như gốm, dệt vải, dệt tơ lụa, luyện kim và nghề làm giấy Sang đầu thế

kỷ XX, Trung Quốc đã có khoảng 10 triệu thợ thủ công chuyên nghiệp vàkhông chuyên làm việc trong các hộ gia đình, trong các phường nghề và cáclàng nghề Đến năm 1954, các ngành nghề TTCN được tổ chức vào các HTX,sau này trở thành các xí nghiệp Hương Trấn và cho đến nay vẫn tồn tại một sốlàng nghề

Xí nghiệp Hương Trấn là tên gọi chung các xí nghiệp công thươngnghiệp, xây dựng và hoạt động ở khu vực nông thôn Nó bắt đầu xuất hiệnvào năm 1978 khi Trung Quốc thực hiện chính sách cải cách mở cửa Xínghiệp Hương Trấn phát triển mạnh mẽ đã góp phần đáng kể vào việc thayđổi bộ mặt nông thôn Vào những năm 1980 các xí nghiệp cá thể và làng nghề

đã phát triển nhanh, góp phần tích cực trong việc tạo ra 68% giá trị sản lượngcông nghiệp nông thôn

* Nhật Bản: Ngành nghề TTCN của Nhật Bản bao gồm nhiều ngành

nghề khác nhau như chế biến lương thực, thực phẩm, nghề đan lát, nghề dệtchiếu, nghề thủ công mỹ nghệ Từ sau chiến tranh thế giới thứ II, tuy tốc độCNH và phát triển nhanh, song một số làng nghề vẫn tồn tại và các nghề thủcông vẫn được mở mang Họ rất quan tâm chú trọng đến việc hình thành các

xí nghiệp vừa và nhỏ ở thị trấn, thị tứ ở nông thôn để làm vệ tinh cho các xínghiệp lớn ở đô thị

Đi đôi với việc thúc đẩy các ngành nghề thủ công cổ truyền phát triển,Nhật Bản còn chủ trương nghiên cứu các chính sách, ban hành các luật lệ,thành lập các viện nghiên cứu, viện mỹ thuật và thành lập nhiều văn phòng cố

Trang 30

vấn khác Nhờ đó các hoạt động phi nông nghiệp hoạt động một cách tíchcực, thu nhập từ các ngành phi nông nghiệp chiếm tới 85% tổng thu nhập củacác hộ Năm 1993 các nghề thủ công và các làng nghề đạt giá trị sản lượng tới8,1 tỷ đô la.

* Hàn Quốc: Sau chiến tranh kết thúc, Chính phủ Hàn Quốc đã chú

trọng đến CNH nông thôn, trong đó có ngành nghề thủ công và làng nghềtruyền thống Đây là một chiến lược quan trọng để phát triển nông thôn Các mặt hàng được tập trung chủ yếu là: hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ dulịch và xuất khẩu, ngành nghề TCN và sản xuất chế biến lương thực, thựcphẩm theo công nghệ cổ truyền

Chương trình phát triển các ngành nghề ngoài nông nghiệp ở nông thôntạo thêm việc làm cho nông dân bắt đầu từ năm 1997 Chương trình này tậptrung vào các nghề sử dụng lao động thủ công, công nghệ đơn giản và sửdụng nhiều nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương, sản xuất quy mô nhỏkhoảng 10 hộ gia đình liên kết với nhau thành tổ hợp, ngân hàng cung cấpvốn tín dụng với lãi suất thấp để mua nguyên liệu sản xuất và tiêu thụ sảnphẩm

Phát triển ngành nghề thủ công truyền thống được triển khai từ nhữngnăm 1970-1980 đã có 908 xưởng thủ công dân tộc, chiếm 2,9% các xí nghiệpvừa và nhỏ, thu hút 23 nghìn lao động theo hình thức sản xuất tại gia đình làchính với 79,4% là dựa vào các hộ gia đình riêng biệt và sử dụng nguyên liệuđịa phương và bí quyết truyền thống

* Đài Loan: Trong quá trình CNH Đài Loan đã xây dựng các cơ sở

công nghiệp nhỏ sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến thực phẩm trong nôngthôn Ngoài ra các làng xã vẫn phát triển các nghề cổ truyền, các sản phẩmthủ công mỹ nghệ, phục vụ du lịch và xuất khẩu Do CNH nông thôn vàngành nghề truyền thống phát triển mà số hộ nông dân chuyên làm ruộng đến

Trang 31

nay chỉ còn trên dưới 9%, trong đó cơ cấu thu nhập của các hộ nông dân thunhập từ hoạt động ngoài nông nghiệp chiếm 60 - 62%.

