Các mối đe dọa, thách thức bên trong

Một phần của tài liệu Quản trị an ninh kinh tế các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nghiên cứu đối với tập đoàn công nghiệp cao su việt nam (Trang 60 - 67)

2.2.2.1. Tình hình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, mâu thuẫn mất đoàn kết nội bộ trong cán bộ, đảng viên Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

Tình hình tư tưởng cán bộ, đảng viên luôn được Tập đoàn quan tâm là động lực cho cán bộ, đảng viên thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Đề án tái cơ cấu Tập đoàn sẽ giảm số đơn vị thành viên từ 134 đơn vị hiện nay xuống còn 90 đơn vị, Công ty mẹ - Tập đoàn sẽ giảm số đầu mối quản lý từ 67 công ty con hiện nay xuống còn 39 công ty con… thì vấn đề việc làm, thu nhập cho người lao động gặp nhiều khó khăn, tiềm ẩn vấn đề phức tạp về an ninh công nhân; trong quá trình sắp xếp nhân sự cũng tiềm ẩn nguy cơ mất đoàn kết nội bộ nếu như không được thực hiện một cách dân chủ, công khai minh bạch. Những vấn đề trên cùng với những khó khăn kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra đã làm một phận cán bộ, đảng viên hoang mang, dao động trước khó khăn, có những hành vi và phát ngôn tiêu cực.

2.2.2.2. Các tồn tại trong hoạt động của tổ chức đảng, công đoàn, đoàn thanh niên Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam thành lập tổ chức cơ sở đảng và đoàn thể từ Công ty mẹ xuống các công ty con, công ty thành viên. Các tổ chức đảng và đoàn thể đều tích cực tham gia cùng với lãnh đạo các doanh nghiệp tổ chức giáo dục chính trị tư tưởng, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, công nhân viên. Vì vậy trong những năm qua không để xảy ra những xung đột xã hội lớn trong Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.

Tuy nhiên, hoạt động của tổ chức đảng, công đoàn ở một số đơn vị của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam còn mang tính hình thức, chưa thực sự mang lại quyền lợi cho người lao động; công tác vận động tuyên truyền chưa đủ mạnh, còn lúng túng, gượng ép, chưa làm cho công nhân thấy được những lợi ích thiết thực của việc có tổ chức đảng, đoàn thể trong đơn vị mình.

2.2.2.3. Hiệu quả thấp trong sử dụng vốn và hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành, đa nghề ở Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá, hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ; năng lực cạnh tranh còn hạn chế. Thực hiện cổ phần hóa hoặc thoái vốn (tại các Công ty mẹ đã hoàn thành cổ phần hóa), Nhà nước nắm giữ vốn ở mức chi phối (từ 50% tổng số cổ phần trở lên) tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.

Mặc dù, qua số liệu hoạt động sản xuất kinh doanh cho thấy doanh thu của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam không lớn, thu nhập của cán bộ, công nhân viên ở mức ổn định. Tuy nhiên, nếu so sánh với khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân thì Tập đoàn tiếp tục có xu hướng giảm dần về quy mô và tỷ lệ đóng góp ở tất cả các chỉ tiêu trong giai đoạn 2016-2020 và đang có chỉ số nợ cao hơn trong các loại hình doanh nghiệp.

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR) đã công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông năm 2020. Theo đó, dự kiến năm 2020, công ty tiếp tục thoái 2.061 tỷ đồng từ các đơn vị ngoài ngành. Trong đó, giá trị đầu tư của 05 công ty thủy điện chiếm hơn 50%, khoảng 1.079 tỷ đồng.

GVR cho biết sẽ thực hiện hoạt động tái cơ cấu nguồn lực doanh nghiệp, ưu tiên tập trung vào các lĩnh vực có biên lợi nhuận cao và ổn định hơn. Do đó, GVR

sẽ tiếp tục rà soát thoái vốn tại các doanh nghiệp khác, bao gồm cả các đơn vị hoạt động có hiệu quả và thuộc ngành sản xuất chính.

Trong năm 2020, GVR tái cơ cấu các ngành nghề kinh doanh, tập trung vào 5 lĩnh vực ngành nghề chính có truyền thống gồm: trồng, chăm sóc chế biến mủ cao su, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nghiên cứu thực hiện chuyển đổi 20 công ty nông nghiệp Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên do Tập đoàn đầu tư 100% vốn sang Công ty Cổ phần nhằm hướng đến hoạt động minh bạch, hiệu quả hơn và thu hút đầu tư bên ngoài, giảm vốn đầu tư của Tập đoàn. Nguồn vốn thoái được dành để đầu tư các lĩnh vực hiệu quả hơn.

