Quản trị nội bộ tại Công ty cổ phần chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương

82 429 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Quản trị nội bộ tại Công ty cổ phần chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI NÓI ĐẦU Ở nước ta, sau hơn 20 năm song hành với sự nghiệp đổi mới đất nước và hơn 1 năm gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển vư

Trang 1

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt 1

LỜI NÓI ĐẦU 2

Chương I 3

Những cơ sở khoa học trong Quản trị doanh nghiệp 3

I Quyền tự do kinh doanh trong thành lập và quản trị doanh nghiệp trong cơ chế thị trường 3

II Sự phát triển của Pháp luật về doanh nghiệp và quản trị nội bộ từ Luật Doanh nghiệp 1999 đến Luật Doanh nghiệp 2005 4

1 Sự phát triển của pháp luật về doanh nghiệp: 4

1.1 Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được đặt vào một khung pháp lý chung: 5

1.2 Quy định về đăng ký kinh doanh 6

1.3 Quy định về các loại hình Công ty 7

1.4 Tăng cường quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp: 10

2 Sự phát triển của pháp luật về quản trị nội bộ 11

2.1 Các quy định về quản trị nội bộ trong điều lệ công ty 11

2.2 Hoàn thiện quản trị doanh nghiệp 11

III Đặc điểm riêng của Công ty cổ phần 12

IV Khái quát về Thị trường chứng khoán và Công ty chứng khoán: 15

1 Thị trường chứng khoán 15

1.1 Khái niệm Thị trường chứng khoán: 15

1.2 Phân loại Thị trường chứng khoán: 16

1.3 Các chủ thể trên TTCK Việt Nam 17

1.3.1 Tổ chức phát hành chứng khoán 17

1.3.2 Nhà đầu tư chứng khoán: 17

1.3.3 Chủ thể trung gian trên TTCK 17

2 Công ty chứng khoán 19

2.1 Khái niệm Công ty chứng khoán 19

2.2 Phân loại Công ty chứng khoán: 20

2.3 Đặc điểm của Công ty chứng khoán 20

Trang 2

2.3.1 Các quy chế pháp lý đối với Công ty chứng khoán: 20

2.3.2 Đặc điểm về các loại hình nghiệp vụ kinh doanh của Cty chứng khoán: 23

2.3.3 Đặc điểm về hoạt động của Công ty chứng khoán: 26

V Chế độ pháp lý về quản trị nội bộ đối với Công ty chứng khoán 26

1 Luật Doanh nghiệp 2005 26

I Tổng quan về Công ty cổ phần Châu Á - Thái Bình Dương: 29

1.Quá trình ra đời và sự phát triển của Công ty 29

2.Cơ cấu tổ chức quản lý 30

2.1 Đại hội đồng cổ đông: 32

3 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh 33

4 Nhân sự tại Công ty Châu Á Thái Bình Dương 34

II Việc thực thi các quy định của Pháp luật về Quản trị nội bộ tại Công ty cổ phần chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương 34

1 Đại hội đồng cổ đông: 34

1.1 Khái niệm 34

1.2 Thẩm quyền của ĐHĐCĐ 35

Trang 3

3.3 Vai trò của Giám đốc chuyên môn nghiệp vụ và Trưởng phòng 50

4 Ban kiểm soát 50

4.1 Khái quát về Ban kiểm soát 50

4.2 Thành viên của Ban kiểm soát 51

4.3 Quyền và nghĩa vụ của ban kiểm soát 51

2.3 Xây dựng văn hóa công ty 63

2.4 Nâng cao vai trò của kiểm toán nội bộ 63

2.5 Nâng cấp hệ thống CNTT và ứng dụng vào việc kiểm soát nội bộ 64

3 Một số kiến nghị đối với các chủ thể ban hành Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Chứng khoán 2006 64

3.1 Luật Doanh nghiệp 2005 64

3.1.1 Hạn chế của Luật Doanh nghiệp trong lĩnh vực quản trị nội bộ 64

Trang 4

3.1.2 Kiến nghị các giải pháp tiếp tục phát huy hiệu lực của Luật Doanh nghiệp 2005 663.2 Luật chứng khoán 2006 683.2.1 Hạn chế của Luật Chứng khoán trong lĩnh vực quản trị công ty 683.2.2 Kiến nghị các giải pháp tiếp tục phát huy hiệu lực của Luật Chứng khoán 69

Kết luận 73Danh mục tài liệu tham khảo 74

Trang 5

UBCKNN Ủy ban chứng khoán Nhà nước

HASTC Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà NộiHOSE Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí MinhĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông

HĐQT Hội đồng quản trị

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU

Ở nước ta, sau hơn 20 năm song hành với sự nghiệp đổi mới đất nước và hơn 1 nămgia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước pháttriển vượt bậc, lớn mạnh về mọi mặt kể cả quy mô và chất lượng; đã có những đóng gópxứng đáng vào công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước nói chung và quá trìnhhội nhập với kinh tế thế giới nói riêng Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự hộinhập với các nước trên thế giới và trong khu vực, Thị trường chứng khoán bắt đầu pháttriển và bùng nổ tại Việt Nam trong hơn 2 năm trở lại đây Các Công ty chứng khoán lầnlượt ra đời dẫn đến hoạt động thương mại trong nước có sự thay đổi đáng kể, hoạt độngcủa các Công ty chứng khoán đã từng bước được hoàn thiện, đa dạng và phong phú hơn,góp phần tích cực mở rộng vốn đầu tư cho những người tham gia vào Thị trường chứngkhoán, tạo điều kiện thu hút vốn nước ngoài để tăng trưởng kinh tế trong nước Từ nhữnglợi ích kinh tế từ việc phát triển Thị trường chứng khoán, việc nghiên cứu và tìm hiểu đốivới hoạt động này là rất cần thiết và hữu ích đối với một sinh viên Luật Vì thế, em đã lựachọn đề tài "QUản trị nội bộ tại Công ty cổ phần chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương"với mong muốn qua việc nghiên cứu tìm hiểu hoạt động của Công ty - Hội sở chính sẽgiúp em có thêm kiến thức và hiểu rõ hơn hoạt động kinh doanh trên một thị trường đầynăng động và trong một Công ty chứng khoán đang phát triển với tốc độ nhanh chóng -một trong mười Công ty chứng khoán lớn nhất Việt Nam.

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến toàn thể các thầy cô giáo trong Khoa Luật Đại học Kinh tế Quốc dân, những người đã giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập tạitrường, đặc biệt là TS Nguyễn Hợp Toàn và ThS Vũ Văn Ngọc cùng toàn thể các anh chịtrong Công ty cổ phần chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương - Hội sở chính đã hướngdẫn tận tình, giúp đỡ tạo điều kiện để em hoàn thành Chuyên đề thực tập này.

Trang 7

-Chương I

Những cơ sở khoa học trong Quản trị doanh nghiệp

I Quyền tự do kinh doanh trong thành lập và quản trị doanh nghiệp trong cơ chế thị trường

Quyền tự do kinh doanh trong thành lập và quản trị doanh nghiệp đã được thay đổiđáng kể sau khi Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Đầu tư 2005 được ban hành LuậtDoanh nghiệp và Luật Đầu tư đã có những quy định thể hiện rõ ràng quan điểm của Đảngvà Nhà nước là mở rộng quyền tự do kinh doanh cho tất cả các đối tượng thuộc mọi thànhphần kinh tế

Quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp được hiểu là quyền của doanh nghiệp đượctự chủ quyết định các vấn đề trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là quyền đầu tư kinhdoanh và quyền huy động vốn Mở rộng quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp cónghĩa là hạn chế sự can thiệp hành chính tùy ý của các cơ quan Nhà nước vào hoạt độngcủa doanh nghiệp Sự mở rộng quyền tự do kinh doanh trong quản trị và thành lập doanhnghiệp được khái quát như sau:

Thứ nhất là hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước So với Luật Doanh nghiệpNhà nước 2003 thì Luật Doanh nghiệp 2005 đã đưa ra các quy định hấp dẫn hơn đối vớicác doanh nghiệp Nhà nước Nếu như các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đượcquyền tự quyết về công việc kinh doanh của mình thì doanh nghiệp Nhà nước vẫn phảichịu sự ràng buộc hay chi phối bởi sự can thiệp mang tính chất hành chính, chủ quan vàthiếu phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước Với Luật Doanh nghiệp 2005, doanh nghiệpNhà nước được chủ động trong quyền kinh doanh, việc quản trị sẽ được cải thiện và ítphải phụ thuộc vào Ngân sách Nhà nước Như vậy, khi doanh nghiệp Nhà nước chuyểnsang hoạt động theo Luật doanh nghiệp 2005 thì sẽ có 3 điểm lợi: Thuận lợi hơn tronggiao dịch nhất là với đối tác nước ngoài; không bị phân biệt đối xử trong buôn bán vànâng cao hiệu lực quản trị mở rộng quyền năng và kinh doanh đa ngành.

