LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay đất nước ta đang bước vào thời kỳ đổi mới của sự phát triển, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước phải từng bước hội nhập của cộng đồng qu
Trang 11.1 Khái niệm quản lý nhân sự trong doanh nghiệp
1.2 Ý nghĩa của quản lý nhân sự trong doanh nghiệp
1.3 Tầm quan trọng của quản lý nhân sự trong doanh nghiệp
II Nội dung của quản lý nhân sự trong doanh nghiệp
1 Phân tích công việc
1.1 Khái niệm và mục đích của phân tích công việc
1.2 Nội dung của phân tích công việc
2 Tuyển dụng nhân sự
2.1 Nguồn tuyển dụng
2.2 Nội dung của tuyển dụng nhân sự
3 Làm hoà nhập nhân sự
4 Đào tạo và phát triển nhân sự
4.1 Đào tạo nhân sự
4.2 Phát triển nhân sự
5 Đánh giá và đãi ngộ nhân sự
5.1 Đánh giá thành tích công tác
5.2 Đãi ngộ nhân sự
III Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhân sự
1 Yếu tố môi trường kinh doanh
2 Yếu tố về con người
3 Yếu tố nhà quản lý
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC QUẢN
LÝ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỬA CHỮA ÔTÔ GANG THÉP THÁI NGUYÊN
Trang 2-I Giới thiệu chung về công ty cổ phần sửa chữa ôtô Gang thép
1 Vài nét về quá trình hình thành và phát triển
2 Nhiệm vụ và chức năng của công ty
3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
4 Các nguồn lực của công ty cổ phần sửa chữa ôtô gang thép
5 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
II Thực trạng một số nội dung của công tác quản lý nhân sự tại công
ty cổ phần sửa chữa ôtô Gang thép – Thái Nguyên
1 Tình hình nhân sự của công ty cổ phần sửa chữa ôtô Gang thép
2 Tình hình tuyển dụng lao động của công ty
3 Tình hình phân công và sử dụng lao động của công ty
4 Công tác hoạch định nguồn nhân lực của công ty
5 Công tác tuyển dụng lao động của công ty
6 Đào tạo bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn
7 Tạo động lực kích thích sản xuất trong công ty
8 Đánh giá công tác quản lý và sử dụng lao động của công ty
9 Những thành tích đã đạt được và một số hạn chế còn tồn tại
CHƯƠNG III : PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỬA CHỮA ÔTÔ GANG THÉP
1 Những phương hướng và mục tiêu chung về quản lý nhân sự của công
ty trong thời gian tới
2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân sự ở công ty
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay đất nước ta đang bước vào thời kỳ đổi mới của sự phát triển,thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước phải từng bước hộinhập của cộng đồng quốc tế Xuất phát từ thực tế này đã buộc người ta phảithừa nhận vai trò ngày càng quan trọng của yếu tố con người trong sản xuấtcũng như trong mọi mục tiêu của hoạt động xã hội
Trong hoạt động kinh tế nói chung người ta thấy một sự chuyển từthông số vật chất bên ngoài con người sang vấn đề bên trong con người, liênquan đến những hiểu biết và hoạt động sáng tạo của con người không ngừng
nâng cao chất lượng sức lao động những hình thức sử dụng linh hoạt “Nguồn
lực tiềm năng của con người” Kết hợp sự nỗ lực chung của tập thể quần
chúng công nhân, quan tâm đến yếu tố văn minh, thẩm mỹ của sản phẩm vàchất lượng công việc là những vấn đề quan tâm của các nhà sản xuất kinhdoanh hiện đại
Một tổ chức, một doanh nghiệp vừa là tế bào của nền kinh tế, vừa lànơi trực tiếp phát huy vai trò của con người thông qua các hình thức sử dụnglao động và các chính sách lao động Cùng với sự phát triển nhanh chóngchưa từng thấy của tiến bộ khoa học kỹ thuật, các hình thức quản lý lao động
Quản lý là một quá trình tổng hợp, trong đó quản lý nhân sự là khâuthen chốt Không một hoạt động nào của tổ chức đem lại hiệu quả nếu thiếuquản lý nhân sự Quản lý nhân sự có ý nghĩa quyết định thành công hay thấtbại của mỗi doanh nghiệp Cũng bởi nhân lực là nguồn lực của con người, lànguồn dồi dào vô tận nhưng chúng ta phải biết sử dụng nó sao cho có hiệuquả Năng lực và trí tuệ của con người lao động có được phát huy đầy đủ haykhông là do người quản lý có biết khơi dậy các yếu tố đó không Nên quản lýnhân sự là yêu tố mà mọi doanh nghiệp đều phải quan tâm
Nhận thức được tầm quan trọng của quản lý nhân sự với việc phát triểndoanh nghiệp và những bất cập của nó trong các doanh nghiệp nước ta hiệnnay Với kiến thức đã được trang bị trong thời gian học tập tại trường kết hợpvới thực tập tại Công ty cổ phần sửa chữa ôtô Gang thép – Thái Nguyên emxin chọn đề tài:
“Hoàn thiện một số nội dung của quản lý nhân sự tại Công ty cổ
phần sửa chữa ôtô Gang thép – Thái Nguyên”
Trang 4Trong bài viết này em cố gắng tìm hiểu và đề cập đến một số nội dungchủ yếu của công tác quản lý nhân lực, tìm hiểu quá trình tuyển chọn, sửdụng, đãi ngộ người lao động của Công ty cổ phần sửa chữa ôtô Gang thép -Thái Nguyên và đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụngnguồn nhân lực hiện có của công ty.
Nội dung của chuyên đề thực tập ngoài phần mở đầu và phần kết luậngồm 3 chương:
Chương I : Những vấn đề lý luận chung về Quản lý nhân sự Chương II : Một số nội dung của công tác quản lý nhân sự của Công ty cổ phần sửa chữa ôtô Gang thép – Thái Nguyên.
Chương III : Phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản
lý nhân sự tại Công ty cổ phần sửa chữa ôtô Gang thép – Thái Nguyên
Trong quá trình đào tạo, được sự quan tâm của Nhà trường và khoaKhoa Học Quản Lý, sinh viên chúng em đã được đi thực tập tại các Doanhnghiệp để trang bị cho mình những kiến thức thực tế về quản lý Để sau khitốt nghiệp thì trong mỗi sinh viên đã có một phần kiến thức về cách làm việcsao cho khoa học và có hiệu quả nhất, làm việc ở văn phòng như thế nào và tổchức sản xuất dưới phân xưởng ra sao để thu được hiệu quả lớn nhất trongcông việc Vì vậy thực tập có vị trí quan trọng trong hệ thống kiến thức củasinh viên Qua đó phần nào giúp Sinh viên nhận thức đầy đủ sự cần thiết phảinâng cao vai trò quản lý
Trong thời gian thực tập em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ hướng
dẫn tận tình của cô giáo: PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà và các cô, chú, anh chị
trong Công ty cổ phần sửa chữa ôtô Gang thép – Thái Nguyên để em hoànthành chuyên đề này
Do kiến thức còn hạn chế, thời gian thực tập có hạn nên chắc chắnkhông thể tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong có những ý kiến góp ý, bổxung của thầy cô để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn
Trang 5CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÂN SỰ
I CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN SỰ TRONG DOANH NGHIỆP
1 Khái niệm, ý nghĩa và tầm quan trọng của quản lý nhân sự trong doanh nghiệp
1.1 Khái niệm quản lý nhân sự trong doanh nghiệp
Quản lý nhân sự là: Tổng thể các hoạt động nhằm thu hút hình thành,xây dựng, sử dụng và duy trì phát triển một lực lượng lao động có hiệu quảđáp ứng yêu cầu hoạt động của tổ chức, đảm bảo thực hiện thắng lợi nhữngmục tiêu và thoả mãn người lao động tốt nhất Một hoạt động vừa mang tínhkhoa học vừa mang tính nghệ thuật vì quản lý nhân sự là một lĩnh vực gắn bónhiều đến văn hoá tổ chức và chứa đựng nhiều giá trị nhân văn hơn bất cứmột lĩnh vực quản lý nào khác
Quản lý nhân lực là một hệ thống các kiến thức, các nguyên tắc và cácphương pháp khoa học đã được đúc rút và kiểm nghiệm qua thực tế để thựchiện các chức năng quản lý con người, người quản lý phải biết vận dụng linhhoạt các kiến thức, phương pháp quản lý cho phù hợp với từng người trongtừng trường hợp
1.2 Ý nghĩa của quản lý nhân sự trong doanh nghiệp
Quản lý nhân sự có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý chung các hoạtđộng của một doanh nghiệp:
- Giúp nhà quản lý nhận thức được tầm quan trọng của yếu tố con người tronghoạt động của doanh nghiệp
- Nhà quản lý tìm được cách đối sử của tổ chức với người lao động
- Giúp nhà quản lý đánh giá được sự thực hiện công việc của nhân viên
- Xây dựng và quản lý hệ thống thù lao lao động
- Thiết lập và áp dụng các chính sách, phúc lợi, phụ cấp, bảo hiểm xã hội
Trang 61.3 Tầm quan trọng của quản lý nhân sự trong doanh nghiệp
Yếu tố giúp ta nhận biết được một tổ chức hoạt động tốt hay khônghoạt động tốt, thành công hay không thành công chính là lực lượng nhân sựcủa nó, những con người cụ thể với tấm lòng nhiệt tình và óc sáng tạo Mọithứ còn lại như: Máy móc thiết bị, của cải vật chất, công nghệ kỹ thuật đều cóthể mua được, học hỏi được, sao chép được, nhưng con người thì không thể
Vì vậy có thể khẳng định rằng quản lý nhân sự có vai trò thiết yếu đối với sựtồn tại và phát triển của tổ chức
Trong một tổ chức quản lý nhân sự thuộc chức năng chính của nhàquản lý, giúp nhà quản lý đạt được mục đích thông qua nỗ lực của người kháccác nhà quản lý có vai trò đề ra các chính sách, đường lối, chủ trương có tínhchất định hướng cho sự phát triển của tổ chức Do đó nhà quản lý phải làngười biết nhìn xa trông rộng, có trình độ chuyên môn cao Người thực hiệncác đường lối chính sách mà nhà quản lý đề ra là các nhân viên thừa hành, kếtquả công việc hoàn thành tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào năng lực củanhân viên, vì vậy cho nên có thể nói rằng: “mọi quản lý suy cho cùng cũng làquản lý con người”
Quản lý nhân sự góp phần vào việc giải quyết các mặt kinh tế xã hộicủa vấn đề lao động Đó là một vấn đề chung của xã hội, mọi hoạt động kinh
tế nói chung đều đi đến mục đích sớm hay muộn là làm sao cho người laođộng hưởng thành quả mà họ làm ra
Quản lý nhân sự gắn liền với mọi tổ chức, bất kỳ một cơ quan tổ chứcnào cũng cần phải có bộ phận nhân sự Quản lý nhân sự là một thành tố quantrọng của chức năng quản lý, nó có nhánh và gốc rễ trải rộng khăp nơi trongmọi tổ chức Quản lý nhân sự hiện diện ở khắp các phòng ban, bất cứ cấpquản trị nào cũng có nhân viên dưới quyền vì thế đều phải có quản lý nhân sự.Cung cách quản lý nhân sự tạo ra bầu không khí văn hoá cho một tổ chức.Đây cũng là một yếu tố quyết định đến sự thành hay bại của một tổ chức
Trang 7Quản lý nhân sự có vai trò to lớn đối với hoạt động kinh doanh của mộtdoanh nghiệp, nó là hoạt động bề sâu chìm bên trong doanh nghiệp nhưng lạiquyết định đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