Trong năm 2020, Tập đoàn đã thực hiện sáp nhập Cao su Quavan vào Cao su Việt Lào, VRG Oudomxay vào Quasa Geruco, sáp nhập Cao su Hương Khê Hà Tĩnh vào Cao su Hà Tĩnh, Cao su Đăk Nông vào Cao su Đồng Phú...

Về kế hoạch kinh doanh 2020, mục tiêu doanh thu thuần hợp nhất của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đạt gần 24.650 tỷ đồng, tăng gần 8% so với năm 2019. Lợi nhuận sau thuế 4.029 tỷ đồng, tăng hơn 5%. Với công ty mẹ, GVR duy trì chỉ tiêu hoạt động kinh doanh tương đương cùng kỳ. Trong năm 2020, Tập đoàn tái cơ cấu các ngành nghề kinh doanh, tập trung vào 05 lĩnh vực ngành nghề chính có truyền thống gồm: trồng, chăm sóc chế biến mủ cao su, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Cùng với đó, gần 1.900 tỷ đồng được Tập đoàn dành riêng cho hoạt động tài chính dài hạn chưa được nêu rõ. Cổ tức dự kiến duy trì 6% tiền mặt.

2.2.2.4. Tình hình tiêu cực, tham nhũng, “lợi ích nhóm” và các hành vi vi phạm pháp luật, tội phạm xảy ra trong Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

Kết thúc thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật về quản lý, sử dụng vốn và tài sản Nhà nước tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) và một số đơn vị thành viên giai đoạn 2005 - 2011, Thanh tra Chính phủ đề nghị Bộ Công an điều tra một số vụ việc sai phạm nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về kinh tế, chủ yếu là đầu tư ngoài ngành.

Tính đến 31/01/2011, VRG đã đầu tư ra ngoài nghề kinh doanh chính hơn 2.420 tỷ đồng, chiếm 13,03% vốn điều lệ và chiếm 13,25% tổng vốn đầu tư tài chính, chủ yếu lấy từ nguồn vốn điều lệ do nhà nước đầu tư.

Theo Thanh tra Chính phủ, việc thiếu tính toán, đầu tư dàn trải là một phần nguyên nhân dẫn đến tỷ suất lợi nhuận rất thấp, nhiều khoản đầu tư trong nhiều năm không có lợi nhuận, một số khoản tiềm ẩn nguy cơ mất vốn với giá trị lớn. Cụ thể, VRG đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng vào các công ty hoạt động trong các lĩnh vực thủy điện, xi măng, kinh doanh khách sạn, thép, chứng khoán… song hầu như trong nhiều năm liên tục không có lợi nhuận được chia.

Như VRG đầu tư hơn 390 tỷ đồng vào công ty cổ phần đầu tư thủy điện VRG Phú Yên, công ty cổ phần xi măng FICO Tây Ninh, Tổng công ty xây dựng miền Trung nhưng trong 05 năm liên tục (từ 2006 - 2011) không có lợi nhuận được chia. Bên cạnh đó, VRG còn chi hơn 224 tỷ đồng đầu tư vào Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Cao su (chủ yếu kinh doanh khách sạn Móng Cái) song chỉ năm 2008 được chia 224 triệu đồng, còn những năm sau đó đều lỗ.

Quá trình thanh tra còn phát hiện, một số lãnh đạo VRG tham gia góp vốn cá nhân, gia đình để sáng lập và lãnh đạo, quản lý, điều hành hoạt động Công ty Cổ phần Chế biến và Xuất nhập khẩu thủy sản Đồng Tháp (DSEC). Công ty này được cấp giấy phép kinh doanh lần đầu năm 2007, với vốn điều lệ 169 tỷ đồng, do các cổ đông sáng lập là Công ty TNHH MTV Cao su Đồng Nai, Công ty TNHH MTV Phú Riềng và một số cá nhân là lãnh đạo VRG.

Thanh tra Chính phủ chỉ rõ, các đơn vị trên khi quyết định đầu tư góp vốn đã không xây dựng đề án, không có ý kiến đồng ý của VRG, là trái quy định về quản lý vốn nhà nước, trong đó, một số đơn vị đã sử dụng Quỹ phúc lợi để đầu tư góp vốn.

