Cùng với các bộ môn khác thuộc Khoahọc giáo dục như Tâm lý học, Lý luận dạy học chuyên ngành,… Giáo dụchọc với tư cách là một bộ môn khoa học nghiệp vụ, góp một vai trò cực kìquan trọng
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA, HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
***
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP ĐẠI HỌC QUỐC GIA
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÌNH HUỐNG TRONG GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC HỌC TẠI
Trang 2MỤC LỤC
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 0
PHẦN MỞ ĐẦU 3
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 4
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 5
3.1 Đối tượng nghiên cứu 5
3.2 Khách thể nghiên cứu 5
4 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 5
5 NHIỆM VỤ VÀ GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5
5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu 5
5.2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 5
6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6
7 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 6
8 CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI 6
PHẦN NỘI DUNG 7
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 7 I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 7
1.1 Khái quát về lịch sử nghiên cứu vấn đề 7
1.2 Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài 9
1.2.1Tình huống 9
1.2.2 Tình huống có vấn đề 10
1.2.3Tình huống dạy học 10
1.2.3.1 Khái niệm 10
1.2.3.2 Cách thức phân loại tình huống 12
1.2.3.4 Tiêu chuẩn của một tình huống tốt 15
1.3 Phương pháp nghiên cứu tình huống trong dạy học 16
1.3.1Khái niệm phương pháp nghiên cứu tình huống 16
1.3.2Cách thức soạn thảo tình huống 17
1.3.3Tiến trình thực hiện phương pháp nghiên cứu tình huống 21
1.3.3.1 Quá trình chuẩn bị 21
1.3.3.2 Tiến trình thực hiện một buổi học theo PPNCTH 25
1.3.3.3 Đánh giá buổi thảo luận theo PPNCTH 29
Trang 31.3.4.Ưu điểm và hạn chế hay thách thức của PP NCTH 32
1.3.4.1 Ưu điểm 32
1.3.4.2 Hạn chế hay thách thức 34
1.4 So sánh phương pháp dạy học tình huống với phương pháp dạy học truyền thống 35
II CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 37
2.1 Thực trạng chung về tình hình dạy học môn GDH ở ĐHNN-ĐHQGHN 37
2.2 Thực trạng sử dụng PPDH nói chung, PPNCTH nói riêng trong dạy học môn Giáo dục học trường ĐHNN-ĐHQGHN 38
2.3 Đặc thù của môn Giáo dục học và khả năng áp dụng PPNCTH 40
TIỂU KẾT CHƯƠNG I ……… 42
CHƯƠNG II TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC43 I TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU……… …43
1.1 Giai đoạn sinh viên chuẩn bị tình huống 43
1.2 Giai đoạn trình bày tình huống và tranh luận về các giải pháp 49
II CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 52
2.1 Tăng hiệu quả dạy học và giá trị thực tiễn của môn học 53
2.2 Hình thành và phát triển các kĩ năng học tập tích cực 54
2.2.1 Kĩ năng phân tích để xác định vấn đề 55
2.2.2 Kĩ năng xây dựng và viết tình huống, kĩ năng thu thập và xử lý thông tin 57 2.2.3 Kĩ năng giao tiếp và làm việc theo nhóm 58
2.2.4 Kĩ năng trình bày vấn đề/quan điểm trước tập thể 59
2.2.5 Kĩ năng tranh luận, đưa quan điểm, bảo vệ ý kiến và năng lực tư duy phê phán, phản biện 61
2.2.6 Kĩ năng so sánh đánh giá các phương án, ra quyết định và giải quyết vấn đề……….64
2.2.7 Khả năng sáng tạo khi đưa ra các giải pháp cho vấn đề 66
2.2.8 Kĩ năng giải quyết các vấn đề của thực tiễn giáo dục 68
TIỂU KẾT CHƯƠNG II 71
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
PHỤ LỤC 78
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1 Xuất phát từ yêu cầu đổi mới chất lượng của giáo dục đào tạo nói chung,
chất lượng giáo dục đại học nói riêng, nhằm đáp ứng yêu cầu của sựnghiệp CNH-HĐH đất nước trong giai đoạn hiện nay
1.2 Xuất phát từ tầm quan trọng của các bộ môn thuộc Khoa học giáo dục nói
chung, Giáo dục học nói riêng trong việc hình thành nền tảng văn hóa sưphạm cho sinh viên sư phạm, một yếu tố giữ vai trò quan trọng đối vớichất lượng hoạt động dạy học và giáo dục của người giáo viên Trình độvăn hóa sư phạm có thể được hiểu là toàn bộ kiến thức, sự hiểu biết vềhoạt động sư phạm, kinh nghiệm lí thuyết cũng như kinh nghiệm và khảnăng thực hành hoạt động sư phạm Đặc biệt, trong điều kiện phát triển xãhội chủ yếu dựa trên nền kinh tế tri thức, cộng với trình độ phát triển caocủa hoạt động dạy học và giáo dục trên thế giới thì việc hình thành chosinh viên nền tảng văn hóa sư phạm vừa sâu vừa rộng lại là một yêu cầungày càng trở nên cấp bách Để đạt được một trình độ văn hóa sư phạmnhư vậy, trên cơ sở tinh thông kiến thức chuyên ngành, người sinh viên sưphạm phải có những kiến thức cơ bản về nghề sư phạm, rèn luyện những
