Kết luận Chương II

Một phần của tài liệu Quản trị an ninh kinh tế các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nghiên cứu đối với tập đoàn công nghiệp cao su việt nam (Trang 71)

Qua các giai đoạn phát triển của đất nước, công tác quản lý nhà nước đối với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam từng bước khắc phục được những sơ hở, thiếu sót; các văn bản pháp quy điều chỉnh những quan hệ kinh tế đối với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam ngày càng được hoàn thiện. Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam luôn đồng hành và giữ vai trò quan trọng quyết định trong nền kinh tế. Đặc biệt, trong giai đoạn đổi mới với nền kinh tế nhiều thành phần, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam luôn giữ vững vai trò quan trọng, then chốt và là lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Tuy nhiên, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém, trong đó có yếu kém về quản trị ANKT, có thể kể đến các nguyên nhân sau:

Về nguyên nhân chủ quan

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam chưa quyết liệt trong chỉ đạo và triển khai thực hiện phương án sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn và niêm yết cổ phiếu.

Lực lượng lao động trong Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam còn đông, năng suất lao động thấp, lao động có trình độ tay nghề cao còn thiếu và yếu. Trang thiết bị cho sản xuất, kinh doanh còn lạc hậu, chưa theo kịp kỹ thuật tiên tiến của thế giới và yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Tổ chức bộ máy trong Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam còn cồng kềnh, thiếu hiệu lực, hiệu quả. Vấn đề giải quyết lao động dôi dư trong quá trình cổ phần hóa còn nhiều bất cập, làm chậm tiến trình cổ phần hóa. Công tác tổ chức cán bộ chưa tốt, năng lực quản lý còn bất cập. Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam chưa đủ mạnh, đủ năng lực để thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu. Việc giám sát quản lý hoạt động, điều hành đối với người quản lý của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, cũng như các đơn vị trực thuộc chưa chặt chẽ; chế độ đãi ngộ đối với người quản lý chưa thỏa đáng so với các doanh nghiệp tư nhân.

Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan đại diện chủ sở hữu, kiểm soát nội bộ chưa hiệu quả là một trong các nguyên nhân dẫn đến những vi phạm trong quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam trong thời gian qua, nhất là việc để xảy ra các hành vi vi phạm pháp luật tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam trong thời gian vừa qua.

Những nguyên nhân khách quan, chủ yếu đến từ cơ chế, chính sách, đó là: Hệ thống thể chế pháp luật cho các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nói chung và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam nói riêng còn chưa đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, gây khó khăn cho việc cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Khuôn khổ pháp lý (luật, pháp lệnh), để thực hiện xử lý các đơn vị, dự án thua lỗ, mất vốn còn chưa đồng bộ. Hiện, chưa có quy định cụ thể để ưu tiên cho các công trình, dự án trọng điểm quốc gia, có sức lan tỏa lớn, các ngành, lĩnh vực nhà nước cần nắm giữ lâu dài; củng cố, phát triển một số đơn vị kinh tế có quy mô lớn, hoạt động hiệu quả, có khả năng cạnh tranh khu vực và quốc tế trong một số ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế.

Cơ chế, chính sách về triển khai các hoạt động đầu tư của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam còn vướng mắc. Quá trình triển khai các hoạt động đầu tư, kinh doanh kéo dài do quy định về trình tự, thủ tục đầu tư phức tạp, có nhiều vướng mắc dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp, bỏ lỡ cơ hội khi thị trường có diễn biến thuận lợi. Còn nhiều bất cập trong đổi mới quản trị, tăng cường tính công khai, minh bạch trong quản lý, niêm yết trên thị trường chứng khoán sau cổ phần hóa đủ điều kiện; trong cải thiện chất lượng quản trị; trong bảo đảm trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, nhất là người đứng đầu trong cơ cấu lại, cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư nhà nước theo phương án được phê duyệt...

Việc đánh giá hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp chưa rõ ràng. Thiếu tiêu chí bảo đảm việc minh bạch thông tin đối với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam theo các tiêu chuẩn áp dụng đối với các công ty đại chúng; công tác thanh tra, kiểm toán, cơ chế bảo đảm sự giám sát của Mặt trận

Tổ quốc, các tổ chức xã hội, báo chí và của nhân dân đối với hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam còn hạn chế.

Còn thiếu các cơ chế đặc thù để Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp thực sự hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đây là một trong những giải pháp quan trọng trong thay đổi phương thức quản lý vốn nhà nước đối với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.

CHƯƠNG 3

DỰ BÁO VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ AN NINH KINH TẾ TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP CAO SU VIỆT

NAM 3.1. Dự báo

Thời gian tới, thế giới có những chuyển biến lớn với nhiều sự kiện diễn ra một cách nhanh chóng, phức tạp, khó lường, vừa mang đến cho các quốc gia, dân tộc những thời cơ, vận hội và hy vọng vào tương lai; vừa đặt ra nguy cơ, thách thức và bất an. Thế giới, khu vực đứng trước nguy cơ đe dọa chưa từng có trong lịch sử làm thay đổi phương thức sản xuất, kinh doanh, thương mại và mọi mặt đời sống xã hội cùng với tương quan lực lượng đang chuyển dần sang cục diện mới. Đơn cử, trung tâm kinh tế toàn cầu chuyển dịch mạnh về khu vực châu Á - Thái Bình Dương, kéo theo xu thế liên kết kinh tế - thương mại được thúc đẩy mạnh mẽ tại khu vực.