Thứ hai là sự ra đời về Công ty TNHH 1 thành viên trong Luật Doanh nghiệp 2005.Có thể nói Luật Doanh nghiệp 2005 đã thể hiện rõ chủ trương của Đảng và Nhà nướctrong việc mở rộng quyền tự do trong thành lập và quản trị doanh nghiệp khi quy định 4loại hình doanh nghiệp để các nhà đầu tư lựa chọn Luật cho phép cá nhân muốn thành

Trang 8

lập một doanh nghiệp độc lập được lựa chọn thêm hình thức mới là Công ty TNHH cóthành viên là cá nhân( trước đây quyền thành lập này chỉ thuộc về một tổ chức) thay choloại hình Doanh nghiệp tư nhân như trước Như vậy, doanh nghiệp do một cá nhân làmchủ này sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi phần vốn mà chủ sở hữu đãđăng ký cho hoạt động đăng ký kinh doanh

Thứ ba là thay đổi được coi là mang tính đột phá của Luật Doanh nghiệp 2005, đó làquyền năng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được mở rộng đáng kể Với Luật Doanh nghiệp 2005, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ đượckinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm chứ không chỉ bị giới hạntrong nội dung của Giấy phép đầu tư như quy định trong Luật Đầu tư nước ngoài tại ViệtNam năm 1996 và Luật sửa đổi một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Namnăm 2000 Đồng thời, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ được hưởng chế độ đăng ký kinhdoanh giống như các doanh nghiệp tư nhân trong nước, nhờ đó việc thành lập doanhnghiệp trở nên đơn giản, nhanh chóng và ít chi phí hơn so với chế độ cấp phép đầu tưphức tạp, tùy tiện và tốn kém hiện nay

Với Luật Doanh nghiệp 2005, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ không bị giới hạn ởmột loại hình công ty TNHH như trước mà sẽ được tự do lựa chọn các loại hình doanhnghiệp phù hợp Ví dụ, Công ty cổ phần với lợi thế về huy động vốn trên thị trường tàichính Việc khống chế mức sở hữu 30% đối với đầu tư nước ngoài về cơ bản sẽ được xóabỏ Đối với một số ngành nghề hạn chế kinh doanh áp dụng cho các doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài sẽ có quy định những điều kiện nhất định mà nhà đầu tư nước ngoàiphải đáp ứng theo hướng công khai, minh bạch hơn Những thay đổi này chắc chắn sẽgóp phần tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư và thu hút được nhiều nhà đầu tư nướcngoài vào Việt Nam, góp phần thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển và hội nhập với cácnước trên thế giới

II Sự phát triển của Pháp luật về doanh nghiệp và quản trị nội bộ từ Luật Doanhnghiệp 1999 đến Luật Doanh nghiệp 2005

1 Sự phát triển của pháp luật về doanh nghiệp:

Trong những năm qua, gắn liền với tiến trình phát triển của nền kinh tế là quá trìnhhình thành và phát triển đa dạng của các loại hình doanh nghiệp Nhằm tạo cơ sở pháp lý

Trang 9

bảo đảm cho doanh nghiệp phát triển bền vững, pháp luật về doanh nghiệp ở nước ta từngbước đã được bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng, hệthống pháp luật về doanh nghiệp cũng đã bộc lộ nhiều vấn đề bất cập đòi hỏi phải đượcđiều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với xu thế phát triển và hội nhập hiện nay Với mục đíchtạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong bối cảnhtoàn cầu hoá, việc cải cách và hoàn thiện Luật doanh nghiệp là một bước đi quan trọngtrong định hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật về doanh nghiệp ở nước ta Ngày 19tháng 11 năm 2005, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI kỳ hợpthứ VIII đã thông qua Luật doanh nghiệp thống nhất thay thế Luật doanh nghiệp 1999 vàcó hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2006( sau đây gọi là Luật doanh nghiệp2005) Đây là lần đầu tiên nước ta ban hành một văn bản pháp luật chung điều chỉnhthống nhất tất cả các loại hình doanh nghiệp.

Sự phát triển của pháp luật về doanh nghiệp từ Luật DN 1999 đến Luật DN 2005 đượckhái quát qua những điểm chính sau đây:

1.1 Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được đặt vào một khung pháp lýchung:

Căn cứ vào Điều 1 Luật doanh nghiệp 2005

“Luật này quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của công tyTNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân thuộc mọi thànhphần kinh tế, quy định về nhóm công ty".

Do đó, Luật doanh nghiệp 2005 với tư cách là luật chung cho các loại hình doanhnghiệp thay thế cho Luật Doanh nghiệp 1999, Luật Doanh nghiệp Nhà nước 2003 (trừtrường hợp vẫn còn được áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước đang trong thời kỳchuyển đổi nếu Luật Doanh nghiệp 2005 không quy định), các quy định về tổ chức quảnlý và hoạt động của doanh nghiệp theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1996 và Luậtsửa đổi bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000.

Trước đây, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước vàvốn đầu tư nước ngoài về cơ bản chịu sự điều chỉnh của hai hệ thống văn bản pháp luậtkhác nhau Điều này ít nhiều tạo ra lợi thế cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nướcdo có sự khác biệt về thủ tục Với sự ra đời của Luật Doanh nghiệp 2005, tất cả các doanhnghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bất kể là trong nước hay ngoài nước, vốn sở hữunhà nước hay vốn sở hữu tư nhân đều hoạt động trong một khuôn khổ pháp lý chung.

Trang 10

Các quy định nói trên tạo ra môi trường pháp lý minh bạch và phù hợp với thông lệquốc tế đối với hoạt động của các doanh nghiệp, tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳngcho các doanh nghiệp.

1.2 Quy định về đăng ký kinh doanh.

Trong thời gian xây dựng Luật doanh nghiệp 2005, Chính phủ đã thể hiện rất rõ quyếttâm trong việc khuyến khích các hoạt động đầu tư kinh doanh thông qua việc loại bỏ mộtloạt các giấy phép đã lỗi thời, không cần thiết và chỉ giữ một số lượng rất nhỏ các giấyphép kinh doanh thông qua một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Thay cho việc phải có Đơn đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp năm 1999, LuậtDoanh nghiệp năm 2005 đã quy định về Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh, có những quyđịnh cụ thể về hồ sơ đăng ký kinh doanh của từng loại hình doanh nghiệp bao gồm hồ sơđăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệmhữu hạn và công ty cổ phần Luật Doanh nghiệp năm 2005 cũng đã quy định cụ thể về têncủa doanh nghiệp, trong đó có cách đặt tên cho doanh nghiệp, những trường hợp cấm vềcách đặt tên doanh nghiệp, đặt tên doanh nghiệp trong trường hợp tên doanh nghiệp viếtbằng tiếng nước ngoài, tên viết tắt của doanh nghiệp và những trường hợp tên trùng vàtên gây nhầm lẫn

Một điểm mới khác của Luật Doanh nghiệp năm 2005 theo hướng là luật chung chocác loại hình doanh nghiệp, là gắn thủ tục đăng ký kinh doanh với thủ tục đăng ký đầu tư.Điều này xuất phát từ quan điểm đổi mới, đơn giản hoá tối đa các thủ tục hành chính, tạođiều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp gia nhập thị trường và thực hiện các hoạt độngđầu tư Rút ngắn hơn thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Theo khoản 2Điều 15 Luật Doanh nghiệp 2005, “”Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xéthồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạnmười ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ” Hồ sơ, trình tự, thủ tục, điều kiện và nộidung đăng ký kinh doanh, đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên đầu tư vào ViệtNam được thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005 và pháp luật về đầutư Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

1.3 Quy định về các loại hình Công ty

Trang 11

a Quy định về Công ty hợp danh:

Luật Doanh nghiệp 2005 thừa nhận tư cách pháp nhân của Công ty hợp danh.b Quy định về Công ty TNHH một thành viên:

Điểm mới nổi bật của Luật Doanh nghiệp năm 2005 về công ty trách nhiệm hữu hạnLuật cho phép một cá nhân có thể thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên(Điều 63 Luật doanh nghiệp) và đã đưa ra quy định về cơ cấu tổ chức quản lý công tytrách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân Đạo luật cũng đã đưa ra những quy địnhcụ thể về người đại diện theo pháp luật của công ty Theo đó, chủ tịch Hội đồng thànhviên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty theo quyđịnh tại Điều lệ công ty

c Quy định về công ty TNHH hai thành viên trở lên:

Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã đưa ra quy định cụ thể khác biệt và cụ thể hơn so vớiLuật Doanh nghiệp năm 1999 về người đại diện theo pháp luật đối với công ty tráchnhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên Theo đó Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giámđốc hoặc Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty theo quy định tạiĐiều lệ công ty Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thường trú tại Việt Nam,trường hợp vắng mặt ở Việt Nam trên 30 ngày thì phải uỷ quyền bằng văn bản cho ngườikhác theo quy định tại Điều lệ công ty để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đạidiện theo pháp luật của công ty Những quy định về người đại diện theo pháp luật củacông ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên cũng tương đồng với quy định về vấnđề này của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã đưa ra quy định về người đại diện theo uỷ quyền,đây chíng là quy định mới so với Luật Doanh nghiệp năm 1999 Theo quy định của LuậtDoanh nghiệp năm 2005, việc chỉ định người đại diện theo uỷ quyền phải bằng văn bản,được thông báo đến công ty và cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn bảy ngày làmviệc, kể từ ngày chỉ định.

d Quy định về Nhóm công ty:

Trang 12

Luật doanh nghiệp 2005 bổ sung quy định về nhóm công ty, trong đó điển hình là môhình công ty mẹ - công ty con Theo đó, tổ hợp công ty mẹ - công ty con không có tưcách pháp nhân; bản thân công ty mẹ và từng công ty con thành viên đều có tư cách phápnhân Điều này có nghĩa, công ty mẹ và các công ty con thành viên đều có tài sản riêng,đều có khả năng tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi kinh doanh củamình Tuỳ thuộc vào loại hình pháp lý của công ty con, công ty mẹ thực hiện quyền vànghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông trong quan hệ vớicông ty con Điều này có nghĩa, nếu công ty con là công ty TNHH thì công ty mẹ sẽ thựchiện quyền của mình với tư cách là thành viên của công ty đó Nếu công ty con là công tyTNHH 1 thành viên thì công ty mẹ thực hiện quyền của chủ sở hữu công ty Nếu công tycon là công ty cổ phần thì công ty mẹ sẽ thực hiện quyền với tư cách là cổ đông của côngty.