Việc một số cá nhân là lãnh đạo VRG và các công ty thành viên tham gia góp vốn cá nhân, gia đình để sáng lập và lãnh đạo, quản lý, điều hành hoạt động Công ty DSEC, như nguyên Chủ tịch Hội độộ̀ng quản trị VRG kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị DSEC; Tổng giám đốc Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất khẩu cao su (góp vốn cá nhân) kiêm Ủy viên Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc DSEC là trái quy

định về quyền thành lập, góp vốn mua cổ phần và quản lý doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp.

Đáng chú ý, từ khi thành lập đến nay, DSEC liên tục bị thua lỗ: ngoại trừ năm 2009 lãi 4,7 tỷ đồng, năm 2010 lỗ hơn 30 tỷ đồng, năm 2011 lỗ hơn 10 tỷ đồng, năm 2012 lỗ hơn 161 tỷ đồng, lỗ lũy kế đến năm 2012 là hơn 200 tỷ đồng. Đến thời điểm này, Công ty phải bán cả nhà máy để trả nợ và đang làm thủ tục phá sản.

Cũng theo Thanh tra Chính phủ, dù kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ nhiều năm nhưng DSEC vẫn được các Công ty TNHH MTV Cao su Đồng Nai, Công ty TNHH MTV Phú Riềng, Công ty tài chính TNHH MTV cao su Việt Nam ưu ái cho vay bằng những hợp đồng vay, hồ sơ thế chấp và bảo lãnh không đủ căn cứ pháp lý. Trên thực tế, nhiều khoản vay đã bị DSEC sử dụng sai mục đích, chiếm dụng vốn, gây thiệt hại nhiều tỷ đồng.

Theo Thanh tra Chính phủ, việc đầu tư góp vốn, quản lý sử dụng tại DSEC đã gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 144 tỷ đồng và dư nợ không có khả năng thanh toán 253 tỷ đồng, có dấu hiệu cố ý làm trái các quy định của Nhà nước trong việc góp vốn, sử dụng vốn đầu tư. Kết thúc cuộc thanh tra nói trên, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng và các cơ quan chức năng xử lý sai phạm về kinh tế với tổng số tiền hơn 8.366 tỷ đồng. Phần lớn các sai phạm này là do đầu tư ngoài ngành không hiệu quả, dẫn đến thua lỗ.

Quá trình thanh tra cũng phát hiện nhiều sai phạm tại Công ty Tài chính TNHH MTV Cao su Việt Nam (RFC). Đơn vị này không được cơ quan có thẩm quyền cho phép kinh doanh mua bán kỳ hạn chứng khoán nhưng vẫn có 43 hợp đồng trị giá gần 24 tỷ đồng thực hiện trước khi hội đồng quản trị của RFC cho phép; tính đến hết năm 2013, RFC có tổng dư nợ lên đến hơn 3.500 tỷ đồng, trong đó hơn 1.900 tỷ có khả năng mất vốn, hơn 246 tỷ có nghi ngờ mất vốn. Thanh tra Chính phủ đề nghị Bộ Công an tiếp tục mở rộng điều tra đối với các sai phạm tại RFC.

Quá trình thanh tra cũng xác định việc đầu tư góp vốn vào Công ty cổ phần Thương mại dịch vụ và Du lịch cao su chủ yếu để đầu tư khách sạn tại Móng Cái (Quảng Ninh) có nhiều vi phạm.

Công ty cổ phần cao su Phú Riềng - Kratie (PRK) có tới 85% diện tích cao su trồng bị chết hoặc không đảm bảo chỉ số phát triển. PRK còn sử dụng vốn đầu tư sai mục đích như việc đầu tư vào một số dự án khác khi chưa được phép đầu tư tại Campuchia. Thiệt hại của PRK được xác định khả năng lên tới trên 600 tỷ đồng.

Thanh tra Chính phủ đã kết luận sai phạm về quản lý và sử dụng đất đai tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam trong giai đoạn đến 2018.

