Quản lý tài chính:

Một phần của tài liệu Quản trị nội bộ tại Công ty cổ phần chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương (Trang 60 - 62)

II. Việc thực thi các quy định của Pháp luật về Quản trị nội bộ tại Công ty cổ phần chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương

1. Nhận xét về tình hình thực hiện các quy định về quản trị nội bộ tại công ty chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương nói riêng và các công ty chứng khoán nói chung

1.2 Quản lý tài chính:

Việc quản lý tài chính trong CTCK là điều vô cùng cần thiết trong hệ thống quản trị nội bộ. Các chế độ báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng cân đối kế toán cần phải được lập theo mẫu, có quy chuẩn, phải chính xác, công khai, minh bạch và theo chuẩn mực kế toán. Đây là nguồn thông tin hữu ích cho cả đối tượng là ban quản trị công ty, nhà đầu tư và cả cơ quan giám sát hoạt động là UBCKNN.

Quản lý tài chính là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Tổng giám đốc. Việc quản lý hiệu quả hay không ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Do đó Luật yêu cầu Tổng giám đốc của các công ty chứng khoán phải tốt nghiệp chuyên ngành tài chính, có trên 3 năm kinh nghiệm làm quản lý và phải có chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán. Đối với những yêu cầu này, tất cả Tổng giám đốc của CTCK đều đã đáp ứng. Tuy nhiên, vì chứng khoán là một lĩnh vực vô cùng mới mẻ ở Việt Nam nên việc quản trị công ty cũng như quản lý tài chính đều mang lại khó khăn nhất định cho các Tổng giám đốc.

Hiện tại, các CTCK đều đã thực hiện việc tăng vốn để đảm bảo đủ số vốn pháp định thực hiện các nghiệp vụ. Trước đây để thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ quy định theo nghị định 144, thì các CTCK chỉ cần số vốn là 43 tỷ đồng. Nhưng khi Luật Chứng khoán 2006 ra đời kèm theo Nghị định 14, số vốn tối thiểu để các CTCK thực hiện đầy đủ 4 nghiệp vụ tư vấn, bảo lãnh, môi giới, tự doanh là 300 tỷ. Chính điều này gây khó khăn cho các CTCK vì phải nhanh chóng thực hiện việc tăng vốn, để đảm bảo đúng yêu cầu của pháp luật. Trong suốt năm 2007, thực tế có khá nhiều CTCK vi phạm nghị định 14 về tỷ lệ vốn pháp định, trong đó chủ yếu là các CTCK mới thành lập, đăng ký kinh doanh khi còn áp dụng nghị định 144, nhưng lại hoạt động và bị điều chỉnh bởi Luật Chứng khoán 2006. Việc tăng vốn còn gián tiếp gây áp lực lên ban quản trị CTCK, khi giờ đây họ phải quản lý một lượng vốn lớn hơn nhiều lần so với trước kia. Vì vậy tuân thủ các quy tắc chuẩn mực kế toán là yêu cầu sống còn với hoạt động của công ty. Quản lý tài chính còn gắn liền với việc giảm thiểu những chi phí không cần thiết, tiết kiệm tiền cho công ty, một điều tối quan trọng trong điều kiện kinh doanh khó khăn hiện nay. Tuy vậy vẫn có vài công ty không thực hiện tốt điều trên, dẫn tới kinh doanh thua lỗ.

Các CTCK kinh doanh thua lỗ trong 6 tháng đầu năm 2007

Công ty Chứng khoán Lợi nhuận sau thuế (đơn vị: tr.đồng)

Hà Nội - 1.900

Việt -468

Việt Tín -1.588

Tầm Nhìn -2.127

Biển Việt -1.159

( Nguồn : Báo cáo hoạt động các CTCK 6 tháng đầu năm-UBCKNN )

Các hạn chế đầu tư của CTCK quy định trong quyết định 27 được các CTCK thực hiện khá tốt. Tuy vậy quy định về tỷ lệ vốn khả dụng/nợ ở mức 6% gây khó khăn cho không ít CTCK, đặc biệt là các CTCK mới thành lập, có số vốn nhỏ, phải tài trợ hoạt động chủ yếu bằng cách đi vay. Việc kiểm toán nội bộ không được thực hiện nghiêm túc, mặc dù việc này có quy định trong quyết định 27. Lý do là các công ty còn xem nhẹ lợi ích của hoạt động kiểm toán nội bộ, việc kiểm toán không được thực hiện bởi bộ phận chuyên trách, mà chủ yếu vẫn do phòng kế toán kiêm nhiệm, sau đó thuê kiểm toán bên ngoài đóng dấu xác nhận nộp lên cho UBCKNN.

Một phần của tài liệu Quản trị nội bộ tại Công ty cổ phần chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w