Thực chất, quy định về nhóm công ty nhằm mục đích tăng cường sự công khai, minhbạch trong hoạt động kinh doanh cũng như hạn chế chế độ trách nhiệm hữu hạn và bảo vệlợi ích của cổ đông thiểu số Đây là một bước phát triển mới của Pháp luật doanh nghiệpViệt Nam trong việc tạo ra cơ sở pháp lý để hình thành các tập đoàn kinh tế có khả năngcạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

e Quy định về công ty cổ phần:

Trong Luật Doanh nghiệp 1999, quy định về công ty cổ phần là phần quy định chặtchẽ nhất, chi tiết nhất Tuy nhiên, với Luật Doanh nghiệp 2005, các quy định này còn cụthể hơn, chi tiết hơn và tiến dần tới chuẩn mực chung của thế giới về công ty cổ phần.Trong 111 Điều quy định về các hình thức doanh nghiệp, có tới 52 điều quy định về côngty cổ phần Điều này thể hiện rất rõ chính sách khuyến khích của Nhà nước đối với việcphát triển loại hình doanh nghiệp này.

Về cơ bản, quy định về Công ty cổ phần vẫn giữ nguyên theo tinh thần của LuậtDoanh nghiệp 1999, tuy nhiên Luật Doanh nghiệp 2005 có một số điểm mới sau:

- Mở rộng quyền của cổ đông phổ thông:

Cổ đông phổ thông được quyền xem xét, tra cứu, trích lục các thông tin trong danhsách cổ đông, có quyền biểu quyết và quyền yêu cầu sửa đổi các thông tin không chínhxác, xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chép điều lệ Cty, sổ biên bản họp Đại hội đồngcổ đông và các nghị quyết của HĐCĐ.

Trang 13

- Bảo vệ quyền của cổ đông hoặc nhóm cổ đông thiểu số

+ Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% vốn điều lệ hoặc một tỷ lệ khác nhỏhơn có quyền yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý,điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết Có quyền yêu cầu triệu tập Đạihội đồng cổ đông công ty khi Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng quyền của cổđông, nghĩa vụ của người quản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao;nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị đã vượt quá sáu tháng mà Hội đồng quản trị mới chưađược bầu thay thế…

+ Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ítnhất 65% cổ phần có quyền biểu quyết, trước đây là 51%.

+ Quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua tại cuộc họp khi được số cổđông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấpthuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định, trước đây là 51%.

+ Trường hợp thông qua quyết định dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản thì quyếtđịnh của Đại hội đồng cổ đông được thông qua nếu được số cổ đông đại diện ít nhất 75%tổng số phiếu biểu quyết chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định, trước đây là51%.

- Nâng cao trách nhiệm cá nhân của cổ đông phổ thông.

Cổ phần phổ thông phải chịu trách nhiệm cá nhiệm cá nhân khi nhân danh công tydưới mọi hình thức để thực hiện một trong các hành vi sau:

Trang 14

+ Các cổ đông sáng lập còn lại góp đủ số cổ phần đó theo tỷ lệ sở hữu cổ phần củahọ trong công ty;

- Quy định thành viên HĐQT không nhất thiết là cổ đông.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 thì số lượng tối thiểu của Hội đồng quảntrị là 03 người, thành viên của Hội đồng quản trị không nhất thiết là cổ đông của công ty.Vì vậy, Luật quy định thêm tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Hội đồng quản trị Như vậy, chủ tịch của Hội đồng quản trị cũng không nhất thiết là cổ đông của công ty.

1.4 Tăng cường quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp:

Quy định về quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp được tăng cường và cụ thể hơn.Điều này được thể hiện bằng các quy định về cung cấp thông tin giữa các cơ quan Nhànước; quy định cụ thể, rõ ràng trách nhiệm của từng cơ quan Nhà nước; cấp chính quyềntrong quản lý doanh nghiệp; quy định cụ thể điều kiện giải thể doanh nghiệp; quy định cụthể các hành vi bị cấm; bổ sung thêm trường hợp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh Đổi mới cơ bản cơ chế thực hiện quyền chủ sở hữu Nhà nước tại các doanh

Trang 15

nghiệp, trong đó tách chức năng thực hiện quyền chủ sở hữu ra khỏi chức năng quản lýhành chính Nhà nước, thực hiện tập trung và thống nhất các quyền chủ sở hữu, đồng thờitôn trọng quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngoài ra Luật còn quy định rõ hơn quyền lợi và nghĩa vụ của người quản lý: Thiết lậpchế độ thù lao, tiền lương gắn với kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty (các Điều58,73,117,125); Nghĩa vụ của người quản lý, nhất là đối với thành viên Hội đồng quản trịvà Giám đốc, đặc biệt là nghĩa vụ trung thành, trung thực và cẩn trọng (Điều56,72,119,126,134); Nâng cao, tăng cường và quy định cụ thể hơn vai trò, vị trí và tráchnhiệm của Ban kiểm soát, Thành viên Ban kiểm soát (các Điều 123,124,126).

2 Sự phát triển của pháp luật về quản trị nội bộ

2.1 Các quy định về quản trị nội bộ trong điều lệ công ty.

So với Luật Doanh nghiệp 2005, luật doanh nghiệp 2005 đã có nét đột phá khi đi theohướng chỉ quy định những vấn đề cơ bản, có tính nguyên tắc về nhiều nội dung trongquản trị nội bộ doanh nghiệp, cho phép Điều lệ công ty quy định thêm những vấn đề cụthể để đáp ứng nhu cầu điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Các doanhnghiệp có quyền quyết định trong Điều lệ của mình các quan hệ ứng xử nội bộ và cáchthức quản lý, điều hành cụ thể trong hoạt động nội bộ của doanh nghiệp Mối quan hệgiữa các quy định của luật doanh nghiệp 2005 với các yêu cầu của quản trị doanh nghiệpghi trong điều lệ cty được thể hiện trong nhiều điều khoản của Luật này Các quy đinhnày của Luật doanh nghiệp 2005 nhằm hình thành khung quản trị nội bộ tiên tiến củadoanh nghiệp.

2.2 Hoàn thiện quản trị doanh nghiệp

Khung quản trị doanh nghiệp được hoàn thiện hơn, rõ ràng hơn và bảo vệ mạnh mẽhơn quyền và lợi ích của thành viên, cổ đông cụ thể:

- Khung quản trị được thiết kế tuỳ theo loại hình doanh nghiệp và được áp dụngthống nhất đối với doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài hay doanh nghiệp có chủ sở hữu tư nhân, doanh nghiệp sở hữu vốn nhànước.

- Xác định rõ hơn các nghĩa vụ của người quản lý, nhất là đối với thành viên HĐQTvà Giám đốc, đặc biệt là nghĩa vụ trung thành, trung thực và cẩn trọng.

Trang 16

- Quy định rõ điều kiện và tiêu chuẩn của chức danh quản lý quan trọng trong côngty.

- Tăng thêm quy định yêu cầu công khai và minh bạch, nhất là đối với những ngườiquản lý.

- Nâng cao, tăng cường và quy định cụ thể hơn vai trò, vị trí và trách nhiệm của bankiểm soát.

- Tăng cường thêm các quy định về quản lý vốn, hạn chế nguy cơ lạm dụng tráchnhiệm hữu hạn.

III Đặc điểm riêng của Công ty cổ phần

Trong nền kinh tế thị trường, các Công ty cổ phần hình thành theo con đường tự nhiênlà dựa trên nhu cầu vốn lớn của doanh nghiệp khi công nghệ, kỹ thuật phát triển, nhiềulĩnh vực sản xuất kinh doanh đòi hỏi quy mô sản xuất lớn, đầu tư nhiều trang thiết bị kỹthuật hiện đại mà cá nhân các nhà đầu tư không thể có đủ vốn để thực hiện thì Công ty cổphần - loại hình doanh nghiệp hoạt động dựa trên vốn góp của các cổ đông - bắt đầu hìnhthành và phát triển.

Công ty cổ phần là loại hình đặc trưng của Công ty đối vốn Trong đó, vốn của Côngty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, người sở hữu cổ phần gọi là cổđông, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty cho đến hết giá trị cổ phần mà họsở hữu.

Theo quy định tại khoản 1 điều 77 Luật Doanh nghiệp 2005, công ty cổ phần là doanhnghiệp, trong đó:

- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau, gọi là cổ phần.

- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạnchế số lượng tối đa.

- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanhnghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào DN.

- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác trừtrường hợp quy định tại khoản 3 điều 81 và khoản 5 điều 84 của Luật Doanhnghiệp 2005.

Trang 17

Dựa vào khái niệm trên có thể rút ra những đặc điểm riêng của Cty cổ phần, từ đóchúng ta có thể phân biệt được công ty cổ phần với công ty TNHH và công ty hợp danh:

- Thứ nhất, về thành viên công ty: Trong quá trình hoạt động ít nhất phải có 3 thànhviên tham gia công ty cổ phần Công ty cổ phần là loại hình công ty đặc trưng chocông ty đối vốn nên cần có sự liên kết của nhiều thành viên và vì vậy, việc quyđịnh số thành viên tối thiểu phải có đã trở thành thông lệ quốc tế trong mấy trămnăm tồn tại của công ty cổ phần.

- Thứ hai, vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổphần Giá trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phần và được phản ánh trong cổphiếu Một cổ phiếu có thể phản ánh mệnh giá của một hoặc nhiều cổ phần Việcgóp vốn vào công ty được thực hiện bằng cách mua cổ phần, mỗi cổ đông có thểmua nhiều cổ phần Luật không hạn chế mỗi thành viên được mua tối đa bao nhiêuphần trăm vốn điều lệ nhưng các thành viên có thể thỏa thuận trong Điều lệ giớihạn tối đa số cổ phần mà một thành viên có thể mua nhằm chống lại việc mộtthành viên nào đó có thể nắm quyền kiểm soát công ty.

- Thứ ba, tính tự do chuyển nhượng phần vốn góp: phần vốn góp của các thành viênđược thể hiện dưới hình thức cổ phiếu Các cổ phiếu do công ty phát hành là mộtloại hàng hóa Người có cổ phiếu có thể tự do chuyển nhượng theo quy định củapháp luật.

- Thứ tư, về chế độ trách nhiệm: Công ty cổ phần chịu trách nhiệm về các khoản nợcủa công ty bằng tài sản của công ty Các cổ đông chịu trách nhiệm về nợ và cácnghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty ( tức làđến hết giá trị cổ phần mà họ sở hữu)

- Thứ năm, trong quá trình hoạt động, công ty cổ phần có quyền phát hành chứngkhoán (như cổ phiếu, trái phiếu) ra công chúng theo quy định của pháp luật vềchứng khoán để huy động vốn.

Trang 18

- Thứ sáu, công ty cổ phần là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, công ty có tư cáchpháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

- Và cuối cùng, công ty cổ phần là loại hình công ty thông thường có rất nhiều thànhviên và việc tổ chức quản lý rất phức tạp, do đó cần phải có một cơ chế quản lýthật chặt chẽ Việc quản lý điều hành công ty cổ phần được đặt dưới quyền của 3cơ quan: Đại hội đồng cổ đông, HĐQT và Ban kiểm soát quy định cụ thể trongLuật doanh nghiệp 2005.

Từ những đặc điểm trên, ta có thể rút ra được những thuận lợi đối với công ty cổ phầnlà:

- Trách nhiệm pháp lý có giới hạn: trách nhiệm của các cổ đông chỉ giới hạn ở sốtiền đầu tư của họ.

- Tính chất ổn định, lâu bền, sự thừa nhận hợp pháp, khả năng chuyển nhượng cáccổ phần và trách nhiệm hữu hạn, tất cả có nghĩa là nhà đầu tư có thể đầu tư màkhông sợ rủi ro cho các tài sản cá nhân khác và có sự đảm bảo trong một chừngmực nào đó giá trị vốn đầu tư sẽ tăng lên sau mỗi năm Điều này tạo khả năng chohầu hết các Công ty cổ phần tăng vốn tương đối dễ dàng.

- Được chuyển nhượng quyền sở hữu

Các cổ phần hay quyền sở hữu công ty có thể được chuyển giao dễ dàng Chúng đượcghi vào danh mục chuyển nhượng tại sở giao dịch chứng khoán và có thể mua hay bántrong các phiên mở cửa một cách nhanh chóng Vì vậy, các cổ đông có thể duy trì tínhthanh khoản của cổ phiếu và có thể chuyển nhượng các cổ phiếu một cách thuận tiệnkhi họ cần tiền mặt.

Bên cạnh những thuận lợi trên thì việc thành lập và hoạt động của Công ty cổ phầncũng gặp phải những khó khăn sau:

+ Công ty cổ phần phải chấp hành các chế độ kiểm tra và báo cáo chặt chẽ.

+ Khó giữ bí mật: vì lợi nhuận của các cổ đông và để thu hút các nhà đầu tư tiềmtàng, công ty thường phải tiết lộ những tin tức tài chính quan trọng, những thông tin nàycó thể bị đối thủ cạnh tranh khai thác.

Trang 19

+ Phía các cổ đông thường thiếu quan tâm đúng mức, rất nhiều cổ đông chỉ lo nghĩđến lãi cổ phần hàng năm và ít hay không quan tâm đến công việc của công ty Sự quantâm đến lãi cổ phần này đã làm cho một số ban lãnh đạo chỉ nghĩ đến mục tiêu trước mắtchứ không phải sự thành đạt lâu dài Với nhiệm kỳ hữu hạn, ban lãnh đạo có thể chỉ muốnbảo toàn hay tăng lãi cổ phần để nâng cao uy tín của bản thân mình.

+ Công ty cổ phần bị đánh thuế hai lần Lần thứ nhất thuế đánh vào công ty Sau đó,khi lợi nhuận được chia, nó lại phải chịu thuế đánh vào thu nhập cá nhân của từng cổđông.

IV Khái quát về Thị trường chứng khoán và Công ty chứng khoán:

1 Thị trường chứng khoán

1.1 Khái niệm Thị trường chứng khoán:

Cho đến thời điểm này có rất nhiều quan điểm khác nhau về TTCK, do đó khó có thể đưara một khái niệm thống nhất Tuy nhiên, để có một cái nhìn toàn diện về TTCK, chúng tacó thể tham khảo các ý kiến sau:

- Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứngkhoán trung và dài hạn Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khingười mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở nhữngthị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ởthị trường sơ cấp Như vậy, xét về mặt hình thức, thị trường chứng khoán là nơidiễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán, quađó thay đổi chủ thể nắm giữ chứng khoán.

- Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra giao dịch mua bán, trao đổi các loại chứngkhoán, trong đó chứng khoán là các giấy tờ có giá hoặc bút toán ghi sổ, nó chophép chủ sở hữu có quyền sở hữu hoặc quyền yêu cầu về thu nhập và tài sản của tổchức phát hành Các quyền yêu cầu này là khác nhau giữa các loại chứng khoántuỳ theo tính chất sở hữu của chúng.

Từ những quan điểm trên, ta thấy rằng TTCK không giống với thị trường hàng hóathông thường, bởi vì hàng hóa được mua bán, trao đổi, chuyển nhượng trên TTCK là cácloại chứng khoán, hay chính là quyền sở hữu về tư bản.

Trang 20

Với mục tiêu hội nhập theo sự phát triển của nền kinh tế thế giới và phù hợp với tìnhhình phát triển của đất nước, TTCK Việt Nam ra đời Sự ra đời của TTCK Việt Namđược đánh dấu bằng sự kiện thành lập Trung tâm giao dịch chứng khoán TP Hồ ChínhMinh, bắt đầu hoạt động vào ngày 20/07/2000 và giao dịch phiên đầu tiên ngày28/07/2000.

1.2 Phân loại Thị trường chứng khoán:

 Căn cứ vào hình thức hoạt động của thị trường, TTCK được chia thành hai loại là:TTCK tập trung và TTCK phi tập trung.

- TTCK tập trung: Tính tập trung phản ánh các giao dịch được tổ chức tập trungtheo một địa điểm vật chất Hình thái điển hình của TTCK tập trung là Sở giaodịch chứng khoán( hay Stock Exchange)

Tại VN, Sở giao dịch chứng khoán như đã nói ở trên chính là Trung tâm giao dịchchứng khoán Hà Nội (HASTC) và Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh(HOSE).

- TTCK phi tập trung còn có tên gọi khác là thị trường OTC( viết tắt của Over theCouter) Trên TTCK phi tập trung, giao dịch được tiến hành qua mạng lưới cáccông ty chứng khoán nằm khắp mọi miền và nối mạng với nhau Giá thị trườngnày được hình thành theo phương thức thỏa thuận.

 Căn cứ vào tính chất của sự luân chuyển nguồn vốn: TTCK được chia thành hailoại là TTCK sơ cấp và TTCK thứ cấp:

- TTCK sơ cấp là nơi mua bán các chứng khoán mới phát hành Trên thị trường này,vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tưmua cổ phiếu mới phát hành từ nhà phát hành.

- TTCK thứ cấp là nơi giao dịch các chứng khoán đã phát hành trên thị trường sơcấp Thị trường này bảo đảm tính thanh khoản cho các chứng khoán mới pháthành.

 Căn cứ vào phương thức giao dịch: Thị trường chứng khoán được chia thành thịtrường giao ngay và thị trường giao sau

Trang 21

- Thị trường giao ngay: là thị trường mua bán chứng khoán theo giá tại thời điểmgiao dịch nhưng việc thực hiện thanh toán và giao hàng có thể diễn ra sau dó mộtvài ngày theo thoả thuận

- Thị trường giao sau: Là thị trường mua bán chứng khoán theo một loại hợp đồngđịnh sẵn, giá cả được thoả thuận trong ngày giao dịch , nhưng việc thanh toán vàgiao hàng xảy ra trong một thời hạn ở tương lai.