kĩ năng, kĩ xảo của nghề sư phạm Cùng với các bộ môn khác thuộc Khoahọc giáo dục như Tâm lý học, Lý luận dạy học chuyên ngành,… Giáo dụchọc với tư cách là một bộ môn khoa học nghiệp vụ, góp một vai trò cực kìquan trọng trong việc hình thành và phát triển trình độ văn hóa sư phạmcho những người giáo viên tương lai, Cụ thể, nó cung cấp những hiểu biết
cơ bản về các vấn đề giáo dục như mục đích, tính chất cũng như nhiệm vụcủa nền giáo dục Việt Nam, cung cấp cho cho họ những hiểu biết cơ bản
về hoạt động nghiệp vụ của người giáo viên, rèn luyện cho họ hệ thốngnhững kĩ năng sư phạm cơ bản (dạy học, giáo dục) và giúp họ hình thành
lí tưởng đạo đức và tình cảm nghề nghịêp Do có tầm quan trọng như vậy,
Trang 5nên việc không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng dạy và học môn Giáodục học trong nhà trường sư phạm là một yêu cầu tất yếu
1.3 Xuất phát từ thực trạng dạy và học bộ môn Giáo dục học trong nhà trường
sư phạm hiện nay nói chung, nhà trường sư phạm ngoại ngữ nói riêng cònnhiều hạn chế về tất cả các mặt từ nội dung, đến phương pháp cũng nhưhình thức tổ chức Giảng dạy học Giáo dục học trong các nhà trường sưphạm nói chung, nhà trường sư phạm ngoại ngữ nói riêng chủ yếu vẫnđược diễn ra theo lối truyền thống, dạy chay học chay, truyền thụ thụđộng, một chiều, thầy giảng, cho ghi chép Không phải ngẫu nhiên màsinh viên các khóa vẫn kêu ca phàn nàn về tính không hấp dẫn và khôngthiết thực của bộ môn đối với thực tiễn nghề nghiệp sau này của họ
1.4 Phương pháp nghiên cứu tình huống (PPNCTH) là một phương pháp dạy
học tích cực với có nhiều ưu điểm nổi trội, nó giúp việc dạy học mang lạihiệu quả cao, làm tăng tính thực tiễn của môn học, giúp học sinh dần hìnhthành năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn, làm tăng hứng thú học tậpcủa học sinh,… Giáo dục học là một môn khoa học có ý nghĩa cao trongviệc giáo dục kĩ năng nghề sư phạm cho sinh viên sư phạm nên việc ápdụng PPNCTH là phù hợp và mang lại hiệu quả cao
Do vậy, việc nghiên cứu lựa chọn và xây dựng hệ thống các tình huốnggiáo dục, xây dựng qui trình hợp lý để đưa chúng vào giảng dạy cho sinhviên sư phạm là một vấn đề thiết thực Nó vừa có giá trị về khoa học, vừa
có ý nghĩa thiết thực đối với thực tiễn đào tạo
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở tìm hiểu cơ sở lý luận liên quan đến phương pháp nghiên cứutình huống và những đặc thù của môn Giáo dục học, đề tài đi sâu nghiên cứuviệc áp dụng phương pháp này trong dạy học môn Giáo dục học với mục đíchgóp phần hình thành và phát triển năng lực thực tiễn nghề cho sinh viên SPNN-ĐHQGHN
Trang 63 ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Hiệu quả của quá trình áp dụng PPNCTH vào dạy học môn Giáo dục học tạitrường ĐHNN - ĐHQG Hà Nội
3.2 Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy – học môn Giáo dục học tại ĐHNN – ĐHQGHN (áp dụngtrên sinh viên khoa Anh, Trung hệ sư phạm, K40,41)
4 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Nếu áp dụng PPNCTH vào giảng dạy ở môn Giáo dục học theo qui trìnhhợp lý, khoa học sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học Giáo dục học nóichung, năng lực thực tiễn nghề sư phạm cho sinh viên nói riêng
5 NHIỆM VỤ VÀ GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu này tập trung thực hiện ba nhiệm vụ chính sau:
5.1.1 Nghiên cứu, tổng hợp và khái quát hóa các cơ sở lý luận của đề tài
5.1.2 Nghiên cứu hiệu quả của việc áp dụng PPNCTH vào dạy học môn Giáo dụchọc ở trường ĐHNN-ĐHQGHN
5.1.3 Xây dựng tuyển tập hệ thống bài tập tình huống trong dạy học môn Giáodục học
5.2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu chỉ ở Phần Lý luận giáo dục thuộc môn Giáodục đại cương II
Trang 76 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1 Các phương pháp nghiên cứu lý luận: đọc sách, nghiên cứu tài liệu và tổngkết lý thuyết
