Đặc điểm và vai trò của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản trị an ninh kinh tế các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nghiên cứu đối với tập đoàn công nghiệp cao su việt nam (Trang 34 - 39)

1.2.3.1. Đặc điểm của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước ở Việt Nam

Một là, các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam được hình thành chủ yếu

từ việc chuyển đổi và tổ chức lại các tổng công ty nhà nước theo quyết định của Chính phủ. Hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con; phạm vi hoạt động của tập đoàn kinh tế nhà nước được mở rộng không chỉ ở trong nước mà cả ở nước ngoài

Nhưng trong khi các công ty thành viên có tư cách pháp nhân thì công ty mẹ lại không có tư cách pháp nhân, nên việc quy định một khung khổ pháp lý tổ chức của một nhóm công ty trong bối cảnh doanh nghiệp được quyền tự quyết về các mối liên hệ có thể trở thành khiên cưỡng, thậm chí có thể kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp.

Ba là, một trong những công cụ điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ, các

tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam hoạt động trong những ngành kinh tế mũi nhọn, những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế theo mục tiêu, chiến lược phát triển của từng Tập đoàn mà tư nhân và các thành phần kinh tế khác khó có thể thực hiện được do hạn chế về năng lực tài chính hoặc kinh nghiệm quản lý.

Bốn là, quan hệ nội tại của tập đoàn kinh tế nhà nước được thiết kế theo mô

hình công ty mẹ - công ty con với ba cấp. Công ty mẹ là doanh nghiệp do Nhà nước giữ 100% vốn hoặc giữ quyền chi phối theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Công ty con của doanh nghiệp cấp I là các doanh nghiệp do doanh nghiệp cấp I giữ quyền chi phối; được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một hoặc hai thành viên trở lên, Tổng Công ty theo hình thức công ty mẹ - công ty con, công ty liên doanh, công ty con ở nước ngoài; Công ty con của doanh nghiệp cấp II là các doanh nghiệp do doanh nghiệp cấp II giữ quyền chi phối.

Năm là, hoạt động quản lý, giám sát đối với tập đoàn kinh tế nhà nước được

thực hiện theo các phương thức: thông qua chế độ báo cáo của hội đồng quản trị công ty mẹ; thông qua thực hiện kiểm toán tại công ty mẹ và các đơn vị thành viên; thông qua thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất của công ty mẹ; thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá của các cơ quan theo quy định của pháp luật.

Sáu là, quan hệ giữa tập đoàn với bộ, ngành và Chính phủ: Nhà nước là chủ

sở hữu của các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam. Chính phủ thống nhất thực hiện quyền của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty mẹ và đối với phần vốn nhà nước tại các tập đoàn kinh tế nhà nước; Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập công ty mẹ, quyết định tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu công ty mẹ theo đề nghị của bộ quản lý ngành và ý kiến của các bộ, ngành có liên quan...

Trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam các Tập đoàn kinh tế nhà nước được kỳ vọng đóng vai trò quan trọng sau:

Một là, công cụ hữu hiệu điều tiết vĩ mô nền kinh tế, tạo nên sức mạnh kinh tế quốc gia

Trong nền kinh tế nhiều thành phần, các tập đoàn kinh tế nhà nước nắm giữ các lĩnh vực, ngành nghề quan trọng, giữ vai trò trụ cột của nền kinh tế quốc dân, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế theo định hướng của Đảng và Nhà nước.

Bên cạnh đó, tập đoàn kinh tế nhà nước còn là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của kinh tế quốc dân. Các tập đoàn kinh tế không chỉ mang lại lợi ích kinh tế lớn cho đất nước về các mặt như: góp phần quan trọng vào tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước, đóng góp không nhỏ vào nguồn thuế, tạo nguồn thu ngoại tệ và nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, hạn chế nhập siêu, tạo nên sức mạnh cho nền kinh tế góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước... mà còn là trụ cột kinh tế, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống cho nhân dân, góp phần giải quyết vấn đề an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh...

Hai là, thực hiện các nhiệm vụ chính trị - xã hội Nhà nước giao

Do có nhiều lĩnh vực, ngành nghề không hấp dẫn các nhà đầu tư vì ít lợi nhuận, lâu thu hồi vốn nên các doanh nghiệp tư nhân không muốn tham gia sản xuất, kinh doanh hoặc việc kinh doanh lệ thuộc rất lớn vào điều kiện thiên nhiên và kết cấu hạ tầng nên Nhà nước thành lập và giao cho các tập đoàn kinh tế nhà nước nhiệm vụ tiến hành các hoạt động công ích nhằm thực hiện mục tiêu chính trị - xã hội của Nhà nước.

Thực tế ở nước ta cho thấy, tập đoàn kinh tế nhà nước chính là lực lượng quan trọng của Nhà nước đảm nhận sản xuất, kinh doanh nhiều mặt hàng thiết yếu nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân, góp phần quan trọng trong việc bảo đảm an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc và khẳng định chủ quyền quốc gia, bảo vệ môi trường sinh thái...