II Nội dung của quản lý nhân sự trong doanh nghiệp
1 Phân tích công việc.
1.1 Khái niệm và mục đích của phân tích công việc.
- Khái niệm:
Phân tích công việc là việc tìm hiểu và xác định nội dung, đặc điểm củatừng công việc, đo lường giá trị và tầm quan trọng của nó để đề ra các tiêuchuẩn về năng lực, phẩm chất mà người thực hiện công việc cần phải có.Phân tích công việc là một nội dung quan trọng của quản lý nhân sự, nó ảnhhưởng trực tiếp đến các nội dung khác của quản lý nhân sự
- Cung cấp các tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng thực hiện công việc
1.2 Nội dung của phân tích công việc.
Phân tích công việc được thực hiện theo 5 bước sau:
Mô tả
công việc
Xác định công việc
Tiêu chuẩn về nhân sự
Đánh giá công việc
Xếp loại công việc
Trang 8- Bước 1: Mô tả công việc
Thiết lập bảng liệt kê về các nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn, các hoạtđộng thường xuyên và đột xuất, các phương tiện và điều kiện làm việc, cácquan hệ trongcông việc…
Để mô tả công việc trong thực tế ta sử dụng một số biện pháp sau:
- Quan sát: Quan sát trực tiếp xem công việc được thực hiện như thế
nào tại nơi làm việc
- Tiếp xúc trao đổi: Phương pháp này được thực hiện với chính những
người làm công việc đó, Với cấp trên trực tiếp của họ, đôi khi với đồngnghiệp của họ Cuộc tiếp xúc trao đổi sẽ cho phép ta thu thập được nhữngthông tin cần thiết, tạo cơ hội để trao đổi và giải quyết các vấn đề chưa rõràng Trong khi quan sát có thể sử dụng một số dụng cụ cần thiết như : Giấybút để ghi chép, đồng hồ để bấm giờ…
- Bản câu hỏi: Theo phương pháp này các bản câu hỏi được thảo ra
phát rộng rãi cho các công nhân viên và những người có liên quan đến côngviệc để họ trả lời Câu hỏi đưa ra phải đầy đủ, rõ ràng, nhưng không lên quáchi tiết, tỷ mỉ
- Bước 2: Xác định công việc.
Là việc thiết lập một văn bản quy định về nhiệm vụ, chức năng, quyềnhạn, các hoạt động thường xuyên đột suất, các mối quan hệ trong công tác,các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng công việc Bằng việc xem xét các thôngtin thu thập được từ thực tế trong bản mô tả, có thể phát hiện ra các điểm bấthợp lý cần thay đổi những nội dung thừa cần loại bỏ và những nội dung thiếucần bổ sung Từ đó xác định được bản mô tả công việc mới theo tiêu chuẩncủa công việc
- Bước 3: Đề ra các tiêu chuẩn về nhân sự
Là những yêu cầu chủ yếu về năng lực, phẩm chất, hình thức mà mọingười đảm nhận công việc phải đạt được Đối với các công việc khác nhau, sốlượng và mức độ yêu cầu công việc cũng khác nhau
Những yêu cầu hay được đề cập đến: Sức khoẻ (Thể lực và trí lực),trình độ học vấn, tuổi tác kinh nghiệm, ngoại hình, sở thích cá nhân, hoàncảnh gia đình
Trang 9Các tiêu chuẩn đưa ra sẽ được xác định rõ là ở mức nào: Cần thiết, rấtcần thiết hay chỉ là mong muốn.
- Bước 4: Đánh giá công việc
Là việc đo lường và đánh giá tầm quan trọng của mỗi công việc Việcđánh giá công việc phải chính xác, khách quan, đây là một nhiệm vụ hết sứcquan trọng, bởi vì giá trị và tầm quan trọng của mỗi công việc đuựơc đánh giá
sẽ là căn cứ để xác định mức lương tương xứng cho công việc này Chấtlượng của công tác đánh giá phụ thuộc vào phương pháp đánh giá
Có hai nhóm phương pháp đánh giá:
Nhóm 1: Các phương pháp tổng quát.
- Phương pháp đánh giá tất cả các công việc cùng một lúc: Hội đồngđánh giá sẽ họp lại để cùng xem xét các bản mô tả công việc và bàn bạc để điđến kết luận về mức độ phức tạp và tầm quan trọng của công việc
- Phương pháp so sánh từng cặp: Việc đánh giá được tiến hành bằngcách so sánh lần lượt một công việc này với công việc khác
- Ngoài ra còn có một số phương pháp khác: Phương pháp đánh giátheo các công việc chủ chốt, phương pháp đánh giá theo mức độ độc lập tựchủ khi thực hiện công việc…
Nhóm 2: Các phương pháp phân tích:
Xem xét các công việc theo từng yếu tố riêng biệt, sau đó tổng hợp lạithành một đánh giá chung
- Phương pháp cho điểm: Mỗi yếu tố được đánh giá ở nhiều mức độ
khác nhau tương đương với một số điểm nhất định
- Phương pháp Corbin: Theo sơ đồ về sự chu chuyển thông tin trongnội bộ Doanh nghiệp
Thu thập
thông tin
quyết địnhThông tin phản hồi
- Phương pháp Hay metra: Hệ thống điểm được trình bày dưới dạng 3
ma trận
Trang 10Mảng 1: Khả năng: Là toàn bộ những năng lực và phẩm chất cần thiết
để hoàn thành công việc
Mảng 2: Óc sáng tạo: Thể hiện mức độ sáng tạo, tư duy cần thiết để có
thể phân tích, đánh giá, dẫn dắt vấn đề
Mảng 3: Trách nhiệm đối với kết quả cuối cùng.
Theo phương pháp này kết quả công việc cần đánh giá là tổng số điểmcộng lại từ 3 ma trận trên
- Bước 5 : Sếp loại công việc.
Những công việc được đánh giá tương đương nhau sẽ được xếp vàothành một nhóm Việc xếp loại công việc như thế này rất tiện lợi cho các nhàquản lý trong công việc
2 Tuyển dụng nhân sự.
Trong một Doanh nghiệp, công tác tuyển dụng nhân sự thành công tức
là tìm được những người thực sự phù hợp với công việc có ý nghĩa rất to lớn.Doanh nghiệp nhận được một nguồn nhân sự xứng đáng, hoàn thành tốt côngviệc được giao góp phần vào việc duy trì sự tồn tại và phát triển của Doanhnghiệp Bản thân những nguời được tuyển vào công việc phù hợp với nănglực và sở trường của mình sẽ rất hứng thú và an tâm với công việc Ngược lạinếu việc tuyển dụng nhân sự không được thực hiện đúng thì sẽ gây ra nhữngảnh hưởng tiêu cực tác động trực tiếp tới Doanh nghiệp và người lao động
2.1 Nguồn tuyển dụng
- Nguồn tuyển dụng từ nội bộ Doanh nghiệp
Tuyển dụng nhân sự trong nội bộ Doanh nghiệp thực chất là quá trìnhthuyên chuyển đề bạt, cân nhắc từ bộ phận này sang bộ phận khác, từ côngviệc này sang công việc khác, từ cấp này sang cấp khác
Hình thức tuyển dụng trong nội bộ Doanh nghiệp có những ưu điểmsau:
- Nhân viên của Doanh nghiệp đã được thử thách về lòng trung thành,thái độ nghiêm túc, trung thực, tinh thần trách nhiệm và ít bỏ việc
- Nhân viên của Doanh nghiệp sẽ rễ ràng, thuận lợi hơn trong việc thựchiện công việc, nhất là trong thời gian đầu ở cương vị trách nhiệm mới Họ đã
Trang 11làm quen, hiểu được mục tiêu của Doanh nghiệp do đó mau chóng thích nghivới điều kiện làm việc mới và biết cách để đạt được mục tiêu đó.