6.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp thực nghiệm tác động,phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động, khảo sát điều tra, đo đạc xử lý kếtquả bằng thống kê toán học và các phương pháp khác như phỏng vấn sâu, tổngkết kinh nghiệm, quan sát,…
8 CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài nghiên cứu bao gồm các phần:
A PHẦN MỞ ĐẦU
B PHẦN NỘI DUNG
Gồm hai chương
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Chương II: Tiến trình thực hiện nghiên cứu và các kết quả nghiên cứu
C PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Trang 8PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Khái quát về lịch sử nghiên cứu vấn đề
PPNCTH được sử dụng lần đầu tiên một cách bài bản tại Đại học kinhdoanh Havard Tại đây, vào khoảng năm 1870, Christopher Columbus Langdell
đã là người khởi xướng việc sử dụng các tình huống trong giảng dạy về quản trịkinh doanh Đến năm 1910, bên cạnh phương pháp giảng dạy truyền thống, sinhviên Đại học kinh doanh Harvard đã được thường xuyên thảo luận về các tìnhhuống trong kinh doanh Sau đó, từ khoảng năm 1909 nhà trường liên tục mờicác đại diện các doanh nghiệp đến trường để trình bày về thực tiễn quản trị kinhdoanh, đưa ra các tình huống yêu cầu sinh viên phải nghiên cứu, tranh luận vàđưa ra các giải pháp Năm 1921, quyển sách đầu tiên về tình huống ra đời (tác giảCopeland) Tác giả cuốn sách đã nhìn thấy tầm quan trọng và tác dụng to lớn củaviệc áp dụng PPNCTH trong giảng dạy quản trị nên đã nỗ lực phổ biến phươngpháp giảng dạy này trong toàn trường Phương pháp này sau đó dần dần đã được
áp dụng phổ biến trong hầu hết các ngành nghề đào tạo như y, luật, hàng không,
và trong các trường học ở tất cả các cấp bậc đào tạo, đặc biệt là đào tạo đại học
Năm 1919, ở Canada, hai nhà nghiên cứu của trường đại học WesternOntario (U.W.O), tiến sĩ W Sherwood Fox và tiến sĩ K.P.R Neville, là nhữngngười đầu tiên khởi xướng việc giảng dạy kinh doanh theo PPNCTH của đại họcHavard bên ngoài biên giới Hoa Kỳ Sau khi xem xét cẩn thận tất cả chương trìnhgiảng dạy kinh doanh ở các trường đại học hàng đầu Bắc Mĩ, hai ông kết luận làchương trình giảng dạy của trường đại học kinh doanh Havard đã cung cấpnhững phương pháp giảng dạy tốt nhất Năm 1922, Ellis H Morrow, một cựu
Trang 9sinh viên Havard đã được mời đến để triển khai tại đây PPNCTH trong giảngdạy Ngày nay, trường kinh doanh Richard Ivey của đại học Western Ontario đãtrở thành con chim đầu đàn trong việc giảng dạy quản trị kinh doanh bằngPPNCTH ở Canada và là đơn vị lớn thứ hai trên thế giới sản xuất tình huống.
Không chỉ trong lĩnh vực giảng dạy kinh doanh mà cả trong y học,phương pháp tình huống cũng đã được đưa vào giảng dạy tương đối sớm Ngay
từ những năm đầu của thế kỷ XX, William Osler áp dụng PPNCTH vào đào tạo ybác sĩ và kết quả rất đáng khích lệ: Chỉ sau hai năm hoc, sinh viên của Osler đãtrở nên thuần thục với các kỹ năng trong y học Giải thích cho thành công này,
Osler đã viết “Với phương pháp tình huống, sinh viên sẽ bắt đầu với bệnh nhân, học với bệnh nhân và hoàn thành khoá học cũng với bệnh nhân; còn sách và bài
giảng chỉ được sử dụng như phương tiện đưa họ đến đích mà thôi” (McAnich,
A, R (1993)
Được áp dụng mạnh mẽ trong giảng dạy kinh doanh từ sau Thế chiến thứnhất, trải qua thời gian, PPNCTH đã ngày càng đưa người học tiến tới vị trí trungtâm của buổi học, còn giáo viên chỉ có vai trò là người hỗ trợ những sinh viêncủa mình trong việc liên hệ lý thuyết với thực tiễn một cách đúng đắn và chuẩnxác hơn Ngày nay, PPNCTH đã vượt ra khỏi ranh giới của những bộ môn nhưquản trị kinh doanh hay y học để tiếp tục được sử dụng rộng rãi và tỏ rõ nhữngtính năng ưu việt của nó trong đào tạo sư phạm, đào tạo kỹ thuật, nghiên cứuchính sách và thiết kế v.v
Chẳng hạn như trong đào tạo sư phạm, PPNCTH đã được sử dụng rộng rãinhất là trong vòng 20 năm trở lại đây Trong khi một số học giả tập trung nghiêncứu việc áp dụng tình huống trong công tác giảng dạy và quá trình tiếp thu nhữngkiến thức sư phạm thì những người khác lại chú trọng vào cách sử dụng tìnhhuống nhằm nâng cao khả năng quyết đoán và giải quyết vấn đề của sinh viên.Mặc dầu đi theo những hướng nghiên cứu khác nhau như vậy, họ đều đi đến mộtthống nhất chung là PPNCTH tỏ ra cực kỳ hiệu quả trong việc trợ giúp người học
Trang 10liên hệ lý thuyết với thực hành và do đó, mang lại một sức sống mới cho khôngkhí học tập trên các giảng đường.
