Cơ chế quản lý của các cơ quan đại diện chủ sở hữu

Một phần của tài liệu Quản trị an ninh kinh tế các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nghiên cứu đối với tập đoàn công nghiệp cao su việt nam (Trang 46)

Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp là một chức năng riêng có của bộ máy nhà nước - chức năng công quyền, mà nội dung chủ yếu của nó là quản lý về mặt luật pháp, chính sách, chiến lược, quy hoạch, thanh tra, kiểm tra. Bên cạnh chức năng quản lý nhà nước, bộ máy nhà nước với mức độ khác nhau, còn thực hiện chức năng dịch vụ, hỗ trợ cho doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, phát triển, can thiệp khi cần thiết để bảo hộ hoặc hạn chế những rủi ro có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.

Ngày 30/01/2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 10/2019/NĐ-CP về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp (thay thế Nghị định số 99/2012/NĐ-CP) để quản lý đối với các tập đoàn Nhà nước nói chung, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam nói riêng.

Mối quan hệ Chính phủ, chính quyền - Thị trường - Doanh nghiệp chiếm vị trí đặc biệt trong nền ninh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nền kinh tế thị trường đòi hỏi chính quyền tách khỏi doanh nghiệp. Chính quyền và doanh nghiệp muốn độc lập nhau thực sự phải phân định rõ ràng về quyền, trong đó việc phân định rõ ràng về quyền tài sản là cơ sở và tiền đề của kinh tế thị trường. Đó cũng là then chốt để tách chính quyền khỏi doanh nghiệp.

Trên thế giới hiện nay có nhiều mô hình kinh tế thị trường: kinh tế thị trường tự do cạnh tranh của nước Mỹ, kinh tế thị trường phúc lợi của Bắc Âu, kinh tế thị trường Đông Á của Nhật Bản và “4 con rồng” châu Á. Nhưng các kiểu kinh tế thị trường đó đều thống nhất ở một điểm: quyền tài sản rõ ràng.

Thị trường thống trị kinh tế. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chính quyền đóng vai trò rất quan trọng: chính quyền cải cách giá cả, điều chỉnh hệ thống giá cả, tạo môi trường thị trường cạnh tranh công bằng cho doanh ngiệp. Chính quyền đặt ra luật lệ thị trường, bảo vệ trật tự thị trường. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi chính quyền là

người điều tiết vĩ mô chứ không phải người đặt kế hoạch; chính quyền là trọng tài viên chứ không phải vận động viên và chính quyền là người cứu hộ chứ không phải là vận động viên bơi lội.

Việt Nam muốn xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng không thể ngoại lệ.

Quá trình đổi mới, trong đó có đổi mới kinh tế được Đảng ta khởi xướng từ 1986 đến nay đã giúp Việt Nam đạt được sự tăng trưởng kinh tế đầy ấn tượng. Tuy nhiên thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta còn nhiều điều phải giải quyết.

Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam (2011) đã chỉ ra ba khâu “tắc nghẽn” cần được “đột phá” tháo gỡ: thể chế, nhân lực, kết cấu hạ tầng.

Theo Đề án tổng thể Tái cơ cấu kinh tế gắn liền với chuyển đổi mô hình tăng

trưởng, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 2/2013, có 3 lĩnh vực tái cơ cấu

trọng tâm được lựa chọn: (1) tái cơ cấu đầu tư công; (2) tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước; (3) tái cơ cấu các tổ chức tín dụng. Còn chuyển đổi mô hình tăng trưởng là quá trình chuyển “từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa

chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô, vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính bền vững” .

Để xây dựng và phát triển các thể chế thị trường cần thiết lập một hệ thống quyền sở hữu tài sản rõ ràng, rành mạch, có hiệu lực trên thực tế.

Ở Việt Nam hiện nay, quyền tư hữu tài sản đã được chính thức thừa nhận, kinh tế tư nhân đã được coi là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Tuy thế, ở đây vẫn có những yếu tố bất ổn ngăn cản sự phát triển lành mạnh của các quan hệ thị trường.

Để tách bạch chức năng quản lý nhà nước với chức năng đại diện chủ sở hữu ở các doanh nghiệp nhà nước, gần đây Chính phủ đã thành lập Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp.

Với tư cách là cơ quan chuyên trách thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp, mô hình Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp nhằm thực hiện một trong những chủ trương lớn của Đảng từ nhiều năm qua được Đại hội Đảng lần thứ XII, XIII khẳng định rõ, đó là phải tách bạch chức năng quản lý nhà nước với chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp, xóa bỏ chế độ Bộ chủ quản, tạo cơ sở để các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tập trung vào nhiệm vụ chính của mình là quản lý nhà nước theo lĩnh vực, địa bàn được phân công. Đồng thời nâng cao hiệu quả, hiệu lực và tính chuyên nghiệp trong công tác quản lý vốn, tài sản nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khóa XII) về cải cách chính sách tiền lương đã khẳng định rõ hơn chủ trương từng bước tiến tới thuê Hội đồng thành viên độc lập và trả lương cho Hội đồng thành viên, kiểm soát viên từ lợi nhuận sau thuế. Tổng Giám đốc và các thành viên Ban điều hành làm việc theo chế độ hợp đồng lao

động và hưởng lương trong quỹ lương chung của doanh nghiệp.