- Hình thức tuyển trực tiếp từ các nhân viên đang làm việc cho Doanhnghiệp cũng sẽ tạo ra sự thi đua rộng rãi giữa các nhân viên đang làm việc,kích thích họ làm việc tích cực, sáng tạo và tạo ra hiệu suất cao hơn
Tuy nhiên áp dụng hình thức này cũng có một số nhược điểm sau:
- Việc tuyển nhân viên vào chức vụ trống trong Doanh nghiệp theo kiểutăng chức nội bộ có thể gây lên hiện tượng trây lì, sơ cứng do các nhân viênđược thăng chức đã quen với cách làm việc của cấp trên trước đây, họ sẽ dậpkhuôn vì thế mất đi sự sáng tạo, không giấy lên được không khí thi đua mới
- Trong Doanh nghiệp dễ hình thành lên các nhóm “Ứng viên khôngthành công”, họ là những người được ứng cử vào các chức vụ nhưng khôngđược tuyển chọn từ đó có tâm lý không phục lãnh đạo, chia bè phái gây mấtđoàn kết
- Nguồn tuyển dụng nhân sự từ bên ngoài Doanh nghiệp
Là việc tuyển dụng nhân viên từ thị trường lao động bên ngoài Doanhnghiệp
Ưu điểm của hình thức tuyển dụng nhân sự từ bên ngoài Doanh nghiệp:
- Giúp Doanh nghiệp thu hút được nhiều chuyên gia, những nhân viêngiỏi, qua đó tuyển chọn vào các chức danh phù hợp
- Các nhân viên mới thường tỏ ra năng nổ, chứng minh khả năng làmviệc của mình bằng công việc cụ thể cho nên hiệu quả sử dụng công lao độngrất cao
Nhược điểm tồn tại của hình thức tuyển dụng nhân sự từ bên ngoài Doanh nghiệp : Đó là người được tuyển dụng phải mất một số thời gian đẻ
làm quen với doanh nghiệp và công việc Do đó họ có thể chưa hiểu rõ đượcmuc tiêu, lề lối làm việc và Doanh nghiệp , điều này có thể dẫn đế sự sai lệch
và cản trở nhất định
Các hình thức thu hút ứng cử viên từ bên ngoài: Thông qua quảng cáo,
thông qua văn phòng dịch vụ lao động, tuyển sinh viên tốt nghiệp từ cáctrường đại học, cao đẳng và một số hình thức khác
2.2 Nội dung của tuyển dụng nhân sự
Trang 12Nội dung của tuyển dụng nhân sự gồm những bước sau:
Chuẩn bị tuyển dụng
Kiểm tra sức khoẻ
Đánh giá ứng cử viên và ra quyết định
Thông báo tuyển dụng
Thu thập nghiên cứu hồ sơ
Tổ chức phỏng vấn, trắc nghiệm, sát
hạch các ứng cử viên
Trang 13- Bước 1: Chuẩn bị tuyển dụng
- Thành lập hội đồng tuyển dụng, quy định rõ về số lượng thành phần
và quyền hạn của hội đồng tuyển dụng
- Nghiên cứu kỹ các loại văn bản, tài liệu quy định của nhà nước và tổchức , Doanh nghiệp liên quan tới tuyển dụng nhân sự
- Phải xác định rõ tiêu chuẩn tuyển dụng nhân sự ở cả ba khía cạnh:Tiêu chuẩn chung đối với tổ chức, Doanh nghiệp, tiêu chuẩn của phòng banhoặc bộ phận cơ sở và tiêu chuẩn đối với cá nhân thực hiện công việc
- Bước 2: Thông báo tuyển dụng
Các Doanh nghiệp có thể áp dụng một hoặc kết hợp các hình thứcthông báo tuyển dụng sau: Quảng cáo trên báo, đài, tivi; Thông qua các trungtâm dịch vụ lao động, thông báo tại doanh nghiệp, tìm ứng viên trên mạng
Các thông báo đưa ra phải ngắn gọn, rõ ràng, chi tiết và đầy đủ nhữngthông tin cơ bản cho những ứng cử viên Phải thông báo đầy đủ về tên Doanhnghiệp, thông tin về nội dung công việc, tiêu chuẩn tuyển dụng, hồ sơ và giấy
tờ cần thiết, cách thức tuyển dụng và nội dung tuyển dụng
- Bước 3: Thu nhận và nghiên cứu hồ sơ.
- Tất cả hồ sơ xin việc phải ghi vào sổ xin việc Người xin tuyển dụngphải nộp cho Doanh nghiệp những hồ sơ giấy tờ cần thiết theo yêu cầu
- Việc nghiên cứu hồ sơ nhằm ghi lại các thông tin chủ yếu về các ứng
cử viên và có thể loại bớt được một số ứng cử viên không đáp ứng được tiêuchuẩn đề ra không cần phải làm các thủ tục tiếp theo trong quá trình tuyểndụng do đó có thể giảm chi phí tuyển dụng cho Doanh nghiệp
- Bước 4: Tổ chức phỏng vấn, trắc nghiệm và sát hạch các ứng cử viên.
Trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ phải làm rõ thêm một số thông tin đểkhẳng định vấn đề
- Kiểm tra, trắc nghiệm, phỏng vấn nhằm chọn ra các ứng cử viên xuấtsắc nhất Các bài kiểm tra sát hạch thường được sử dụng để đánh giá các ứng
cử viên về kiến thức cơ bản khả năng thực hành
Trang 14- Ngoài ra có thể áp dụng các hình thức trắc nghiệm để đánh giá một sốnăng lực đặc biệt của ứng cử viên như : Trí nhớ, mức độ khéo léo của bàntay
- Phỏng vấn được sử dụng để tìm hiểu, đánh giá các ứng cử viên vềnhiều phương diện như: Kinh nghiệm, trình độ, tính cách, khí chất, khả nănghoà đồng
- Phải ghi chép từng đặc điểm cần lưu ý với từng ứng cử viên để giúpcho việc đánh giá được thực hiện một cách chính xác nhất
- Bước 5 :Kiểm tra sức khoẻ.
Dù có đáp ứng đủ các yếu tố về trình độ học vấn, hiểu biết, thông minh,
tư cách đạo đức tốt nhưng sức khoẻ không đảm bảo cũng không nên tuyểndụng Nhận một người có sức khoẻ không đảm bảo sẽ ảnh hưởng tới chấtlượng thực hiện công việc và hiệu quả kinh tế, bên cạnh đó còn gây ra nhiềuphiền phức về mặt pháp lý cho doanh nghiệp
- Bước 6: Đánh giá ứng cử viên và quyết định.
Sau khi thực hiện các bước trên nếu hai bên cùng nhất trí sẽ đi đếnbước tiếp theo là doanh nghiệp quyết định tuyển dụng và hai bên sẽ ký kếthợp đồng lao động
Trưởng phòng nhân sự đề nghị, giám đốc ra quyết định tuyển dụnghoặc ký hợp đồng lao động Trong quyết định tuyển dụng hoặc trong hợpđồng lao động cần ghi rõ chức vụ, lương bổng, thời gian thử việc…
Trách nhiệm của nhà quản lý là làm mềm các ứng cử viên, giúp họ mauchóng làm quen với công việc mới
3 Làm hoà nhập nhân sự.
Ở bất kỳ một doanh nghiệp, một tổ chức dù lớn hay nhỏ thì yếu tố con ngườiluôn được coi trọng nhất Bởi nó quyết định phần lớn thành công hay thất bạicủa một tổ chức Bởi vậy nhà quản lý phải có sắp xếp công việc phù hợptrong lao động sản xuất đảm bảo một môi trường làm việc đầy thiện cảm vàtình đàn kết chặt chẽ Để tạo điều kiện cho sự hoà nhập của các nhân viên mớivới môi trường công việc nhà quản lý cần:
Trang 15- Trước hết đó là sự quan tâm của nhà quản lý, thực tế công việc là sựhiểu biết sâu sắc nhất của người lao động đối với công việc mà họ cần quantâm.
- Tạo điều kiện để những người có kinh nghiệm hướng dẫn cho nhữngnhân viên mới vào làm việc
- Cho thời gian để người lao động có thể nhận thức đúng về công việc
mà họ phải hoàn thành để họ dần tích luỹ những kinh nghiệm và sự đam mêcông việc mà họ đảm nhận
- áp dụng các biện pháp thưởng phạt với người lao động để họ thấyđược sự đãi ngộ của công ty cũng như trách nhiệm công việc mà mình phảihoàn thành để nâng cao tinh thần trách nhiệm với công việc
- Tạo cảm giác cho người lao động thấy họ cũng là một thành viên, một
bộ phận trong quy trình công việc của tập thể
Từ đó tạo một tam lý an toàn cho người lao động để họ có thể yên tâmhoàn thành công việc mà họ được phân công cũng như sự họ cảm thấy công
ty cũng là gia đình của chính người lao động
4 Đào tạo và phát triển nhân sự.
Đào tạo và phát triển nhân sự là hai nội dung cơ bản trong vấn đề nângcao trình độ tinh thông nghề nghiệp của nhân sự Ngoài ra nó còn bao gồmnội dung giáo dục nhân sự cho Doanh nghiệp Phải đào tạo và phát triển nhân
sự vì trong thời đại kỹ thuật phát triển như vũ bão, công nghệ kỹ thuật luônđổi mới không ngừng, muốn bắt kịp với thời đại thì con người cần phải đượctrang bị những kiến thức và kỹ năng nhất định về nghề nghiệp, đó vừa là mộtnhu cầu vừa là một nhiệm vụ
4.1 Đào tạo nhân sự.
