Phối hợp quản trị an ninh kinh tế Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản trị an ninh kinh tế các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nghiên cứu đối với tập đoàn công nghiệp cao su việt nam (Trang 67 - 69)

đã có hàng chục cán bộ cấp cao của tập đoàn này cũng như lãnh đạo các công ty con, lần lượt vướng vòng lao lý. Cả bốn người từng là Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nối tiếp nhau, Đinh La Thăng, Phùng Đình Thực, Nguyễn Xuân Sơn, Nguyễn Quốc Khánh đã bị khởi tố, một người bị tòa sơ thẩm tuyên án tử hình và 02 người bị đình chỉ quyền hạn của đại biểu Quốc hội, mất quyền miễn trừ và bị cáo buộc có các hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản và tham ô tài sản. Một số lãnh đạo chủ chốt các doanh nghiệp khác như Ngân hàng BIDV, Công ty Gang thép Thái Nguyên, Tổng Công ty SABECO, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam và nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước khác đã bị xử lý hình sự. Ngày 13/6/2019, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã ra cáo trạng truy tố bị can Lê Quang Thung - cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, thiệt hại cho ngân sách nhà nước hơn 43 tỷ đồng, diễn ra từ năm 2007 - 2016.

2.3. Tổ chức quản trị an ninh kinh tế Tập đoàn Công nghiệp Cao su ViệtNam Nam

2.3.1. Phối hợp quản trị an ninh kinh tế Tập đoàn Công nghiệp Cao su ViệtNam Nam

Trong những năm qua, Bộ Công an và Công an các tỉnh, thành phố đã phối hợp chặt chẽ với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam quán triệt và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 25/10/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 01/12/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới” và đặc biệt là Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 05/01/2017 của Bộ Chính trị

khóa XII về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế” và Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 13/9/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TW của Bộ Chính trị.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, lực lượng Công an nhân dân đã sử dụng đồng bộ các biện pháp, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, các ban, bộ, ngành kinh tế và toàn dân; kịp thời phát hiện, đấu tranh phòng, chống có hiệu quả âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động và các loại tội phạm trên lĩnh vực kinh tế; bảo đảm an ninh, an toàn các hoạt động hợp tác kinh tế với các quốc gia trên thế giới. Chủ động tham mưu với Đảng, Nhà nước về chủ trương, giải pháp đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm lợi ích, an ninh quốc gia của Việt Nam trong đàm phán gia nhập các tổ chức, diễn đàn kinh tế khu vực và thế giới; đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại song phương, đa phương, góp phần hoạch định các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội; cung cấp thông tin và tham mưu với các ban, bộ, ngành, địa phương lựa chọn đối tác nước ngoài có năng lực tài chính, công nghệ tiên tiến, các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài... Chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả công tác bảo đảm ANKT phục vụ tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế. Xây dựng kế hoạch bảo đảm an ninh, an toàn các hoạt động tái cơ cấu nền kinh tế theo Đề án của Chính phủ, trọng tâm là tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng, tái cơ cấu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và tái cơ cấu đầu tư công.

Cho đến nay, Bộ Công an (Cục An ninh kinh tế) đã chủ động đề xuất ký kết và triển khai Quy chế phối hợp bảo vệ ANKT, phòng chống tội phạm kinh tế với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.

Hai bên đã chỉ đạo triển khai, tổ chức thực hiện tốt các nội dung phối hợp theo quy chế. Thường xuyên thông báo, trao đổi thông tin, tình hình liên quan đến công tác bảo vệ ANKT, an ninh chính trị nội bộ, bảo đảm trật tự xã hội. Đồng thời,

chủ động triển khai các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với các hành vi vi phạm pháp luật.

Hai bên cũng đã phối hợp hiệu quả trong công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, bảo vệ ANKT và bí mật nhà nước; quản lý các đoàn nước ngoài đến làm việc, tham quan, ký kết hợp đồng với Tập đoàn; quản lý chuyên gia và lao động người nước ngoài làm việc tại Tập đoàn và các đơn vị thành viên.

Trong công tác xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, Cục An ninh kinh tế đã hướng dẫn các đơn vị thành viên Tập đoàn xây dựng, củng cố, kiện toàn lực lượng bảo vệ chuyên trách làm nòng cốt trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Hằng năm, phối hợp tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ bảo vệ chuyên trách; xây dựng, bổ sung quy chế phối hợp với chính quyền địa phương trong bảo vệ an ninh trật tự, bảo vệ an toàn tài sản.

Một phần của tài liệu Quản trị an ninh kinh tế các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nghiên cứu đối với tập đoàn công nghiệp cao su việt nam (Trang 67 - 69)