nghiệp Cao su Việt Nam
Để bảo đảm ANKT thời gian tới, cần tạo sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức của các cấp, các ngành về vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng và yêu cầu cấp bách của công tác bảo đảm ANKT trong tình hình hiện nay. Xác định rõ bảo đảm ANKT là trách nhiệm của các cấp, các ngành, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Chính phủ, trong đó, lực lượng Công an nhân dân giữ vai trò nòng cốt; bảo đảm ANKT phải gắn liền với bảo đảm an ninh chính trị nội bộ, bảo vệ cán bộ, bảo vệ đảng viên, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Vì vậy, phải tập trung quán triệt triển khai, cụ thể hóa các chủ trương, quan điểm chỉ đạo, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, về công tác bảo đảm ANKT, nhất là Chỉ thị số 12-CT/TW của Bộ Chính trị thành chương trình, kế hoạch và trách nhiệm của từng cấp ngành để thực hiện có hiệu quả. Quy định rõ trách nhiệm của Thủ trưởng các bộ, ngành, địa phương trong công tác bảo đảm ANKT.
Phải kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế với bảo đảm ANKT; bảo đảm ANKT phải xây dựng trên cơ sở nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, độc lập, tự chủ. Việc thẩm định các chương trình, dự án kinh tế liên quan đến công tác bảo vệ an ninh, trật tự chính là nhiệm vụ của lực lượng Công an nhân dân các cấp, các ngành chức năng có trách nhiệm phối hợp; quá trình thẩm định dự án, hoạch định chính sách phải thật là trách nhiệm, tuyệt đối không được lợi dụng để tư lợi, gây khó khăn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư. Lực lượng Công an nhân dân phải làm tốt công tác nắm tình hình, nhận diện mối đe dọa, các nguy cơ gây phương hại đến nền kinh tế, kịp thời tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước các chủ trương giải pháp ứng phó phù hợp, hiệu quả... Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả các biện pháp công tác Công an góp phần bảo vệ kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo tinh thần Nghị quyết
của Chính phủ. Làm tốt công tác quản lý nhà nước về an ninh quốc gia trên lĩnh vực kinh tế, bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực kinh tế, không để sơ hở, thiếu sót. Tăng cường lãnh đạo và chỉ đạo quyết liệt hơn trong quá trình tổ chức thực hiện các chủ trương, giải pháp về bảo đảm ANKT theo tinh thần Chỉ thị số 12-CT/TW của Bộ Chính trị. Thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương phải trực tiếp, thường xuyên chỉ đạo việc triển khai thực hiện các mặt công tác Công an bảo đảm ANKT theo tinh thần Chỉ thị số 12-CT/TW của Bộ Chính trị, góp phần đưa Chỉ thị này của Đảng thực sự "đi vào thực tiễn cuộc sống", tạo sự chuyển biến rõ nét, mang lại hiệu quả thiết thực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Tăng cường quản lý, giám sát, kiểm tra của chủ sở hữu nhà nước.
Cần có các chương trình quản trị quốc gia hiện đại. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) có 30 nguyên tắc về quản trị tốt đối với Tập đoàn. Các hoạt động quản trị doanh nghiệp hiện nay ở nước ta hầu như chưa áp dụng bất kỳ nguyên tắc nào trong số đó.
Thực hiện công khai minh bạch kết quả hoạt động của Tập đoàn theo quy định của pháp luật. Cần áp dụng nguyên tắc công khai minh bạch hóa thông tin, thiết lập cơ chế giám sát hữu hiệu với các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải công bố thông tin theo các chuẩn mực của công ty cổ phần niêm yết (chi phí cho việc này thấp, hiệu quả lớn).
Tăng cường hoạt động giám sát tài chính của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các cơ quan Thanh tra, Kiểm toán, Công an (An ninh kinh tế, Cảnh sát kinh tế) đối với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, góp phần nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc chấp hành các quy định của pháp luật trong quản lý và sử dụng vốn, tài sản nhà nước.
Mục tiêu của kế hoạch giám sát này nhằm đánh giá đúng thực trạng, hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, kịp thời giúp doanh nghiệp khắc phục tồn tại, hoàn thành mục tiêu, kế hoạch kinh doanh, nhiệm vụ công ích, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và khả năng cạnh tranh.
Việc giám sát còn giúp phát hiện các yếu kém trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp để có cảnh báo và đề ra biện pháp chấn chỉnh kịp thời. Công khai minh bạch hóa tình hình tài chính của doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước.
Về nội dung giám sát: thực hiện giám sát việc bảo toàn và phát triển vốn; giám sát việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp, gồm: giám sát hoạt động đầu tư vốn với các dự án đầu tư; giám sát hoạt động đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp; giám sát tình hình huy động vốn và sử dụng vốn huy động, phát hành trái phiếu; giám sát tình hình quản lý tài sản, quản lý nợ tại doanh nghiệp, khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp, hệ thống nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu; giám sát tình hình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, cũng tiến hành giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, gồm: giám sát việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, thực hiện nhiệm vụ cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích do nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch; giám sát kết quả hoạt động kinh doanh (doanh thu, lợi nhuận, ROE, ROA); giám sát việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước; giám sát việc phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ.
Các hoạt động giám sát còn lại bao gồm: giám sát chấp hành pháp luật về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp, việc ban hành và thực hiện các quy chế quản lý tài chính của doanh nghiệp; giám sát việc cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, cơ cấu lại vốn của doanh nghiệp đầu tư tại công ty con, công ty liên kết; giám sát thực hiện chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng, phụ cấp trách nhiệm và quyền lợi khác đối với người lao động, người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp.
Thành lập cơ quan chuyên trách độc lập thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp, hoặc các cơ quan chuyên trách theo dõi tại các bộ chuyên ngành… Mục tiêu và các chỉ tiêu đó phải thể hiện đầy đủ trong chiến lược và kế hoạch trung hạn và kế hoạch hằng năm, hằng quý của tập đoàn, tổng công ty nhà nước.
Cần có hệ thống thu thập thông tin, phân tích đánh giá, từ đó, cơ quan quản lý giám sát việc hoàn thành mục tiêu một cách sát sao và có sự điều chỉnh kịp thời.
Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật và không nghiêm túc thực hiện Đề án tái cơ cấu đã được phê duyệt.
Tăng cường trách nhiệm của lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương trong thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu Tập đoàn.
Xây dựng đội ngũ quản trị giỏi trong Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam. Tập đoàn muốn kinh doanh có lãi vươn lên chiếm lĩnh thị trường trong nước và mở rộng đầu tư ra nước ngoài, cần có đội ngũ quản trị có năng lực đưa Tập đoàn đi đúng hướng.