Trong quá trình đào tạo mỗi người sẽ được bù đắp những thiếu hụttrong học vấn, được truyền đạt những khả năng và kinh nhiệm thiết thực tronglĩnh vực chuyên môn được cập nhật hoá kiến thức và mở rộng tầm hiểu biết
để không những có thể hoàn thành tốt công việc được giao mà còn có thểđương đầu với những môi trường xung quanh ảnh hưởng tới công việc củamình Qúa trình đào tạo được áp dụng cho những người thực hiện một côngviệc mới hoặc những người đang thực hiện một công việc nào đó nhưng chưa
Trang 16đạt yêu cầu Ngoài ra còn có quá trình nâng cao trình độ đó là việc bồi dưỡngthêm chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động để họ có thể làm được nhữngcông việc phức tạp hơn, năng suất cao hơn
Lao động là vốn quý của quá trình sản xuất, vì vậy những lao động cótrình độ chuyên môn cao là một yếu tố quý của sản xuất xã hội nói chung, nóquyết định được việc thực hiện mục tiêu của quá trình sản xuất kinh doanh
Vì vậy công tác đào tạo nhân sự có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triểncủa một Doanh nghiệp Đào tạo về tư duy, kiến thức, trình độ, nhận thức củacon người
Đào tạo nhân sự được chia làm hai loại:
- Đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật:
Là quá trình giảng dậy và nâng cao chuyên môn kỹ thuật cho người laođộng Được áp dụng cho các nhân viên kỹ thuật và người lao động trực tiếp.Các phương pháp đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật:
- Phương pháp đào tạo tại nơi làm việc: Công nhân được phân cônglàm việc chung với một người có kinh nghiệm hơn để học hỏi, làm theo.Phương pháp này áp dụng rất đơn giản đoà tạo được số lượng đông, chi phíthấp, tính thực tiễn cao, nhưng nó lại thiếu đi sự bài bản và kiến thức lý luận
vì vậy nhân viên không phát huy được tính sáng tạo trong công việc
- Phương pháp đào tạo theo chỉ dẫn: Những người có trách nhiệm đoàtạo liệt kê những công việc, nhiệm vụ, những bước, tiến hành, những điểmthen chốt, những cách thực hiện công việc, sau đó kiểm tra kết quả công việccủa học viên, uốn nắn hướng dẫn, đào tạo học viên làm cho đúng Phươngpháp này có ưu thế hơn phương pháp trước, nó đòi hỏi sự chủ động sáng tạocủa người học, nhấn mạnh sự sáng tạo, năng lực, năng khiếu của mỗi người
- Đào tạo theo phương pháp giảng bài: Các giảng viên có thể tổ chứccác lớp học, hướng dẫn đào tạo về mặt lý thuyết kết hợp với thực hành hoặcgiảng bài một cách gián tiếp
- Đào tạo nâng cao năng lực quản lý.
Hình thức đào tạo này được phát triển áp dụng cho các cấp quản lý, đàotạo năng lực quản lý để nâng cao khả năng quản lý bằng cách truyền đạt cáckiến thức làm thay đổi quan điểm hay nâng cao năng lực thực hành của nhà
Trang 17quản lý Đào tạo nâng cao năng lực quản trị là rất cần thiết đối với một Doanhnghiệp, vì các nhà quản lý giữ một vai trò rất quan trọng đối với sự thànhcông hay thất bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp.
- Các phương pháp đào tạo nâng cao năng lực quản lý:
- Phương pháp luân phiên: Thường xuyên thay đổi công việc, mục tiêucủa nguời đào tạo là cho đối tượng đào tạo tiếp cận với nhiều công việc khácnhau, làm cho người lao động hiểu được về công việc của Doanh nghiệp mộtcách tổng thể nhất
- Phương pháp kèm cặp: Người được đào tạo sẽ làm việc trực tiếp vớingười mà họ sẽ thay thế trong tương lai Người này có trách nhiệm hướngdẫn, kèm cặp cách thức giải quyết mọi vấn đề trong phạm vi trách nhiệm chongười được đào tạo Phương pháp được áp dụng để đào tạo các nhà quản lýcấp cao
- Phương pháp đào tạo Giám đốc trẻ: Áp dụng cho các nhà quản lý cấptrung gian bằng cách bổ nhiệm họ vào các vị trí tương đương sau đó giaoquyền cho họ để họ giải quyết các vấn đề thực tế, thực hiện công việc đào tạodưới sự giám sát của Giám đốc và tổ chức
- Một số phương pháp khác: Đó là các phương pháp đào tạo bên ngoàiDoanh nghiệp như: phương pháp nghiên cứu tình huống, phương pháp tròchơi quản trị, phương pháp hội thảo, phương pháp nhập vai…
4.2 Phát triển nhân sự
Mỗi một Doanh nghiệp đều phải có sự quy hoạch về nhân sự và các cán
bộ trong Doanh nghiệp để mỗi một cá nhân có cơ hội thử sức mình, bộc lộcác năng lực của mình để có cơ hội thăng tiến Phát triển nhân sự là việc làmthường xuyên của mỗi Doanh nghiệp xuất phát từ yêu cầu mục tiêu kinhdoanh của Doanh nghiệp, giúp Doanh nghiệp có đủ nguồn nhân lực Ngoài raphát triển nhân sự còn giúp cho người lao động tìm ra được hướng đi chomình, tạo cho họ môi trường thuận lợi để họ làm việc tốt hơn
Nội dung của công tác phát triển nhân sự:
- Thăng tiến và bổ nhiệm nhân sự vào các chức vụ quản lý
- Giải quyết chế độ cho nhân viên, nhà quản lý khi họ rời bỏ Doanhnghiệp
Trang 18- Tuyển dụng đội ngũ lao động mới.
Nguồn lực con người là một yếu tố quan trọng nhất trong Doanh nghiệp.Muốn phát triển Doanh nghiệp thì các nhà quản lý phải chú ý đến công tácphát triển nguồn lực con người trong Doanh nghiệp
5 Đánh giá và đãi ngộ nhân sự
5.1 Đánh giá thành tích công tác
- Khái niệm và ý nghĩa của công tác đánh giá thành tích:
Đánh giá nhân viên là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu củaquản lý nhân sự Nó là chìa khoá cho Doanh nghiệp hoạch định, tuyển dụngcũng như phát triển nhân sự và đãi ngộ nhân sự Đánh giá là một thủ tụch đãđược tiêu chuẩn hoá, được tiến hành thường xuyên nhằm thu thập thông tin vềkhả năng nghề nghiệp, kết quả công tác, nguyện vọng cá nhân và phát triểncủa mỗi người
Đánh giá thành tích công tác là một việc làm rất khó khăn, nó đòi hỏi
sự chính xác và công bằng Qua đánh giá biết rõ được năng lực và triển vọngcủa mỗi người, từ đó có thể đưa ra các quyết định đứng đắn liên quan đếnngười đó Việc đánh giá thành tích được thực hiện đúng đắn sẽ cải thiện đượcbầu không khí trong tập thể, mỗi người đều cố gắng làm việc tốt hơn, để trởthành người tích cực hơn, để đón nhận những đánh giá tốt về mình
Đánh giá thành thích công tác năng cao trách nhiệm của cả hai phía:Người bị đánh giá và hội đồng đánh giá Không những người bị đánh giá có ýthức hơn về hành vi, lời nói, việc làm của mình mà những người trong hộiđồng đánh giá cũng phải nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc thu thậpthông tin đánh giá về người khác Ngược lại những đánh giá hời hợt chủ quan
có thể tạo lên tâm trạng bất bình, lo lắng ấm ức nơi người bị đánh giá Sựkhông thoả mãn hay hài lòng này có thể làm cho họ không tập chung tư tưởngvào công việc, làm việc kém năng suất và hiệu quả, có khi tạo lên sự chốngđối ngấm ngầm, mâu thuẫn nội bộ và làm vẩn đục không khí tập thể
- Nội dung của công tác đánh giá thành tích:
Việc đánh giá thành tích trải qua các giai đoạn sau:
- Xác định mục đích và mục tiêucần đánh giá
- Đưa ra các tiêu chuẩn để đánh giá
Trang 19- Đánh giá nhân viên thông qua việc so sánh các thông tin thu thậpđược về các tiêu chuẩn đã được đề ra.
- Đánh giá về năng lực, phẩm chất của các nhân viên
- Đánh giá mức độ hoàn thiện công việc
- Một số phương pháp đánh giá thành tích công tác:
- Phương pháp xếp hạng luân phiên: Đưa ra một số khía cạnh chính, liệt
kê danh sách những người cần được đánh giá sau đó lần lượt những ngườigiỏi nhất đến những người kém nhất theo từng khía cạnh đó Phương phápnày đơn giản, nhưng có vẻ áng trừng, không được chính xác và mang nặngcảm tính
- Phương pháp so sánh từng cặp: Các nhân viên được so sánh với nhautừng đôi một về: Thái độ nghiêm túc trong công việc, khối lượng công việchoàn thành, chất lượng công việc…
- Phương pháp cho điểm: Đánh giá nhân viên theo nhiều tiêu chuẩnkhác nhau, mỗi một tiêu chuẩn chia thành năm mức độ khác nhau: Yếu, trungbình, khá, tốt, xuất sắc, tương ứng với số điểm từ 1 đến 5 phương pháp nàyrất phổ biến vì nó đơn giản và thuận tiện
Các yếu tố để lựa chọn đánh giá gồm hai loại : Đặc tính liên quan đến
công việc và đặc tính liên quan đến cá nhân đương sự
Các yếu tố liên quan đến công việc bao gồm: Khối lượng và chất lượng
công việc
Các yếu tố liên quan đến cá nhân đương sự bao gồm: Sự tin cậy, sáng
kiến, sự thích nghi, sự phối hợp
Mỗi nhân viên sẽ được cho một số điểm phù hợp với mức độ hoànthành công việc, sau đó sẽ được tổng hợp đánh giá chung về tình hình thựchiện công việc của mỗi người
5.2 Đãi ngộ nhân sự
Công tác đãi ngộ nhân sự nhằm kích thích người lao động nâng caonăng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh doanh và thực hiện mục tiêu củaDoanh nghiệp
Mỗi một nhóm một cá nhân đều đến với Doanh nghiệp với mục tiêu vàmong muốn riêng Mỗi người đều có cái ưu tiên và ràng buộc riêng của mình
Trang 20Là nhà quản lý nhân sự, với các cá nhân và nhóm cụ thể đã được xác định, tacần xác định được mục tiêu thúc đẩy từng nhóm, từng cá nhân để có tác độngphù hợp, đủ liều lượng, đúng lúc, đem lại kết quả như mong muốn.
