1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của thành phố hải phòng

111 50 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

  • DANH MỤC BẢNG

  • DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

  • MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH

    • 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

      • 1.1.1. Các nghiên cứu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

      • 1.1.2. Các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

      • 1.1.3. Kết quả các công trình nghiên cứu và khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu

    • 1.2. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

      • 1.2.1. Một số khái niệm cơ bản

      • 1.2.2. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

      • 1.2.3. Các chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

      • 1.2.4. Nội dung nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

      • 1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

      • 1.2.6. Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

    • 1.3. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở một số tỉnh thành

      • 1.3.1. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của Đà Nẵng

      • 1.3.2. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của Quảng Ninh

      • 1.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho thành phố Hải Phòng

  • Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    • 2.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu

    • 2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu

    • 2.3. Các phương pháp xử lý dữ liệu

      • 2.3.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp

      • 2.3.2. Phương pháp thống kê mô tả

      • 2.3.3. Phương pháp so sánh

  • CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

    • 3.1. Khái quát về thành phố Hải Phòng và thực trạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2015 - 2020

      • 3.1.1. Khái quát về thành phố Hải Phòng

      • 3.1.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của thành phố Hải Phòng giai đoạn 2015 - 2020

      • 3.1.3. Thực trạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của thành phố Hải Phòng thông qua chỉ số PCI

    • 3.2. Phân tích thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của thành phố Hải Phòng

      • 3.2.1. Thực trạng cải cách thủ tục hành chính

      • 3.2.2. Thực trạng quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng tại Hải Phòng

      • 3.2.3. Thực trạng thúc đẩy liên kết thị trường

      • 3.2.4. Thực trạng về cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp

      • 3.2.5. Thực trạng đồng hành cùng doanh nghiệp của chính quyền

    • 3.3. Đánh giá thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của thành phố Hải Phòng

      • 3.3.1. Kết quả đạt được

      • 3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

  • CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRONG GIAI ĐOẠN 2020 - 2025

    • 4.1. Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2020 – 2025

      • 4.1.1. Mục tiêu phát triển

      • 4.1.2. Quan điểm định hướng

    • 4.2. Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2020 – 2025

      • 4.2.1. Hoàn thiện quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng

      • 4.2.2. Cải cách thủ tục hành chính và thúc đẩy liên kết thị trường thông qua nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI

