Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 101 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
101
Dung lượng
821 KB
Nội dung
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH *** *** *** NGUYỄN BÁ DUY QUẢN TRỊ AN NINH KINH TẾ CÁC TẬP ĐOÀN, TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC: NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚI TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP CAO SU VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG (MNS) Hà Nội - 2021 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH *** *** *** NGUYỄN BÁ DUY QUẢN TRỊ AN NINH KINH TẾ CÁC TẬP ĐOÀN, TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC: NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚI TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP CAO SU VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản trị An ninh phi truyền thống Mã số: 8900201.05QTD LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG (MNS) NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS NGUYỄN XUÂN YÊM Hà Nội - 2021 CAM KẾT Tôi xin cam kết rằng kết quả nghiên cứu trong luận văn “Quản trị an ninh kinh tế các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước: Nghiên cứu đối với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam” là kết quả lao động của riêng tôi thu được chủ yếu trong thời gian học tập, nghiên cứu và chưa được công bố trong bất cứ một chương trình nghiên cứu nào của người khác Những kết quản nghiên cứu và tài liệu của người khác (trích dẫn, bảng, biểu, công thức, đồ thị cùng những tài liệu khác) được sử dụng trong luận văn này đã được các tác giả đồng ý và trích dẫn cụ thể Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ luận văn, Khoa Quản trị và Kinh doanh - Đại học Quốc gia Hà Nội về những cam kết nói trên Hà Nội, ngày … tháng 4 năm 2021 Tác giả luận văn Nguyễn Bá Duy LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ của các cá nhân và tập thể Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS Nguyễn Xuân Yêm đã hướng dẫn tôi thực hiện nghiên cứu của mình; xin cùng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo đã đem lại cho tôi những kiến thức hữu ích trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại Khoa Quản trị và Kinh doanh - Đại học Quốc gia Hà Nội Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, những người thân đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình Tác giả luận văn Nguyễn Bá Duy MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT i MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 7 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ AN NINH KINH TẾ 7 TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP CAO SU VIỆT NAM .7 1.1 Các khái niệm cơ bản 7 1.1.1 An ninh phi truyền thống và quản trị an ninh phi truyền thống 7 1.1.2 An ninh kinh tế và quản trị an ninh kinh tế .17 1.1.3 Tập đoàn, tổng công ty 23 1.2 Tổng quan các tập đoàn, tổng công ty nhà nước ở Việt Nam .24 1.2.1 Tập đoàn, tổng công ty nhà nước 24 1.2.2 Quá trình hình thành và phát triển tập đoàn, tổng công ty nhà nước ở Việt Nam .25 1.2.3 Đặc điểm và vai trò của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước ở Việt Nam 27 1.3 Hoạt động quản lý nhà nước đối với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước ở Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam 32 1.3.1 Chủ thể quản lý 32 1.3.2 Cơ chế quản lý của các cơ quan đại diện chủ sở hữu 39 1.4 Kết luận Chương I 42 CHƯƠNG 2 43 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ AN NINH KINH TẾ .43 TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP CAO SU VIỆT NAM 43 2.1 Lựa chọn khung lý thuyết để đánh giá quản trị an ninh kinh tế Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam 43 2.1.1 Giới thiệu tổng quan về Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam 43 2.1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam .45 2.1.3 Hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam 45 2.1.4 Quan điểm, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước đối với việc phát triển Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam 47 2.2 Các mối đe dọa, thách thức an ninh phi truyền thống của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam 48 2.2.1 Các mối đe dọa, thách thức bên ngoài 48 2.2.2 Các mối đe dọa, thách thức bên trong 53 2.3 Tổ chức quản trị an ninh kinh tế Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam 60 2.3.1 Phối hợp quản trị an ninh kinh tế Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam 60 2.3.2 Sử dụng phương trình 3S – 3C đánh giá công tác quản trị an ninh kinh tế đối với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam 62 2.4 Kết luận Chương II 64 CHƯƠNG 3 66 DỰ BÁO VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ AN NINH KINH TẾ TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP CAO SU VIỆT NAM 66 3.1 Dự báo .66 3.2 Quan điểm và phương hướng 68 3.3 Giải pháp .71 3.3.1 Giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy Tập đoàn phát triển bền vững, góp phần bảo đảm tính chủ đạo của kinh tế nhà nước, tăng cường vai trò của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam .71 3.3.2 Kiến tạo phát triển kinh tế nhằm thúc đẩy Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam phát triển bền vững 75 3.3.3 Tăng cường quản trị an ninh kinh tế hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam 78 3.3.4 Đẩy mạnh công tác bảo vệ an ninh nội bộ, phòng, chống chệch hướng kinh tế và phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam 81 KẾT LUẬN 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO 85 PHỤ LỤC 1 .1 PHỤ LỤC 2 .4 PHỤ LỤC 3 .5 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ANPTT: an ninh phi truyền thống ANKT: an ninh kinh tế DN: doanh nghiệp DNNN: doanh nghiệp nhà nước TĐ: tập đoàn TCT: tổng công ty i MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước luôn có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta Đặc biệt, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước sở hữu khối lượng tài sản rất lớn của Nhà nước nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội do Nhà nước giao Sự lớn mạnh của các tập đoàn là kỳ vọng của Đảng và Nhà nước ta, không chỉ để giải quyết các thách thức trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội mà còn là ngọn cờ bảo vệ đường lối kinh tế đang được đặt ra trong chiến lược phát triển bền vững của đất nước Tuy nhiên, hiệu quả sản xuất kinh doanh và đóng góp của một số DNNN còn thấp, chưa tương xứng với nguồn lực Nhà nước đầu tư Một số dự án của DNNN còn thua lỗ, thất thoát vốn lớn (như 12 dự án của ngành Công thương) Cơ chế quản trị DNNN còn chậm đổi mới, chưa phù hợp với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế; tính công khai, minh bạch còn hạn chế Trách nhiệm của người quản lý DNNN chưa rõ ràng Công tác cán bộ, chính sách tiền lương, thưởng của DNNN còn chưa gắn với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp theo cơ chế thị trường… Bên cạnh đó, công tác cổ phần hóa DNNN còn chậm, gặp vướng mắc cả về thể chế và tổ chức thực hiện, do đó ảnh hưởng đến đổi mới quản trị doanh nghiệp cũng như hạn chế kênh huy động vốn trên thị trường chứng khoán; chậm quyết toán bàn giao sang công ty cổ phần của các doanh nghiệp cổ phần hóa, làm ảnh hưởng đến công tác bàn giao và thu nộp các khoản về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp Nhiều doanh nghiệp chậm đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán làm ảnh hưởng đến tính công khai, minh bạch của thị trường, chậm đổi mới công tác quản trị doanh nghiệp sau cổ phần, cũng như hạn chế công tác giám sát Việc chậm phê duyệt phương án cơ cấu lại doanh nghiệp ảnh hưởng đến tiến độ triển khai và khả năng hoàn thành mục tiêu cơ cấu lại DNNN (theo Quyết định số 707/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại DNNN, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2016 - 2020”) Việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi xảy ra sai phạm cũng chưa kịp thời Việc tổ chức thực hiện 1 pháp luật về công bố thông tin còn mang tính hình thức, dẫn tới khó giám sát doanh nghiệp, không đủ thông tin tạo dư luận xã hội thiếu tích cực về tính minh bạch của DNNN Đây là những vấn đề đặt