Đãi ngộ nhân sự đựơc thể hiện qua hai hình thức là: Đãi ngộ vật chất vàđãi ngộ tinh thần
- Đãi ngộ vật chất
Đãi ngộ vật chất là một động lực quan trọng thúc đẩy nhân viên làmviệc nhiệt tình với tinh thần trách nhiệm, phấn đấu nâng cao hiệu quả côngviệc được giao
- Tiền lương: Tiền lương là một vấn đề thiết thực và nhạy cảm trong
những chính sách có liên quan đến con người tại doanh nghiệp cũng nhưtrong xã hội Về phía những người ăn lương tiền lương thể hiện tài năng vàđịa vị của họ, vừa thể hiện sự đánh giá về cơ quan và xã hội về công lao đónggóp cho tập thể của họ
Tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành qua thoả thuận giữangười có sức lao động và người sử dụng sức lao động phù hợp với quan hệtrong nền kinh tế thị trường
Hệ thống tiền lương là toàn bộ tiền lương Doanh nghiệp trả cho nhânviên do công việc mà họ đã làm Vì vậy khi xây dựng hệ thống tiền lương cầnphải có các yêu cầu cơ bản sau:
- Cách tính tiền lương phải đơn giản, rễ hiểu, rõ ràng để mọi người cóthể hiểu và kiểm tra được tiền lương của mình
- Phải tuân theo những quy định chung của pháp luật như là mức lươngtối thiểu, phụ cấp, độc hại, nguy hiểm, làm thêm giờ
- Phải thể hiện tính cạnh tranh về giá cả trên thị trường
-Tương xứng với năng lực và đóng góp của mỗi người, đảm bảo sựcông bằng trong Doanh nghiệp
Trong cơ cấu tiền lương phải có phần cứng (phần ổn định) và phầnmềm (phần linh động) để có thể điều chỉnh lên xuống khi cần thiết
Hai hình thức trả lương chính trong Doanh nghiệp :
- Trả lương theo thời gian : Tiền lương sẽ trả căn cứ vào thời gian tham
gia công việc của mỗi người Có thể trả lương theo ngày, giờ, tháng, năm
Trang 21Hình thức trả lương này thương áp dụng cho các cấp quản lý và cho các nhânviên làm việc ở các phòng ban hoặc các nhân viên làm việc trực tiếp ở nhữngkhâu đòi hỏi chính xác cao.
Hình thức trả lương này có ưu điểm là khuyến khích người lao độngđảm bảo ngày công lao động Nhưng hình thức trả lương này còn có nhượcđiểm là mang tính bình quân hoá, do đó không kích thích được sự nhiệt tìnhsáng tạo của người lao động, tư tưởng đối phó giảm hiệu quả công việc
- Trả lương theo sản phẩm: Là việc trả lương không dựa vào thời gian
làm việc mà dựa vào kết quả đạt được trong thời gian đó
Hình thức trả lương này gắn thu nhập của người lao động với kết quảlàm việc của họ Vì vậy trả lương theo sản phẩm được gọi là hình thức đònbẩy để kích thích mỗi người nâng cao năng suất lao động của mình
Có thể vận dụng nhiều hình thức trả lương theo sản phẩm khác nhau thíchhợp với mỗi hoàn cảnh cụ thể như: Trả lương theo sản phẩm gián tiếp, trảlương theo sản phẩm trực tiếp, trả lương khoán…
Ngoài tiền lương người lao động còn nhận được các khoản tiền bổ sungnhư: Trợ cấp, phụ cấp, tiền thưởng…
- Phụ cấp: Là những khoản thu nhập thêm nhằm mục đích đền bù cho
các công việc chịu thiệt thòi hoặc ưu đãi cho một số công việc có tính chấtđặc biệt
- Trợ cấp: Cũng là khoản tiền thu nhập thêm nhưng không mang tính
chất thường xuyên như phụ cấp mà chỉ có khi xẩy ra một sự kiện nào đó
- Các khoản thu nhập khác: Như nghỉ phép có lương, cấp nhà hoặc
thuê nhà với giá ưu đãi, ăn trưa miễn phí, bồi dưỡng thêm…
- Tiền thưởng: Là những khoản tiền bổ sung nhằm quán triệt nguyên
tắc phân phối theo lao động
Đây là một công cụ mang tính chất khuyến khích vật chất mạnh mẽ đốivới nhân viên, đồng thời cũng là một công cụ khuyến khích tinh thần chonhân viên Tiền thưởng khẳng định tính vượt bậc về thành tích của nhân viênđồng thời cổ vũ cho toàn nhân viên trong Doanh nghiệp phấn đấu đạt thànhtích cao
Các hình thức khen thưởng chủ yếu:
Trang 22- Thưởng cho CBCVV hoàn thành tốt công việc được giao.
- Thưởng cho các cá nhân có phát minh, sáng kiến nâng cao năng suấtlao động và hiệu quả kinh doanh
- Thưởng cho những người chung thành và tận tuỵ với Doanh nghiệp
- Thưởng cho CBCNV nhân dịp lễ tết, ngày thành lập Doanh nghiệp
- Đãi ngộ tinh thần
Đãi ngộ tinh thần giữ vai trò quan trọng nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu
đa dạng của người lao động Mức sống càng cao thì nhu cầu về tinh thầncũng ngày càng cao, khuyến khích tinh thần chính là biện pháp được áp dụng
để thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của người lao động
Các biện pháp khuyến khích tinh thần:
- Sử dụng đúng khả năng, bố trí công việc phù hợp với khả năng vànguyện vọng của mỗi người, tạo điều kiện để họ nâng cao trình độ
- Tỏ thái độ quan tâm chân thành: Nắm vững tên tuổi, hoàn cảnh giađình, thường xuyên thăm hỏi động viên cấp dưới
- Giảm bớt sự cách biệt giữa cấp trên và cấp dưới Tạo điều kiện đểcùng sinh hoạt, vui chơi, giải trí Tránh sự phân biệt thái quá trong chính sáchđãi ngộ Định kỳ hàng năm tổ chức văn hoá văn nghệ nhân các dịp lễ tết
- Trong nhiều trường hợp kích thích tinh thần có khi quan trọng hơnkích thích vật chất Do đó các nhà quản lý cần dùng danh hiệu để phong tặngcho người lao động Ngoài ra còn áp dụng một số hình thức khác như: Gửithư khen ngợi, đăng báo, dán hình tuyên dương
- Đánh giá nhân viên thường xuyên, kịp thời, phát hiện ra tiềm năng đểbồi dưỡng đồng thời phát hiện ra các sai sót và tạo điều kiện để cho nhân viênsửa chữa
- Không ngừng cải thiện điều kiện làm việc để đảm bảo sức khoẻ vàtâm trạng vui tuơi cho người lao động
- Áp dụng thời gian làm việc linh động và chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ápdụng chế độ này người lao động sẽ cảm thấy thoải mái và hiệu suất công việc
sẽ cao Về khía cạnh tâm lý nhân viên sẽ cảm thấy tự có trách nhiệm hơn vìcảm thấy cấp trên tin tưởng và tạo điều kiện cho mình hoàn thành công việc ởbất cứ hoàn cảnh nào
Trang 23- Tổ chức và đẩy mạnh các phong trào thi đua trong Doanh nghiệp Thiđua là phương tiện để kích thích và phát huy tích cực tính chủ động và sángtạo của người lao động.