Ở Việt Nam, từ một số năm trở lại đây, PPNCTH cũng đã được nhiều tácgiả quan tâm nghiên cứu và đưa vào áp dụng trong giảng dạy ở các lĩnh vực như
Quản trị kinh doanh với những tác giả như Nguyễn Hữu Lam (2003), Vũ Từ Huy (2003), Ngô Quí Nhâm, Vũ Thế Dũng (2007, Nguyễn Thị Lan (2006), Nguyễn Quang Vinh (2008), ở lĩnh vực Luật với tác giả Vũ Thị Thúy (2010),
… hay ở lĩnh vực Quản lý giáo dục với các tác giả Trần Văn Hà (2002), Đặng Quốc Bảo (2002), Phan Thế Sủng và Lưu Xuân Mới (2000),… Ngoài ra, còn
một số những công trình nghiên cứu khác về việc áp dụng PPNCTH vào những
môn học cụ thể như môn Toán của tác giả Nguyễn Bá Kim (1998), Đỗ Thế Hưng (2003) hay môn Kỹ thuật công nghiệp của tác giả Nguyễn Đức Thọ (2002),… Các công trình nghiên cứu áp dụng PPNCTH trong giảng dạy môn
Giáo dục học mới chỉ dừng ở mức những luận văn thạc sĩ khoa học, ví dụ như
của Lê Thị Thanh Chung (1999), Nguyễn Thị Thanh (2002), Phạm Ngọc Tâm (2002), Nguyễn Văn Sia (2003), Hồ Thị Nhật (2004),…
1.2 Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài
1.2.1 Tình huống
Có nhiều định nghĩa khác nhau về tình huống Theo Từ điển Tiếng Việt,
tình huống là toàn thể những sự việc xảy ra tại một địa điểm, trong một thời gian
cụ thể, buộc người ta phải suy nghĩ, hành động, đối phó, tìm cách giải quyết
Tình huống cũng có thể được hiểu là sự mô tả hay trình bày một trườnghợp có thật trong thực tế hoặc mô phỏng nhằm đưa ra một vấn đề chưa được giảiquyết và qua đó đòi hỏi người đọc (người nghe) phải giải quyết vấn đề đó
Ở góc độ Tâm lý học, tình huống là hệ thống các sự kiện bên ngoài cóquan hệ với chủ thể, có tác dụng thúc đẩy chủ thể đó Trong quan hệ không gian,tình huống xảy ra bên ngoài nhận thức của chủ thể Trong quan hệ thời gian, tình
Trang 11huống xảy ra trước so với hành động của chủ thể Trong quan hệ chức năng, tìnhhuống là sự độc lập của các sự kiện đối với chủ thể ở thời điểm mà người đó thựchiện hành động [Từ điển Tâm lý học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 2000]
1.2.2 Tình huống có vấn đề
Có nhiều quan niệm, định nghĩa khác nhau về tình huống có vấn đề Tìnhhuống có vấn đề là “tình huống trong đó có điều gì đó được đặt ra nhưng chưasáng tỏ, không xác định được trước đó mà chỉ đặt ra mối quan hệ của nó tớinhững gì có trong tình huống” (X.L Rubinstein) Hay “tình huống có vấn đề làtình huống đặc trưng bởi trạng thái tâm lý xác định của con người, nó kích thích
tư duy khi trước con người nảy sinh những mục đích và điều kiện hoạt động mới,trong đó những phương tiện và phương thức hoạt động trước đây mặc dù là cầnnhưng chưa đủ để đạt mục đích mới nào” (A.V Petropski) Hoặc như I.Ia Lecnequan niệm “tình huống có vấn đề là một khó khăn được chủ thể ý thức rõ ranghay mơ hồ, mà muốn khắc phục thì phải tìm tòi những tri thức mới, nhữngphương thức hành động mới” Nói tóm lại, các định nghĩa về tình huống có vấn
đề đều đề cập chung đến một điểm như sau: Tình huống luôn chứa đựng vấn đề/mâu thuẫn và kích thích người học mong muốn, hứng thú giải quyết
1.2.3 Tình huống dạy học
1.2.3.1 Khái niệm
Theo Boehrer (1995) thì: “Tình huống là một câu chuyện, có cốt chuyện
và nhân vật, liên hệ đến một hoàn cảnh cụ thể, từ góc độ cá nhân hay nhóm, và thường là hành động chưa hoàn chỉnh Đó là một câu chuyện cụ thể và chi tiết, chuyển nét sống động và phức tạp của đời thực vào lớp học”
Tình huống được đưa vào giảng dạy thường ở dưới dạng những bài tập
nghiên cứu Đặc điểm nổi bật của loại hình bài tập này là “xoay quanh những sự kiện có thật hay gần gũi với thực tế trong đó chứa đựng những vấn đề và mâu thuẫn cần phải được giải quyết” (Center for Teaching and Learning of Stanford
Trang 12University, 1994) Một bài tập nghiên cứu tình huống tốt, theo như Boehrer andLinsky (trang 45) cần phải trình bày được những vấn đề có tính khiêu khích vàtạo được sự thấu cảm với nhân vật chính Có học giả thậm chí đã minh hoạ điều
này bằng một hình ảnh sinh động như sau: “Cũng giống như mồi cho cá, một tình huống tốt cần phải có một ‘lưỡi câu’ để giúp cho những người tham giá cảm thầy thực sự thích thú với ‘con mồi’” Muốn vậy thì về mặt nội dung, tình huống
không những phải chứa đựng vấn đề mà còn phải tạo điều kiện dẫn dắt người học
tìm hiểu sâu qua nhiều tầng, lớp của vấn đề Người đó nói thêm: “Một tình huống hay tựa như một củ hành với nhiều lớp vỏ”, mỗi lần bóc một lớp vỏ này thì một