* Thái Lan: Đây là nước có nhiều ngành nghề TTCN và làng nghề

truyền thống Các nghề truyền thống thủ công mỹ nghệ như chế tác vàng, bạc,

đá quý và đồ trang sức được duy trì và phát triển tạo ra nhiều hàng hoá xuấtkhẩu, đứng vào hàng thứ hai trên thế giới Do kết hợp được tay nghề của cácnghệ nhân tài hoa với công nghệ, kỹ thuật tiên tiến nên sản phẩm làm ra đạtchất lượng cao, cạnh tranh được trên thị trường Kim ngạch xuất khẩu sảnphẩm mỹ nghệ vàng bạc đá quý năm 1990 đạt gần 2 tỷ đô la Nghề gốm sứ cổtruyền của Thái Lan trước đây chỉ sản xuất để đáp ứng nhu cầu tiêu dùngtrong nước nhưng gần đây ngành này đã phát triển theo hướng CNH, HĐH vàtrở thành mặt hàng xuất khẩu thu ngoại tệ lớn thứ 2 sau gạo Vùng gốmtruyền thống ở Chiềng Mai đang được xây dựng thành trung tâm gốm quốcgia với 3 mặt hàng: gốm truyền thống, gốm công nghiệp và gốm mới, đượcsản xuất trong 21 xí nghiệp chính và 72 xí nghiệp lân cận Cho đến nay 95%hàng hoá xuất khẩu của Thái Lan là đồ dùng trang trí nội thất và quà lưuniệm Bên cạnh đó, nghề kim hoàn, chế tác ngọc, chế tác gỗ vẫn tiếp tục pháttriển đã tạo việc làm và tăng thu nhập cho dân cư nông thôn

* Ấn Độ: Là nước có nền văn hoá, văn minh rất lâu đời được thể hiện

rất rõ trên các sản phẩm thủ công truyền thống Bên cạnh nghề nông, hàngtriệu người dân sinh sống bằng các nghề TTCN với doanh thu hàng năm gần

1000 tỷ rupi Ở nông thôn Ấn Độ trong thời kỳ CNH nhiều cơ sở công nghiệpmới, công nghiệp sản xuất công cụ cải tiến, công nghiệp cơ khí chế tạo vàcông cụ chế biến được phát triển Đồng thời Chính phủ còn khuyến khích cácngành công nghiệp cổ truyền và TTCN cùng phát triển Vào những năm 1980lực lượng thợ thủ công hoạt động trong các làng nghề là 4-5 triệu ngườichuyên nghiệp, chưa kể hàng chục triệu nông dân làm nghề phụ, có những

Trang 32

nghề sản xuất ra hàng tiêu dùng thủ công mỹ nghệ cao cấp như kim hoàn,vàng, bạc, ngọc ngà, đồ mỹ nghệ [17]

* Kinh nghiệm rút ra từ sự phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống của các nước trên thế giới đối với Việt Nam:

- Thông qua sự phát triển làng nghề, ngành nghề TCN của một số nướcđược trình bày ở trên, thì muốn phát triển TCN trước hết phải chú ý phát triểnlàng nghề và ngành nghề truyền thống Từ đó tạo thị trường nông thôn rộnglớn cho các sản phẩm phi nông nghiệp và dịch vụ, góp phần thúc đẩy làngnghề phát triển theo hướng CNH Để tăng năng suất lao động và giảm laođộng nặng nhọc, nhiều ngành nghề cổ truyền đã trang bị một phần máy mócthiết bị cơ khí và nửa cơ khí, kết hợp bàn tay điêu luyện và khối óc sáng tạocủa các nghệ nhân Vì thế các ngành nghề thủ công mỹ nghệ cổ truyền đang

có điều kiện phát triển mạnh Chính điều này đã tạo điều kiện để nông dântiếp cận kỹ thuật tiên tiến, làm quen với tác phong sản xuất công nghiệp

- Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực ở nông thôn có vai trò quantrọng đối với sự nghiệp phát triển của làng nghề TTCN Các nước đều chú ýđầu tư cho giáo dục và đào tạo tay nghề cho người lao động để họ tiếp thuđược kỹ thuật tiên tiến Các nước đều sử dụng triệt để các phương pháp huấnluyện tay nghề cho người lao động như: bồi dưỡng tại chỗ, bồi dưỡng tậptrung, bồi dưỡng ngắn hạn, theo phương châm thiếu gì huấn luyện đấy Đồngthời tiến hành lập các trung tâm, các viện nghiên cứu để đào tạo nghề mộtcách có hệ thống mà các cơ sở sản xuất hoặc các địa phương có nhu cầu.Ngoài ra các nước cũng rất chú ý đến kinh nghiệm thực tiễn, tức là mời cácnhà kinh doanh, nhà quản lý có kinh nghiệm trong việc CNH nông thôn đểbáo cáo những chuyên đề hoặc mang các sản phẩm đi triển lãm, trao đổi