ra đối với công tác quản trị ANKT đối với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nói chung, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam nói riêng Bên cạnh đó là tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật xảy ra ở hầu hết các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, trong đó có Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam… Nhiều DNNN làm ăn thua lỗ, tình trạng “chảy máu chất xám” từ các DNNN sang các doanh nghiệp tư nhân Trước thách thức của thời đại mới, cạnh tranh khốc liệt, toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại, sự biến động nhanh của thị trường trong nước, quốc tế, sự tụt hậu về công nghệ, sự khắt khe các rào cản thị trường, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam cũng cần đổi mới, cải cách kịp thời hơn để bảo đảm vai trò tiên phong và chủ lực của mình Xuất phát từ những yêu cầu trên, đòi hỏi phải tăng cường công tác quản trị ANKT đối với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam là rất cần thiết, nhất là trong điều kiện các tập đoàn, tổng công ty nhà nước còn là mô hình thí điểm, được hưởng nhiều cơ chế đặc thù, ưu đãi; nhiều tồn tại về khung pháp lý; phương thức quản lý và điều hành cũ vẫn còn tồn tại; sự kỳ vọng vào Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) năm 2020 đã được Quốc hội chính thức thông qua… Đó là những vấn đề đặt ra cần phải nghiên cứu, đưa ra những giải pháp trong quá trình điều hành của Chính phủ, công tác quản lý nhà nước của các bộ, ngành liên quan đối với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, trong đó có Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam Chính vì vậy việc tác giả đã lựa chọn vấn đề “Quản trị an ninh kinh tế các tập đoàn, tổng công ty nhà nước: Nghiên cứu đối với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam” làm Luận văn Thạc sĩ Quản trị An ninh phi truyền thống là có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn 2 Tổng quan tình hình nghiên cứu Trong thời gian qua đã có một số đề tài được nghiên cứu, công bố: 2 - Nghiên cứu về an ninh phi truyền thống và ANKT, phòng chống tội phạm kinh tế: + Sách: Barry Buzan (1971), People, States and Fear: An Agenda for International Security in the Post- Cold War Era, Boulder, CO: Lynne Rienner + Sách: Nguyễn Xuân Yêm (2005), An ninh kinh tế trong thời kỳ hội nhập quốc tế, NXB CAND + Sách: Nguyễn Xuân Yêm, Nguyễn Hòa Bình, Bùi Minh Thanh (2002), Tội phạm kinh tế thời mở cửa, NXB CAND + Nguyễn Bạch Đằng (2017), Đảm bảo an ninh kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế học, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQG Hà Nội + Nguyễn Văn Hưởng (2014): An ninh phi truyền thống: Nguy cơ, thách thức, chủ trương và giải pháp đối phó ở Việt Nam Khoa Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB ĐHQG Hà Nội + Nguyễn Văn Hưởng, Hoàng Đình Phi (2020), Cần quản trị tốt an ninh phi truyền thống để ổn định và phát triển bền vững, Viện Nghiên cứu phát triển Phương Đông (ORDI), www.ordi,vn, 26/02/2020 + Tô Lâm, Nguyễn Xuân Yêm và đồng nghiệp (2017), An ninh phi truyền thống trong thời kỳ hội nhập quốc tế, NXB CAND + Nguyễn Việt Linh (2018), Quản lý Nhà nước về an ninh phi truyền thống theo chức năng của lực lượng Công an nhân dân, Luận án Tiến sĩ An ninh và trật tự xã hội, Học viện Cảnh sát nhân dân - Nghiên cứu về đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong các doanh nghiệp và mô hình đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong các doanh nghiệp: + Sách “Đổi mới mô hình đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước: Lý luận, kinh nghiệm quốc tế và ứng dụng vào Việt Nam”, của các tác giả Nguyễn Đình Cung và Bùi Văn Dũng, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (đồng chủ biên), xuất bản năm 2013 + Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính “Cơ chế quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp ở Việt Nam” của Phạm Thị Thanh Hòa (2012); 3 Việc giám sát còn giúp phát hiện các yếu kém trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp để có cảnh báo và đề ra biện pháp chấn chỉnh kịp thời Công