lớp vỏ mới lại hiện ra, cứ thế cho đến khi người học có thể tiếp cận được lõi - tức
là cốt lõi, bản chất của vấn đề
Cũng cần phải nói thêm là trong giảng dạy, tình huống không phải lànhững trường hợp bất kỳ trong thực tế mà là những tình huống đã được điềuchỉnh, nghiên cứu kỹ lưỡng để mang tính điển hình và phục vụ tốt cho mục đích
và mục tiêu giáo dục, tức là giúp cho người học có thể hiểu và vận dụng tri thứccũng như rèn luyện được các kỹ năng và kỹ xảo Tình huống được sử dụng đểkhiêu khích người học phân tích, bình luận, đánh giá, suy xét và trình bày ýtưởng của mình để qua đó, từng bước chiếm lĩnh tri thức hay vận dụng nhữngkiến thức đã học vào những trường hợp thực tế Tình huống yêu cầu người đọcphải từng bước nhập vai người ra quyết định cụ thể Hay như cách nhận định gọn
gàng mà sâu sắc của Herreid (1997) thì: “Tình huống là những câu chuyện ẩn
chứa trong mình những thông điệp Chúng không phải là những câu chuyện chỉ
để giải trí đơn thuần Tình huống là những câu chuyện để giáo dục”
Thông thường, các tình huống sử dụng trong giảng dạy được trình bàytrong các loại ấn bản rất đa dạng như dạng phim, băng video, CDROM, băngcassette, đĩa, hay kết hợp các phương tiện trên Tuy nhiên, những tình huốngđược in ấn hiện nay vẫn phổ biến nhất do thuận tiện và chi phí thấp Việc viếttình huống tập trung trước tiên trên loại tình huống truyền thống
Trang 131.2.3.2 Cách thức phân loại tình huống
Trên thực tế, có rất nhiều loại tình huống cũng như cách thức phân loạichúng Một trong những cách tương đối phổ biến là phân loại tình huống theodạng thức (format) Theo cách này tính huống được chia thành 6 dạng cơ bản với
những đặc điểm, phương pháp tiến hành tương đối khác nhau [Boehrer, John, and Martin Linsky (1990)]
1 Tình huống lớn (tình huống chi tiết)
Loại tình huống này hay được sử dụng trong môn kinh tế học và luật học.Chúng chú trọng tới việc quyết định được đưa ra là gì, ai là người đưa ra quyếtđịnh đó và tầm ảnh hưởng của những quyết định ấy tới những tầng lớp, đảngphái, bộ phận trong xã hội ra sao Những tình huống loại này có thể kéo dài đếnhơn 100 trang Người học đọc trước toàn bộ tình huống (thường thì theo cá nhân)
và chuẩn bị một bản phân tích về những quyết định có thể đưa ra Tình huống sau
đó sẽ được thảo luận trong lớp theo từng nhóm lớn, dưới sự điều phối của giáoviên Tình huống có thể sẽ được thảo luận trong một, nhiều buổi học hay thậmchí là trong suốt cả khoá học
-2-mô tả
Tình huống nhỏ
-3- Tình huống lựa chọn
-6- Tình huống hạt nhân
-5- Tình huống trực tiếp
-4-Phân loại tình huống theo dạng thức (format)
Trang 14thuộc loại này có thể kéo dài đến 5 trang, mỗi trang bao gồm một vài đoạn văn.Loại tình huống này thường được đưa ra thảo luận trong một vài buổi học Nếuđược tiến hành trong nhiều buổi học thì ở mỗi buổi, tình huống được triển khaiđến cho sinh viên theo những khía cạnh khác nhau và giáo viên có vai trò hướngdẫn, yêu cầu sinh viên giải thích và minh chứng cho những ý tưởng của mình
Người học trước tiên sẽ làm việc trong nhóm nhỏ để phân tích, mổ xẻ tìnhhuống nhằm xác định những dữ kiện đã biết và những yếu tố chưa biết Họ đặt racác giả thuyết cũng như những mục tiêu tìm hiểu đối với từng phần của tìnhhuống Giữa các buổi lên lớp, người học sẽ phải tìm kiếm thông tin nhằm phântích và giải quyết tình huống; mục đích buổi học sẽ được đề cập sau khi tìnhhuống được giải quyết và thảo luận Học theo cách này, người học có sự chủđộng cao mà không phải bó buộc vào bất cứ một nhóm các câu hỏi nảo cả
3 Tình huống nhỏ
Đây là loại tình huống ngắn gọn, được trình bày trong 1 đến 2 đoạn văn.Loại tình huống này có thể được sử dụng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau Chủyếu nó được thiết kế để sử dụng trong một buổi học và do vậy, có nội dung tươngđối cô đọng và súc tích Nó có thể được sử dụng để giáo viên dẫn dắt vào bài, đểgiúp người học áp dụng lý thuyết vào thực tiễn hay đơn giản chỉ là một hoạt độngngắn ở trước hay sau buổi học để ‘thiết thực hoá’ nội dung lý thuyết đã giảngdạy
Trang 15Các yếu tố chính của một tình huống
1 Một ngữ cảnh thật 2 Nội dung thông tin, dữ kiện 3 Một kết thúc mở chứa đựng vấn đề
6 Tình huống lựa chọn