      • 4.2.3. Các giải pháp khác

  • KẾT LUẬN

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ o0o - NGUYỄN THỊ THUỲ LINH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Hà Nội - 2021 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ o0o - NGUYỄN THỊ THUỲ LINH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Mã số: 8340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Phạm Văn Dũng XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN PGS.TS Phạm Văn Dũng Hà Nội - 2021 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết luận nghiên cứu trình bày Luận văn là trung thực và chính xác Những kết quả của luận văn chưa từng được công bố bất cứ công trình nào Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình! Học viên Nguyễn Thị Thùy Linh LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn PGS.TS Phạm Văn Dũng tận tình hướng dẫn tôi suốt quá trình thực hiện Tôi xin chân thành cảm ơn Trường đại học Kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành khoá học và trình bày Luận văn này Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp chia sẻ nhiều tư liệu và kinh nghiệm quý báu liên quan đến vấn đề nghiên cứu của Luận văn Tôi xin cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ của lãnh đạo, phòng chuyên môn tạithành phố Hải Phòng giúp tôi thực hiện thành công Luận văn Xin trân trọng cảm ơn! DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Danh mục chữ viết tắt Tiếng Việt Chữ viết tắt CCHC DN ĐKKD HĐND NLCT TTHC UBND Giải nghĩa : Cải cách hành chính : Doanh nghiệp : Đăng ký kinh doanh : Hội đồng nhân dân : Năng lực cạnh tranh : Thủ tục hành chính : Ủy Ban Nhân Dân Danh mục chữ viết tắt Tiếng Anh Chữ viết tắt FDI GRDP IIP IDA NGO ODA PCI VCCI Giải nghĩa : Foreign Direct Investment : Gross Regional Domestic Product : Index of Industrial Production : Interactive DisAssembler : non-governmental organization : Official Development Assistance : Provincial Competitiveness Index : Vietnam Chamber of Commerce and Industry DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ MỞ ĐẦU Tính cấp thiết đề tài Trong quốc gia, việc phân cấp quản lý địa phương tạo không gian cạnh tranh để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước Đồng thời, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh còn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia Tuy nhiên, tỉnh đều phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức việc thu hút vốn đầu tư, thúc đẩy DN phát triển nhằm tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống người dân tỉnh Với sự khan hiếm về vốn, các tỉnh đều cố gắng dành lấy sự ý đầu tư cách tạo điều kiện, môi trường tốt nhất cho các DN hoạt động và phát triển Lợi thế cạnh tranh khách quan như vị trí địa lý, tài nguyên, nguồn nhân lực là những điều kiện hàng đầu để các nhà đầu tư quan tâm đến việc đổ vốn vào hoạt động kinh tế địa phương Tuy nhiên, thực tế chứng minh rất nhiều DN đầu tư vẫn rụt rè và tỏ quan ngại về triển vọng phát triển tương lai họ không dự đoán được các biến động khác của nền kinh tế cả những nơi có nhiều lợi thế cạnh tranh tự nhiên Bên cạnh đó, nhiều tỉnh không có lợi thế so sánh tự nhiên nhưng vẫn mong muốn được phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo Những nỗ lực của họ để bù lấp các thiếu hụt lợi thế so sánh tự nhiên có thể là tạo điều kiện thuận lợi cho DN phát triển việc xây dựng các chính sách, quy định rõ ràng, minh bạch, công và tạo môi trường kinh doanh năng động và phát triển Như vậy, những hành động của chính quyền địa phương có thể trở thành lợi thế so sánh đặc biệt để nâng cao NLCT cấp tỉnh Trong bối cảnh như vậy, để giúp cho cơ quan quản lý nhà nước thực hiện tốt hơn công tác của mình, năm 2005, Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và dự án nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam (VCCI) hợp tác xây dựng số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) nhằm đánh giá và xếp hạng môi trường kinh doanh của 42 tỉnh, thành, sau tiếp tục mở rộng ra, từ năm 2010 đến là 63 tỉnh Chỉ số PCI thể hiện tiếng