Trang 33

- Vai trò của Nhà nước trong việc giúp đỡ, hỗ trợ về mặt tài chính, vốncho các làng nghề truyền thống phát triển sản xuất kinh doanh Sự hỗ trợ vềvốn, tài chính của Nhà nước thông qua các dự án cấp vốn, bù lãi suất chongân hàng, bù giá đầu ra cho người sản xuất Thông qua sự hỗ trợ, giúp đỡnày mà các làng nghề truyền thống lựa chọn kỹ thuật gắn với lựa chọn hướngsản xuất Nhà nước tạo điều kiện cho các ngành, nghề thủ công truyền thốngđổi mới công nghệ, mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá, nângcao sức cạnh tranh trên thị trường.

- Nhà nước có chính sách thuế và thị trường phù hợp để thúc đẩy làngnghề truyền thống phát triển Đi đôi với việc hỗ trợ về tài chính, tín dụng làchính sách thuế và thị trường của nhà nước để khuyến khích làng nghề truyềnthống phát triển

- Khuyến khích sự kết hợp giữa đại công nghiệp với TTCN, giữa trungtâm công nghiệp với làng nghề truyền thống, thúc đẩy nhau cùng phát triển

Sự kết hợp giữa đại công nghiệp với TTCN và trung tâm công nghiệp vớilàng nghề truyền thống là thể hiện sự phân công lao động, thông qua hỗ trợgiúp đỡ lẫn nhau, nhất là trong vấn đề lựa chọn kỹ thuật và lựa chọn hướngsản xuất Để tạo dựng cho mối quan hệ này, ở hầu hết các nước đều thiết lậpchương trình kết hợp giữa các trung tâm công nghiệp với làng nghề truyềnthống [17]

Việc phát triển ngành nghề TCN, làng nghề truyền thống đã được cácnước trên thế giới và trong khu vực xem đó là một giải pháp phát triển kinh tế

xã hội nhằm tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dânnông thôn Hơn nữa các nước cũng còn xem xét phát triển TCN như là mộtbiện pháp để thực hiện công nghiệp hoá (CNH)- hiện đại hoá (HĐH) nôngnghiệp nông thôn

2.3.1.2 Phát triển làng nghề ở Việt Nam và tỉnh Bắc Ninh

Trang 34

* Tình hình phát triển làng nghề ở Việt Nam

Nghề truyền thống ở nước ta xuất hiện từ rất sớm Từ thời kỳ Bắc thuộc(thế kỷ I trước công nguyên đến đầu thế kỷ X) ngoài sản xuất nông nghiệp đãhình thành và phát triển các làng nghề TTCN Các làng nghề này chủ yếu sảnxuất các công cụ và vật dụng làm bằng sắt, đồng, giấy, thủy tinh, mộc, xâydựng

Vào thế kỷ IV, trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm của Ấn Độ, người ViệtNam đã thổi những bình, bát thủy tinh nhiều màu sắc Dưới thời Ngô đô hộ,hàng nghìn thợ thủ công Việt Nam bị bắt đưa sang Trung Quốc để xây dựngkinh đô Kiến Nghiệp (Nam Kinh)

Vào thời kỳ Lý-Trần (thế kỷ X-XIV) ngoài việc phát triển nông nghiệpnhư khai hoang vùng ven biển, củng cố đê điều thì TTCN và thương nghiệpcũng được triều đình chú trọng phát triển Nổi bật nhất là nghề dệt ở vùngThăng Long, nghề gốm ở Bát Tràng, nghề đúc đồng Đại Bái, Đê Cầu, ĐôngMai (Bắc Ninh), làng rèn sắt Vân Chang (Nam Định)

Thời kỳ hậu Lê đến nhà Nguyễn, nông nghiệp phục hồi phát triển tạođiều kiện cho nghề TTCN phát triển mạnh và rộng khắp Thời kỳ này riêng ởvùng đồng bằng sông Hồng có hàng trăm nghề như nghề dệt phát triển mạnh