Loại tình huống này gần với dạng câu hỏi trắc nghiệm, nhưng cũng có ngữcảnh và tình huống rõ ràng Người học có nhiệm vụ chọn ra phương pháp giảiquyết hợp lý nhất trong 4 -5 phương án được đề ra Không chỉ áp dụng trongnhững bài kiểm tra, loại tình huống này còn có thể được sử dụng trong thảo luận
Ở đó, mỗi nhóm phải bàn luận và chọn lấy một giải pháp và sẵn sàng bảo vệ chonhững luận điểm và lựa chọn của nhóm mình Trên thực tế, không nên tranh cãi
“Đâu là loại tình huống tốt nhất?” vì không có tình huống nào là tối ưu cho mọi
hoàn cảnh, tuỳ vào những hoàn cảnh khác nhau, người dạy và người học có thểlựa chọn loại tình huống thích hợp nhất cho tiết học của mình
1.2.3.3 Các yếu tố cấu thành nên tình huống
Cho dù hình thức diễn đạt có thể khác nhau như trực tiếp dưới dạng mộtcâu hỏi hay được gián tiếp truyền tải đến người học qua một vở hoạt cảnh, thì nóimột cách đơn giản, dạy học bằng phương pháp tình huống là đặt ra cho nguời học
câu hỏi “Bạn sẽ làm gì trong tình huống này?” Do đó, một tình huống trong
giảng dạy thường bao gồm có ba yêu tố cơ bản sau [Christensen, C (1981)]
1 Một ngữ cảnh thật: Các tình huống trong giảng dạy thường được thiết kế
trên nền một ngữ cảnh có thật Tuy nhiên, một số chi tiết có thể được điềuchỉnh nhằm đơn giản hoá tình huống hay nhằm phục vụ tốt hơn khả năngliên hệ tình huống với lý thuyết và quá trình vận dụng tri thức của ngườihọc Nói một cách khác, cho dù có thực hay được sáng tác ra thì tình
Trang 16huống trong giảng dạy phải độ tin cậy cao Một khi người học bắt đầunghi ngờ vế tính thực của tình huống, sự chú ý và làm việc nghiêm túc của
họ sẽ giảm và phương pháp dạy học tình huống sẽ không còn phát huyđược tác dụng của nó
2 Nội dung thông tin và dữ kiện: Một tình huống được viết tốt không chỉ
đưa cho người học vấn đề mà còn cung cấp cho họ những thông tin cầnthiết để giải quyết được vấn đề ấy Những dữ liệu ở đây có thể chỉ đơngiản là những chi tiết, dữ kiện được diễn đạt bằng lời, một bảng biểu,những tài liệu tham khảo, hình ảnh minh hoạ, một đoạn băng… hay bất cứmột tư liệu nào khác có thể trợ giúp người học trong quá trình giải quyếtvấn đề
3 Một kết thúc mở chứa đựng vấn đề: Vấn đề là trung tâm, là hạt nhân của
tình huống Vấn đề gợi ra, khiêu khích, đòi hỏi người học phải tìm tòi, suynghĩ, phân tích, so sánh, đánh giá để giải quyết tình huống Chính vì thế,hầu hết các tình huống đều có một kết thúc mở dưới dạng một câu hỏinhằm hướng người học đến vấn đề cần giải quyết cũng như nhằm tạo điềukiện cho người học có thể tiếp cận và giải quyết vấn đề theo nhiều phươnghướng khác nhau chứ không bị gò bó, ép buộc đi theo một phương hướng
cụ thể nào cả
1.2.3.4 Tiêu chuẩn của một tình huống tốt
Herreid (1997/98) chỉ ra những tiêu chí của một tình huống tốt, đó là:
1 Một tình huống tốt kể ra một câu chuyện
2 Một tình huống tốt xoay quanh một vấn đề hấp dẫn
3 Một tình huống tốt xảy ra trong vòng 05 năm trở lại đây
4 Một tình huống tốt gây dựng ở người học sự thấu cảm với nhân vật
5 Một tình huống tốt bao gồm các trích dẫn
6 Một tình huống tốt phù hợp với người đọc
7 Một tình huống tốt phải có tính sư phạm
8 Một tình huống tốt gây dựng được xung đột
9 Một tình huống tốt có tính thúc ép người học đưa ra quyết định
Trang 1710 Một tình huống tốt có tính khái quát
11 Một tình huống tốt thì ngắn gọn
Trong khi đồng tình với Herreid ở hầu hết các tiêu chí trên, chúng tôi nhấnmạnh cần phải có sự linh hoạt trong việc đánh giá tình huống, nhất là ở các tiêuchí 3, 5 Thêm nữa, tiêu chí 8, 9 thường đi liền với nhau Trong thực tế, các tìnhhuống tốt có thể không nhất thiết bao gồm trích dẫn, nhưng cần phải gần gũi vớicuộc sống, không tạo cảm giác gượng ép, giả tạo trong các tình tiết và lời thoạicủa nhân vật
Theo quan điểm của chúng tôi, các tiêu chí cho một tình huống tốt nênđược phân thành tiêu chí về nội dung và tiêu chí về hình thức như dưới đây:
Về mặt nội dung, tình huống phải:
Mang tính giáo dục
Chứa đựng mâu thuẫn và mang tính khiêu khích
Tạo sự thích thú cho người học
Nêu ra được những vấn đề quan trọng và phù hợp với người học,
Về mặt hình thức, tình huống phải:
Có cách thể hiện sinh động
Sử dụng thuật ngữ ngắn gọn, súc tính và ẩn danh
Được kết cấu rõ ràng, rành mạch và dễ hiểu
Có trọng tâm, và tương đối hoàn chỉnh để không cần phải tìm hiểu thêm quá nhiều thông tin,
1.3 Phương pháp nghiên cứu tình huống trong dạy học
1.3.1 Khái niệm phương pháp nghiên cứu tình huống