nói của các DN tư nhân cả nước đánh giá chất lượng điều hành kinh tế và môi trường thể chế của các tỉnh nhằm mục tiêu hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, trở ngại cho các DN tư nhân hoạt động kinh doanh và thực hiện các quy định, chính sách của nhà nước Quan trọng hơn là qua số này, chính quyền cấp tỉnh xác định lĩnh vực cần ưu tiên cải thiện môi trường kinh doanh nhằm thu hút đầu tư, giải quyết việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Hải Phòng là thành phố trực thuộc Trung ương với lợi thế so sánh tự nhiên rất lớn về vị trí địa lý, tài nguyên biển, mạng lưới giao thông, nhân lực Nhưng thời gian dài, chính quyền thành phố gần như không quan tâm tới việc tạo môi trường kinh doanh, việc giải quyết và thúc đẩy liên kết thị trường không được trọng làm cho số PCI của Hải Phòng luôn xếp vị trí trung bình thấp Cũng vì thế mà thu hút đầu tư vào Hải Phòng nhiều năm không đạt được như tiềm năng Nhận vấn đề đó, năm 2017, chính quyền thành phố Hải Phòng nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, nâng số PCI từ xếp hạng 28/63 năm 2015 lên hạng 9/63 Ngay năm đó, Hải Phòng trở thành thành phố dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Một loạt các dự án lớn chọn Hải Phòng làm nơi thực hiện Điều này khẳng định nâng cao và trì số PCI tốt là điều kiện quan trọng để thu hút đầu tư và thúc đẩy phát triển kinh tế cho thành phố Đến năm 2018, xếp hạng năng lực cạnh tranh của thành phố lại tụt giảm xuống mức 16/63 và năm 2019 được cải thiện Nhưng sự không ổn định về số PCI khiến cho nhiều DN lo ngại và trở nên thận trọng hơn quyết định đầu tư vào Hải Phòng Vì thế, bước sang giai đoạn 2020-2025, chính quyền thành phố Hải Phòng không cần ý nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo dựng môi trường kinh doanh tốt mà còn phải trì và giữ ổn định để làm lợi thế thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội xứng tầm với thành phố biển trực thuộc Trung ương, là những trụ cột kinh tế phía Bắc Việt Nam Như vậy, cần thiết phải nghiên cứu về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của thành phố Hải Phòng cách đầy đủ để nhận thức được những hạn chế hiện và đưa các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh phù hợp với yêu cầu của DN như sự thay đổi của kinh tế - xã hội Tác giả lựa chọn đề tài “Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh thành phố Hải Phòng” là đề tài luận văn thạc sĩ với mong muốn góp phần giải quyết các vấn đề đặt trên 10 văn hóa phục vụ khách hàng chu đáo như việc lấy số, xếp chỗ, mời vào quầy của giao dịch viên Điều này cho thấy, chính quyền Hải Phòng cần cải thiện và thay đổi phong cách hoạt động, xây dựng văn hóa ứng xử và giao tiếp với người dân của cán làm công tác tiếp xúc với người dân Ba là, nâng cao chất lượng đào tạo, chuẩn hóa lực lượng lao động Hải Phòng muốn phát triển nội thì đội ngũ nhân lực lao động cần phải được đào tạo bài bản Nếu thu hút đầu tư mà không giữ chân được lao động lại làm việc cho quê hương thì các DN nhanh chóng chia tay Hải Phòng để đầu tư vào các địa phương khác Như vậy, đào tạo lao động, chuẩn hóa lực lượng lao động là những yêu cầu của thu hút đầu tư và là những yếu tố đánh giá mức NLCT cấp tỉnh Chính quyền thành phố cần ban hành danh mục các ngành, nghề phải sử dụng lao động qua đào tạo theo lộ trình để chuẩn hóa lực lượng lao động và gắn với nhu cầu của DN, như xu hướng tự động hóa Đề xuất thí điểm đào tạo trình độ cao đẳng cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở Duy trì việc triển khai các chương trình chuyển giao từ nước ngoài đạt kết quả tốt, để nhân rộng đội ngũ nhân lực lao động có kỹ năng nghề Bên cạnh đó, trọng đào tạo mới và đào tạo lại lực lượng lao động nhằm tạo chuyển biến lớn về quy mô, chất lượng và hiệu quả của giáo dục nghề nghiệp Hải Phòng Bảo đảm cho người học sau kết thúc khóa đào tạo đạt được các kỹ năng chuyên môn, kỹ năng số, kỹ năng mềm và ngoại ngữ, thích ứng với yêu cầu của thị trường lao động Bốn là, số gia nhập thị trường hiện của Hải Phòng bị giảm sút Đẩy mạnh việc cải cách môi trường