ở Hà Nội và Hà Tây, đúc đồng ở Ngũ Xã - Hà Nội, chế tác vàng bạc ở ChâuKhê - Hải Dương, chạm bạc Đồng Xâm - Thái Bình, dát vàng quỳ Kiêu Kỵ -

Hà Nội, gốm Hương Canh - Vĩnh Phúc, gốm sứ Quan Cậy - Hải Dương, sắt

Đa Hội - Bắc Ninh

Đến thời Nguyễn (thế kỷ XIX) các ngành nghề phát triển phong phúhơn, các sản phẩm gốm, tơ lụa không chỉ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trongnước mà còn được đem ra trao đổi với các thương nhân nước ngoài như: BồĐào Nha, Hà Lan, Tây Ban Nha, Trung Quốc

Trang 35

Thời kỳ Pháp thuộc (cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX) nhiều sảnphẩm công nghiệp xâm nhập vào thị trường Việt Nam, cạnh tranh và chiếm

ưu thế về chất lượng và công nghệ làm cho một số nghề truyền thống bị maimột và thất truyền Nhưng mặt khác lại kích thích một số ngành nghề khácphát triển đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân Cũng trong thời kỳ này,một số nghề mới được du nhập từ Pháp và một số nước khác

Theo Nguyễn Huy Phúc, thời gian này TTCN Việt Nam có khoảng 102phương pháp công nghệ khác nhau, trong đó có 44 loại công nghệ cổ truyền,

42 loại công nghệ mới du nhập và 16 loại công nghệ kết hợp Các nghề mớixuất hiện và du nhập vào đầu thế kỷ XX như tráng gương bằng bạc, bàn ghếmây, chế biến trà

Giai đoạn từ hoà bình lập lại đến trước những năm 1986 (Miền Nam từ1976-1996) giai đoạn này các làng nghề được chú trọng phát triển và thịtrường chủ yếu là các nước Đông Âu Mọi cá nhân, hộ làm ngành nghề đượcvận động vào làm trong các tổ hợp tác, các hợp tác xã Đồng thời để hỗ trợcho ngành nghề phát triển, nhà nước còn hình thành các xí nghiệp công tưxuất nhập khẩu để thu mua, trao đổi hàng hoá lấy sản phẩm trong các ngànhnghề để phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu Vào năm 1986-1987 kim ngạch xuấtkhẩu đạt 246 triệu Rúp - Đôla Ngành nghề TTCN phát triển đã thu hút hàngtriệu lao động như ở Hà Tây năm 1986 làm nghề TTCN là 95.771 lao động,đến năm 1988 tăng lên tới 111.693 lao động, tăng 44,17%

Vào đầu những năm 1990 khi thị trường Đông Âu và Liên Xô cũ bịbiến động nên hàng TTCN của Việt Nam không tiêu thụ được, sản xuất gặpnhiều khó khăn, nhiều cơ sở phải đóng cửa ngừng hoạt động, lao động TTCNgiảm mạnh: Hà Tây năm 1988 có 111.693 lao động TTCN, đến năm 1991 chỉcòn 63.313 lao động, giảm 43,31% Trong thời kỳ này ở Hải Phòng, trong 6

Trang 36

nghề thủ công đã giảm 11.000 lao động, ở Thái Bình, nghề mây tre đan sảnphẩm tiêu thụ năm 1991-1992 chỉ bằng 10-15% so với giai đoạn 1988-1989.

Từ năm 1993 trở lại đây, đường lối đổi mới kinh tế đã đem lại nhiều kếtquả tích cực Chúng ta đã thực hiện chiến dịch mở rộng thị trường bằng tuyên

bố “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước”, chính vì vậy đã chuyển từthị trường các nước Đông Âu, Liên Xô truyền thống trước đây sang các nướckhác, ưu tiên các nước trong khu vực Giai đoạn này ngành nghề TTCN lạiđược phục hồi, chuyển hướng và phát triển [19]

* Tình hình phát triển làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh

Trong quá trình phát triển ngành nghề TCN ở Bắc Ninh, làng nghềđóng vai trò làm nòng cốt Các làng nghề của Bắc Ninh xuất hiện khá sớm,dần dần hình thành các làng nghề truyền thống