PPNCTH là một phương pháp đặc thù của dạy học giải quyết vấn đề theotình huống, ở đó, các tình huống là đối tượng chính của quá trình dạy học Như
đã nói ở trên, trường hợp được nêu ra trong dạy học là những tình huống dạy học
Trang 18điển hình và quá trình người học nghiên cứu trường hợp cũng chính là quá trình
hiểu và vận dụng tri thức Theo Nguyễn Hữu Lam (2003), “phương pháp tình huống là một kỹ thuật giảng dạy trong đó các thành tố chủ yếu của nghiên cứu tình huống được trình bày với những người học với các mục đích minh họa hoặc
các kinh nghiệm giải quyết vấn đề” [Nguyễn Hữu Lam, 1/10/2003]
1.3.2 Cách thức soạn thảo tình huống
Để thiết kế một tình huống cần tiến hành theo 3 bước như sau
[Waterman, M & Stanley, E (2005)]:
* Bước 1: Xác định mục tiêu bài học và cân nhắc các yếu tố khách quan
Trước tiên, người giáo viên cần phải xác định được mục tiêu bài học, vìxét cho cùng thì tình huống, dù ở dạng thức nào đi chăng nữa, cũng đều phảiphục vụ một mục đích nào đó Trong giảng dạy tình huống, thì mục tiêu cần đạtđược ấy chính là mục tiêu bài học Chính vì thế mà nguời giáo viên luôn phải đặt
cho mình câu hỏi “Ở bài học này, cần phải đạt được mục tiêu gì, phải cung cấp cho người học những kiến thức gì và phải rèn luyện cho họ những kỹ năng cần thiết gì?” và tham chiếu vào đó để thiết kế tình huống sao cho phù hợp Nếu
không, sẽ rất dễ xảy ra trường hợp là tình huống nêu ra không có hoặc truyền tảiquá ít ý nghĩa giáo dục Khi đó, thảo luận tình huống sẽ trở thành một buổi nóichuyện phiếm, không mang lại tác dụng sư phạm gì cho người được giáo dục
Bước 2: Chuẩn bị tình huống
Bước 3: Kiểm tra, chỉnh sửa
Trang 19Một cách khác để người dạy có thể đánh giá mức độ phản ánh của mụctiêu bài học trong mỗi một tình huống là đánh giá và rút kinh nghiệm sau nhữnglần tổ chức các buổi thảo luận tình huống Để làm được điều này, người dạy cóthể sử dụng bảng đánh giá tình huống
Tiếp đó, người giáo viên cần tính đến các yếu tố khách quan, vì những yếu
tố này có quyết định trực tiếp đến sự thành công của tình huống Cụ thể là ngườigiáo viên cần phải tính đến những yếu tố như:
– Thời gian: để tránh thiết kế những tình huống quá dài hay quá ngắn Nói
một cách khác thì buổi thảo luận dựa trên tình huống cần phải diễn ra ‘vừaphải’ với khoảng thời gian cho phép
– Số người học: Số lượng người học có ảnh hưởng quan trọng đến tình
huống, vì hiển nhiên thiết kế một tình huống cho 20 người chẳng hạn, làhoàn toàn khác với việc thiết kế một tình huống cho một nhóm nhỏ 5người Thông thường thì số người tham gia thảo luận lý tưởng là khoảng 15
- 20 người
– Trình độ của người học: Chủ yếu dựa vào trình độ của người học mà
người dạy cần đưa ra những tình huống vừa sức: không quá khó để cản trởngười học giải quyết được vấn đề nhưng cũng không quá dễ để khiến chongười học cảm thấy nhàm chán
– Cơ sở vật chất: Tuỳ theo điều kiện vật chất mà người giáo viên lựa chọn
con đường truyền tải nội dung dễ hiểu nhất, như sử dụng máy chiếu, video,tranh ảnh và thiết kế nhóm thảo luận
Ngoài ra, trong một số trường hợp cụ thể, người dạy còn cần phải tính đến tínngưỡng, tôn giáo, tầng lớp xã hội, quan hệ giữa các nhóm tham gia cũng nhưlường trước được những tác dụng và áp lực mà tình huống có thể tác động tớingười học để qua đó, tránh thiết kế những tình huống không phù hợp, gây phảncảm hay thậm chí là vô tình xúc phạm người học
Trang 20Khẳng định điều này, Leypoldt M trong cuốn “40 cách giảng dạy trong nhóm”
đã đưa ra chín nguyên tắc mà giáo viên cần cân nhắc trong giảng dạy tình huống,
đó là:
1 Những người tham gia
2 Lược sử vấn đề thảo luân
3 Mối quan hệ giữa các thành viên và nhóm tham gia thảo luận
4 Các vấn đề liên quan đến tôn giáo và tín ngưỡng
5 Các vấn đề liên quan đến xã hội
ý tưởng hay và mới lạ Tuy nhiên, có một số nguồn thông tin mà người giáo viên
có thể sử dụng để tạo ý tưởng cho tình huống:
– Các phương tiện thông tin đại chúng: Đây là nguồn thông tin phong phú
và đa dạng mà giáo viên có thể tận dụng khai thác Sử dụng TV, đài báo,sách truyện và đặc biệt là Internet, nhiều giáo viên đã tìm được nhiều ýtưởng cho tình huống của mình Điều này lý giải tại sao ý tưởng cho tìnhhuống có thể nảy đến một cách rất tự nhiên và ‘khơi mào’ cho một cuộc
thảo luận có khi chỉ đơn giản là “Các bạn đã đọc bài báo về… trên báo … sáng nay chưa?”