Ba là, làm gia tăng sức mạnh cạnh tranh của cả tập đoàn và công ty thành viên

Thực tế ở nước ta, mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước là mô hình liên kết kinh tế tiên tiến và có sức mạnh nhất. Với đặc điểm là mô hình có quy mô lớn, nguồn lao động dồi dào, thị trường và công nghệ vượt trội, các tập đoàn kinh tế nhà

Điểm quan trọng đầu tiên quyết định sự liên kết, hợp tác giữa các công ty trong mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước là lợi ích. Bởi lẽ, đối với mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước lợi ích đến với cả tập đoàn kinh tế và cả công ty thành viên.

Các công ty thành viên trong tập đoàn kinh tế nhà nước luôn được sự hỗ trợ phát triển thông qua thương hiệu của tập đoàn: hỗ trợ về vốn, công nghệ, hoạt động đào tạo quản lý, lao động... Những hỗ trợ đó sẽ tạo ra điều kiện và động lực, môi trường thuận lợi giúp các doanh nghiệp thành viên của tập đoàn kinh tế nhà nước phát triển nhanh và bền vững, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của cả tập đoàn kinh tế nhà nước nhằm tạo ra sức mạnh kinh tế - xã hội của quốc gia.

Bốn là, tổ chức kinh doanh, mang lại lợi nhuận thích đáng cho Nhà nước

Với mục tiêu kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường, các tập đoàn kinh tế nhà nước phải khai thác nguồn vốn nhà nước nhằm tạo ra lợi nhuận bổ sung cho ngân sách nhà nước, đồng thời, tạo ra việc làm và thu nhập hợp pháp nhằm nâng cao đời sống về mọi mặt của người lao động.

1.2.3.3. Các mối đe dọa, thách thức an ninh phi truyền thống đối với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước ở Việt Nam

Hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước ở Việt Nam trong thời gian qua cho thấy, mô hình này đã đạt được những kết quả nhất định, là công cụ điều tiết vĩ mô hiệu quả của Nhà nước. Về cơ bản, các tập đoàn, tổng công ty đã nắm giữ những ngành, lĩnh vực then chốt trong nền kinh tế, quy mô vốn liên tục tăng, khẳng định vai trò cụ thể của mình trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Các tập đoàn, tổng công ty không chỉ mang lại lợi ích kinh tế lớn cho đất nước; góp phần quan trọng vào tăng trưởng và phát triển kinh tế, đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đóng góp không nhỏ vào nguồn thuế, tạo nguồn thu ngoại tệ và nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, hạn chế nhập siêu, tạo nên sức mạnh cho nền kinh tế... mà còn góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống cho nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh...

Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước ở Việt Nam cũng phải đối mặt với các mối đe dọa, thách thức an ninh phi truyền thống nổi lên như:

Một là, toàn cầu hóa, khu vực hóa là một thách thức đối với các nước đang

phát triển, đòi hỏi các tập đoàn, tổng công ty nhà nước ở Việt Nam phải nâng cao năng lực cạnh tranh, tận dụng cơ hội, lợi thế để cạnh tranh với các đối tác trong và ngoài nước.

Hai là, tình trạng phá sản, khủng hoảng của một số tập đoàn, công ty lớn trên

thế giới (Tập đoàn Worldcom của Mỹ, Tập đoàn dầu mỏ của Nga, Tập đoàn Parmalat của Italia) là bài học cho các tập đoàn, tổng công ty nhà nước ở Việt Nam trong việc bảo đảm an ninh doanh nghiệp. Trong đó, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một nhân tố hàng đầu quyết định sự ổn định và an toàn tài chính doanh nghiệp; các khoản nợ quá lớn có thể khiến doanh nghiệp mất khả năng chi trả, từ đó dẫn đến sự phá sản và khủng hoảng tài chính của các doanh nghiệp; năng lực lãnh đạo của các doanh nghiệp cũng là một trong các nguyên nhân gây ra sự phá sản và khủng hoảng tài chính của doanh nghiệp.

Ba là, nguy cơ chệnh hướng trong phát triển kinh tế của các tập đoàn, tổng công

ty nhà nước. Vấn đề này trong cổ phần hóa doanh nghiệp, nhiều tập đoàn, tổng công ty đã cho công ty nước ngoài, công ty tư nhân tham gia mua cổ phần và góp vốn. Nếu không có định hướng phát triển tốt nguy cơ chệch hướng về kinh tế ở đây rất dễ xảy ra.

Bốn là, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước ở Việt Nam cũng đã và đang bị đe

dọa về an ninh thông tin và an ninh mạng, bởi vì cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng không ít mối đe dọa an ninh phi truyền thống cho các doanh nghiệp, trong đó mối đe dọa lớn nhất đến từ các loại hình tấn công mạng.

Năm là, nguy cơ bị phá hoại, khủng bố, xâm phạm sở hữu trí tuệ, dữ liệu bị

phá hủy hoặc thay đổi, an ninh thương hiệu, gây thiệt hại cho doanh nghiệp, chi phí khắc phục khủng hoảng là rất lớn.

Sáu là, tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật về kinh tế xảy ra ở nhiều tập

BIDV, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam… đã cản trở sự phát triển bền vững của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nói riêng và kinh tế Nhà nước nói chung.

Một phần của tài liệu Quản trị an ninh kinh tế các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nghiên cứu đối với tập đoàn công nghiệp cao su việt nam (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w