đầu tư, kinh doanh nhằm nâng cao NLCT của thành phố Hải Phòng là yêu cầu bắt buộc để nâng cao hình ảnh và vị thế của Hải Phòng giai đoạn mới Hệ thống chính quyền Hải Phòng cần công khai thông tin cách minh bạch, rõ ràng trên trang thông tin điện tử và các phương tiện truyền thông đại chúng về các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, sử dụng đất, các văn bản quy phạm pháp luật, các thủ tục hành chính như các chính sách ưu đãi đầu tư của thành phố để gia tăng số gia nhập thị trường của các DN muốn đầu tư vào Hải Phòng Chính quyền cần tạo điều kiện cho các DN nhỏ và vừa khai thác khoáng sản, sử dụng đất đai để tạo bình đẳng với các DN nhà nước các DN FDI 97 4.2.3 Các giải pháp khác 4.2.3.1 Thay đổi nhận thức lực cạnh tranh cấp tỉnh quyền thành phố Hải Phòng Giai đoạn trước năm 2015, NLCT cấp tỉnh của thành phố Hải Phòng được đánh giá những thứ hạng thấp so với nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, cá biệt có năm 2010 xếp hạng số NLCT cấp tỉnh đứng thứ 48 Năm 2010, Hải Phòng có 11.000 DN dân doanh, thực hiện phát phiếu điều tra 800 DN, VCCI thu lại được 156 phiếu trả lời Qua phân tích, PCI của Hải Phòng đứng vị trí 48 tổng số 63 tỉnh, thành phố Với số lượng khảo sát và kết quả khảo sát thu về có nhiều ý kiến từ các ngành và hiệp hội DN Hải Phòng bày tỏ lo ngại về chất lượng của các phiếu trả lời và độ tin cậy dựa trên cảm nhận của DN (Cổng thông tin điện tử thành phố Hải Phòng) Cũng chính những số liệu thực tế này gióng hời chuông nhắc nhở về nhận thức của chính quyền, cơ quan, tổ chức, các DN và các bên có liên quan đến NLCT cấp tỉnh của Hải Phòng Chỉ có đưa lên bàn cân, so sánh thì người ta mới nhận thức được chính xác mức độ, tầm quan trọng và vị trí của mình nằm đâu để có những nhìn nhận, đánh giá và thay đổi thái độ đối với vấn đề Sau đón nhận những ý kiến từ phía các DN, hiệp hội về NLCT cấp tỉnh của thành phố Hải Phòng như các ý kiến về chất lượng phiếu khảo sát, độ tin cậy hay cảm nhận của DN hoạt động kinh doanh Hải Phòng, chính quyền thành phố quyết liệt việc tăng cường nâng cao nhận thức về NLCT cấp tỉnh Đầu tiên là tăng cường nâng cao nhận tức của chính các cơ quan hệ thống máy chính quyền của Hải Phòng về vai trò của số PCI, về nâng cao NLCT cấp tỉnh Bí thư Đảng ủy thành phố Hải Phòng nêu giải pháp tập trung nâng cao NLCT cấp tỉnh cho thành phố, yêu cầu UBND thành phố xây dựng chiến lược, kế hoạch tổng thể để thực hiện nâng cao NLCT cấp tỉnh Đồng thời, nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện, sở, ngành trên địa bàn thành phố Hải Phòng giải quyết công việc của DN Nhờ những thay đổi kịp thời nhận thức về NLCT cấp tỉnh và năm sau (giai đoạn 2015-2020), thành phố Hải Phòng nâng xếp hạng số NLCT cấp 98 tỉnh của mình nằm nhóm 10 tỉnh, thành phố có số NLCT cấp tỉnh đứng đầu cả nước Bên cạnh việc thay đổi nhận thức của chính quyền thì chính quyền thực hiện công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các DN về NLCT cấp tỉnh, về số PCI Từ đó, các DN có ý thức cao việc thực hiện trả lời khảo sát của VCCI Các mẫu phiếu khảo sát được trả lời cách cụ thể, chính xác, điều này hạn chế được những mấu phiếu trả lời cho xong, hời hợt của các DN Trải qua quá trình thay đổi nhận thức về NLCT cấp tỉnh để đạt được những kết quả tích cực về NLCT cấp tỉnh của thành phố Hải Phòng, đến chính quyền thành phố Hải Phòng vẫn cần phải trì nhận thức về tầm quan trọng của số PCI, của việc nâng cao NLCT cấp tỉnh để tiếp tục phát triển địa phương Không vì những kết quả đạt được mà buông lỏng, coi thường việc đánh giá về NLCT cấp tỉnh để bị lặp lại vết xe đổ mà Hải Phòng từng nỗ lực bước qua 4.2.3.2 Hoàn thiện kế hoạch nâng cao lực cạnh tranh cấp tỉnh thành phố Hải Phòng giai đoạn 2020 – 2025 Việc xây dựng kế hoạch nâng cao NLCT cấp tỉnh của thành phố Hải Phòng giai đoạn 2020-2025 là điều cần thiết phải được thực hiện sớm Bởi vì không phải cứ xây dựng kế hoạch là có thế thực hiện theo những gì được xác lập, quá trình thực hiện kế hoạch vẫn cần phải điều chỉnh cho phù hợp với tình hình hiện Tuy vậy, kế hoạch có tính dự báo