khai minh bạch hóa tình hình tài chính của doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước Về nội dung giám sát: thực hiện giám sát việc bảo toàn và phát triển vốn; giám sát việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp, gồm: giám sát hoạt động đầu tư vốn với các dự án đầu tư; giám sát hoạt động đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp; giám sát tình hình huy động vốn và sử dụng vốn huy động, phát hành trái phiếu; giám sát tình hình quản lý tài sản, quản lý nợ tại doanh nghiệp, khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp, hệ thống nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu; giám sát tình hình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp Bên cạnh đó, cũng tiến hành giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, gồm: giám sát việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, thực hiện nhiệm vụ cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích do nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch; giám sát kết quả hoạt động kinh doanh (doanh thu, lợi nhuận, ROE, ROA); giám sát việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước; giám sát việc phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ Các hoạt động giám sát còn lại bao gồm: giám sát chấp hành pháp luật về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp, việc ban hành và thực hiện các quy chế quản lý tài chính của doanh nghiệp; giám sát việc cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, cơ cấu lại vốn của doanh nghiệp đầu tư tại công ty con, công ty liên kết; giám sát thực hiện chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng, phụ cấp trách nhiệm và quyền lợi khác đối với người lao động, người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp Thành lập cơ quan chuyên trách độc lập thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp, hoặc các cơ quan chuyên trách theo dõi tại các bộ chuyên ngành… Mục tiêu và các chỉ tiêu đó phải thể hiện đầy đủ trong chiến lược và kế hoạch trung hạn và kế hoạch hằng năm, hằng quý của tập đoàn, tổng công ty nhà nước Cần có hệ thống thu thập thông tin, phân tích đánh giá, từ đó, cơ quan quản lý giám sát việc hoàn thành mục tiêu một cách sát sao và có sự điều chỉnh kịp thời 80 Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật và không nghiêm túc thực hiện Đề án tái cơ cấu đã được phê duyệt Tăng cường trách nhiệm của lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương trong thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu Tập đoàn Xây dựng đội ngũ quản trị giỏi trong Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam Tập đoàn muốn kinh doanh có lãi vươn lên chiếm lĩnh thị trường trong nước và mở rộng đầu tư ra nước ngoài, cần có đội ngũ quản trị có năng lực đưa Tập đoàn đi đúng hướng 3.3.4 Đẩy mạnh công tác bảo vệ an ninh nội bộ, phòng, chống chệch hướng kinh tế và phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam Một là, quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo đảm ANKT trong điều kiện hội nhập phát triển kinh tế Trong đó tập trung quán triệt và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 28-NQ/TW, Chỉ thị số 09-CT/TW, Chỉ thị số 12-CT/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 88/NQ-CP của Chính phủ để các Chỉ thị, Nghị quyết thực sự đi vào thực tiễn và được thực hiện có hiệu quả Hai là, chủ động nắm tình hình, phân tích, đánh giá, dự báo chính xác các yếu tố tác động đến ANKT trên địa bàn để tham mưu cấp ủy, chính quyền các cấp có giải pháp đảm bảo an ninh, trật tự và triển khai có hiệu quả các chương trình, kế hoạch, đề án phát triển kinh tế - xã hội Phát hiện sớm âm mưu, hoạt động của các thế lực và các loại tội phạm kinh tế để tham mưu các cơ quan, doanh nghiệp chủ động triển khai các biện pháp bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, tăng cường công tác bảo vệ bí mật nhà nước, bảo vệ an ninh thông tin Ba là, tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa lực lượng Công an với các cơ quan, doanh nghiệp trong công tác bảo đảm ANKT Trong đó tập trung thực hiện có hiệu quả quy chế phối hợp