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam quản lý và sử dụng với diện tích đất là 371.348ha (đất nông nghiệp 361.647 ha, đất phi nông nghiệp 9.701 ha), tính đến ngày 31/12/2017, phần lớn diện tích đất đã được cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất (khoảng 92%), phần còn lại 29.708 ha chưa được cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất (khoảng 8%) với nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có diện tích đất dự kiến bàn giao cho địa phương quản lý, sử dụng nên không lập hồ sơ cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất và đất đang có tranh chấp chưa thực hiện được việc cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất. Công tác xác định ranh giới, cắm mốc, đo đạc, lập bản đồ địa chính của Tập đoàn mới thực hiện được 313.554 ha (khoảng 84,4%), diện tích chưa thực hiện là 57,794 ha (khoảng 15,6%), dẫn đến số liệu về diện tích đất còn chưa chính xác.

Thanh tra Chính phủ chỉ ra rằng, công tác quản lý hồ sơ đất đai trước đây của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam còn sơ sài, không đầy đủ, chủ yếu là sử dụng hồ sơ dạng giấy, bản đồ địa hình, tài liệu đo đạc lạc hậu, công cụ để quản lý thô sơ, nguồn lực mỏng, diện tích được giao lại quá lớn dẫn đến khó khăn trong theo dõi, quản lý, giải quyết tranh chấp, lấn chiếm đất đai.

Tính đến ngày 31/12/2017, các đơn vị thuộc Tập đoàn còn để hơn 10.710 ha đất bị lấn chiếm, tập trung ở các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và để diện tích đất chồng lấn giữa các công ty thuộc Tập đoàn với những đối tượng khác, chủ yếu là người dân lên tới 1.737 ha; tổng diện tích đất bị lấn chiếm, chồng chất đến thời điểm thanh tra đã giải quyết dứt điểm được 476,2 ha chưa được giải quyết dứt điểm là 11.947,6 ha vi phạm quy định của pháp Luật Đất đai.

Về việc xử lý, sắp xếp lại nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước: Tập đoàn quản lý, sử dụng 759 cơ sở nhà, đất với tổng diện tích đấy là 1.200,39 ha, diện tích nhà là 1.176.187

m2 thuộc đối tượng phải xử lý, sắp xếp xếp. Tuy nhiên, đến cuối năm 2017, Tập đoàn mới chỉ trình cơ quan chức năng phê duyệt xử lý 43 cơ sở, chiếm 5,7%; còn 716 cơ sở, tương ứng 94,3% hiện chỉ mới hoàn tất công tác kiểm tra hiện trạng.

Ngoài ra, Tập đoàn cho thuê một phần diện tích văn phòng chưa thực hiện đúng quy định của Luật Đất Đai 2013 (tại số 117, Hai Bà Trưng, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh; Số 56 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội) và cho mượn đất làm nhà ở để bị lấn, chiếm chưa thu hồi được (Nhà E1, phố Tạ Quang Biểu, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội); Tạp chí Cao su cho thuê làm nhà ở không đúng mục đích; Công ty Tài chính Cao su ký hợp đồng mua tài sản là quyền sử dụng đất năm 2004, 2005 để làm trụ sở văn phòng Công ty nhưng không lập Báo cáo nghiên cứu, chưa có dự án đầu tư được phê duyệt...; Công ty TNHH MTV Cao su Mang Zang sử dụng một phần quỹ phúc lợi mua nhà tại số 55 Nguyễn Minh Hoàng, phường 12, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh...

Ngoài ra, là một số sai phạm như Tập đoàn ban hành Quyết định số 183/QĐ- CSVN ngày 03/3/2008 cho phép Công ty cao su Phú Riềng chuyển giao 96,18 ha đất cao su, sau đó UBND tỉnh Bình Phước thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất đối với Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su (không thuộc tổ chức kinh tế nên không được thuê đất để thực hiện dự án đầu tư) là chưa thực hiện đúng quy định tại Điều 35, Luật Đất đai 2003; Giám đốc Công ty Cổ phần Cao su Đồng phú, Giám đốc Công ty TNHH MTV Tổng Công ty Cao su Đồng Nai cho công nhận mượn đất làm nhà là không đúng với quy định tại Luật Đất đai 2003 và Luật Đất đai 2013.

Thanh tra Chính phủ kiến nghị Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam phải kiểm tra, rà soát đối với việc thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất, cho thuê đất, chuyển nhượng dự án theo thẩm quyền xử lý hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật. Báo cáo với các địa phương để sớm bố trí kịp thời ngân sách thực hiện việc rà soát, xác định ranh giới, cắm mốc giới, đo

Một phần của tài liệu Quản trị an ninh kinh tế các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nghiên cứu đối với tập đoàn công nghiệp cao su việt nam (Trang 60 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w