Trong từng thời kỳ phát triển, có những sản phẩm phù hợp với thị trườngđược mở rộng dần ra các làng trong xã thành xã nghề, như đúc đồng ở xã ĐạiBái, gốm ở xã Phù Lãng hay mộc mỹ nghệ ở xã Phù Khê, Hương Mạc, ĐồngQuang Ngoài ra các xã liền nhau cùng sản xuất một loại sản phẩm và tiếp tụclan sang một số xã xung quanh hình thành các cụm sản xuất sản phẩm khácnhau: Cụm hàng mộc mỹ nghệ, cụm sắt thép, cụm dệt (Từ Sơn); cụm giấy,cụm hàng nhôm (Yên Phong); cụm hàng đồng, hàng nhựa (Gia Bình); cụmgốm (Quế Võ)

Trong quá trình vận động, sản xuất trong các làng nghề truyền thốngcũng bộc lộ những hạn chế, mà sang thời kỳ kinh tế thị trường đã phân hoá rõ.Những làng nghề truyền thống trải qua nhiều thăng trầm mà vẫn giữ đượcnghề, chuyển đổi sản phẩm hoặc đầu tư trang thiết bị công nghệ mới thìkhông những tồn tại mà còn phát triển mạnh hơn (giấy Phong Khê, thép ĐaHội, mộc mỹ nghệ Đồng Kỵ, Phù Khê, Hương Mạc) Những làng nghề truyền

Trang 37

thống chậm đổi mới về sản phẩm và công nghệ thì mất dần thị trường, sảnxuất bị thu hẹp, mai một [31].

Những năm qua một số làng nghề truyền thống ở Bắc Ninh đã có sựtăng trưởng khá, trong đó phải kể đến các làng nghề: dệt, sản xuất giấy, sảnxuất kim loại, sản xuất sản phẩm từ kim loại, sản xuất giường, tủ, bàn ghế

Từ năm 1999 trở lại đây, nhờ có một loạt chính sách ưu tiên phát triểnlàng nghề và khôi phục các làng nghề truyền thống của tỉnh, một số làng nghề

đã có sự phát triển nhanh Các cụm công nghiệp làng nghề được hình thành làbước đột phá trong sự phát triển TCN của Bắc Ninh (Cụm công nghiệp làngnghề sản xuất sắt thép Châu Khê, mộc mỹ nghệ Đồng Quang, giấy PhongKhê, đồng Đại Bái )

2.3.2 Tình hình đô thị hóa ở Việt Nam và trên thế giới

2.3.2.1 Tình hình đô thị hóa ở Việt Nam

Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam được khái quát qua các giai đoạn sau:

* Thời kỳ Pháp thuộc: Các đô thị chủ yếu giữ vai trò là trung tâm hành

chính, nơi đồn trú của bộ máy chính quyền thực dân phong kiến Để thực hiệnchính sách vơ vét ở thuộc địa, thực dân Pháp đã cho xây một số điểm giaothông quan trọng, mở mang và củng cố các đô thị cũ, xây dựng thành phốmới Do được đầu tư cơ sở hạ tầng dẫn đến nhiều thành phố được mở rộng vàtính đến năm 1955 dân số đô thị đã chiếm tới 11%

* Thời kỳ 1955-1975: Là thời kỳ đất nước bị chia cắt hai miền, miền

Bắc trong giai đoạn khôi phục kinh tế và đi theo con đường CNXH, chuẩn bịmọi nguồn lực cho giải phóng miền nam và bị chiến tranh phá hoại nặng nềcủa đế quốc Mỹ cho nên quá trình đô thị hóa chậm Trong khi đó do được hậuthuẫn của đế quốc Mỹ và các chính sách của chính quyền Sài Gòn nên quá

Trang 38

trình đô thị hóa ở miền Nam diễn ra mạnh mẽ, tình trạng dân di cư từ nôngthôn ra thành thị tăng vọt.

* Từ 1975 đến nay: Tỷ lệ dân số đô thị sút giảm tạm thời sau khi thống

nhất đất nước, từ đầu những năm 1980 dân số đô thị nước ta bắt đầu tăng Tuynhiên nhịp độ tăng vẫn tương đối chậm, dân số đô thị có sự tăng trưởng tươngđối ổn định ở mức thấp, tỷ lệ dân số tăng từ 17% năm 1990 lên 23,45% năm

1999, năm 2002 là 24% và gần 26% năm 2004 Tính đến năm 2006, cả nước

đã có 718 đô thị, phân loại thành 2 đô thị loại đặc biệt, 3 đô thị loại I, 14 đôthị loại II, 23 đô thị loại III, 54 đô thị loại IV và 622 đô thị loại V Trong đó 5