như: xây dựng cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin phục vụ có hiệu quả các kế hoạch bảo đảm an ninh, trật tự tại các mục tiêu kinh tế trọng điểm Tổ chức xây dựng, duy trì và nhân rộng các điển hình tiên tiến trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam 81 Bốn là, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác phát hiện, đấu tranh và xử lý với các hành vi vi phạm pháp luật trên lĩnh vực kinh tế, tham nhũng, đặc biệt là đối với các hành vi vi phạm trên lĩnh vực tài chính, ngân hàng, khoáng sản, tội phạm công nghệ cao, môi giới đầu tư, kinh doanh đa cấp… Năm là, nâng cao năng lực và trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ trực tiếp tham gia công tác bảo đảm ANKT trong các cơ quan, doanh nghiệp Mỗi cán bộ, chiến sĩ cần có nhận thức đầy đủ, đúng đắn công tác bảo đảm ANKT trong điều kiện hội nhập và phát triển kinh tế Ngoài kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, hiểu biết pháp luật, cán bộ, chiến sĩ trực tiếp tham gia công tác bảo đảm ANKT cần am hiểu sâu pháp luật chuyên ngành, thông thạo ngoại ngữ, tin học và kiến thức trên các lĩnh vực kinh tế Sáu là, đẩy mạnh công tác bảo vệ nội bộ Thực hiện nghiêm túc công tác quy hoạch, bổ nhiệm lãnh đạo các cấp; triển khai việc thực hiện kê khai tài sản, thu nhập theo quy định trong Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam Thực hiện công tác quản lý đoàn ra, đoàn vào, nhất là đối với các chức danh theo phân cấp quản lý Thực hiện công tác biệt phái cán bộ sang các bộ, ngành khối kinh tế để trực tiếp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam Bảy là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, của các đơn vị thành viên; thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng; giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo gửi Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam Kịp thời phát hiện, kiến nghị xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đối với các cá nhân, tổ chức trong nội bộ của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam Tám là, triển khai các hoạt động bảo vệ, không để xảy ra các vụ trộm cắp, phá hoại tài sản của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam 82 KẾT LUẬN Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam trong những năm qua đã có đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, khẳng định vai trò then chốt và là lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước Để góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới, cùng với việc đẩy mạnh cổ phần hóa, khắc phục và tháo gỡ những khó khăn, hạn chế trong cơ chế, chính sách phát triển, rất cần có sự đánh giá một cách toàn diện công tác quản trị ANKT đối với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam trong bối cảnh sự hình thành, vận động một trật tự kinh tế thế giới với nhiều xu hướng mới đã trở nên rõ nét hơn bởi sự cạnh tranh giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới (Mỹ Trung) và đại dịch Covid-19 xảy ra gần đây Nhận biết những thách thức từ thực trạng đó, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan sẽ có những giải pháp quản trị ANKT một cách tốt nhất đối với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của thời đại mới Đó là vấn đề sống còn đối với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam 83 Có thể nói, công tác quản trị ANKT đối với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam là một công cụ quan trọng, hữu hiệu để Chính phủ và các bộ, ngành liên quan quản lý được Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam Vì vậy, việc không ngừng hoàn thiện công tác quản trị ANKT là việc luôn được chú trọng trong quản lý nhà nước đối với Tập đoàn Với mục tiêu ban đầu đã đặt ra, đề tài: “Quản trị an ninh kinh tế các tập đoàn, tổng công ty nhà nước: Nghiên cứu đối với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam” đã thực hiện được các nội dung sau: - Trình bày khái quát có hệ thống những căn cứ lý luận về an ninh phi truyền thống và quản trị an ninh phi truyền thống; ANKT và quản trị ANKT; tập đoàn, tổng công ty, tập đoàn, tổng công ty nhà nước - Tổng