III Những yếu tố ảnh đến hưởng công tác quản lý nhân sự
1 Yếu tố về môi trường kinh doanh
- Môi trường bên ngoài Doanh nghiệp:
Ảnh hưởng đến các hoạt động của Doanh nghiệp sau khi nghiên cứu kỹmôi trường bên ngoài Doanh nghiệp sẽ đề ra sứ mạng mục tiêu của mình
- Khung cảnh kinh tế: Chu kỳ kinh tế và chu kỳ kinh doanh ảnh hưởng
rất lớn đến quản lý nhân sự Trong giai đoạn suy thoái kinh tế hoặc kinh tế bất
ổn có chiều hướng đi xuống thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các chính sách vềnhân sự của Doanh nghiệp Doanh nghiệp một mặt phải duy trì các lao động
có tay nghề, mặt khác phải giảm chi phí lao động Doanh nghiệp, Quyết địnhgiảm giờ làm việc, cho nhân viên tạm nghỉ việc hoặc giảm phúc lợi
- Dân số, lực lượng lao động: Tỷ lệ dân số phát triển nhanh và lớn hơn
tỉ lệ phát triển kinh tế, lực lượng lao động hàng năm cần việc làm cao thìDoanh nghiệp có nhiều cơ hội lựa chọn lao động có chất lượng
- Đối thủ cạnh tranh: Trong nền kinh tế thị trường nhà quản lý không
phải chỉ cạnh tranh về sản phẩm mà còn cạnh tranh về nhân sự Nhân sự là cốtlõi của hoạt động quản lý Để tồn tại và phát triển không có đường nào bằngcon đường quản lý nhân sự một cách hiệu quả Nhân sự là tài nguyên quý giánhất vì vậy Doanh nghiệp phải lo giữ gìn duy trì và phát triển Để thực hiệnđiệu này các Doanh nghiệp phải có chính sách nhân sự phù hợp, phải biếtlãnh đạo, động viên khen thưởng hợp lý tạo ra một bầu không khí gắn bótrong Doanh nghiệp Ngoài ra Doanh nghiệp còn phải có một chế độ lươngbổng đủ để giữ gìn nhân viên làm việc với mình, cải thiện môi trường làmviệc và cải thiện phúc lợi Nếu Doanh nghiệp không thực hiện tốt chính sáchnhân sự thì đối thủ cạnh tranh sẽ lợi dụng để lôi kéo những người có trình độDoanh nghiệp sẽ mất dần nhân tài Sự ra đi của nhân viên không thuần tuý chỉ
là vấn đề lương bổng mà là sự tổng hợp của nhiều vấn đề
- Khoa học – kỹ thuật: Các nhà quản lý phải đào tạo nhân viên của
mình theo kịp với đà phát triển của khoa học- kỹ thuật Khoa học – kỹ thuật
Trang 24thay đổi một số công việc hoặc một số kỹ năng không còn cần thiết nữa do đóDoanh nghiệp phải đào tạo lại lực lượng lao động của mình Sự thay đổi vềkhoa học đồng nghĩa với việc là cần ít người hơn nhưng vẫn phải sản xuất ra
số lượng sản phẩm như trước nhưng có chất lượng hơn Điều này có nghĩa lànhà quản lý phải xắp xếp lực lượng lao động dư thừa
- Khách hàng là mục tiêu của mọi Doanh nghiệp Khách hàng mua sảnphẩm, dịch vụ của Doanh nghiệp là một phần của môi trường bên ngoài.Doanh số là một yếu tố tối quan trọng đối với sự sống còn của một Doanhnghiệp Do vậy nhà quản lý phải đảm bảo được rằng nhân viên của mình sẽsản xuất ra các sản phẩm phù hợp với thị hiếu của khách hàng Nhà quản lýphải làm cho nhân viên của mình hiểu là không có khách hàng thì không cóDoanh nghiệp và họ sẽ không có cơ hội làm việc nữa Họ phải hiểu rằngdoanh thu của Doanh nghiệp ảnh hưởng đến tiền lương của họ Nhiệm vụ củaquản lý nhân sự là làm cho các nhân viên hiểu được điều này
- Môi trường bên trong của Doanh nghiệp:
- Sứ mạng, mục tiêu của Doanh nghiệp: Đây là yếu tố thuộc môi trườngbên trong của Doanh nghiệp, ảnh hưởng tới các bộ phận chuyên môn khácnhau và cụ thể là bộ phận quản lý nhân sự
- Chính sách chiến lược của Doanh nghiệp: Một chính sách ảnh hưởngtới quản lý nhân sự đó là cung cấp cho nhân viên một nơi làm việc an toàn,khuyến khích mọi người làm việc hết khả năng của mình, trả lương và đãi ngộkhuyến khích nhân viên làm việc vơi năng suất cao…
- Bầu không khí- văn hoá của Doanh nghiệp: Là một hệ thống các giátrị, niềm tin, các chuẩn mực được chia sẻ, nó thống nhất các thành viên trongmột tổ chức Các tổ trức thành công là các tổ chức nuôi dưỡng, khuyến khích
sự thích ứng năng động sáng tạo
2 Yếu tố về con người
Nhân tố con người ở đây chính là nhân viên làm việc cho Doanhnghiệp trong Doanh nghiệp mỗi người lao động là một thế giới riêng biệt, họkhác nhau về năng lực quản lý, về nguyện vọng, sở thích… Vì vậy họ cónhững nhu cầu mong muốn khác nhau Quản lý nhân sự nghiên cứu kỹ vấn đềnày để đề ra các biện pháp quản lý phù hợp nhất
Trang 25Cùng với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật thì trình độ của người lao độngcũng được nâng cao, khả năng nhận thức cũng tốt hơn Điều này ảnh hưởngtới cách nhìn nhận của họ với công việc, nó cũng làm thay đổi những đòi hỏi,thoả mãn, hài lòng với công việc và phần thưởng của họ.
Trải qua các thời kỳ khác nhau thì nhu cầu, thị hiếu, sở thích của mỗi
cá nhân cũng khác nhau, điều này tác động rất lớn tới quản lý nhân sự Nhiệm
vụ của công tác nhân sự là phải nắm được những thay đổi này để sao chongười lao động cảm thấy thoả mãn, hài lòng, gắn bó với Doanh nghiệp bởi vìthành công của Doanh nghiệp trên thương trường phụ thuộc rất lớn vào conngười sét về khía cạnh khác nhau
Tiền lương là thu nhập chính chủa người lao động, nó tác động trựctiếp đến người lao động Mục đích của người lao động là bán sức lao độngcủa mình để được trả công Vì vậy vấn đề tiền lương thu hút được sự chú ýcủa tất cả mọi người, nó là công cụ để thu hút lao động Muốn cho công tácquản lý nhân sự được thực hiên một cách hiệu quả thì các vấn đề về tiềnlương phải được quan tâm một cách thích đáng
3 Yếu tố nhà quả lý
Nhà quản lý có nhiệm vụ đề ra các chính sách đường lối, phươnghướng cho sự phát triển của Doanh nghiệp Điều này đòi hỏi các nhà quản lýngoài trình độ chuyên môn phải có tầm nhìn xa, trông rộng để có thể đưa racác định hướng phù hợp cho Doanh nghiệp
Thực tiễn trong cuộc sống luôn thay đổi, nhà quản lý phải thườngxuyên quan tâm đến bầu không khi thân mật, cởi mở trong Doanh nghiệp,phải làm cho nhân viên tự hào về Doanh nghiệp, có tinh thần trách nhiệm vớicông việc của mình Ngoài ra nhà quản lý phải biết khéo léo kết hợp hai mặtcủa Doanh nghiệp, một mặt nó là một tổ chức tạo ra lợi nhuận mặt khác nó làmột cộng đồng đảm bảo đời sống cho các cán bộ công nhân viên trong Doanhnghiệp, tạo ra những cơ hội cần thiết để mỗi người nếu tích cực làm việc thìđều có cơ hội tiến thân và thành công
Nhà quản lý phải thu thập sử lý thông tin một cách khách quan tránhtình trạng bất công vô lý gây nên sự hoang mang và thù ghét trong nội bộDoanh nghiệp Nhà quản lý đóng vai trò là phương tiện thoả mãn nhu cầu và
Trang 26mong muốn của nhân viên Để làm được điều này phải nghiên cứu nắm vữngquản lý nhân sự vì quản lý nhân sự giúp nhà quản lý học được cách tiếp cậnnhân viên, biết nắng nghe ý kiến của họ, tìm ra được tiếng nói chung với họ.
Quản lý nhân sự trong Doanh nghiệp có đem lại kết quả như mongmuốn hay không phụ thuộc rất nhiều vào thái độ của nhà quản lý với lợi íchchính đáng của người lao động
Trang 27CHƯƠNG IITHỰC TRẠNG MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN
SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỬA CHỮA ÔTÔ GANG THÉP – THÁI
NGUYÊN
I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỬA CHỮA
ÔTÔ GANG THÉP – THÁI NGUYÊN
1 Quá trình hình thành và phát triển
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN SỬA CHỮA Ô TÔ GANG THÉP
Địa chỉ liên hệ: Phường Cam Giá-Thành phố Thái Nguyên-Tỉnh Thái
Theo yêu cầu đổi mới và phát triển doanh nghiệp, ngày 02/10/2003 Bộtrưởng Bộ công nghiệp ký quyết định chuyển Xí nghiệp sửa chữa Xe Máythành Công ty cổ phần sửa chữa ô tô Gang Thép
Ngày 01/07/2004 công ty cổ phần sửa chữa ôtô Gang thép chính thức
đi vào hoạt động, trong thời gian này, bên cạnh việc duy trì sản phẩm truyềnthống là sửa chữa các phương tiện vận tải cho các xí nghiệp, nhà máy thànhviên thuộc công ty Gang thép Thái Nguyên, công ty còn thực hiện sản xuấtmột số sản phẩm khác là thép cán, sản phẩm gang đúc và một số sản phẩmbằng cao su như joăng phớt, ống nước và kinh doanh một số mặt hàng kimkhí khác
Ngày 20/10/2004 công ty Cổ phần sửa chữa ô tô Gang Thép tiến hànhĐại hội đồng cổ đông thành lập gồm 160 cổ đông sáng lập Đại hội đã thông
Trang 28qua điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty, đồng thời bầu ra hội đồng quảntrị và ban kiểm soát.
Công ty cổ phần sửa chữa ôtô Gang thép là một công ty cổ phần, có tưcách pháp nhân, hạch toán độc lập tự chủ về tài chính, có con dấu riêng, có tàisản tại ngân hàng và có điều lệ quản lý công ty phù hợp với quy định củapháp luật
- Mở rộng liên doanh liên kết với các cơ sở kinh tế trong và ngoài quốcdoanh, tăng cường hợp tác với các đối tác xây dựng phát huy vai trò chủ đạotrong nền kinh tế quốc dân Góp phần tích cực vào việc tổ chức và cải thiệnnền sản xuất thúc đẩy nền kinh tế xã hội chủ nghĩa
Ngoài ra công ty còn có rất nhiều nhiệm vụ phải thực hiện như: Bảo vệcông ty, bảo vệ sản xuất, bảo vệ môi trường, làm tròn nghĩa vụ quốc phòng,tuân thủ pháp luật…
Trang 29Đại hội đồng cổ đông
Phó giám đốc kỹ thuật Phó giám đốc kinh doanh
PX cán thép
HĐQT công ty
Phòng tổ chức lao động
Giám đốc điều hành
Phòng Kế hoạch vật tư Phòng tài chính - kế toán
PX sửa chữa PX cơ khí Cửa hàng dịch vụ
Ban kiểm soát
3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.
3.1 Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý
Hình 3.1 Mô hình tổ chức quản lý công ty
(Nguồn: Phòng tổ chức lao động - tiền lương)
Cơ cấu tổ chức là việc thiết lập các bộ phận hợp thành cần thiết chocông tác quản lý Doanh nghiệp Các bộ phận hợp thành có mối quan hệ phụthuộc lẫn nhau, mỗi bộ phận được chuyên môn hoá về một nhiệm vụ và đượcphân cấp quyền hạn để thực hiện nhiệm vụ đó Vì vậy cơ cấu tổ chức quản lý
Trang 30có vai trò rất quan trọng quyết định đến công tác quản lý, điều hành và kếtquả sản xuất của công ty.
