Giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy Tập đoàn phát triển bền vững,

Một phần của tài liệu Quản trị an ninh kinh tế các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nghiên cứu đối với tập đoàn công nghiệp cao su việt nam (Trang 78 - 82)

triển bền vững, góp phần bảo đảm tính chủ đạo của kinh tế nhà nước, tăng cường vai trò của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

Trước hết, cần khẳng định đúng vai trò của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam trong xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh mới, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng như Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới… Cần xác định theo hướng ưu tiên phát triển các ngành mang tính chất nền tảng, dẫn dắt, tạo động lực phát triển cho đất nước, nhận diện đúng về hoạt động kinh doanh của Nhà nước, ở đây Nhà nước được hiểu là chủ thể trên thị trường, bình đẳng trước pháp luật, đồng thời cần giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh với nhiệm vụ công ích, chính trị, đặt hàng, làm sao để tạo được véc-tơ đồng chiều. Các cơ chế, chính sách cần bảo đảm các định hướng sau:

Một là, bảo đảm sự quản lý, giám sát của hệ thống cơ quan nhà nước đối với

Tập đoàn, cần thúc đẩy và hỗ trợ Tập đoàn phát triển, đầu tư mở rộng và nâng cao quy mô, hiệu quả; nhưng cần có lựa chọn trọng điểm để tạo sự lan tỏa, bảo đảm Tập đoàn giữ vững được vị trí then chốt và là một lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước.

Hai là, các Tập đoàn phải hoạt động theo cơ chế thị trường và phải tự chịu

trách nhiệm về kết quả hoạt động. Nếu Tập đoàn không thích ứng và điều chỉnh được với sự biến đổi của thị trường, phải cơ cấu lại, sắp xếp lại hoạt động cũng như bộ máy lãnh đạo cho phù hợp.

Ba là, lấy thước đo bảo toàn và phát triển vốn làm nguyên tắc và kim chỉ

nam trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, cũng như đánh giá, quản lý của Tập đoàn. Theo đó, điều hành của các cơ quan nhà nước, của cơ quan chủ sở hữu cần tôn trọng không can thiệp quá sâu vào hoạt động của Tập đoàn. Tập đoàn chủ động tổ chức sản xuất, kinh doanh để phát triển được vốn nhà nước đã đầu tư sao cho hiệu quả, đồng thời cần nghiên cứu, đánh giá để chỉ rõ hiệu quả khi thực hiện những nhiệm vụ mà Nhà nước giao, bảo đảm tính công bằng, khách quan với các thành phần kinh tế, nhất là trong điều kiện đã tách bạch cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan đại diện chủ sở hữu.

Trên cơ sở đó, cần tập trung thực hiện các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy Tập đoàn phát triển bền vững:

Thứ nhất, sớm xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế pháp luật, tạo khuôn

khổ và hành lang pháp luật đầy đủ, đồng bộ, thống nhất để cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả của Tập đoàn.

Thứ hai, nghiên cứu, rà soát sửa đổi cơ chế quản lý, giám sát và thực hiện

quyền, trách nhiệm của cơ quan và người đại diện sở hữu nhà nước, hoàn thiện mô hình quản lý, giám sát Tập đoàn và vốn, tài sản của Nhà nước đầu tư vào Tập đoàn một cách rõ ràng hơn, phù hợp với bối cảnh, tình hình hiện nay, làm cơ sở cho Tập đoàn hoạt động, tận dụng được thế mạnh của các tập đoàn lớn, phát huy vai trò mở đường, dẫn dắt của Tập đoàn.

Thứ ba, tăng cường vai trò và tôn trọng quyền của cơ quan đại diện chủ sở

hữu và quyền của Tập đoàn theo quy định. Hoàn thiện hệ thống luật pháp nhằm tạo quyền chủ động lớn hơn, trách nhiệm rõ ràng hơn cho tập đoàn, tổng công ty nhà nước, kể cả chế độ lương, thưởng gắn với kết quả kinh doanh, cũng như khung mức độ rủi ro trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để tạo tâm lý an tâm và thúc đẩy tìm kiếm hiệu quả đầu tư.

Thứ tư, rà soát, xây dựng cơ chế, chính sách hoặc các quy định cụ thể để tách

bạch việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn với các hoạt động sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng cho Tập đoàn. Trên cơ sở đó, thực hiện việc giám sát và đánh giá Tập đoàn trong các hoạt động sản xuất,

kinh doanh theo đúng chuẩn mực quốc tế và bảo đảm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có vốn nhà nước bình đẳng như các doanh nghiệp khác; tránh việc can thiệp của nhiều cơ quan quản lý vào hoạt động kinh doanh đơn thuần của Tập đoàn.

Thứ năm, xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý (luật, pháp lệnh) đồng

bộ để thực hiện xử lý dự án thua lỗ, mất vốn.

Hai là, cần nghiên cứu để có quy định cụ thể ưu tiên cho các công trình, dự

án trọng điểm quốc gia, có sức lan tỏa lớn, các ngành, lĩnh vực Nhà nước cần nắm giữ lâu dài; củng cố, phát triển một số tập đoàn kinh tế nhà nước có quy mô lớn, hoạt động hiệu quả, có khả năng cạnh tranh khu vực và quốc tế trong một số ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế.