đô thị trực thuộc Trung ương, 91 thành phố, thị xã thuộc Tỉnh, và 622 thị trấn[22] Trên bình diện rộng các đô thị của Việt Nam ngày càng phát triển mởrộng, dân số càng tăng, dòng người dị cư càng lớn, (ví dụ: nhóm di dân có80% thời gian sống ở đô thị đang tăng nhanh tại các thành phố lớn như HàNội có khoảng 10-12 vạn và ở thành phố Hồ Chí Minh có từ 30-35 vạn), dẫnđến sự quá tải trong sử dụng hệ thống hạ tầng cơ sở sẵn có, rồi việc hìnhthành các khu bần cư quanh đô thị, ô nhiễm môi trường và nguy cơ mất antoàn lương thực không ngừng tăng cao trên phạm vi rộng Bên cạnh đó môitrường sinh thái và cảnh quan thiên nhiên thiếu được đầu tư phục hồi nângcấp dẫn đến sự mất cân bằng về tài nguyên ở nhiều nơi

Nhìn chung phát triển đô thị và đô thị hoá tại Việt Nam còn chưa cânđối (vùng chậm phát triển chiếm đến 82% tổng diện tích đất đô thị trong khichỉ có 18% diện tích thuộc vùng đô thị phát triển) Tình trạng phát triển đô thị

và đô thị hoá hiện nay chưa thể hiện rõ bản sắc địa phương của vùng, miền vàđặc điểm khí hậu và ít nhiều tạo sự cách biệt giữa đô thị và nông thôn Về tàichính đô thị cũng chưa kích thích và chưa huy động được sự tham gia củakhối kinh tế tư nhân và từ cộng đồng do nhận thức về phát triển đô thị và đô

Trang 39

thị hoá còn bị hiểu sai lệch, nhiều nơi đô thị hoá tạo nên hình ảnh phát triển

đô thị lộn xộn thiếu quản lý Về quy hoạch và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

ở phần lớn các đô thị Việt Nam đều chậm so với phát triển kinh tế - xã hội đôthị Quy hoạch chung xây dựng đô thị đã được lập cho hầu hết các đô thị lớnnhỏ, tuy nhiên quy hoạch chuyên ngành kỹ thuật hạ tầng đô thị như cấp nước,thoát nước và xử lý nước thải chỉ mới được lập cho một số đô thị lớn như HàNội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh [16]

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị thiếu đồng bộ, kinh phí đầu tưchủ yếu vẫn trông chờ vào cơ chế cấp phát ngân sách của Nhà nước và chờđợi vào các nguồn tài trợ từ nước ngoài Quá trình xây dựng các dự án pháttriển đô thị, đặc biệt các dự án xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật diễn racòn chậm và khả năng hội nhập quốc tế chưa cao Chính vì vậy cho đến nayviệc thực hiện chiến lược phát triển đô thị và đô thị hoá hoá trên toàn quốcvẫn còn nhiều hạn chế vướng mắc

2.3.2.2 Tình hình đô thị hóa trên thế giới

- Đô thị hóa ở Trung Quốc: Trung Quốc là nước đông dân nhất thế

giới, trong nửa thế kỷ qua quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng Kể từ saukhi thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, quá trình đô thị hóa bắtđầu diễn ra Trong giai đoạn này công nghiệp tăng trưởng mạnh, dẫn đến quátrình đô thị hóa nhanh, xuất hiện dòng di cư lớn dân nông thôn ra thành thị.Đến năm 1961, dân số đô thị lên đến 123,71 triệu người, chiếm 18,14% dân

số cả nước Thời kỳ này các thành phố ở Trung Quốc phát triển mạnh, vượtquá khả năng kinh tế, đã có 339 thành phố, trong đó 39 thành phố lớn Sauthời kỳ này chính phủ Trung Quốc đã điều chỉnh chính sách phát triển chậmlại quá trình đô thị hóa bằng cách ưu tiên phát triển công nghiệp nhẹ, giảm bớtcông nhân viên chức, nhân khẩu ở thành thị, thụ hẹp, điều chỉnh các thànhphố cực lớn [23] Từ năm 1978 đến nay với các chính sách mở cửa, cải cách

Trang 40

thể chế kinh tế đã làm cho nền kinh tế bước vào thời kỳ cao trào, quá trình đôthị hóa phát triển vào giai đoạn mới Tỷ trọng dân số thành thị tăng nhanhchóng từ 17,6% năm 1977 lên 29,4% năm 1995, tốc độ tăng dân số đô thịđứng đầu thế giới 4,1% bình quân năm.

