HÀNH CHÍNH TÀI CHÍNH KẾ TOÁN

Một phần của tài liệu Quản trị nội bộ tại Công ty cổ phần chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương (Trang 57 - 60)

II. Việc thực thi các quy định của Pháp luật về Quản trị nội bộ tại Công ty cổ phần chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương

1. Nhận xét về tình hình thực hiện các quy định về quản trị nội bộ tại công ty chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương nói riêng và các công ty chứng khoán nói chung

HÀNH CHÍNH TÀI CHÍNH KẾ TOÁN

TÀI CHÍNH KẾ TOÁN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ VỐN

PHÁT TRIỂN KINH DOANHHỘI SỞ HỘI SỞ

CHI NH¸NH

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊBAN KIỂM SOÁT BAN KIỂM SOÁT

BAN GIÁM ĐỐCĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

VP TRỢ LÝ HĐQT

Mô hình CTCK cổ phần

Mô hình CTCK là công ty TNHH

Ưu điểm của loại hình công ty cổ phần là với cơ cấu đa sở hữu, HĐQT chịu trách nhiệm trước các cổ đông về hoạt động của công ty nên yếu tố kiểm soát chặt chẽ hơn. Đa số các CTCK hoạt động tại Việt Nam hiện nay đều theo cơ cấu sở hữu này. Tuy vậy, cơ cấu tổ chức của các công ty không phải nơi nào cũng giống nhau, có nơi trao phần lớn quyền lực cho HĐQT, có nơi lại để mọi quyền quyết định cho Ban giám đốc khiến cho sự ràng buộc giữa HĐQT và Ban giám đốc còn chồng chéo và lỏng lẻo, có công ty còn không có sự phân cấp rõ ràng giữa 2 cơ quan trên, hoặc có sự thay đổi về cơ cấu mà không thông báo theo quy định của Pháp luật. Vụ việc CTCK Thiên Việt đầu năm 2007 là một ví dụ. Công ty này bị UBCKNN phạt 50 triệu đồng vì thay đổi Tổng giám đốc nhưng không thông báo, vi phạm Luật Doanh nghiệp và Luật Chứng khoán.

Đối với loại hình công ty TNHH ở Việt Nam, chủ yếu do các NHTM thành lập nhằm mở rộng hoạt động sang lĩnh vực chứng khoán. Do vậy mà hoạt động của các CTCK con này bị ràng buộc và phụ thuộc rất nhiều vào các NHTM mẹ. Cơ cấu tổ chức cao nhất là chủ tịch của công ty, nhưng đôi khi kiêm nhiệm luôn chức vụ Tổng giám đốc. Mọi quyết định thay đổi ban lãnh đạo, tổ chức lại CTCK đều phụ thuộc vào quyết định của NHTM mẹ. Bị phụ thuộc như vậy nên hoạt động của các CTCK tổ chức dưới hình thức công ty TNHH không được chủ động trong việc vạch chiến lược, quan hệ đối tác, mở rộng hoạt động hay tăng vốn… Nhưng loại hình này lại có ưu điểm là do phụ thuộc vào NH mẹ nên có thể tận dụng quy mô, uy tín, thương hiệu của NH mẹ để dành được những hợp đồng lớn, tận dụng hệ thống chi nhánh rộng khắp làm đại lý phân phối, đại lý nhận lệnh. Tuy vậy, Pháp luật lại chưa có nhiều quy định điều chỉnh cho mối quan hệ giữa 2 tổ chức này, đôi khi còn gây khó khăn cho các CTCK trong việc thực hiện những quy định pháp luật.

Công ty cổ phần chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương được tổ chức theo mô hình công ty cổ phần, do đó những ưu điểm của loại hình công ty này đã được HĐQT công ty tận dụng triệt để. Các công ty TNHH chứng khoán có lợi thế là có thể tận dụng quy mô, thương hiệu, uy tín của NH mẹ. Tuy nhiên công ty chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương rất chú trọng việc xây dựng quy mô và thương hiệu cho công ty, do đó đã giành được nhiều vốn đầu tư từ các đối tác cũng như sự tin cậy của khách hàng.

Đối với loại hình Công ty cổ phần thì ĐHĐCĐ là cơ quan có quyền quyết định cao nhất. Nhưng trong quá trình nghiên cứu về CTCK cũng như thời gian thực tập tại Công ty APEC, em thấy rằng các kỳ họp ĐHĐCĐ là rất ít và không được chú trọng. Thông thường, đối với những vấn đề của công ty như tăng vốn điều lệ, sửa đổi đăng ký kinh doanh… HĐQT đều gửi thông báo bằng văn bản đến các cổ đông và thể thức thông qua là bằng văn bản. Như vậy làm giảm vai trò của ĐHĐCĐ, đồng thời cổ đông không nắm rõ được tình hình hoạt động của công ty, nếu thắc mắc sẽ không được giải đáp kịp thời.

Một phần của tài liệu Quản trị nội bộ tại Công ty cổ phần chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w