kinh tế và phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam
Một là, quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo đảm ANKT trong điều kiện hội nhập phát triển kinh tế. Trong đó tập trung quán triệt và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 28-NQ/TW, Chỉ thị số 09-CT/TW, Chỉ thị số 12-CT/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 88/NQ-CP của Chính phủ để các Chỉ thị, Nghị quyết thực sự đi vào thực tiễn và được thực hiện có hiệu quả.
Hai là, chủ động nắm tình hình, phân tích, đánh giá, dự báo chính xác các
yếu tố tác động đến ANKT trên địa bàn để tham mưu cấp ủy, chính quyền các cấp có giải pháp đảm bảo an ninh, trật tự và triển khai có hiệu quả các chương trình, kế hoạch, đề án phát triển kinh tế - xã hội. Phát hiện sớm âm mưu, hoạt động của các thế lực và các loại tội phạm kinh tế để tham mưu các cơ quan, doanh nghiệp chủ động triển khai các biện pháp bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, tăng cường công tác bảo vệ bí mật nhà nước, bảo vệ an ninh thông tin.
Ba là, tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa lực lượng Công an với các cơ
quan, doanh nghiệp trong công tác bảo đảm ANKT. Trong đó tập trung thực hiện có hiệu quả quy chế phối hợp như: xây dựng cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin phục vụ có hiệu quả các kế hoạch bảo đảm an ninh, trật tự tại các mục tiêu kinh tế trọng điểm. Tổ chức xây dựng, duy trì và nhân rộng các điển hình tiên tiến trong phong
Bốn là, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác phát hiện, đấu tranh và xử lý với
các hành vi vi phạm pháp luật trên lĩnh vực kinh tế, tham nhũng, đặc biệt là đối với các hành vi vi phạm trên lĩnh vực tài chính, ngân hàng, khoáng sản, tội phạm công nghệ cao, môi giới đầu tư, kinh doanh đa cấp…
Năm là, nâng cao năng lực và trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ trực tiếp tham
gia công tác bảo đảm ANKT trong các cơ quan, doanh nghiệp. Mỗi cán bộ, chiến sĩ cần có nhận thức đầy đủ, đúng đắn công tác bảo đảm ANKT trong điều kiện hội nhập và phát triển kinh tế. Ngoài kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, hiểu biết pháp luật, cán bộ, chiến sĩ trực tiếp tham gia công tác bảo đảm ANKT cần am hiểu sâu pháp luật chuyên ngành, thông thạo ngoại ngữ, tin học và kiến thức trên các lĩnh vực kinh tế.
Sáu là, đẩy mạnh công tác bảo vệ nội bộ
Thực hiện nghiêm túc công tác quy hoạch, bổ nhiệm lãnh đạo các cấp; triển khai việc thực hiện kê khai tài sản, thu nhập theo quy định trong Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.
Thực hiện công tác quản lý đoàn ra, đoàn vào, nhất là đối với các chức danh theo phân cấp quản lý.
Thực hiện công tác biệt phái cán bộ sang các bộ, ngành khối kinh tế để trực tiếp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.
Bảy là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các hoạt động của
Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, của các đơn vị thành viên; thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng; giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo gửi Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. Kịp thời phát hiện, kiến nghị xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đối với các cá nhân, tổ chức trong nội bộ của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.
Tám là, triển khai các hoạt động bảo vệ, không để xảy ra các vụ trộm cắp,
KẾT LUẬN
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam trong những năm qua đã có đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, khẳng định vai trò then chốt và là lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước. Để góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới, cùng với việc đẩy mạnh cổ phần hóa, khắc phục và tháo gỡ những khó khăn, hạn chế trong cơ chế, chính sách phát triển, rất cần có sự đánh giá một cách toàn diện công tác quản trị ANKT đối với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam trong bối cảnh sự hình thành, vận động một trật tự kinh tế thế giới với nhiều xu hướng mới đã trở nên rõ nét hơn bởi sự cạnh tranh giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới (Mỹ - Trung) và đại dịch Covid-19 xảy ra gần đây. Nhận biết những thách thức từ thực trạng đó, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan sẽ có những giải pháp quản trị ANKT một cách tốt nhất đối với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của thời đại mới. Đó là vấn đề sống còn đối với Tập đoàn Công nghiệp Cao
Có thể nói, công tác quản trị ANKT đối với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam là một công cụ quan trọng, hữu hiệu để Chính phủ và các bộ, ngành liên quan quản lý được Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. Vì vậy, việc không ngừng hoàn thiện công tác quản trị ANKT là việc luôn được chú trọng trong quản lý nhà nước đối với Tập đoàn.