Bên cạnh sự điều chỉnh chính sách, đẩy mạnh cạnh tranh chiến lược của các nước lớn, làn sóng chống toàn cầu hóa, chủ nghĩa bảo hộ, chủ nghĩa dân túy, xu hướng cường quyền, dân tộc cực đoan trỗi dậy, sự phát triển vượt bậc về khoa học -

công nghệ trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã thúc đẩy sự hình thành, vận động một trật tự kinh tế thế giới với nhiều xu hướng mới. Điều này càng trở nên rõ nét hơn bởi sự cạnh tranh giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới (Mỹ - Trung). Chính phủ nhiều quốc gia trên thế giới đã có những giải pháp thúc đẩy kinh tế số, đặc biệt là thương mại điện tử, trở thành một trong các trụ cột của chiến lược khôi phục kinh tế do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19.

Các thế lực nước ngoài thông qua các tổ chức tài chính, kinh tế quốc tế lợi dụng việc hợp tác, cho vay vốn với các DNNN để thực hiện âm mưu tư nhân hóa nền kinh tế, đưa nền kinh tế nước ta phát triển theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản. Các hoạt động khống chế, thâu tóm DNNN cũng sẽ được các thế lực nước ngoài tìm mọi cách để thực hiện, nhất là việc thông qua việc lợi dụng chủ trương cổ phần hóa DNNN, quá trình tái cấu trúc các DNNN; trên cơ sở đó dần làm cho Việt Nam phải phụ thuộc vào nước ngoài về kinh tế, từ lệ thuộc vào kinh tế sẽ dẫn đến lệ thuộc về chính trị. Bên cạnh đó, phía nước ngoài cùng đẩy mạnh hoạt động tác động, móc nối nội bộ nhằm phục vụ cho lợi ích của họ trong quá trình đầu tư, hợp tác với các DNNN; triệt để khai thác những vấn đề nội tại, những yếu kèm trong hoạt động của các DNNN để tuyên truyền, xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Chính phủ và chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Đặc biệt các loại tội phạm sẽ triệt để lợi dụng quá trình tái cơ cấu DNNN để chuyển đổi tài sản nhà nước thành tài sản tư nhân, làm giảm vốn và quyền kiểm soát của nhà nước đối với doanh nghiệp. Nếu không có giải pháp tốt kiểm soát vấn đề trên, nguy cơ chệch hướng trong hoạt động của DNNN sẽ ngày càng rõ nét hơn.

Các ngành kinh tế, ngành cao su toàn cầu và Việt Nam cũng phải đối mặt thách thức phát triển bền vững khi giá dầu, giá mủ cao su thiên nhiên duy trì mức thấp trong thời gian dài tác động đến lợi nhuận doanh nghiệp và thu nhập người lao động. Bên cạnh đó, là tình trạng thiếu công nhân nghiêm trọng do sự dịch chuyển lao động sang khu vực công nghiệp, dịch chuyển từ khu vực DNNN sang khu vực doanh nghiêp tư nhân. Do đó, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam cần phải có kế hoạch thay đổi mô hình tăng trưởng, tận dụng lợi thế, đa dạng hóa ngành nghề để

3.2. Quan điểm và phương hướng

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra nhiệm vụ “Tiếp tục hoàn thiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn” [8, tập 1, tr.132] với 3 nhiệm vụ trọng tâm: xây

dựng và thực thi pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch nâng cao chất lượng, hiệu quả quản trị quốc gia; tiếp tục hoàn thiện thể chế, phát triển đầy đủ, đồng bộ các yếu tố thị trường, các loại thị trường; tiếp tục hoàn thiện thể chế, thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Đổi mới tổ chức, hoạt động nói chung, quản trị ANKT nói riêng đối với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam cần quán triệt các quan điểm chỉ đạo này.

Một là, các Bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

tiếp tục quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện hiệu quả các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nghị quyết Đại hội XIII, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị và Nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Xác định sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa DNNN là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong phát triển kinh tế xã hội hàng năm và 05 năm của mỗi cấp, ngành, địa phương và DNNN; ban hành chương trình hành động, kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện.

“Tháo gỡ các điểm nghẽn”, hoàn thiện hệ thống pháp luật làm cơ sở cho hoạt động sản xuất kinh doanh, sắp xếp lại, cổ phần hóa Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.

Trước hết phải nhận diện những “điểm nghẽn”, những vấn đề đặt ra trong cơ chế, chính sách phát triển Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam hiện nay:

Thứ nhất, “Điểm nghẽn” trong chính sách cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước

Chính sách thu hút cổ đông chiến lược chưa hiệu quả. Chưa có chính sách bảo đảm công khai, minh bạch thông tin. Chính sách thoái vốn nhà nước trong doanh nghiệp vẫn còn có sự chồng chéo giữa một số văn bản và mới chỉ dừng ở các quy định khung mang tính nguyên tắc.