tốt góp phần tốt hơn cho quá trình thực hiện của các cấp, ban, ngành của Hải Phòng Trước đòi hỏi nêu trên, Hải Phòng cần thiết phải có định hướng điều chỉnh cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2020-2025 Cơ cấu kinh tế cần phải tăng tỷ trọng dịch vụ - công nghiệp và đẩy mạnh du lịch xây dựng Những năm gần đây du lịch Hải Phòng dường như bị giảm sút về tỷ trọng, nên cần thiết cho kế hoạch nâng cao NLCT cấp tỉnh việc phát triển du lịch và dịch vụ, ngoài Hải Phòng thu hút mạnh mẽ sự đầu tư lĩnh vực công nghiệp sản xuất, lắp ráp của các tập đoàn lớn như Vingroup, Geleximco Hải Phòng là thành phố biển, với các điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển tỷ 99 trọng thủy sản, nên cần có kế hoạch phát triển lĩnh vực thủy sản cách bền vững, tăng tỷ trọng không có nghĩa là thúc đẩy khai thác nhanh và nhiều thủy sản, mà cần có kế hoạch khai thác ổn định để trì hệ sinh thái biển Đồng thời, thực hiện kế hoạch tập trung phát triển dịch vụ hàng không, logistics, hàng hải Bên cạnh việc tăng tỷ trọng có lợi thế cạnh tranh cho Hải Phòng nêu trên thì Hải Phòng cần giảm tỷ trọng nông, lâm cách chuyển tỷ trọng từ việc phát triển sang hướng sản xuất, phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân và thay vì sản xuất thủ công nhỏ lẻ chuyển đổi thành sản xuất nông, lâm chuyên sâu, đồng loạt áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào việc nuôi, trồng Điều này đáp ứng việc giảm tải sức lao động của người dân, nâng cao năng suất lao động, tạo sản phẩm nông, lâm chất lượng đồng đều, hạn chế được sự ảnh hưởng của thiên tai đến các sản phẩm nông nghiệp và lâm nghiệp Hoàn thiện kế hoạch nâng cao NLCT cấp tỉnh của thành phố Hải Phòng giai đoạn 2020-2025 còn là việc hoàn thiện hạ tầng cảng, cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, làm tròn vai của của thành phố cửa ngõ chính của khu vực miền Bắc và hành lang kinh tế Việt Nam - Trung Quốc Điều này bao gồm cả việc ưu tiên đầu tư đến năm 2025 các dự án trên địa bàn thành phố Hải Phòng sau: Bảng 4.1 Danh mục dự án ưu tiên đầu tư đến năm 2025 ST T Tổng mức đầu Tên dự án tư (Tỷ đồng) Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng 15.400 Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng 24.566 Cải tạo, nâng cấp cảng hàng không Quốc tế Cát Bi Nguồn vốn Ngân sách + huy động Ngân sách + tín dụng + ODA 7.000 Ngân sách Đường Tân Vũ - Lạch Huyện 8.187 Huy động Đường bộ, đường cao tốc ven biển, 3.000 Ngân sách + huy đường thuỷ nội địa Thanh Hóa - 100 động Quảng Ninh Đường sắt Hà Nội - Hải Phòng Đường 356 đoạn 2A từ Ngã Nguyễn Bỉnh Khiêm đến đập Đình Vũ (bao gồm cả nút giao khác mức ngã 1.311 Ngân sách Nguyễn Bỉnh Khiêm - Đình Vũ) 10 Hạ tầng khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải 7.000 Ngân sách + huy phụ trợ dành cho nhà đầu tư Nhật Bản động Xây dựng cơ sở hạ tầng Khu đô thị mới Bắc sông Cấm 2.000 trung tâm hậu cần nghề cá và tìm 2.000 kiếm cứu nạn khu vực phía Bắc 12 Xây dựng hạ tầng nông thôn mới 10.253 13 Nâng cấp hệ thống đê biển, đê sông 5.150 14 Các dự án hạ tầng du lịch Đồ Sơn, Cát Bà 15 Trường Đại học Hải Phòng 16 Bệnh viện đa khoa Việt - Tiệp 17 Trường dạy nghề chất lượng cao 18 19 động Hạ tầng khu công nghiệp chuyên sâu, Xây dựng đảo Bạch Long Vĩ thành 11 Ngân sách + huy 500 700 1.300 Ngân sách + huy động Ngân sách, xã hội hóa Ngân sách + huy động Ngân sách Ngân sách + huy động Ngân sách Ngân sách, xã hội hóa Ngân sách, xã hội hóa Bệnh viện tuyến Trung ương Hải Phòng Ngân sách, xã hội hóa Các dự án tăng cường tiềm lực khoa Ngân sách, huy học và công nghệ động, xã hội hóa 101 Các danh mục dự án ưu tiên đầu tư đến năm 2025 nêu trên được ban hành Nghị quyết số 21/2013/NQ-HĐND ngày 12/12/2013 của Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng Mặc dù vậy, tính đến thời điểm hiện tại, có số dự án hoàn thiện như xây dựng nông thôn mới, trường dạy nghề chất lượng cao, đón nhận các phương pháp chữa trị của bệnh viện tuyến Trung ương về các bệnh viện Hải Phòng như công nghệ mổ tim hở của Bệnh viện Nhi Trung ương,… các dự án hoàn thành giai đoạn