Qua 39 năm thành lập và trưởng thành, Công ty cổ phần sửa chữa ôtôGang thép đã không ngừng hoàn thiện cơ cấu tổ chức sao cho phù hợp vớingành nghề sản xuất, kinh doanh và yêu cầu thị trường
Mô hình tổ chức quản lý của công ty là mô hình trực tuyến - chức năng,bao gồm 3 cấp quản lý là: Quản lý cấp công ty, quản lý cấp phân xưởng vàquản lý cấp tổ sản xuất Quản lý cấp công ty bao gồm Đại hội đồng cổ đông,Hội đồng quản trị, ban giám đốc và các phòng ban công ty Quản lý cấp phânxưởng gồm ban Quản đốc và nhân viên quản lý phân xưởng Quản lý cấp tổsản xuất gồm tổ trưởng, tổ phó sản xuất, an toàn viên và công nhân lao động
3.2 Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý
- Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công
ty và tất cả các cổ đông có quyền bỏ phiếu đều được tham dự Đại hội đồng
cổ đông thường niên được tổ chức mỗi năm một lần
+ Đại hội đồng cổ đông thường niên do Hội đồng quản trị triệu tập và
tổ chức Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên, các cổ đông sẽ thông qua báocáo tài chính hàng năm của công ty và ngân sách tài chính cho năm tài chínhtiếp theo Các kiểm toán viên độc lập được mời tham dự đại hội để tư vấn choviệc thông qua các báo cáo tài chính hàng năm
+ Thông báo đại hội đồng cổ đông phải bao gồm chương trình họp vàcác thông tin hợp lý về các vấn đề sẽ được thảo luận và biểu quết tại đại hội.Thông báo về Đại hội đồng cổ đông có thể được gửi cho cổ đông bằng cáchchuyển tận tay hoặc gửi qua đường bưu điện Trường hợp cổ đông là ngườilàm việc trong công ty thì thông báo có thể đựng trong phong bì dán kín, gửitận tay họ tại nơi làm việc
+ Đại hội đồng cổ đông sẽ do Chủ tịch Hội đồng quản trị chủ trì, hoặcnếu chủ tịch vắng mặt thì phó chủ tịch Hội đồng hoặc bất kỳ người nào khác
do hội đồng bầu ra sẽ chủ trì Trường hợp không ai trong số họ có thể chủ trìđại hội, thành viên hội đồng quản trị có mặt với chức vụ cao nhất sẽ tổ chứccuộc họp để bàu ra chủ toạ của đại hội Chủ toạ được bầu của đại hội đề cửmột thư ký để lập biên bản đại hội
Trang 31- Hội đồng quản trị: Là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất
cả các quyền nhân danh công ty, trừ các thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổđông Hoạt động kinh doanh và các công việc của công ty phải chịu quản lýchỉ đạo thực hiện của Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị có trách nhiệmgiám sát Giám đốc điều hành và những người quản lý khác Quyền và nghĩa
vụ của Hội đồng quản trị do luật pháp, điều lệ, các quy chế nội bộ của công ty
và nghị quyết đại hội đồng cổ đông quy định
- Giám đốc điều hành: Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm Giám đốc điều
hành chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông vềviệc thực hiện nghĩa vụ và quyền hạn được giao và phải báo cáo cho những
cơ quan này khi được yêu cầu Giám đốc điều hành có những quyền hạn vànghĩa vụ sau:
+ Thực hiện nghị quyết của Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông,
kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của công ty đã được Hội đồng quả trị
và Đại hội đồng cổ đông thông qua
+ Quyết định tất cả các vấn đề không cần phải có nghị quyết của Hộiđồng quản trị bao gồm việc thay mặt công ty ký kết các hợp đồng tài chính vàthương mại, tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh thường nhậtcủa công ty theo thông lệ quản lý tốt nhất
+ Tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị để quyết định số lượngngười lao động, mức lương, trợ cấp, lợi ích, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm vàcác điều khoản khác liên quan đến hợp đồng lao động của họ
+ Vào ngày 31/10 hàng năm, Giám đốc điều hành phải trình Hội đồngquản trị phê chuẩn kế hoạch kinh doanh chi tiết cho năm tài chính tiếp theotrên cơ sở đáp ứng các yêu cầu của ngân sách phù hợp cũng như kế hoạch tàichính 5 năm
+ Thực thi kế hoạch kinh doanh hàng năm do Đại hội đồng cổ đông vàHội đồng quản trị thông qua Đề xuất những phương pháp nâng cao hoạt độngquản lý của công ty
- Phó giám đốc kỹ thuật: Là người giúp việc cho giám đốc về lĩnh vực
kỹ thuật, sản xuất Nghiên cứu đề xuất đầu tư chiều sâu về kỹ thuật, phương
Trang 32án thay đổi công nghệ, thiết bị, sản phẩm mới phù hợp với mục tiêu tăngtrưởng của công ty.
+ Tổ chức xây dựng và chỉ đạo thực hiện nghiên cứu kế hoạch kỹ thuật,
áp dụng tiến bộ kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, phát minh sáng chế, tổ chức laođộng khoa học, đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học, quyết định các biệnpháp đưa vào sản xuất Ban hành các chỉ tiêu định mức kinh tế, kỹ thuật chotừng loại sản phẩm
+ Tổ chức xây dựng và hoàn thiện thực hiện theo quy trình, quy phạmsản xuất, chỉ tiêu định mức kinh tế, kỹ thuật, an toàn, hợp lý
+ Tổ chức đào tạo trình độ, nâng cao tay nghề cho công nhân Chỉ đạo,kiểm tra công tác an toàn vệ sinh lao động trong toàn công ty
- Phó giám đốc kinh doanh: Là người tham mưu cho giám đốc và
chịu trách nhiệm về lĩnh vực kinh doanh của công ty Tìm hiểu, nghiên cứuthị trường, kết hợp với phó giám đốc kỹ thuật đề ra kế hoạch sản xuất củacông ty và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanhcủa công ty có lãi Chịu trách nhiệm trước giám đốc về kế hoạch sản xuất,hoạt động kinh doanh, tài chính của công ty
- Phòng Tổ chức lao động - Tiền lương: Giúp giám đốc chỉ đạo việc
tổ chức, hướng dẫn và tổng hợp các mặt công tác, tổ chức quản lý lao độngtiền lương, hành chính, bảo vệ, đời sống, y tế của công ty
+ Tổ chức thực hiện kiểm tra các chế độ chính sách tiền lương cho cán
bộ công nhân viên trong công ty
+ Tổ chức xây dựng định mức lao động và định mức chi phí, tiền lươngcho các sản phẩm và phương án trả lương của công ty
+ Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nângcao tay nghề cho đội ngũ công nhân viên lao động
+ Tổ chức thực hiện công tác hành chính văn phòng của công ty Soạnthảo văn bản, nghị quyết giúp giám đốc công ty
- Phòng Kế hoạch vật tư - Kỹ thuật: Giúp giám đốc công ty quản lý
công tác kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, sửa chữa ô tô và các thiết bị khác,công tác bảo hộ an toàn lao động Tham mưu giúp giám đốc tổ chức công tác
Trang 33quản lý chỉ đạo kỹ thuật - KCS - kỹ thuật an toàn bảo hộ lao động và chịutrách nhiệm trước giám đốc về kết quả hoạt động kỹ thuật của công ty.