Với mục tiêu ban đầu đã đặt ra, đề tài: “Quản trị an ninh kinh tế các tập đoàn, tổng công ty nhà nước: Nghiên cứu đối với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam” đã thực hiện được các nội dung sau:
- Trình bày khái quát có hệ thống những căn cứ lý luận về an ninh phi truyền thống và quản trị an ninh phi truyền thống; ANKT và quản trị ANKT; tập đoàn, tổng công ty, tập đoàn, tổng công ty nhà nước.
- Tổng hợp, phân tích toàn diện, khách quan, khoa học thực trạng công tác quản trị ANKT Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. Từ đó, sử dụng phương trình 3S - 3C đánh giá công tác quản trị ANKT đối với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị ANKT đối với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về ANKT.
Khi nghiên cứu và thực hiện đề tài, tác giả mong muốn đưa ra được cái nhìn sâu sắc về thực trạng công tác quản trị ANKT đối với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị ANKT trong quá trình điều hành của Chính phủ, công tác quản lý nhà nước của các bộ, ngành liên quan đối với Tập đoàn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả cũng gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập và tổng hợp dữ liệu thứ cấp và tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp. Hơn nữa, từ đầu năm 2020 sự hình thành, vận động một trật tự kinh tế thế giới với nhiều xu hướng mới đã trở nên rõ nét hơn bởi sự cạnh tranh giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới (Mỹ - Trung) và đại dịch Covid-19 xảy ra gần đây, đã tác động sâu sắc đến toàn bộ nền kinh tế Việt Nam nói chung và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam nói riêng nên công tác quản lý nhà nước, cũng như sự điều chỉnh chiến lược của Tập đoàn cho phù hợp…, điều đó cũng gây khó khăn cho tác giả trong việc thực hiện đề tài nghiên cứu của mình.
Với những nội dung đề tài thực hiện được, tác giả hy vọng sẽ góp phần hoàn thiện hơn công tác quản trị ANKT đối với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, nhất là trong giai đoạn tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam góp phần giúp Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam phát triển bền vững, xứng đáng là “quả đấm thép” của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Barry Buzan (1971), People, States and Fear: An Agenda for
International Security in the Post - Cold War Era, Boulder, CO: Lynne Rienner.
2. Nguyễn Đình Cung, Bùi Văn Dũng (2013), Đổi mới mô hình đại diện đại
diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước: Lý luận, kinh nghiệm quốc tế và ứng dụng vào Việt Nam, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương.
3. Trần Tiến Cường và đồng nghiệp (2005), Doanh nghiệp có vốn đầu tư
Nhà nước - pháp luật điều chỉnh và mô hình chủ sở hữu theo kinh nghiệm quốc tế,
Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương.
4. Dự án Hỗ trợ tái cơ cấu kinh tế nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam - RCV (2015), Doanh nghiệp nhà nước và méo mó thị trường.
5. Nguyễn Văn Dũng (2018), Tác động của đầu tư nước ngoài đến An ninh
kinh tế Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQG Hà Nội.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội XI, NXB CTQG. 7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội XII, NXB CTQG.
9. Nguyễn Bạch Đằng (2017), Đảm bảo an ninh kinh tế trong quá trình hội
nhập kinh tế của Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế học, Trường Đại học Kinh tế,
ĐHQG Hà Nội.
10. Nguyễn Thị Kim Đoan (2016), Quản lý vốn nhà nước tại các doanh
nghiệp nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
11. Trần Trung Hải (2019), Tác động của nợ công đến an ninh kinh tế ở Việt
Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị, Học viện CTQG Hồ Chí Minh.
12. Phạm Thị Thanh Hòa (2012), Cơ chế quản lý vốn nhà nước đầu tư tại
doanh nghiệp ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính.
13. Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương và Hiệp hội doanh nghiệp thành phố Hà Nội (2013), Doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Nxb Chính trị quốc gia.
14. Kỷ yếu Hội thảo khoa học (2015), Giám sát tài chính đối với doanh
nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp, Học viện Tài chính.
15. Nguyễn Văn Hưởng (2014): An ninh phi truyền thống: Nguy cơ, thách
thức, chủ trương và giải pháp đối phó ở Việt Nam. Khoa Quản trị và Kinh doanh,
Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB ĐHQG Hà Nội.
16. Nguyễn Văn Hưởng, Hoàng Đình Phi (2020), Cần quản trị tốt an ninh
phi truyền thống để ổn định và phát triển bền vững, Viện Nghiên cứu phát triển
Phương Đông ( ORDI), www.ordi,vn , 26/02/2020.
17. Kiểm toán Nhà nước, Các báo cáo kiểm toán các Tập đoàn, Tổng Công
ty Nhà nước, Hà Nội.