Các Bộ tiến tới chỉ tập trung vào quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tự chủ.

Chính phủ, chính quyền chuyển quản lý doanh nghiệp từ trực tiếp sang gián tiếp. Mô hình Chính phủ, chính quyền quản lý doanh nghiệp: Chính phủ, chính

quyền – Thị trường – Doanh nghiệp.

Chính phủ điều tiết, kiểm soát, giám sát, tăng cường hệ thống thuế, vật giá, ngân hàng, thống kê… đảm bảo thực hiện điều tiết vĩ mô đối với doanh nghiệp.

Đồng thời Chính phủ cần nắm quyền chỉ đạo, quyền sở hữu tài sản các doanh nghiệp đặc biệt, các doanh nghiệp an ninh - quốc phòng.

Trong giai đoạn đầu tiên Chính phủ phải là người dẫn dắt, chỉ đạo tái cấu trúc doanh nghiệp và các tập đoàn kinh tế. Khi các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh

tế đã phát triển ổn định, Chính phủ cần giảm vai trò điều hành trực tiếp vào việc tái cấu trúc doanh nghiệp mà để cho thị trường tự điều chỉnh.

Đồng thời, Nhà nước chỉ đạo, tạo điều kiện phát triển các cơ quan, tổ chức môi giới xã hội như cơ quan giới thiệu việc làm, cơ quan giao dịch cổ phiếu và phát triển các cơ quan cung cấp dịch vụ tư vấn như cơ quan giám định tài sản, kế toán, luật sư và các hiệp hội ngành nghề. Những tổ chức này đều có tính chất quần chúng, tự nguyện và độc lập, tự phát triển căn cứ vào yêu cầu phát triển của kinh tế thị trường.

Doanh nghiệp được quyền: hạch toán kinh tế; quản lý kinh doanh; quản lý nhân sự. Doanh nghiệp có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật, chính sách của Nhà nước, nộp thuế đủ. Các doanh nghiệp cần tập trung vào lĩnh vực chính của mình, không đầu tư dàn trải dẫn tới nợ nhiều và phá sản.

Quá trình thí điểm cũng cho thấy những mặt hạn chế còn tồn tại: (1) Hạn chế lớn nhất là vấn đề về khung pháp lý (chưa có khung pháp lý đầy đủ, rõ ràng về mô hình tập đoàn, tổng công ty nhà nước, dẫn đến các điểm chưa hoàn thiện trong cơ chế thực hiện và giám sát quyền sở hữu); (2) Phương thức quản lý và điều hành cũ vẫn còn tồn tại; (3) Vai trò lãnh đạo của Đảng ủy, vai trò quản trị của Hội đồng quản trị và vai trò điều hành của Ban Tổng giám đốc chưa được tách bạch và chuẩn hóa về quy trình nghiệp vụ. Bên cạnh những hạn chế mang tính khách quan thì bản thân các tập đoàn cũng có những vấn đề nội tại. Một phần cán bộ quản lý, người đại diện của tập đoàn, tổng công ty nhà nước tại các đơn vị chưa quán triệt đầy đủ tinh thần về mô hình quản lý, cách thức quản lý doanh nghiệp, thiếu kỹ năng quản trị doanh nghiệp hiện đại.

1.4. Kết luận Chương I

Chương I đã chỉ ra được những lý luận cơ bản về an ninh phi truyền thống và quản trị an ninh phi truyền thống; an ninh kinh tế và quản trị an ninh kinh tế; tập đoàn, tổng công ty nhà nước và quản trị các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Qua đó, có cái nhìn tổng quan về quản trị an ninh kinh tế đối với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nói chung và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam để phục vụ đánh giá thực trạng đối với công tác quản trị an ninh kinh tế đối với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ AN NINH KINH TẾ TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP CAO SU VIỆT NAM

2.1. Lựa chọn khung lý thuyết để đánh giá quản trị an ninh kinh tế Tậpđoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

2.1.1. Giới thiệu tổng quan về Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam được thành lập theo Quyết định 248/2006/QĐ-TTg ngày 30/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và Quyết định số 249/2006/QĐ-TTg ngày 30/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.

Ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 981/QĐ- TTg về việc chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Ngày 05/01/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 38/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam giai đoạn 2012 - 2015.

Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam thực hiện theo Nghị định 28/2014/NĐ-CP ngày 10/04/2014 của Chính phủ.