Việc rà soát, phê duyệt phương án sử dụng đất của doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa gặp nhiều khó khăn, nhiều quy trình, thủ tục mất nhiều thời gian do

lịch sử pháp lý đất đai phức tạp, địa phương phê duyệt chậm, kéo dài thời gian hơn so với quy định...

Thứ hai, “Điểm nghẽn” về cải tiến mô hình quản trị doanh nghiệp

Quá trình tái cơ cấu, đổi mới Tập đoàn chưa như kỳ vọng không chỉ ở việc sắp xếp, cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước trong doanh nghiệp chưa đạt kế hoạch đề ra, mà còn do Tập đoàn sau khi được sắp xếp lại, cổ phần hóa, chuyển đổi sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chưa có sự đổi mới thực chất về quản trị kinh doanh, năng lực cạnh tranh còn yếu.

Bộ máy quản lý, điều hành Tập đoàn vẫn tồn tại một số bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu trong quản trị doanh nghiệp; cơ chế giám sát, đánh giá hoạt động của hội đồng quản trị, hội đồng thành viên tại Tập đoàn còn hạn chế; các quy định bắt buộc về áp dụng nguyên tắc quản trị theo thông lệ quốc tế còn thiếu nên chưa tạo áp lực, động lực cho Tập đoàn thực hiện, khiến hệ thống thông tin tài chính của Tập đoàn hiện nay chưa bảo đảm tính minh bạch, khách quan;... Vai trò của các tổ chức đảng trong Tập đoàn, mối quan hệ với hội đồng quản trị, hội đồng thành viên... cũng còn nhiều bất cập.

Thứ ba, những “điểm nghẽn” về cơ chế, chính sách khác

Các chính sách tạo điều kiện kết nối Tập đoàn với các doanh nghiệp khác còn yếu. Trong điều kiện nguồn lực của các doanh nghiệp nói chung hiện nay còn hạn chế, việc liên kết giữa khu vực công - tư, hợp tác giữa các loại hình kinh tế, thành phần kinh tế để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu là lời giải cho việc giải quyết các vấn đề về vốn, công nghệ, nguồn nhân lực, thị trường.

Thiếu cơ chế đánh giá hiệu quả của Tập đoàn, cần có sự đánh giá công khai và minh bạch. Chẳng hạn việc tính đúng, tính đủ các yếu tố đầu vào của Tập đoàn như đất đai, tài nguyên, tài sản theo đúng giá trị thị trường sẽ cho kết quả về tỷ suất lợi nhuận, hệ số gia tăng của vốn đầu tư (ICOR) chính xác, nhất là khi phải thực hiện các nhiệm vụ chính trị - xã hội bên cạnh hoạt động kinh doanh.

Vai trò chủ sở hữu vốn nhà nước của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đối với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đã tiếp nhận còn phát sinh

đầu tư đối với một số dự án đầu tư của Tập đoàn, về phân công, phân cấp thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư…

Ngoài ra, các chính sách chưa có sự rõ ràng, thống nhất cách hiểu một số thuật ngữ liên quan tới Tập đoàn, giữa các văn bản pháp luật. Cụ thể, thuật ngữ “Vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp” không có sự thống nhất về cách hiểu trong Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; Luật Đầu tư công; Luật Đấu thầu; Luật Ngân sách nhà nước và Luật Xây dựng, dẫn đến khó khăn trong việc xác định thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng trong triển khai thực hiện.

Hai là, tiếp tục sắp xếp lại, cổ phần hóa Tập đoàn theo lộ trình.

Các Bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam có cơ chế phù hợp để thu hút các nhà đầu tư chiến lược có năng lực, giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước xuống mức đủ để thay đổi quản trị doanh nghiệp; xây dựng chiến lược hoạt động kinh doanh cho từng doanh nghiệp; nghiên cứu, xác định giá trị thương hiệu vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa.

Đồng thời, chỉ đạo Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam tổ chức thực hiện đúng kế hoạch, tiến độ sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đảm bảo lợi ích cao nhất cho Nhà nước và nộp kịp thời các khoản thu về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển doanh nghiệp theo quy định. Tập đoàn cổ phần hóa phải đăng ký giao dịch, niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán khi đủ điều kiện trong thời hạn một năm kể từ ngày phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng.

Ba là, tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm toán, không để xảy ra

thất thoát vốn, tài sản nhà nước trong quá trình sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn; kiên quyết xử lý các doanh nghiệp thua lỗ, các dự án đầu tư không hiệu quả, hiệu quả thấp theo cơ chế thị trường; có cơ chế kiểm soát phù hợp nguồn vốn mua, bán, sáp nhập

Một phần của tài liệu Quản trị an ninh kinh tế các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nghiên cứu đối với tập đoàn công nghiệp cao su việt nam (Trang 71)