hoàn thiện như các dự án còn thực hiện dang dở được điều chỉnh lại kế hoạch nâng cao sức cạnh tranh của thành phố Hải Phòng giai đoạn 2020-2025 để phù hợp với tình hình thực tế 102 KẾT LUẬN Nâng cao NLCT cấp tỉnh của thành phố Hải Phòng ngày càng được chính quyền quan tâm, đầu tư, trọng Cơ chế chính sách được cải cách, thay đổi để nâng cao NLCT cấp tỉnh về mọi mặt Nhìn chung, những năm gần đây, Hải Phòng có sự thay đổi và phát triển từ TTHC, liên kết thúc đẩy thị trường, phát triển cơ sở hạ tầng, các hoạt động đầu tư của DN ngày nhiều với đa dạng các lĩnh vực Bên cạnh những thành công, Hải Phòng vẫn còn không ít hạn chế việc nâng cao NLCT NLCT của Hải Phòng hiện đứng thứ 48 cả nước Do vậy, việc tiếp tục nâng cao NLCT, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương và đất nước là yêu cầu cấp bách Luận văn là nghiên cứu của tác giả về nâng cao NLCT cấp tỉnh của Hải Phòng với những nội dung cơ bản sau: Luận văn hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về NLCT cấp tỉnh với việc tổng quan các công trình nghiên cứu về số NLCT cấp tỉnh, các nghiên cứu về NLCT cấp tỉnh từ nhận định các khoảng trống nghiên cứu để dẫn đến lựa chọn đề tài cho luận văn này Ngoài tác giả tổng hợp các cơ sở lý luận về NLCT cấp tỉnh với việc đưa các khái niệm, các yếu tố cấu thành, các số đánh giá, nhân tố ảnh hưởng, tiêu chí đánh giá NLCT cấp tỉnh như đưa nội dung của NLCT cấp tỉnh Đặc biệt những nội dung được luận văn đề cập đến ngoài việc tổng hợp, tham khảo có chọn lọc từ những nghiên cứu trước đó, còn là hiểu biết cá nhân của tác giả để đưa nội dung vào luận văn này 103 Để phân tích như đưa các giải pháp việc nâng cao NLCT cấp tỉnh của Hải Phòng, tác giả nghiên cứu thực trạng NLCT của thành phố Hải Phòng giai đoạn trước như đánh giá số NLCT cấp tỉnh của Hải Phòng để làm nền tảng cho việc phân tích thực trạng nâng cao NLCT cấp tỉnh với kết quả đạt được như sau: Một là, tăng trưởng giai đoạn 2015 – 2020 vượt kế hoạch, tiêu đề với mức tăng trưởng 14,02%/năm, thu nội địa tăng trưởng mạnh ước đạt 120.698 tỷ đồng và gấp 2,65 lần giai đoạn năm trước đó; Hai là, hệ thống cơ sở hạ tâng kỹ thuật ngày càng hoàn chỉnh được triển khai theo hướng đồng bộ, hiện đại, 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới; Ba là, hoạt động hỗ trợ DN thúc đẩy thị trường liên kết được quan tâm mức nhờ năm 2016 và 2017 giải quyết gần như lập tức 70% số lượt kiến nghị của DN; Bốn là, ứng dụng CNTT giải quyết công việc với việc hoàn thành 30% các DVC trực tuyến lên cổng DVC quốc gia; Năm là, liên tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh cho DN và đưa vào chủ đề hành động hàng năm; Sáu là, đẩy mạnh phát triển lĩnh vực thế mạnh, làm cho kinh tế dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 9,42%/năm Tuy nhiên hoạt động nâng cao NLCT cấp tỉnh của Hải Phòng vẫn còn số hạn chế cụ thể: hạn chế quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt; hạn chế khâu giải ngân các dự án quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt; hạn chế cải cách hành chính về thời gian giải quyết và thúc đẩy liên kết thị trường năm 2019 Từ những hạn chế và những nguyên nhân của hạn chế đó, tác giả đề xuất được các giải pháp như sau: Hoàn thiện quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tâng phải đảm bảo khắc phục được cả hạn chế về kết cấu đường sắt qua thành phố và cả việc giải ngân chậm tiến độ của các dự án; Cải cách thủ tục hành chính và thúc đẩy liên kết thị trường thông qua nâng cao số NLCT cấp tỉnh PCI Ngoài cần thực hiện các giải pháp về thay đổi nhận thức về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của chính quyền thành phố Hải Phòng và hoàn thiện kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của thành phố Hải Phòng giai đoạn 2020 – 2025 104 Như vậy, để nâng cao NLCT cấp tỉnh, Hải Phòng phải làm rất nhiều việc: hoàn thiện lập và thực hiện chiến lược, kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường tra, kiểm tra… nhưng quan trọng nhất là các cấp chính quyền Hải Phòng phải thay đổi nhận thức và phải hành động quyết liệt Với