hợp, phân tích toàn diện, khách quan, khoa học thực trạng công tác quản trị ANKT Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam Từ đó, sử dụng phương trình 3S 3C đánh giá công tác quản trị ANKT đối với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị ANKT đối với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về ANKT Khi nghiên cứu và thực hiện đề tài, tác giả mong muốn đưa ra được cái nhìn sâu sắc về thực trạng công tác quản trị ANKT đối với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị ANKT trong quá trình điều hành của Chính phủ, công tác quản lý nhà nước của các bộ, ngành liên quan đối với Tập đoàn Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả cũng gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập và tổng hợp dữ liệu thứ cấp và tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp Hơn nữa, từ đầu năm 2020 sự hình thành, vận động một trật tự kinh tế thế giới với nhiều xu hướng mới đã trở nên rõ nét hơn bởi sự cạnh tranh giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới (Mỹ - Trung) và đại dịch Covid-19 xảy ra gần đây, đã tác động sâu sắc đến toàn bộ nền kinh tế Việt Nam nói chung và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam nói riêng nên công tác quản lý nhà nước, cũng như sự điều chỉnh chiến lược của Tập đoàn cho phù hợp…, điều đó cũng gây khó khăn cho tác giả trong việc thực hiện đề tài nghiên cứu của mình 84 Với những nội dung đề tài thực hiện được, tác giả hy vọng sẽ góp phần hoàn thiện hơn công tác quản trị ANKT đối với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, nhất là trong giai đoạn tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam góp phần giúp Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam phát triển bền vững, xứng đáng là “quả đấm thép” của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Barry Buzan (1971), People, States and Fear: An Agenda for International Security in the Post - Cold War Era, Boulder, CO: Lynne Rienner 2 Nguyễn Đình Cung, Bùi Văn Dũng (2013), Đổi mới mô hình đại diện đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước: Lý luận, kinh nghiệm quốc tế và ứng dụng vào Việt Nam, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương 3 Trần Tiến Cường và đồng nghiệp (2005), Doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhà nước - pháp luật điều chỉnh và mô hình chủ sở hữu theo kinh nghiệm quốc tế, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương 4 Dự án Hỗ trợ tái cơ cấu kinh tế nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam RCV (2015), Doanh nghiệp nhà nước và méo mó thị trường 5 Nguyễn Văn Dũng (2018), Tác động của đầu tư nước ngoài đến An ninh kinh tế Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQG Hà Nội 6 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội XI, NXB CTQG 7 Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội XII, NXB CTQG 8 Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội XIII, NXB CTQG 85 9 Nguyễn Bạch Đằng (2017), Đảm bảo an ninh kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế học, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQG Hà Nội 10 Nguyễn Thị Kim Đoan (2016), Quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh 11 Trần Trung Hải (2019), Tác động của nợ công đến an ninh kinh tế ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị, Học viện CTQG Hồ Chí Minh 12 Phạm Thị Thanh Hòa (2012), Cơ chế quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính 13 Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương và Hiệp hội doanh nghiệp thành phố Hà Nội (2013), Doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Nxb Chính trị quốc gia 14 Kỷ yếu Hội thảo khoa học (2015), Giám sát tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp, Học viện Tài chính 15 Nguyễn Văn Hưởng (2014): An ninh phi truyền thống: Nguy cơ, thách thức, chủ trương và giải pháp đối phó ở Việt Nam Khoa Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB ĐHQG Hà Nội 16 Nguyễn Văn Hưởng, Hoàng Đình Phi (2020), Cần quản trị tốt an ninh phi truyền thống để ổn định và phát triển bền vững, Viện Nghiên cứu phát triển Phương