 Căn cứ vào đặc điểm hàng hoá lưu hành: Tthị trường chứng khoán còn được chiathành thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu và thị trường các công cụ phái sinh.

1.3 Các chủ thể trên TTCK Việt Nam

1.3.1 Tổ chức phát hành chứng khoán

Các tổ chức phát hành gồm có: Chính phủ( Kho bạc Nhà nước), Chính quyền địaphương, các công ty cổ phần, doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa, Công ty quản lý quỹvà các quỹ đầu tư chứng khoán.

Những tổ chức trên được phép phát hành chứng khoán để bán trên thị trường nhằmmục đích huy động vốn.

1.3.2 Nhà đầu tư chứng khoán:

Nhà đầu tư chứng khoán là tổ chức, cá nhân Việt Nam và các tổ chức nước ngoài thamgia đầu tư trên TTCK.

- Các nhà đầu tư cá nhân, hộ gia đình, nhà đầu tư có tổ chức và các tổ chức đầu tưchuyên nghiệp như Ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư và công ty quản lýquỹ.

- Các nhà đầu tư nước ngoài: các tổ chức, cá nhân nước ngoài có thể tham gia muachứng khoán trên TTCK Việt Nam.

1.3.3 Chủ thể trung gian trên TTCK.

a Ủy ban chứng khoán Nhà nước:

Ủy ban chứng khoán Nhà nước là một cơ quan trực thuộc Chính phủ, được thành lậptheo Nghi định 75/ NĐ- CP ngày 28 tháng 01 năm 1996 Ủy ban thực hiện chức năng tổchức và quản lý Nhà nước về chứng khoán và TTCK, quản lý việc cấp giấy phép, đăng ký

Trang 22

phát hành và kinh doanh chứng khoán, tổ chức công tác thanh tra giám sát các hoạt độnggiao dịch mua bán chứng khoán để đảm bảo cho thị trường hoạt động ổn định, công bằngvà minh bạch.

b Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội:

Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội có tên Tiếng Anh là Hanoi Stock TradingCentre, viết tắt là HASTC Đây là đơn vị trực thuộc có thu của Uỷ ban chứng khoán Nhànước, có tư cách pháp nhân, thực hiện các chức năng tổ chức và quản lý điều hành việcmua bán chứng khoán, quản lý điều hành hệ thống giao dịch chứng khoán và cung cấpcác dịch vụ hỗ trợ việc mua bán chứng khoán, dịch vụ lưu ký chứng khoán, đăng kýchứng khoán, thanh toán bù trừ đối với các giao dịch chứng khoán, công bố thông tin vềhoạt động giao dịch chứng khoán, kiểm tra giám sát các hoạt động giao dịch chứng khoánvà một số hoạt động khác…

Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội thực hiện quản lý trên TTCK phi tập trung.c Trung tâm giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh:

Trung tâm giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh cũng thực hiện các chức nănggiống như Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, nhưng quản lý trên thị trường tậptrung.

Theo quyết định số 599/ QĐ- TTg ngày 11 tháng 05 năm 2007 của Thủ tướng Chínhphủ thì Trung tâm Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh chính thức đổi tênthành Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh với tên Tiếng Anh là Ho ChiMinh Stock Exchange, viết tắt là HOSE.

e Các tổ chức hỗ trợ khác:

Trang 23

Các tổ chức hỗ trợ khác có thể kể đến là các tổ chức lưu ký, thanh toán và bù trừ chứngkhoán, các tổ chức kiểm toán, Ngân hàng …

2 Công ty chứng khoán

2.1 Khái niệm Công ty chứng khoán

Điều 59 của Luật chứng khoán 2006 chỉ quy định về hình thức tổ chức pháp lý củaCông ty chứng khoán Sau đây, để hiểu rõ về Công ty chứng khoán, chúng ta hãy xemxét một số khái niệm:

- Công ty chứng khoán là công ty cổ phần, công ty TNHH thành lập theo Pháp luậtViệt Nam để kinh doanh chứng khoán theo giấy phép do Uỷ ban chứng khoán Nhànước cấp

- Công ty chứng khoán là một tổ chức kinh doanh chứng khoán có tư cách phápnhân, có vốn riêng hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế, hoạt động theo giấyphép do Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cấp Công ty chứng khoán có chức năngcủa người môi giới, người chuyên viên & người bảo lãnh chứng khoán.

Tuy Luật Chứng khoán 2006 không quy định nhưng theo khoản 1 Điều 2 Quy chế Tổchức và hoạt động của Công ty chứng khoán thì: Công ty chứng khoán là tổ chức cótư cách pháp nhân hoạt động kinh doanh chứng khoán, bao gồm một, một số hoặctoàn bộ các hoạt động: môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh pháthành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán.

Theo quy định tại Luật Chứng khoán 2006, Ủy ban chứng khoán Nhà nước là cơ quancó thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh cho các công ty cổ phần hoặc công ty TNHHđược thành lập để hoạt động kinh doanh chứng khoán nếu như những công ty này đápứng được đầy đủ điều kiện theo quy định của Pháp luật hiện hành về mức vồn phápđịnh, cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân viên Công ty phải có chứng chỉ hành nghề kinhdoanh chứng khoán do Ủy ban chứng khoán Nhà nước cấp.

2.2 Phân loại Công ty chứng khoán:

Có thể phân loại CTCK thành các loại sau:

Trang 24

- Công ty môi giới chứng khoán: là công ty cung cấp các dịch vụ môi giới đầu tưchứng khoán cho khách hàng và nhận hoa hồng

- Công ty kinh doanh chứng khoán: là công ty tự bỏ vốn và tự kinh doanh chứngkhoán Giống như mọi nhà đầu tư, họ kinh doanh trên vốn của mình và tự chịu tráchnhiệm về kết quả kinh doanh.

- Công ty bảo lãnh phát hành: là công ty cung ứng các dịch vụ bảo lãnh đối vớinhững công ty có dự định phát hành chứng khoán và hưởng phí từ dịch vụ đó hoặc hưởnglợi từ sự chênh lệch giá chứng khoán ( trong trường hợp bảo lãnh có cam kết mua sốchứng khoán còn dư).

- Công ty tư vấn tài chính và tư vấn đầu tư chứng khoán: là công ty cung cấp cácdịch vụ tư vấn như tư vấn cổ phần hóa, tư vấn niêm yết, tư vấn phát hành trái phiếu, tưvấn định giá, thẩm định đầu tư và thu phí dịch vụ.

- Công ty quản lý danh mục đầu tư (các quỹ): là công ty nhận uỷ quyền hay nguồnvốn từ khách hàng, đại diện cho khách hàng, thông qua việc giao dịch mua bán chứngkhoán trên thị trường chứng khoán để kiếm lời cho mình và cho khách hàng.

- Công ty trái phiếu: là công ty chuyên mua bán các loại trái phiếu

- Công ty chứng khoán phi tập trung : là các công ty hoạt động chủ yếu trên thịtrường OTC và đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường.

2.3 Đặc điểm của Công ty chứng khoán

2.3.1 Các quy chế pháp lý đối với Công ty chứng khoán:

a Loại hình tổ chức của Công ty chứng khoán

- Công ty chứng khoán là công ty cổ phần: Công ty cổ phần là công ty mà vốn đượcchia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần Công ty cổ phần có tư cách phápnhân và có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của Phápluật.

- Công ty chứng khoán thành lập dưới hình thức công ty TNHH: Công ty TNHH làdoanh nghiệp trong đó thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụtài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanhnghiệp Cty TNHH không được quyền phát hành cổ phiếu.

Trang 25

b Các điều kiện và thủ tục được cấp giấy phép thành lập và hoạt động Công ty chứngkhoán

 Điều kiện cấp phép thành lập và hoạt động:

 Có trụ sở, có trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh chứng khoán (Đối vớinghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán không phảiđáp ứng điều kiện này).

Theo quy định tại khoản 1 điều 3 Quy chế Tổ chức và hoạt động của Công ty chứngkhoán thì Điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động công ty chứng khoán là Côngty chứng khoán phải có trụ sở đảm bảo các yêu cầu sau:

- Quyền sử dụng trụ sở làm việc tối thiểu một năm, trong đó diện tích làm sàn giaodịch phục vụ nhà đầu tư tối thiểu 150 m2;

- Có đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ hoạt động kinh doanh, bao gồm: Sàn giaodịch phục vụ khách hàng; thiết bị văn phòng, hệ thống máy tính cùng các phần mềm thựchiện hoạt động giao dịch chứng khoán; trang thông tin điện tử, bảng tin để công bố thôngtin cho khách hàng; hệ thống kho, két bảo quản chứng khoán, tiền mặt, tài sản có giá trịkhác và lưu giữ tài liệu, chứng từ giao dịch đối với công ty chứng khoán có nghiệp vụmôi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán;

- Hệ thống phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật;- Có hệ thống an ninh, bảo vệ an toàn trụ sở làm việc.