+ Tổ chức xây dựng các kế hoạch đầu tư thiết bị công nghệ mới, chếthử sản phẩm mới và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cho các sản phẩm, lập quytrình công nghệ sản xuất sản phẩm và công tác kỹ thuật an toàn bảo hộ laođộng đồng thời tổ chức thực hiện tốt kế hoạch đó
+ Tổ chức chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện quytrình quy phạm Chỉ đạo sản xuất, đề xuất phương án xử lý sự cố thiết bị nảysinh trong quá trình sản xuất
+ Tổ chức xây dựng các phương án kiểm tra chất lượng sản phẩm, phânloại sản phẩm của công ty Đảm bảo sản phẩm sản xuất ra đúng quy cách,đúng tiêu chuẩn chất lượng
+ Tổ chức chỉ đạo bồi dưỡng công nhân kỹ thuật, thi nâng bậc thợ theođúng năng lực, tay nghề
+ Giúp giám đốc quản lý, điều hành công tác kế hoạch vật tư của công
ty Xây dựng và tổng hợp kế hoạch sản xuất kỹ thuật, tiến hành lập kế hoạchcung ứng vật tư kỹ thuật, đáp ứng phục vụ nhu cầu của sản xuất
- Phòng Kế toán - Tài chính: Giúp giám đốc quản lý công tác kế
toán thống kê tài chính của công ty Tổ chức thực hiện các nội dung phươngpháp kế toán hạch toán kinh tế
+ Xây dựng và tổ chức các lưu trình hạch toán kế toán, tổng hợp giáthành sản xuất thực tế các sản phẩm và công trình, thanh quyết toán các côngtrình xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn đã hoàn thành theo từng giai đoạn quyước, đảm bảo thu hồi vốn nhanh, phân tích các chỉ tiêu kinh tê tài chính, thammưu với giám đốc các biện pháp sản xuất kinh doanh có hiệu quả
+ Hệ thống hoá sổ sách kế toán thống kê tài chính Thu thập thông tin,
số liệu hàng ngày, hàng tuần, hàng quý, hàng năm về chỉ tiêu kinh tế kỹ thuậtsản xuất kinh doanh của công ty
+ Tổ chức theo dõi các khoản công nợ đối với các đơn vị, cá nhân trong
và ngoài công ty
Trang 34+ Phối hợp với các bộ phận liên quan xây dựng kinh phí cho mọi hoạtđộng, xây dựng định mức đơn giá tiền lương, định mức tiêu hao vật tư chođơn vị sản phẩm của công ty
- Cửa hàng dịch vụ: Có nhiệm vụ bán các loại sắt thép do công ty sản
xuất, mua bán vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh trong công ty
Kinh doanh các mặt hàng vật tư kim khí phục vụ cho nhu cầu sửa chữathường xuyên và sửa chữa lớn của các đơn vị thuộc Công ty gang thép TháiNguyên và các đơn vị ngoài
- Phân xưởng cán thép: Chuyên cán thép góc từ 25x25 đến
63x63 với sản lượng 5000tấn/năm Trang thiết bị là một dây truyền cán thủcông nửa cơ giới
- Phân xưởng sửa chữa: Chuyên sửa chữa, trung tu, đại tu các loại xe
ô tô, xe cẩu, xe ủi và các loại máy khai thác nhằm đáp ứng cho công ty vàkhách hàng
- Phân xưởng cơ khí: Có chức năng là chuyên gia công các chi tiết
máy, các sản phẩm cơ khí, đúc gang phục vụ cho quá trình sửa chữa và thaythế trong và ngoài công ty
- Nhiệm vụ, quyền hạn của các Trưởng phòng, Quản đốc phân xưởng:
Chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của giám đốc công ty, chịu tráchnhiệm trước ban giám đốc về toàn bộ kết quả công tác chuyên môn, kết quảsản xuất của bộ phận mình
Trên cơ sở nhiệm vụ kế hoạch được giao, chủ động tổ chức lực lượng,thời gian để tổ chức thực hiện đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật, chấtlượng, an toàn, tiết kiệm
Tham mưu cho giám đốc về toàn bộ công tác chuyên môn của bộ phậnmình, chủ động đề xuất với giám đốc về biện pháp sắp xếp con người cho phùhợp với khả năng trình độ chuyên môn của nhân viên dưới quyền
Tham gia đề xuất ý kiến về biện pháp tổ chức sản xuất, quản lý các loạitrang thiết bị vật tư, kỹ thuật, cơ sở vật chất của công ty và trực tiếp quản lýcác loại trang thiết bị mà bộ phận mình được giao
Trang 354 Các nguồn lực của Công ty cổ phần sửa chữa ôtô gang thép
4.1 Nguồn lực về vốn:
- Vốn điều lệ của Công ty: 5 000 000 000 đồng
Vốn điều lệ được chia thành 50 000 cổ phần với mệnh giá là: 100 000đồng/cổ phần
Trong đó: - Vốn nhà nước: 520 000 000 đồng Tương đương:
- Diên tích các khu trợ giúp hoạt động sản xuất sản xuất (Kho tàng,
- Lao động trực tiếp: 102 người
Với tinh thần đoàn kết và thường xuyên được đào tạo nâng cao nắm bắtnhững tiến bộ khoa học kỹ thuật Lao động của công ty đã luôn được công tyđịnh hướng phát triển hoàn thiện cả về số lượng và chất lượng đáp ứng nhucầu cần thiết trong sản xuất và kinh doanh của công ty
5 Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty
Doanh thu từ bán hàng hoá và dịch vụ năm 2005 đạt: 31.120.186.033
đồng Trong đó:
- Doanh thu từ sản phẩm thép cán: 27.013.059.296 đồng
- Doanh thu từ các sản phẩm cơ khí: 1.325.679.975 đồng
Trang 36Khách hàng đặt mua sản phẩm
Phân xưởng sản xuất
Kiểm tra chất lượng sản phẩm Thiết kế mẫu, ký hợp đồng Mua nguyên vật liệu
Nhập kho thành phẩm
- Doanh thu từ sửa chữa lớn ô tô các loại: 2.283.717.805 đồng
- Doanh thu khác: 497.728.957 đồng
Trên cơ sở thành lập lâu năm cùng với đội ngũ công nhân viên làm việc
có kinh nghiệm trong sản xuất, có tiềm lực về vốn, công nghệ, các bạn hàng
lâu năm và thị trường đang ngày càng mở rộng Đây chính là điều kiện thuận
lợi cho công ty trong tương lai có thể mở rộng sản xuất nâng cao doanh thu
của công ty
Hiện nay, sản phẩm mang lại doanh thu chính cho công ty là sản phẩm
thép cán, chiếm 60% đến 80% doanh thu, ngoài ra công ty còn chuyên sửa
chữa các phương tiện cơ giới và gia công các sản phẩm cơ khí phục vụ nhu
cầu của thị trường
5.1 Công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty
- Giới thiệu quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Công ty tiến hành sản xuất theo quy trình khép kín, theo dây truyền từ
khi đưa nguyên vật liệu vào đến khi tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh Theo sơ đồ
sau:
Hình 5.1 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại công ty
(Nguồn: Phòng kế hoạch vật tư kỹ thuật)
Nội dung cơ bản trong quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công
ty bao gồm các bước cơ bản sau:
- Giai đoạn 1: Khách hàng đặt hàng với công ty về số lượng, chất
lượng, chủng loại sản phẩm và tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế với công ty
- Giai đoạn 2: Trên cơ sở yêu cầu của khách hàng, bộ phận kỹ thuật tiến
hành thiết kế mẫu Sau khi thiết kế mẫu phù hợp với yêu cầu của khách hàng,
thiết kế được chuyển đến phân xưởng để chuẩn bị sản xuất
Trang 37Kho nguyên phụ liệu, công cụ dụng cụ
Phòng Kế hoạch vật tư - kỹ thuật
- Giai đoạn 3: Chuẩn bị nguyên vật liệu, phụ liệu đảm bảo yêu cầu củasản xuất về chất lượng, số lượng và chủng loại
- Giai đoạn 4: Trên cơ sở bản vẽ thiết kế phòng kỹ thuật giao, quản đốcphân xưởng chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện theo đúng yêu cầu ký thuậttrên bản vẽ
- Giai đoạn 5: Kiểm tra chất lượng sản phẩm, đây là giai đoạn kiểm traphát hiện các sản phẩm không đạt yêu cầu để loại bỏ tránh việc giao sản phẩmkhông đạt chất lượng cho khách hàng làm giảm uy tín của công ty
- Giai đoạn 6: Nhập kho thành phẩm, các sản phẩm đã qua kiểm trachất lượng và đạt yêu cầu thì được nhập vào kho thành phẩm, tiến hành đónggói sản phẩm chờ tiêu thụ
5.2 Mô hình tổ chức sản xuất, nhiệm vụ và mối quan hệ của các bộ phận sản xuất
5.2.1 Mô hình tổ chức sản xuất
Hình 5.2 Sơ đồ tổ chức sản xuất của công ty
(Nguồn: Phòng kế hoạch vật tư kỹ thuật)
Trang 385.2.2 Nhiệm vụ và mối quan hệ của các bộ phận sản xuất
Theo sơ đồ ta thấy được mối quan hệ giữa các bộ phận sản xuất Theo
đó các bộ phận trong tổ chức sản xuất có nhiệm vụ cụ thể chư sau:
- Phòng Kế hoạch vật tư - Kỹ thuật: Xây dựng kế hoạch sản xuất cho
toàn bộ công ty và giao cho từng phân xưởng trong kỳ sản xuất Từ việc xâydựng kế hoạch sản xuất, căn cứ báo cáo về lượng nguyên vật liệu, công cụ,dụng cụ tồn kho của các thủ kho và các yêu cầu kỹ thuật về chất lượngnguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, phòng Kế hoạch vật tư - kỹ thuật tiến hànhgiao dịch với nhà cung ứng Ký các hợp đồng với nhà cung ứng Từ kế hoạch
tổ chức sản xuất, phòng Kế hoạch vật tư - kỹ thuật tính toán khối lượngnguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ cần thiết để đảm bảo sản xuất Đưa ra cácyêu cầu về chất lượng đối với nhà cung ứng cũng như các yêu cầu kỹ thuậtđối với các bộ phận sản xuất, các yêu cầu về chất lượng sản phẩm đối với bộphận kiểm tra
- Phân xưởng sản xuất: Bao gồm các tổ sản xuất, có nhiệm vụ tuân
thủ các yêu cầu của phòng Kế hoạch vật tư - kỹ thuật Tuân thủ các yêu cầu
về nguyên tắc sử dụng máy móc thiết bị trong công ty Đối chiếu kiểm tra vềkhối lượng nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ
- Bộ phận cơ điện: Mỗi phân xưởng sản xuất có một bộ phận cơ điện
riêng chuyên đảm nhận kiểm tra, vận hành máy móc thiết bị trước khi côngnhân vào sản xuất Bộ phận này còn phải thường xuyên kiểm tra phát hiện cácnguyên nhân hỏng hóc và kịp thời khắc phục Có trách nhiệm báo cáo tìnhtrạng máy móc thiết bị cho phòng Kỹ thuật để có biện pháp xử lý kịp thời
- Bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm: Bộ phận này có nhiệm vụ
kiểm tra phát hiện các sản phẩm hỏng, sản phẩm lỗi, sản phẩm không đạt yêucầu… đảm bảo giao hàng cho khách với chất lượng sản phẩm tốt nhất, tăng
uy tín của công ty đối với khách hàng
- Các kho: Là nơi giữ gìn và bảo quản nguyên vật liệu, công cụ, dụng
cụ cũng như sản phẩm thành phẩm vì vậy cần phải đảm bảo các yêu cầu vệsinh, sạch, khô thoáng…bảo đảm giữ gìn nguyên vật liệu cũng như các sảnphẩm tốt Thủ kho là người trực tiếp chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty
Trang 39về số lượng, bảo quản nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ và sản phẩm trong
kho của mình
5.3 Kết quả tiêu thụ sản phẩm
Truớc đây, khi còn là thành viên của công ty gang thép Thái Nguyên,
việc sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm đều ty Gang thép quyết định, do đó công
ty chỉ biết làm việc theo kế hoạch được giao Kể từ khi cổ phần hoá, công ty
đã căn cứ vào tình hình thị trường và khả năng thực tế của công ty để đưa ra
các quyết định sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm Kết quả tiêu thụ sản
phẩm trong 2 năm 2004 - 2005 của công ty được trình bày qua bảng sau:
Bảng 5.3 Kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty năm 2004 - 2005
Chỉ tiêu
với 2004Giá trị
(Đồng)
Cơcấu(%)
Giá trị(Đồng)
Cơcấu(%)
Giá trị(Đồng)
Cơcấu(%)