Đông ( ORDI), www.ordi,vn , 26/02/2020 17 Kiểm toán Nhà nước, Các báo cáo kiểm toán các Tập đoàn, Tổng Công ty Nhà nước, Hà Nội 18 Tô Lâm, Nguyễn Xuân Yêm và đồng nghiệp (2017), An ninh phi truyền thống trong thời kỳ hội nhập quốc tế, NXB CAND 19 Nguyễn Việt Linh (2018), Quản lý Nhà nước về an ninh phi truyền thống theo chức năng của lực lượng Công an nhân dân, Luận án Tiến sĩ An ninh và Trật tự xã hội, Học viện Cảnh sát nhân dân 86 20 Lê Hồng Liêm và đồng nghiệp (2014), Nghiên cứu mối quan hệ không bình thường giữa một bộ phận cán bộ, đảng viên có chức, có quyền với các doanh nghiệp để trục lợi và Một số giải pháp nhằm hạn chế mối quan hệ không bình thường giữa một bộ phận cán bộ, đảng viên có chức, có quyền với các doanh nghiệp để trục lợi ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia 21 Hoàng Đức Long, Đỗ Thị Thục (2010), “Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp sau cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước” Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Học viện Tài chính, Bộ Tài chính 22 Lê Quốc Lý và đồng nghiệp (2014), Thành công và bài học đắt giá của doanh nghiệp nhà nước”, Nxb Chính trị Quốc gia 23 Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2015), Thực trạng xu hướng và giải pháp phòng, chống "lợi ích nhóm" ở Việt Nam hiện nay 24 Hoàng Phê (2011), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng 25 Phùng Hữu Phú, Nguyễn Văn Đặng, Nguyễn Viết Thông (2016), Tìm hiểu một số thuật ngữ trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, NXB CTQG 26 Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Yêm và các tác giả (2015), Khoa học Công an Việt Nam, Tập 4: Lý luận bảo vệ an ninh quốc gia ( GS.TS Nguyễn Văn Ngọc chủ biên), NXB CAND 27 Quốc hội (1995), Luật Doanh nghiệp nhà nước 28 Quốc hội (2004), Luật An ninh quốc gia 29 Quốc hội (2013), Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam 30 Quốc hội (2013), Luật Đất đai 31 Quốc hội (2014), Luật Doanh nghiệp 32 Quốc hội (2014), Luật Đầu tư 33 Quốc hội (2015), Bộ luật hình sự 34 Quốc hội (2017), Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 35 Bùi Văn Tần, Đặng Quyết Tiến (2015), Giám sát tài chính của Nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước tại Việt 87 Nam: Hiện trạng và giải pháp hoàn thiện, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính 36 Thanh tra Chính phủ, Các báo cáo Thanh tra các Tập đoàn kinh tế, Tổng Công ty Nhà nước, Hà Nội 37 Đỗ Thị Thục và TS Nguyễn Thị Thu Hương (2012), Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn nhà nước đầu tư tại các tập đoàn kinh tế Việt Nam hiện nay, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ năm 2012, Học viện Tài chính, Bộ Tài chính 38 Trần Hữu Tiến (2012), Đánh giá thực trạng hệ thống doanh nghiệp nhà nước, Đề án Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính 39 Phạm Đức Trung (2007), Tiếp tục đổi mới tổ chức thực hiện chức năng chủ sở hữu phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ năm 2007, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư 40 Nguyễn Kế Tuấn (2010) và đồng nghiệp, Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Nhà nước của Hội đồng Lý luận Trung ương KX04.09/06-10, giai đoạn 2006-2010 41 Viện Khoa học và Chiến lược Công an (2010), Từ điển Bách khoa Công an nhân dân, NXB CAND 42 Nguyễn Xuân Yêm (2005), An ninh kinh tế trong thời kỳ hội nhập quốc tế, NXB CAND 43 Nguyễn Xuân Yêm, Nguyễn Hòa Bình, Bùi Minh Thanh (2002), Tội phạm kinh tế thời mở cửa, NXB CAND 44 GS.TS Lê Văn Thắng, GS.TS Nguyễn Trường Thọ (2020), Tập lý luận nghiệp vụ an ninh kinh tế, an ninh thông tin, NXB CAND 88 89 PHỤ LỤC 1 CƠ CẤU TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP CAO SU VIỆT NAM * Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam là công ty nhà nước; được Nhà nước giao đất để thống nhất quản lý và bố trí diện tích sản xuất, kinh doanh cao su cho các công ty con; có chức năng đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp khác; giữ quyền chi phối các công ty con thông qua quản lý quỹ đất, vốn, công nghệ, thương hiệu, thị trường; trực tiếp kinh doanh và