Ngày 03/02/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 09/NQ-CP về thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC), đánh dấu bước thay đổi lớn về mô hình quản lý vốn nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp tại Việt Nam (chuyển từ mô hình giao một DNNN quản lý sang mô hình giao cơ quan nhà nước chuyên trách quản lý). Theo đó, các tập đoàn, tổng công ty được chuyển giao vốn về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, trong đó có Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (tên giao dịch tiếng Anh: Vietnam Rubber Group; tên viết tắt: VRG) là tập đoàn đa sở hữu, trong đó Nhà nước sở hữu chi phối về vốn, được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Tổng Công ty Cao su Việt Nam.

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam kinh doanh đa ngành, trong đó trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến cao su là ngành kinh doanh chính; gắn kết chặt chẽ giữa trồng trọt, khai thác, sản xuất, kinh doanh với khoa học công nghệ, đào tạo; làm nòng cốt thúc đẩy ngành công nghiệp cao su Việt Nam phát triển nhanh, bền vững, hội nhập kinh tế quốc tế.

Theo Quyết định số 421/QĐ-TTg ngày 18/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh cơ cấu cổ phần phát hành lần đầu của Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. Theo đó, điều chỉnh cơ cấu cổ phần phát hành lần đầu quy định tại Mục b, Khoản 4, Điều 1, Quyết định số 2090/QĐ-TTg ngày 26/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Phương án cổ phần hóa và chuyển thành công ty cổ phần Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. Cụ thể, tổng số cổ phần là 4 tỷ cổ phần, mệnh giá mỗi cổ phần là 10.000 đồng, trong đó: Cổ phần nhà nước là 3.870.842.819 cổ phần, chiếm 96,77% vốn điều lệ (quy định cũ 75% vốn điều lệ); 28.813.371 cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2, Điều 48, Nghị định số 59/2011/NĐ- CP ngày 18/7/2011, chiếm 0,72% vốn điều lệ; 726.250 cổ phần bán cho tổ chức Công đoàn trong doanh nghiệp, chiếm 0,02% vốn điều lệ; cổ phần của các cổ đông khác là 99.617.560 cổ phần, chiếm 2,49% vốn điều lệ.

Cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam bao gồm: Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam là công ty nhà nước; các Tổng Công ty do Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con; Công ty con do Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ; các công ty do Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; các công ty do Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ; các đơn vị sự nghiệp có thu do Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam giữ 100% vốn (Phụ lục 1 kèm theo).

Trụ sở văn phòng chính: 236 Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Quận 3 - Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Điện thoại : (848) 39.325.234 - (848) 39.325.235 Fax: (848) 39.327.341 - (848) 39.325.233.

Chi nhánh: VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP CAO SU VIỆT NAM TẠI HÀ NỘI: 56 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội. Điện thoại: (04) 39.427.091. Fax: (844) 39.42. 091 - (844) 39.427.093.

2.1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

- Ban lãnh đạo Tập đoàn (Phụ lục 2 kèm theo).

- Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Tập đoàn(Phụ lục 3 kèm theo).

2.1.3. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Công nghiệp Cao su ViệtNam Nam

Lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của Tập đoàn bao gồm:

* Công nghiệp cao su:

- Trồng, chăm sóc, khai thác và chế biến mủ cao su;

- Sản xuất, mua bán sản phẩm công nghiệp, cao su, nguyên phụ liệu ngành công nghiệp cao su;

- Trồng rừng và sản xuất, mua, bán các sản phẩm nguyên liệu (mủ cao su), gỗ thành phẩm;

* Công nghiệp điện:

- Đầu tư xây dựng, khai thác, vận hành các nhà máy thủy điện, nhiệt điện; - Bán điện cho các hộ kinh doanh và tiêu dùng theo quy định của pháp luật;

* Nông nghiệp: Chăn nuôi gia súc, trồng các loại cây công nghiệp, chế biến

nông sản;

* Cơ khí - Xây dựng:

- Đúc, cán thép; sửa chữa, lắp ráp, chế tạo các sản phẩm cơ khí và thiết bị công nghiệp khác;

- Sản xuất, mua bán vật liệu xây dựng;

- Kinh doanh bất động sản (chỉ thực hiện đối với những dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và không hoạt động dịch vụ môi giới, định giá, sàn giao dịch bất động sản);

* Giáo dục phổ thông: Bậc trung học;

- Quản lý, khai thác cảng biển. Kinh doanh vận tải hàng đường bộ, đường thủy nội địa. Dịch vụ xếp dỡ hàng hóa. Dịch vụ giao nhận hàng hóa. Dịch vụ giám định thương mại;

- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng ăn uống. Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa, quốc tế.

- Đo đạc bản đồ. Tư vấn đầu tư (trừ tư vấn pháp lý, tài chính, kế toán); - Khai thác, cung cấp nước sạch. Xử lý nước thải;

- Tư vấn khoa học - công nghệ tin học;

Một phần của tài liệu Quản trị an ninh kinh tế các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nghiên cứu đối với tập đoàn công nghiệp cao su việt nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w