18. Tô Lâm, Nguyễn Xuân Yêm và đồng nghiệp (2017), An ninh phi truyền thống trong thời kỳ hội nhập quốc tế, NXB CAND.
19. Nguyễn Việt Linh (2018), Quản lý Nhà nước về an ninh phi truyền thống
theo chức năng của lực lượng Công an nhân dân, Luận án Tiến sĩ An ninh và Trật
20. Lê Hồng Liêm và đồng nghiệp (2014), Nghiên cứu mối quan hệ không
bình thường giữa một bộ phận cán bộ, đảng viên có chức, có quyền với các doanh nghiệp để trục lợi và Một số giải pháp nhằm hạn chế mối quan hệ không bình thường giữa một bộ phận cán bộ, đảng viên có chức, có quyền với các doanh nghiệp để trục lợi ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia.
21. Hoàng Đức Long, Đỗ Thị Thục (2010), “Các giải pháp nâng cao hiệu
quả quản lý vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp sau cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước” Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Học viện Tài chính, Bộ Tài
chính.
22. Lê Quốc Lý và đồng nghiệp (2014), Thành công và bài học đắt giá của
doanh nghiệp nhà nước”, Nxb Chính trị Quốc gia.
23. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2015), Thực trạng xu hướng và giải
pháp phòng, chống "lợi ích nhóm" ở Việt Nam hiện nay.
24. Hoàng Phê (2011), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
25. Phùng Hữu Phú, Nguyễn Văn Đặng, Nguyễn Viết Thông (2016), Tìm
hiểu một số thuật ngữ trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, NXB CTQG.
26. Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Yêm và các tác giả (2015), Khoa học
Công an Việt Nam, Tập 4: Lý luận bảo vệ an ninh quốc gia ( GS.TS. Nguyễn Văn
Ngọc chủ biên), NXB CAND.
27. Quốc hội (1995), Luật Doanh nghiệp nhà nước. 28. Quốc hội (2004), Luật An ninh quốc gia.
29. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam. 30. Quốc hội (2013), Luật Đất đai.
31. Quốc hội (2014), Luật Doanh nghiệp. 32. Quốc hội (2014), Luật Đầu tư.
33. Quốc hội (2015), Bộ luật hình sự.
34. Quốc hội (2017), Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.
Nam: Hiện trạng và giải pháp hoàn thiện, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Cục
Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính.
36. Thanh tra Chính phủ, Các báo cáo Thanh tra các Tập đoàn kinh tế, Tổng
Công ty Nhà nước, Hà Nội.
37. Đỗ Thị Thục và TS. Nguyễn Thị Thu Hương (2012), Giải pháp nâng cao
hiệu quả quản lý vốn nhà nước đầu tư tại các tập đoàn kinh tế Việt Nam hiện nay,
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ năm 2012, Học viện Tài chính, Bộ Tài chính. 38. Trần Hữu Tiến (2012), Đánh giá thực trạng hệ thống doanh nghiệp nhà
nước, Đề án Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ
Tài chính.
39. Phạm Đức Trung (2007), Tiếp tục đổi mới tổ chức thực hiện chức năng
chủ sở hữu phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, Đề tài nghiên cứu khoa học
cấp bộ năm 2007, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
40. Nguyễn Kế Tuấn (2010) và đồng nghiệp, Vấn đề sở hữu trong nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Nhà nước
của Hội đồng Lý luận Trung ương KX04.09/06-10, giai đoạn 2006-2010.
41. Viện Khoa học và Chiến lược Công an (2010), Từ điển Bách khoa Công
an nhân dân, NXB CAND.
42. Nguyễn Xuân Yêm (2005), An ninh kinh tế trong thời kỳ hội nhập quốc
tế, NXB CAND.
43. Nguyễn Xuân Yêm, Nguyễn Hòa Bình, Bùi Minh Thanh (2002), Tội
phạm kinh tế thời mở cửa, NXB CAND.
44. GS.TS Lê Văn Thắng, GS.TS Nguyễn Trường Thọ (2020), Tập lý luận nghiệp vụ an ninh kinh tế, an ninh thông tin, NXB CAND.
PHỤ LỤC 1
CƠ CẤU TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP CAO SU VIỆT NAM
* Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam là công ty nhà nước;
được Nhà nước giao đất để thống nhất quản lý và bố trí diện tích sản xuất, kinh doanh cao su cho các công ty con; có chức năng đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp khác; giữ quyền chi phối các công ty con thông qua quản lý quỹ đất, vốn, công nghệ, thương hiệu, thị trường; trực tiếp kinh doanh và bảo đảm việc thực hiện các nhiệm vụ Nhà nước giao theo quy định của pháp luật.
* Các Tổng Công ty do Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt
Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con:
- Tổng công ty Cao su Đồng Nai. - Tổng công ty Công nghiệp cao su. - Tổng công ty Cao su Việt Lào.
* Công ty con do Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam nắm
giữ 100% vốn điều lệ:
- Công ty Cao su Dầu Tiếng.
- Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tài chính cao su.