Ba là, rà soát và hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của Tập

đoàn, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, quản lý doanh nghiệp. Tăng cường minh bạch thông tin đối với Tập đoàn theo các tiêu chuẩn áp dụng đối với các công ty đại chúng; nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về DNNN; có chế tài xử lý nhằm bảo đảm tính hiệu quả trong việc phối hợp quản lý, sắp xếp DNNN giữa các bộ, ngành, địa phương. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm toán kịp thời phát hiện các vi phạm, xử lý nghiêm minh đối với các vi phạm tạo sự “răn đe” để nâng cao hiệu quả quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Tăng cường sự giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức xã hội, báo chí và của nhân dân đối với hoạt động của DNNN.

Bốn là, nâng cao hiệu quả hoạt động và quản trị, sức cạnh tranh của Tập

đoàn: Rà soát, xác định, tập trung vào kinh doanh những ngành, nghề kinh doanh chính và những ngành, nghề liên quan phục vụ trực tiếp ngành, nghề kinh doanh chính. Xây dựng lộ trình và thực hiện thoái vốn tại Tập đoàn có vốn góp, bảo đảm công khai, minh bạch, đem lại lợi ích cao nhất cho Nhà nước. Tiếp tục đổi mới quản trị doanh nghiệp; rà soát điều lệ hoạt động, quy chế quản lý nội bộ, làm việc, phương pháp quản trị tại Tập đoàn. Nghiên cứu cơ chế đối với ban kiểm soát, kiểm soát viên theo hướng hoạt động độc lập, không để xảy ra tình trạng thao túng toàn bộ hoạt động của Tập

đoàn phải bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật, nguyên tắc thị trường, nguyên tắc quản trị doanh nghiệp, nguyên tắc quản lý tài chính.

Năm là, kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn

nhà nước tại doanh nghiệp, có các cơ chế đặc thù để Ủy ban thực sự hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Sáu là, nâng cao vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng đối với Tập đoàn trong

thời gian tới. Nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ chức đảng, mô hình các tổ chức chính trị - xã hội trong Tập đoàn. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, nhất là cán bộ chủ chốt của Tập đoàn, nâng cao tính đảng và ý thức tuân thủ pháp luật, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Tiếp tục đổi mới phương thức, nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng trong Tập đoàn đối với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng Đảng.

Về tháo gỡ vướng mắc, khó khăn về cơ chế, chính sách đối với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

Đối với một số vấn đề vướng mắc, cần tháo gỡ, hỗ trợ để Tập đoàn vượt khó: Trong dự kiến kế hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng đất 40.000 ha, Tập đoàn dự kiến đến năm 2025 sẽ phát triển khoảng 15.000 ha khu công nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay khi chuyển đổi phát triển Khu công nghiệp bị vướng bởi Nghị quyết số 60/2018/QH14 của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa DNNN.

Do đó, Tập đoàn kiến nghị được chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án khi các công ty cao su đủ năng lực thực hiện dự án, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo tinh thần Điều 57, 58, 59 của Luật Đất đai 2013. Kiến nghị này cũng phù hợp với tinh thần Khoản 4, Điều 29 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/1/2021. Theo Tập đoàn, đây là cơ chế rất quan trọng, nếu không thực hiện được cơ chế này thì Tập đoàn sẽ mất nguồn lực để tăng trưởng, không đủ nguồn để tái đầu tư vào lĩnh vực khác, giảm doanh thu, lợi nhuận và ảnh hưởng đến đời sống, việc làm của người lao động.

Trước tình hình giá cao su thấp, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các công ty cao su có quy mô nhỏ, vườn cây mới đưa vào khai thác, nợ vay lớn. Tập đoàn kiến nghị cho phép sử dụng một phần lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của Công ty mẹ - Tập đoàn (khoảng từ 3% - 5%) hình thành nên quỹ tập trung (nằm trong quỹ đầu tư phát triển, khi quỹ có số dư bằng 1% vốn điều lệ Tập đoàn thì sẽ ngưng trích) nhằm mục đích hỗ trợ không hoàn lại các doanh nghiệp trong vùng cao su thông qua việc hỗ trợ thu nhập cho người lao động, các hoạt động an sinh xã hội, công tác an ninh - quốc phòng, công tác khắc phục thiên tai cho các công ty của Tập đoàn, đặc biệt là các doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn khó khăn.

Hiện nay, Tập đoàn có vốn tại 05 công ty thủy điện, Tập đoàn đã thực hiện việc chào bán trọn lô cổ phần tại cả 05 công ty thủy điện. Căn cứ vào Hồ sơ chào bán, Công ty Cổ phần Thủy điện Đắk R’Tih là có giá chào giá cao nhất, được lựa chọn; hai bên đã ký kết hợp đồng, nhà đầu tư cũng đã chuyển tiền đặt cọc. Tuy nhiên, Tập đoàn chưa thực hiện được việc chuyển nhượng cổ phần do chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt kết quả. Hiện nay, Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018 của Chính phủ đã bãi bỏ Quyết định số 41/2015/QĐ-TTg của Chính phủ và chưa quy định rõ về việc xử lý chuyển tiếp những trường hợp đang thực hiện Hợp đồng chuyển nhượng vốn như của Tập đoàn nên nội dung này vẫn đang trong quá trình báo cáo các cơ quan có thẩm quyền xem xét.

Một phần của tài liệu Quản trị an ninh kinh tế các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nghiên cứu đối với tập đoàn công nghiệp cao su việt nam (Trang 78 - 82)