 Có đủ vốn góp theo quy định của Chính phủ

Theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 14/ NĐ - CP ngày 19 tháng 01 năm 2007 củaChính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán2006 thì Vốn pháp định cho các nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán trongnước, công ty chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh công ty chứng khoánnước ngoài tại Việt Nam là:

+ Môi giới chứng khoán: 25 tỷ VNĐ + Tự doanh chứng khoán: 100 tỷ VNĐ

+ Bảo lãnh phát hành chứng khoán: 165 tỷ VNĐ + Tư vấn đầu tư chứng khoán: 10 tỷ VNĐ

Trang 26

Trong trường hợp Công ty xin cấp giấy phép cho nhiều hoạt động kinh doanh thì vốnpháp định là tổng số vốn pháp định theo từng loại hình kinh doanh mà công ty được cấpphép.

 Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc và các nhân viên thực hiện nghiệp vụ kinh doanhchứng khoán phải có chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán do Ủy ban chứngkhoán Nhà nước cấp

Ngoài ra, Quy chế Tổ chức và hoạt động của Công ty chứng khoán còn quy định cácTiêu chuẩn đối với Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc Chi nhánh, Phó Giámđốc chi nhánh của công ty chứng khoán Hơn nữa Điều 3 khoản 3 còn quy định có tốithiểu ba (03) người hành nghề chứng khoán cho mỗi nghiệp vụ kinh doanh

 Điều kiện đối với cá nhân góp vốn:

- Đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 62 Luật Chứng khoán;

- Chỉ được phép sử dụng vốn của chính mình để góp vốn, không được sử dụngnguồn vốn ủy thác đầu tư của pháp nhân và cá nhân khác.

Cá nhân góp vốn từ 5% trở lên vốn điều lệ của công ty chứng khoán phải chứngminh tài sản bằng tiền, chứng khoán hoặc các tài sản khác Đối với tài sản bằng tiền,phải có xác nhận của ngân hàng về số dư tại ngân hàng Đối với tài sản bằng chứngkhoán, phải có xác nhận của công ty chứng khoán hoặc của tổ chức phát hành về sốchứng khoán đó Đối với tài sản khác, phải có tài liệu chứng minh quyền sở hữu vàtài sản đó phải được định giá bởi tổ chức định giá đang hoạt động hợp pháp tại ViệtNam.

 Điều kiện đối với pháp nhân:- Đang hoạt động hợp pháp;

- Vốn chủ sở hữu (không tính các khoản đầu tư dài hạn) đảm bảo đủ góp vốn theocam kết; hiệu số giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn tại thời điểm báo cáo tàichính năm gần nhất có kiểm toán tối thiểu bằng số vốn góp;

- Không được dùng vốn ủy thác của các tổ chức, cá nhân khác để góp vốn

Trang 27

 Cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập phải cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% vốn điềulệ thực góp ban đầu của công ty chứng khoán Phần vốn góp ban đầu của cổ đôngsáng lập, thành viên sáng lập không được chuyển nhượng trong vòng ba năm kể từngày được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, trừ trường hợp chuyển nhượngcho cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập khác theo quy định của Luật Doanhnghiệp và phù hợp với Điều lệ công ty.

 Cơ quan cấp giấy phép thành lập và hoạt động

Theo quy định của Pháp luật Việt Nam, chỉ có các Công ty chứng khoán được Chínhphủ( Bộ Tài chính, Ủy ban chứng khoán Nhà nước) cấp giấy phép mới được kinh doanhchứng khoán tại Việt Nam Ngoài công ty chứng khoán, không một cá nhân hoặc thựcthể pháp lý nào khác được cấp giấy phép hành nghề tương tự

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban chứng khoán Nhànước cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho công ty chứng khoán( Trích khoản 1Điều 65 Luật Chứng khoán 2006)

2.3.2 Đặc điểm về các loại hình nghiệp vụ kinh doanh của Cty chứng khoán:

Như đã đề cập ở trên, các loại hình nghiệp vụ kinh doanh mà Cty chứng khoán thựchiện gồm có: Môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứngkhoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, tư vấn tài chính và các dịch vụ tài chính khác Chỉ cócông ty chứng khoán mới được phép thực hiện các nghiệp vụ nói trên và đây chính là đặcđiểm của công ty chứng khoán so với các công ty khác.

Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt này, chúng ta nên đi sâu vào việc tìm hiểu từng loạihình nghiệp vụ.

a Môi giới chứng khoán:

Môi giới chứng khoán là việc công ty chứng khoán làm trung gian thực hiện mua, bảolãnh chứng khoán cho khách hàng (Điều 6.20 Luật chứng khoán 2006)

Thông qua hoạt động môi giới chứng khoán, Công ty chứng khoán sẽ thay mặt kháchhàng của mình để tiến hành các giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc thị trườngOTC, và chính khách hàng phải tự chịu trách nhiệm về kết quả giao dịch của mình Khi

Trang 28

giao dịch bắt đầu, có nghĩa là Công ty chứng khoán đã kết nối thành công người bánchứng khoán và người mua chứng khoán.

Hoạt động môi giới chứng khoán là hoạt động mang lại lợi nhuận cao cho các Công tychứng khoán Hoạt động này là sự liên kết giữa nguồn cung và cầu trên TTCK Công tychứng khoán là điều kiện để các nhà đầu tư giao dịch với nhau mà không cần quan tâm họđang ở đâu, có quen biết nhau hay không mà chỉ cần có hai lệnh khớp nhau là các Côngty chứng khoán sẽ thay mặt khách hàng thực hiện giao dịch và nhận tiền hoặc chứngkhoán thay cho khách hàng đã mở tài khoản tại Công ty chứng khoán đó.

b Hoạt động tự doanh chứng khoán

Tự doanh chứng khoán là việc Công ty chứng khoán mua hoặc bán chứng khoán chochính mình (Điều 6.21 Luật chứng khoán 2006)

Trong hoạt động tự doanh, Công ty chứng khoán dùng chính nguồn vốn của công ty đểkinh doanh chứng khoán Mục đích của hoạt động tự doanh là mang đến thu nhập chochính Công ty chứng khoán Lúc này, Công ty nắm giữ một số lượng chứng khoán nhấtđịnh và thực hiện giao dịch mua bán chứng khoán với khách hàng để hưởng chênh lệchgiá

Khi một Công ty chứng khoán thực hiện hoạt động tự doanh, đôi khi Công ty chứngkhoán còn tham gia với tư cách là Nhà tạo lập thị trường Nếu như vậy, ngoài mục tiêu lợinhuận, Công ty chứng khoán còn phải thực hiện một mục tiêu với vai trò quan trọng làbình ổn giá chứng khoán Để thực hiện các mục tiêu đó, Công ty chứng khoán phải đảmbảo có đủ tiền và chứng khoán để thanh toán các lệnh giao dịch của chính mình Theoquy định của Việt Nam, khi tiến hành hoạt động tự doanh, Công ty chứng khoán cần phảichú ý các điểm sau:

- Không được đầu tư vào cổ phiếu của công ty có sở hữu trên 50% vốn điều lệ củaCông ty chứng khoán.

- Không được đầu tư trên 20% tổng số cổ phiếu đang lưu hành của một số tổ chứcniêm yết trên thị trường tập trung

- Không được đầu tư trên 15% tổng số cổ phiếu đang lưu hành của một số tổ chứckhông niêm yết trên thị trường phi tập trung

- Không được đầu tư góp vốn trên 15% tổng số vốn góp của một công ty TNHH.

Trang 29

Đây là 04 quy định riêng đối Công ty chứng khoán, và chỉ có Công ty chứng khoánphải tuân theo các quy định này.

c Hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán

Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết với tổchức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua mộtphần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứngkhoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành hoặc hỗ trợ tổ chức pháthành trong việc phân phối chứng khoán ra công chúa (Điều 6.22 Luật chứng khoán 2006) Thông thường, khi Công ty chứng khoán bảo lãnh thì thực hiện luôn việc phân phốichứng khoán còn khi đột ngột phát hành do Ngân hàng hoặc một tổ chức bảo lãnh pháthành thì khâu phân phối sẽ được chuyển cho các Công ty chứng khoán tự doanh hoặc cácthành viên khác trong tổ hợp bảo lãnh.

d Hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán

Tư vấn đầu tư chứng khoán là việc công ty chứng khoán cung cấp cho nhà đầu tư kếtquả phân tích, công bố báo cáo phân tích và khuyến nghị liên quan đến chứng khoán(Điều 6.23 Luật chứng khoán 2006).

e Hoạt động tư vấn tài chính

Tư vấn tài chính là dịch vụ mà công ty chứng khoán cung cấp cho khách hàng tronglĩnh vực tái cơ cấu tài chính, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp, hỗ trợ doanhnghiệp trong việc phát hành, niêm yết chứng khoán.

- Hoạt động đăng ký chứng khoán: là việc ghi nhận quyền sở hữu và các quyền kháccủa người sở hữu chứng khoán.

Trang 30

Qua những phân tích trên, ta có thể thấy rõ ràng rằng các nghiệp vụ hoạt động củacông ty chứng khoán có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau và tạo nên sựkhác biệt trong hoạt động của Công ty chứng khoán so với các Công ty khác.