những thành tựu đạt được và những bài học kinh nghiệm rút từ thực tế, hoàn toàn tin tưởng thành phố Hải Phòng đẩy nhanh việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Vũ Thành Tự Anh, 2006 Xé rào ưu đãi đầu tư là đua chạy xuống đáy Thời báo Kinh tế Sài Gòn, số 50/2006, trang 14-17 Hồ Chí Dũng và cộng sự, 2018 Ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đến sự hài lòng của doanh nghiệp về môi trường kinh doanh: Nghiên cứu Phú Thọ Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế Kinh doanh, tập 34, số (2018) 1-11 Nguyễn Thị Thu Hà, 2009 Nâng cao lực cạnh tranh cấp tỉnh điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam Hà Nội: Nxb Thông tấn Hà Nội Nguyễn Văn Mạnh, 2015 Nâng cao lực cạnh tranh cấp tỉnh Vĩnh Phúc Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN Nguyễn Thúy Nhị, 2020 Nâng cao lực cạnh tranh cấp huyện tỉnh Lào Cai Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN Nguyễn Thị Hồng Nhung, 2018 Giải pháp nâng cao lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Quảng Bình Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế, trang 28 105 Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2005-2010 Báo cáo số lực cạnh tranh cấp tỉnh Việt Nam các năm 2005-2010 Hà Nội Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2015-2019 Báo cáo số lực cạnh tranh cấp tỉnh Đà Nẵng các năm 2015-2019 Hà Nội Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2015-2019 Báo cáo số lực cạnh tranh cấp tỉnh Quảng Ninh các năm 2015-2019 Hà Nội 10 Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2015-2019 Báo cáo số lực cạnh tranh cấp tỉnh Hải Phòng các năm 2015-2019 Hà Nội 11 Trần Sửu, 2005 Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp điều kiện tồn cầu hóa Nxb Lao động, Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động 12 Phan Nhật Thanh, 2011 Nghiên cứu nâng cao số lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Hải Dương Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 13 Nguyễn Nam Thắng, 2015 Nghiên cứu mơ hình lực cạnh tranh cấp tỉnh lĩnh vực du lịch Luận án Tiến sĩ, Trường đại học Bách Khoa Hà Nội 14 Nguyễn Thị Minh Trang, 2018 Nghiên cứu nâng cao số lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2015-2020 Luận văn Thạc sĩ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam 15 Đỗ Minh Trí, 2015 Giải pháp nâng cao lực cạnh tranh nhằm thu hút đầu tư tỉnh Hưng Yên Luận án Tiến sĩ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, trang 34 16 UBND thành phố Hải Phòng, 2020 Báo cáo số 304/BC-UBND ngày 09/10/2020 Báo cáo kết thực nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc 106 phòng - an ninh tháng đầu năm, nhiệm vụ giải pháp quý IV năm 2020 Hải Phòng 17 UBND thành phố Hải Phòng, 2016 Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng 2015 – 2020 Hải Phòng 18 UBND thành phố Hải Phòng, 2016 Báo cáo kết thực cải cách hành nhà nước năm 2016 phương hướng thực nhiệm vụ năm 2017 thành phố Hải Phòng, ngày 14/11/2016 Hải Phòng 19 Nguyễn Thị Thu Vân, 2012 Nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Đà Nẵng Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, Tạp chí số 8-2012, Trường Đại học Đông Á, trang 5-12 20 Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương và Học viện năng lực cạnh tranh Châu Á, 2010 Báo cáo lực cạnh tranh Việt Nam 2010 Hà Nội 21 Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, 2003 Nâng cao lực cạnh tranh quốc gia Hà Nội: Nhà xuất bản Giao thông Vận tải Tiếng Anh 22 Michael Eugene Porte, 1990 Competitive strategy Boston: Harvard Business school press 23 Michael Eugene Porter, 1990 The advantage comprtitiveness of Nation, Boston: Harvard Business school press 24 Mesopartner (2008) The Compass of Local Competitiveness, [Accessed: 29 September 2020] 25 Steward Anderson, 2013 Local Competitiveness Toronto, Canada: Anderson Lyall Consulting Group Internet 107 26 Hải Châu (2020) Đà Nẵng: Doanh nghiệp thành lập mới giảm, đăng ký đầu tư tăng gấp lần, infonet – Chuyên trang báo Vietnamnet, [truy cập ngày 4/11/2020] 27 Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, Wikipedia, [truy cập ngày 29/10/2020] 28 Cục Thống kê Hải Phòng (2020) Tình hình kinh tế - xã hội TP Hải Phòng năm 2019, [truy cập ngày 6/11/2020] 29 Vân Hà (2020) Hải Phòng quyết tâm giải ngân vốn ODA đạt tỷ lệ cao nhất, Thời báo tài Việt Nam – Cơ quan Bộ Tài chính, [truy cập ngày 09/11/2020] 30 Bùi Hạnh (2018) Hải Phòng tiếp tục triển khai đồng các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, An ninh Hải Phòng – Cơ quan Cơng an thành phố Hải Phịng, , [truy cập ngày 6/11/2020] 31 Thanh Hiệp (2020) Giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài Hải Phòng: Nhiều vướng mắc gây chậm, ách tắc, Website Sở Kế hoạch Đầu tư Hải Phòng, [truy cập ngày 09/11/2020] 108 32 Nguyễn Hùng (2020), Quảng Ninh dẫn đầu năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm thứ liên tiếp, Báo Lao động online, [truy cập ngày 4/11/2020] 33 Hải Phòng, Wikipedia, [truy cập ngày 6/11/2020] 34 Ipa Quảng Ninh (2020) Giới thiệu khái quát tỉnh Quảng Ninh, [truy cập ngày 4/11/2020] 35 Trần Kỳ (2020) Hải Phòng nỗ lực đổi mới, Cổng thông tin điện tử thành phố Hải Phòng, [truy cập ngày 11/11/2020] 36 Thanh Nga (2020) Bước đột phá phát triển giao thông đô thị Hải Phòng, Báo Đầu tư online, [truy cập ngày 08/11/2020] 37 Việt Phong (2005) Nhà đầu tư 33 tỉnh 'xé rào' không bị cắt ưu đãi, Vnexpress.net, [truy cập ngày 2/11/2020] 38 Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng Hệ thống điện và nước, [truy cập ngày 8/11/2020] 39 Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng Hệ thống giao thông đô thị, , [truy cập ngày 08/11/2020] 109 40 Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng Hệ thống đường sắt, , [truy cập ngày 08/11/2020] 41 Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng Đường hàng không, , [truy cập ngày 08/11/2020] 42 Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng Hệ thống đường bộ, , [truy cập ngày 08/11/2020] 43 Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng Hệ thống đường thủy, , [truy cập ngày 08/11/2020] 44 Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng Hệ thống cảng biển, , [truy cập ngày 08/11/2020] 45 Lê Văn Thành (2020) Hải Phòng quyết tâm hiện thực hóa khát vọng vươn lên giai đoạn mới, Nhân dân điện tử, , [truy cập ngày 11/11/2020] 46 Nguyễn Văn Thành (2020) Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của thành phố Hải Phòng, Công thương Industry and Trade magazine, , [truy cập ngày 6/11/2020] 47 Lê Minh Thắng (2020) Hải Phòng luôn là điểm đến an toàn, thân thiện của cộng đồng doanh nghiệp, An ninh Hải Phịng – Cơ quan Cơng an thành phố Hải Phòng, , [truy cập ngày 6/11/2020] 110 48 Lê Minh Thắng (2020) Công tác cải cách hành chính những tháng đầu năm: Hải Phòng chuyển biến rõ nét, toàn diện trên mọi lĩnh vực, ,[truy cập ngày 06/11/2020] 49 Phạm Thị Kim Thanh và cộng sự (2018) Ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đến sự hài lòng của doanh nghiệp về môi trường kinh doanh: Nghiên cứu Phú Thọ, T+-ạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế Kinh doanh, tập 34, số (2018) 1-11 [Truy cập ngày 6/11/2020] 50 UBND thành phố Hải Phòng (2017) Điều kiện tự nhiên, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố Hải Phòng, [truy cập ngày 6/11/2020] 51 Vị trí địa lý, Cổng thơng tin điện tử thành phố Hải Phịng, [truy cập ngày 6/11/2020] 111 ... 1.2.1.1 Năng lực cạnh tranh Khi nói về NLCT là nói đến sự ganh đua của các chủ thể mà cụ thể là về sức cạnh tranh, khả năng cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh, tiềm lực cạnh tranh, …... tài ? ?Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh thành phố Hải Phòng? ?? là đề tài luận văn thạc sĩ với mong muốn góp phần giải quyết các vấn đề đặt trên 10 Câu hỏi nghiên cứu Chính quyền thành phố. .. QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ o0o - NGUYỄN THỊ THUỲ LINH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Mã số: 8340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN

Ngày đăng: 27/03/2022, 08:43

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w