- Đô thị hóa ở Nhật Bản: Cũng giống như các nước công nghiệp phát

triển cao như Tây Âu, Mỹ Nhật Bản cũng là nước phát triển và có tỷ lệ dân

cư sống tập trung ở các đô thị cao, chiếm trên 80% tổng dân số Quá trình đôthị hóa ở Nhật Bản diễn ra mạnh từ những năm 1945, khi đó dân cư thành thịchiếm 30% tổng dân số nhưng đến năm 1985 đã tới 80% dân số sống ở các đôthị Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về quy mô, số lượng các thành phố tănglên nhanh chóng Từ 501 thành phố vào năm 1957 đã tăng lên 625 thành phốnăm 1987 Về tổng thể sự phát triển nhanh chóng của các thành phố Nhật Bảntheo mô hình gia tăng dân số, sự phát triển chủ yếu các thành phố ra đời trướckia từ khu vực nông thôn [23]

2.3.3 Vai trò của phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình đô thị hóa ở nông thôn

2.3.3.1 Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Đô thị hóa trên thế giới được bắt đầu từ cách mạng thủ công nghiệp,sau đó là sự phát triển của công nghiệp hay công nghiệp hóa là cơ sở để pháttriển đô thị Đối với nước ta đang trong giai đoạn CNH-HĐH, thì phát triểnlàng nghề truyền thống có vai trò tích cực làm dịch chuyển cơ cấu kinh tếtheo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, thuhẹp tỷ trọng của nông nghiệp, chuyển lao động từ sản xuất nông nghiệp có thunhập thấp sang ngành nghề phi nông nghiệp có thu nhập cao Như vậy pháttriển làng nghề truyền thống góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩyquá trình đô thị hóa nông thôn Quá trình này thấy rõ ở các vùng ven đô thị