2.3.3 Đặc điểm về hoạt động của Công ty chứng khoán:

a Quy mô đầu tư lớn:

Pháp luật Việt Nam quy định cụ thể mức vốn pháp định cho từng loại hình nghiệp vụkinh doanh của Công ty chứng khoán Theo đó, mức vốn pháp định thấp nhất là 10 tỷVNĐ và cao nhất là 165 tỷ VNĐ Như vậy, ta có thể thấy rằng việc thành lập một Công tychứng khoán để thực hiện các nghiệp vụ cần nguồn vốn đầu tư lớn hơn rất nhiều so vớinhững ngành nghề kinh doanh khác Đây chính là đặc điểm nổi bật trong việc thành lậpvà hoạt động của công ty chứng khoán.

b Hoạt động đa dạng

Ngoài những nghiệp vụ chính theo quy định của Luật Chứng khoán 2006, Công tychứng khoán còn thực hiện cả những nghiệp vụ khác như hoạt động lưu ký chứng khoánvà hoạt động đăng ký chứng khoán Hơn nữa, trên thực tế các Công ty chứng khoán hiệnnay còn thực hiện một số nghiệp vụ chính do Công ty quản lý quỹ thực hiện, cụ thể làQuản lý quỹ đầu tư chứng khoán và Quản lý danh mục đầu tư

Như vậy, với tất cả các đặc điểm nêu trên như điều kiện thành lập và hoạt động, nghiệpvụ kinh doanh, quy mô đầu tư lớn thì ta thấy hoạt động của công ty chứng khoán vô cùngđa dạng Từ đó ta thấy được tầm ảnh hưởng của các Công ty chứng khoán đến sự pháttriển về mặt kinh tế xã hội ở Việt Nam nói riêng và các quốc gia trên thế giới nói chung.

V Chế độ pháp lý về quản trị nội bộ đối với Công ty chứng khoán

1 Luật Doanh nghiệp 2005

Công ty chứng khoán là một công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn kinhdoanh trong lĩnh vực chứng khoán Do đó việc thành lập cũng như quản trị nội bộ công tychứng khoán trước hết phải tuân theo các quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 LuậtDoanh nghiệp với tư cách là Luật chung cho tất cả các doanh nghiệp được lựa chọn để ápdụng đầu tiên.

Trang 31

Luật Doanh nghiệp 2005 được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2006 bao gồm 10chương với 172 điều, trong đó có 39 điều quy định về Công ty trách nhiệm hữu hạn và 52điều quy định về Công ty cổ phần Đây chính là cơ sở để các Công ty chứng khoán quảntrị nội bộ doanh nghiệp mình.

2 Luật Chứng khoán 2006

Luật chứng khoán là Luật chuyên ngành để điều chỉnh các lĩnh vực liên quan đếnchứng khoán như Thị trường chứng khoán, công ty chứng khoán và các hoạt động giaodịch trên thị trường chứng khoán… Do đó, việc quản trị nội bộ doanh nghiệp cũng phảituân theo các quy định của Luật chứng khoán 2006.

Luật Chứng khoán 2006 được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29tháng 06 năm 2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 bao gồm 11chương với 136 điều, trong đó Chương XI là chương quy định về Công ty chứng khoánvà công ty quản lý quỹ.

3 Văn bản dưới Luật

4 Văn bản riêng của Công ty cổ phần chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương

Trang 32

Điều lệ Công ty là bản cam kết của tất cả thành viên về thành lập, tổ chức quản lý vàhoạt động của công ty Do đó, Công ty có thể có những quy định cụ thể hơn so với cácvăn bản Luật, hoặc đề cập những vấn đề mà Luật không nói đến nhưng không được tráivới quy định của Pháp luật

Trang 33

Chương II Thực tiễn về quản trị nội bộ tại Công ty chứng khoán Châu Á Thái BìnhDương

I Tổng quan về Công ty cổ phần Châu Á - Thái Bình Dương:

1 Quá trình ra đời và sự phát triển của Công ty

a) Quá trình ra đời

Tên Công ty: Công ty cổ phần chứng khoán Châu Á Thái Bình DươngTên giao dịch: Asia – Pacific Securities Joint Stock Company

Tên viết tắt: APEC Securities.,JSC

Công ty cổ phần chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương (APEC) được thành lập theoGiấy phép đăng ký kinh doanh số 0103015146 ngày 21 tháng 12 năm 2006 do Sở kếhoạch đầu tư Thành phố Hà Nội cấp và Giấy phép kinh doanh chứng khoán số 37/UBCK– GPHĐKD ngày 26/12/2006 do Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cấp với số vốn điều lệ là80.000.000.000 đồng.

Công ty chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương là một trong những công ty chứngkhoán được thành lập vào thời điểm thị trường chứng khoán của Việt Nam đang trên đàphát triển mạnh mẽ, nhưng hầu hết những người tham gia chưa có kiến thức chuyên sâuvề Thị trường chứng khoán Công ty chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương được tổchức theo mô hình định chế tài chính hiện đại với phương pháp hoạt động khoa học vàphong cách làm việc chuyên nghiệp với mục tiêu chiến lược là trở thành một tập đoàn đầutư tài chính có tên tuổi ở khu vực cũng như trên toàn thế giới, kinh doanh nhiều lĩnh vựcnhư đầu tư, tài chính, chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng và giáo dục…

Trang 34

- Ngày 02/01/2007: Công ty chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương chính thức làthành viên lưu ký của Trung tâm Lưu ký chứng khoán thuộc Uỷ ban Chứng khoánNhà nước.

- Ngày 23/01/2007: Công ty cổ phần chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương trởthành thành viên của Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội.

- Ngày 26/02/2007: Công ty cổ phần chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương trởthành thành viên của Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.- Ngày 19/07/2007: Công ty cổ phần chứng khoán Châu Á – Thái Bình Dương dời

trụ sở chính đến tầng 8, Toà nhà Trung tâm thương mại Quốc tế, số 9 Đào DuyAnh, phường Phương Liệt, quận Đống Đa, TP Hà Nội.

- Ngày 01/10/2007: Công ty cổ phần chứng khoán Châu Á – Thái Bình Dương tăngvốn điều lệ lên 80.000.000.000 đồng.

- Ngày 12/11/2007: Công ty cổ phần chứng khoán Châu Á – Thái Bình Dươngchính thức khai trương Đại lý nhận lệnh thứ 15 tại phố Hoàng Đạo Thuý, TrungHòa, Nhân Chính, Hà Nội.

2 Cơ cấu tổ chức quản lý

Theo quy định tại điều 59.1 Luật chứng khoán 2007 thì " Công ty chứng khoán đượctổ chức dưới hình thức Công ty TNHH hoặc Công ty cổ phần theo quy định của Luậtdoanh nghiệp".

Công ty chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương được tổ chức dưới hình thức Công tycổ phần và theo mô hình quản lý dưới đây:

Trang 35

DỊCH VỤ CHỨNG KHOÁN

CÔNG NGHỆ THÔNG TINTƯ VẤN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPPHÂN TÍCH & NGHIÊN CỨUĐẦU TƯ & BẢO LÃNH PHÁT HÀNH

HÀNH CHÍNHTÀI CHÍNH KẾ TOÁNTƯ VẤN ĐẦU TƯ

VP TRỢ LÝ HĐQT

Trang 36

2.1 Đại hội đồng cổ đông:

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất, quyết định những vấn đềthuộc nhiệm vụ và quyền hạn được pháp luật và Điều lệ Công ty chứng khoán Châu ÁThái Bình Dương quy định.

2.2 Hội đồng quản trị:

Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị của Công ty, có toàn quyền quyết định các vấnđề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty chứng khoán Châu Á Thái BìnhDương, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông Hiện nay, ôngNguyễn Đỗ Lăng giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị.

HĐQT Công ty hiện có 04 người, gồm 01 Chủ tịch, 01 Phó chủ tịch và 02 thành viên.

2.3 Ban Kiểm soát:

Ban Kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra Vai trò của Ban kiểm soát là đảm bảocác quyền lợi của cổ đông và giám sát các hoạt động của Công ty.

Ban Kiểm soát Công ty Châu Á Thái Bình Dương do ông Nguyễn Nhật Quang làmTrưởng ban.

Ban Kiểm soát gồm có 03 thành viên: 01 Trưởng ban & 02 Phó ban.

2.4 Văn phòng trợ lý HĐQT

Văn phòng trợ lý HĐQT có vai trò giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng Giámđốc Hiện nay Văn phòng Hội đồng quản trị gồm 6 thành viên do Ông Phạm Duy Hưngphụ trách.

2.5 Ban Giám đốc

Ban Giám đốc gồm có 01 Tổng giám đốc, 01 Phó tổng giám đốc và các Giám đốc phụtrách Khối chuyên môn Tổng Giám đốc Công ty Châu Á Thái Bình Dương là ôngNguyễn Mạnh Hào.

2.6 Hội sở chính

Hội sở chính được phân chia dưới dạng các Phòng ban và Khối chuyên môn.- Khối Dịch vụ chứng khoán: do ông Dương Song Hà làm Giám đốc.

Trang 37

- Phòng Công nghệ thông tin: do ông Nguyễn Hữu Hùng làm Trưởng phòng.- Phòng Tư vấn tài chính doanh nghiệp: do ông Hà Minh Kiên làm Trưởng phòng.- Khối Phân tích và nghiên cứu, Đầu tư và bảo lãnh phát hành; Tư vấn đầu tư và

quản lý vốn: do ông Đinh Văn Hùng làm Giám đốc.