bảo đảm việc thực hiện các nhiệm vụ Nhà nước giao theo quy định của pháp luật * Các Tổng Công ty do Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con: - Tổng công ty Cao su Đồng Nai - Tổng công ty Công nghiệp cao su - Tổng công ty Cao su Việt Lào * Công ty con do Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ: - Công ty Cao su Dầu Tiếng - Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tài chính cao su * Các công ty do Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam nắm giữ trên 50% vốn điều lệ: - Công ty cổ phần Cao su Hoà Bình; - Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển khu công nghiệp Hố Nai; - Công ty cổ phần Sông Côn; - Công ty Trách nhiệm hữu hạn BOT 741 Bình Dương; - Công ty Cao su Bà Rịa; - Công ty Cao su Phước Hòa; - Công ty Cao su Bình Long; - Công ty Cao su Lộc Ninh; - Công ty Cao su Đồng Phú; - Công ty Cao su Phú Riềng; - Công ty cổ phần cao su Lai Châu; - Công ty cổ phần cao su Lai Châu 2; - Công ty cổ phần cao su Sơn La; - Công ty cổ phần cao su Điện Biên; - Công ty cổ phần cao su Yên Bái; - Công ty cổ phần phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Cao su Việt Nam; - Công ty cổ phần cao su Hà Giang; - Công ty Cao su Tân Biên; - Công ty Cao su Krông Buk; - Công ty Cao su Eah Leo; - Công ty Cao su Chư Păh; - Công ty Cao su Chư Prông; - Công ty Cao su Mang Yang; - Công ty Cao su Chư Sê; - Công ty Cao su Kon Tum; - Công ty Cao su Bình Thuận; - Công ty Cao su Quảng Trị; - Công ty Cao su Quảng Nam; - Công ty Cao su Quảng Ngãi; - Công ty Cao su Hà Tĩnh; - Công ty Cao su Thanh Hoá; - Công ty Cơ khí Cao su; - Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cao su Tây Ninh; - Công ty cổ phần đầu tư và phát triển cao su Nghệ An * Các công ty do Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ: - Công ty cổ phần Kho vận và Dịch vụ hàng hoá; - Công ty cổ phần Cao Su Kỹ thuật Đồng Phú (DORUFOAM); - Công ty cổ phần Kỹ thuật Xây dựng cơ bản và Địa ốc cao su; - Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng cao su; - Công ty cổ phần Xây dựng và Tư vấn đầu tư; - Công ty cổ phần Dịch vụ Thương mại và Du lịch cao su; - Công ty cổ phần Fico ciment Tây Ninh; - Công ty cổ phần Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên; - Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng cầu Hàn; - Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển đô thị & Khu công nghiệp Geruco; - Công ty cổ phần Thống Nhất; - Công ty cổ phần Thuỷ điện Cửa Đạt; - Công ty Trách nhiệm hữu hạn BOT Cơ sở hạ tầng Đồng Tháp - Xí nghiệp Liên doanh Visorutex * Các đơn vị sự nghiệp có thu do Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam giữ 100% vốn: - Viện nghiên cứu Cao su Việt Nam - Trường trung học Kỹ thuật nghiệp vụ cao su - Trung tâm Y tế cao su - Tạp chí Cao su Việt Nam PHỤ LỤC 2 BAN LÃNH ĐẠO TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP CAO SU VIỆT NAM Chức vụ Họ và tên Chủ tịch Hội đồng thành viên Trần Ngọc Thuận Thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Huỳnh Văn Bảo Thành viên Hội đồng thành viên Trần Đức Thuận Thành viên Hội đồng thành viên Hà Văn Khương Thành viên Hội đồng thành viên Phạm Văn Thành Thành viên Hội đồng thành viên Phạm Mạnh Hùng Thành viên Hội đồng thành viên Nguyễn Hay Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Tiến Đức Phó Tổng Giám đốc Trần Công Kha Phó Tổng Giám đốc Trương Minh Trung Phó Tổng Giám đốc Lê Thanh Tú PHỤ LỤC 3 - ... kinh tế nhà nước, tổng cơng ty nhà nước tập đồn kinh tế tư nhân, tổng cơng ty tư nhân 1.2 Tổng quan tập đoàn, tổng cơng ty nhà nước Việt Nam 1.2.1 Tập đồn, tổng công ty nhà nước DNNN (tiếng Anh:... an ninh phi truyền thống quản trị an ninh phi truyền thống; an ninh kinh tế quản trị an ninh kinh tế; tập đoàn, tổng cơng ty nhà nước quản trị tập đồn, tổng cơng ty nhà nước Qua đó, có nhìn tổng. .. KHOA QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH *** *** *** NGUYỄN BÁ DUY QUẢN TRỊ AN NINH KINH TẾ CÁC TẬP ĐỒN, TỔNG CƠNG TY NHÀ NƯỚC: NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚI TẬP ĐỒN CƠNG NGHIỆP CAO SU VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản trị An