Ngày đăng: 05/03/2014, 21:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Văn Áng, Lê Du Phong, Hoàng Văn Hoa (2002), Ảnh hưởng của đô thị hóa đến ngoại thành Hà Nội, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởngcủa đô thị hóa đến ngoại thành Hà Nội
Tác giả: Nguyễn Văn Áng, Lê Du Phong, Hoàng Văn Hoa
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2002
3. Vũ Thị Bình, Nguyễn Quang Học, Quyền Thị Lan Phương (2007), Giáo trình quy hoạch đô thị và khu dân cư nông thôn, Trường ĐHNN1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quy hoạch đô thị và khu dân cư nông thôn
Tác giả: Vũ Thị Bình, Nguyễn Quang Học, Quyền Thị Lan Phương
Năm: 2007
4. Bộ Công nghiệp (1996), Kỷ yếu Hội thảo quốc tế về Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu Hội thảo quốc tế về Bảo tồn và pháttriển làng nghề truyền thống Việt Nam
Tác giả: Bộ Công nghiệp
Năm: 1996
7. Mai Thanh Cúc, Quyền Đình Hà (đồng chủ biên), Nguyễn Trọng Đắc, Nguyễn Thị Tuyết Lan (2005), Giáo trình phát triển nông thôn, NXB nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phát triển nông thôn
Tác giả: Mai Thanh Cúc, Quyền Đình Hà (đồng chủ biên), Nguyễn Trọng Đắc, Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nhà XB: NXBnông nghiệp
Năm: 2005
10. Đỗ Đức Chính (1997), “Cách mạng xanh, cách mạng trắng và phát triển nông thôn Ấn Độ”, Tạp chí Nghiên cứu lý luận Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cách mạng xanh, cách mạng trắng và pháttriển nông thôn Ấn Độ”
Tác giả: Đỗ Đức Chính
Năm: 1997
11. Trần Ngọc Chính (2006), “Việt Nam với tiến trình đô thị hoá”, Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, số 3/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam với tiến trình đô thị hoá”, "Tạpchí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn
Tác giả: Trần Ngọc Chính
Năm: 2006
2. Ban quản lý các khu công nghiệp huyện Từ Sơn (2006), Báo cáo tình hình phát triển các khu công nghiệp Khác
5. Bộ Xây dựng - Ban tổ chức Chính phủ (2002), Thông tư liên tịch số 02/2002/TTLT-BXD-TCCBCP ngày 8/3/2002 về hướng dẫn phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị Khác
6. Bộ Xây dựng (2007), Thỏa thuận đề án công nhận thị trấn Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh là đô thị loại IV Khác
8. Cục thống kê Bắc Ninh (2006), Khảo sát dân số và nguồn lao động huyện Từ Sơn (Thời điểm 0 giờ ngày 01/06/2006) Khác
9. Chính phủ (2001), Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1 Đặc điểm đất đai huyện Từ Sơn (1999-2006) - phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình đô thị hóa ở huyện từ sơn, tỉnh bắc ninh
Bảng 3.1 Đặc điểm đất đai huyện Từ Sơn (1999-2006) (Trang 46)
Bảng 3.2  Tình hình dân số - lao động huyện Từ Sơn (1999-2006) - phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình đô thị hóa ở huyện từ sơn, tỉnh bắc ninh
Bảng 3.2 Tình hình dân số - lao động huyện Từ Sơn (1999-2006) (Trang 48)
Bảng 3.3 Kết quả phát triển kinh tế huyện Từ Sơn (1999-2006) - phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình đô thị hóa ở huyện từ sơn, tỉnh bắc ninh
Bảng 3.3 Kết quả phát triển kinh tế huyện Từ Sơn (1999-2006) (Trang 52)
Bảng 3.4 Số lượng cơ sở sản xuất và số cơ sở điều tra năm 2006 - phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình đô thị hóa ở huyện từ sơn, tỉnh bắc ninh
Bảng 3.4 Số lượng cơ sở sản xuất và số cơ sở điều tra năm 2006 (Trang 55)
Bảng 4.1 Cơ sở hạ tầng huyện Từ Sơn (1999-2006) - phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình đô thị hóa ở huyện từ sơn, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.1 Cơ sở hạ tầng huyện Từ Sơn (1999-2006) (Trang 61)
Bảng 4.2 Số lượng làng nghề truyền thống huyện Từ Sơn năm 2006 - phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình đô thị hóa ở huyện từ sơn, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.2 Số lượng làng nghề truyền thống huyện Từ Sơn năm 2006 (Trang 65)
Bảng 4.3 Một số sản phẩm chủ yếu của các làng nghề huyện Từ Sơn (1999-2006) - phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình đô thị hóa ở huyện từ sơn, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.3 Một số sản phẩm chủ yếu của các làng nghề huyện Từ Sơn (1999-2006) (Trang 68)
Bảng 4.4 Tình hình phát triển các loại hình tổ chức sản xuất       ở các làng nghề truyền thống (1999-2006) - phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình đô thị hóa ở huyện từ sơn, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.4 Tình hình phát triển các loại hình tổ chức sản xuất ở các làng nghề truyền thống (1999-2006) (Trang 70)
Bảng 4.5 Đất cho phát triển làng nghề truyền thống       ở các cơ sở điều tra năm 2006 - phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình đô thị hóa ở huyện từ sơn, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.5 Đất cho phát triển làng nghề truyền thống ở các cơ sở điều tra năm 2006 (Trang 73)
Bảng 4.6 Tình hình hoạt động của các cụm công nghiệp làng nghề huyện Từ Sơn năm 2006 - phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình đô thị hóa ở huyện từ sơn, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.6 Tình hình hoạt động của các cụm công nghiệp làng nghề huyện Từ Sơn năm 2006 (Trang 78)
Bảng 4.7 Quy mô lao động tại các cơ sở điều tra năm 2006 - phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình đô thị hóa ở huyện từ sơn, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.7 Quy mô lao động tại các cơ sở điều tra năm 2006 (Trang 80)
Bảng 4.9 phản ánh tình hình trang thiết bị của các cơ sở điều tra với các chỉ tiêu về nhà xưởng, giá trị thiết bị công cụ, giá trị máy móc. - phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình đô thị hóa ở huyện từ sơn, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.9 phản ánh tình hình trang thiết bị của các cơ sở điều tra với các chỉ tiêu về nhà xưởng, giá trị thiết bị công cụ, giá trị máy móc (Trang 84)
Bảng 4.10 Tình hình sử dụng vốn của các cơ sở điều tra năm 2006 - phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình đô thị hóa ở huyện từ sơn, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.10 Tình hình sử dụng vốn của các cơ sở điều tra năm 2006 (Trang 87)
Bảng 4.13 Quy hoạch sử dụng đất đô thị Từ Sơn đến năm 2020 - phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình đô thị hóa ở huyện từ sơn, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.13 Quy hoạch sử dụng đất đô thị Từ Sơn đến năm 2020 (Trang 102)
Bảng 4.14 Dự kiến phát triển các cụm công nghiệp     huyện Từ Sơn đến năm 2015 - phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình đô thị hóa ở huyện từ sơn, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.14 Dự kiến phát triển các cụm công nghiệp huyện Từ Sơn đến năm 2015 (Trang 106)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w