- Phòng Tài chính kế toán: Do ông Nguyễn Văn Hùng làm Trưởng phòng.- Khối Phát triển kinh doanh: Do bà Phạm Hồng Vân làm Giám đốc.

- Phòng Tổ chức Hành chính Nhân sự: do ông Vũ Quang Huy làm Trưởng phòng.

2.7 Chi nhánh:

Hiện nay, Công ty chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương có 04 Chi nhánh và gần 25Đại lý nhận lệnh Con số này tiếp tục thay đổi vì Công ty đang triển khai kế hoạch pháttriển thị trường.

Chi nhánh: gồm có chi nhánh tại Hà Nội, TP Hồ Chính Minh, Huế và Hải Phòng.Đại lý nhận lệnh: Trung Hòa Nhân Chính, Chương Dương - Gia Lâm, Việt Trì, HảiDương, Thái Bình, Móng Cái, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Vinh, Đà Nẵng, Quy Nhơn, GiaLai, Đak Nông, Vũng Tàu, Nha Trang …

3 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh

Cho đến tháng 01 năm 2008, Công ty chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương đã đạtđược nhiều thành tựu trong hoạt động kinh doanh, có thể kể đến như sau:

- Công ty chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương trở thành một trong các công tychứng khoán có mạng lưới lớn nhất Việt Nam với gần 25 chi nhánh, sàn giao dịchvà đại lý nhận lệnh.

- Tổng giá trị giao dịch lên đến 6 triệu USD mỗi ngày.

- Đến cuối năm 2007, tỷ suất lợi nhuận trên vốn điều lệ là 50%.

- Đến cuối quý 3 năm 2007, Công ty có tổng cộng 10.000 tài khoản giao dịch vàchiếm khoảng 5% thị phần.

- Công ty chứng khoán Châu Á - Thái Bình Dương đã ký kết hợp đồng cổ đôngchiến lược với đối tác Nhật Bản JICS Theo đó, JICS trở thành cổ đông chiến lượccủa Công ty và sẽ đầu tư 200 triệu USD vào Việt Nam thông qua Công ty chứngkhoán Châu Á Thái Bình Dương.

Trang 38

- Công ty chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương vừa tăng vốn điều lệ lên 80 tỷđồng vào tháng 10 năm 2007, hoàn thành thủ tục tăng vốn lên 350 tỷ đồng vào đầunăm 2008 Tiếp theo đó, vốn chủ sở hữu của Công ty sẽ lên gần 800 tỷ VND vàocuối năm 2008.

4 Nhân sự tại Công ty Châu Á Thái Bình Dương

Hiện nay, chưa có một con số chính xác về số lượng nhân viên chính thức của Công tychứng khoán Châu Á Thái Bình Dương, vì các đại lý nhận lệnh trong thời gian trước vàsau Tết nguyên đán liên tục được mở ra để phục vụ ngày càng tốt và kịp thời cho nhữngngười tham gia vào Thị trường chứng khoán Vào thời điểm này, tính riêng tại Hội sởchính, Sàn giao dịch và 03 chi nhánh Trung Hòa - Nhân Chính, TP Hồ Chí Minh và Huế,Công ty có tất cả 160 nhân viên Đội ngũ nhân viên được chia thành 02 loại:

- Nhân viên có chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán do Ủy ban chứngkhoán Nhà nước cấp: Gần 20 người làm việc trong các Phòng ban hoặc Khốichuyên môn mà yêu cầu bắt buộc phái có chứng chỉ Trong số 20 người này, có 06người đang giữ các chức vụ quan trọng tại công ty, có thể kể đến là ông NguyễnĐỗ Lăng, Ông Nguyễn Duy Khanh …

- Nhân viên chưa và không có chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán: Làmviệc tại các bộ phận khác trong công ty mà không yêu cầu bắt buộc phải có chứngchỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán.

II Việc thực thi các quy định của Pháp luật về Quản trị nội bộ tại Công ty cổ phầnchứng khoán Châu Á Thái Bình Dương

1 Đại hội đồng cổ đông:

1.1 Khái niệm

Theo quy định tại khoản 1 điều 96 của Luật Doanh nghiệp 2005 thì:

"Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyếtđịnh cao nhất của công ty cổ phần"

Thẩm quyền về quản trị nội bộ của ĐHĐCĐ phụ thuộc vào nhiệm vụ và quyền hạncủa ĐHĐCĐ do Pháp luật và Điều lệ Công ty quy định.

Trang 39

c) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểmsoát;

d) Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giátrị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty;

đ) Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, trừ trường hợp điều chỉnh vốn điềulệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được quyền chào bán;

e) Thông qua báo cáo tài chính hàng năm;

g) Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại;

h) Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gây thiệthại cho công ty và cổ đông công ty;

i) Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty;

Trong số những nhiệm vụ và quyền hạn kể trên của Đại hội đồng cổ đông, ta thấy rằngthẩm quyền quản trị công ty của ĐHĐCĐ là thẩm quyền vĩ mô Quyết định của ĐHĐCĐthông thường được cụ thể hóa và thực hiện thông qua Hội đồng quản trị và Ban Giámđốc

Trên thực tế, tính vào thời điểm này, Công ty chứng khoán Châu Á Thái Bình Dươngchính thức hoạt động được 16 tháng nhưng ĐHĐCĐ mới tiến hành họp lần thứ nhất( khithành lập công ty) Vậy nên căn cứ vào biên bản họp ĐHĐCĐ lần thứ nhất, hoạt động củaĐHĐCĐ mới chỉ dừng lại ở những công việc như sau:

- Thông qua định hướng phát triển Công ty

- Bầu thành viên HĐQT và thành viên Ban Kiểm soát- Thông qua dự thảo báo cáo tài chính cho năm 2007.

Trang 40

Công ty chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương tăng vốn điều lệ và sửa đổi điều lệ 02lần Lần thứ nhất vào ngày 01 tháng 10 năm 2007 và lần thứ hai vào ngày 15 tháng 01năm 2008 Trong hai lần tăng vốn này, ĐHĐCĐ không tiến hành họp mà việc biểu quyếttán thành thông qua hình thức gửi văn bản.

1.3 Họp ĐHĐCĐ

Tất cả hoạt động và quyết định của ĐHĐCĐ đều xuất phát từ kỳ họp ĐHĐCĐ thườngniên hoặc bất thường Căn cứ theo Luật Doanh nghiệp 2005 và Điều lệ Công ty chứngkhoán Châu Á Thái Bình Dương, Hội đồng quản trị phải triệu tập Đại hội đồng cổ đôngbất thường trong các trường hợp sau:

a Hội đồng quản trị xét thấy cần thiết vì lợi ích của Công ty;

b Bảng cân đối kế toán hàng năm, các báo cáo quý hoặc nửa năm hoặc báo cáokiểm toán của năm tài chính phản ánh vốn điều lệ đã bị mất một nửa;

c Khi số thành viên của Hội đồng quản trị ít hơn số thành viên mà luật pháp quyđịnh hoặc ít hơn một nửa số thành viên quy định trong Điều lệ;

d Cổ đông hoặc nhóm cổ đông nắm giữ trên 5% tổng số cổ phần phổ thông trongthời hạn liên tục từ sáu tháng trở lên yêu cầu triệu tập Đại hội đồng cổ đôngbằng một văn bản kiến nghị Văn bản kiến nghị triệu tập phải nêu rõ lý do vàmục đích cuộc họp, có chữ ký của các cổ đông liên quan (văn bản kiến nghị cóthể lập thành nhiều bản để có đủ chữ ký của tất cả các cổ đông có liên quan);e Ban kiểm soát yêu cầu triệu tập cuộc họp nếu Ban kiểm soát có lý do tin tưởng

rằng các thành viên Hội đồng quản trị hoặc cán bộ quản lý cấp cao vi phạmnghiêm trọng các nghĩa vụ của họ theo Điều 119 Luật Doanh nghiệp hoặc Hộiđồng quản trị hành động hoặc có ý định hành động ngoài phạm vi quyền hạncủa mình;

Tại Công ty chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương, số liệu thực tế ghi nhận là chưacó diễn biến nào thuộc một trong năm trường hợp kể trên dẫn đến việc tổ chức họpĐHĐCĐ bất thường, do đó trong chuyên đề thực tập chuyên đề này không làm rõ vấn đềhọp bất thường

Căn cứ vào khoản 2 Điều 103 Luật Doanh nghiệp 2005 thì Chủ tịch Hội đồng quản trịlàm chủ toạ các cuộc họp do Hội đồng quản trị triệu tập Trong trường hợp Chủ tịch vắngmặt hoặc tạm thời mất khả năng làm việc, các thành viên còn lại bầu một người trong số

Ngày đăng: 23/11/2012, 14:56

Hình ảnh liên quan

Ưu điểm của loại hình công ty cổ phần là với cơ cấu đa sở hữu, HĐQT chịu trách nhiệm trước các cổ đông về hoạt động của công ty nên yếu tố kiểm soát chặt chẽ hơn - Quản trị nội bộ tại Công ty cổ phần chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương

u.

điểm của loại hình công ty cổ phần là với cơ cấu đa sở hữu, HĐQT chịu trách nhiệm trước các cổ đông về hoạt động của công ty nên yếu tố kiểm soát chặt chẽ hơn Xem tại trang 59 của tài liệu.