– Người học: Người học không chỉ đơn thuần đóng vai trò là người phân
tích và giải quyết tình huống mà họ còn có thể là chủ thể sáng tạo và đề
Trang 21xuất ra tình huống nữa Những vấn đề, những trường hợp khó giải quyếtmỗi cá nhân đã từng gặp trong cuộc sống sẽ trở thành nguồn tình huống
vô tận mà mỗi giáo viên có thể khai thác và vận dụng một cách thích hợp
để phục vụ tốt nhất cho nội dung bài học Mặt khác, đây còn là nguồnthông tin ‘dễ tìm’ nhưng có sức hiệu quả cao bởi tính gần gũi của chúngđối với người học Do đó, người dạy có thể yêu cầu người học chuẩn bịnhững tình huống theo cá nhân hay cũng có thể theo nhóm và coi đó nhưmột bài tập - project nhỏ và lựa chọn chỉnh sửa trước khi đtôi ra thảo luậnnhóm
– Kinh nghiệm bản thân: Trong những trường hợp mà không thể tìm kiếm
được từ những nguồn thông tin bên ngoài thì kinh nghiệm bản thân cũng
là nguồn tư liệu mà người dạy có thể khai thác Tuy nhiên thực tế chứngminh là không phải ai cũng có một nguồn tri thức nền đủ rộng để có thểthiết kế một tình huống cụ thể và hiệu quả
b Viết tình huống
Sau khi đã tạo ra ý tưởng thì cũng là lúc giáo viên có thể bắt tay vào việcbiên soạn tình huống Nhìn chung, một tình huống tốt thường có ba phần: Mởđầu, phát triển và kết thúc Nhiệm vụ cụ thể của từng phần như sau:
- Mở đầu: Giới thiệu tình huống và nhân vật, bước đầu tạo lập bối cảnh mà
nền trên đó, tình huống được diễn ra
- Phát triển: Đây tất nhiên là phần chính, vì nó cung cấp cho người học
những chi tiết và dữ kiện cần thiết cho công việc thảo luận, tổng hợp nêngiải pháp và cũng là phần mà những mâu thuẫn, xung đột được đẩy lên đếnđỉnh điểm, buộc người học phải có sự lựa chọn
- Kết luận: Khác với một bài làm văn, phần kết luận trong một tình huống
thường là một kết thức mở với một câu hỏi được nêu ra, yêu cầu người họcphải giải quyết
Tác giả John Thomas (2003) cũng đã đưa ra qui trình soạn thảo một tình huống
theo các bước như sau:
Trang 22Thứ nhất, xác định chủ đề: miêu tả đặc điểm nổi bật của tình huống
Thứ hai, xác định mục tiêu giảng dạy: nêu rõ các mục tiêu cần đạt được thông qua
tình huống
Thứ ba, xây dựng nội dung tình huống, bao gồm:
- Miêu tả bối cảnh tình huống;
- Cung cấp đủ những thông tin cần thiết để có thể phân tích tình huống (lưu ý đảm bảo tính bí mật của tình huống);
- Không bình luận, không đưa ra giải đáp, thúc bách học viên suy nghĩ
Thứ tư, đưa ra nhiệm vụ cho người học
* Một số lưu ý khi viết tình huống
- Nên dùng văn phong báo chí khi viết tình huống (ngắn gọn, súc tích);
- Nên dùng ngôn ngữ đơn nghĩa, rõ ràng, nên giải thích những thuật ngữ mới;
- Người viết tình huống phải giữ vai trò trung lập, không đưa ra nhận xét riêng ảnh hưởng đến người học
- Có thể làm tình huống sống động bằng cách sử dụng những trích dẫn hài hước
1.3.3 Tiến trình thực hiện phương pháp nghiên cứu tình huống
1.3.3.1 Quá trình chuẩn bị
VỀ PHÍA NGƯỜI DẠY
Nền tảng cho một tình huống tốt chính là ở khâu chuẩn bị - từ phía ngườihọc cũng như người dạy (Hichner, 1977; Zimmerman, 1985; Gomez-Ibanez,1986; Lundberg, 1993) Đối với người dạy, sự chuẩn bị không chỉ dừng lại ở việcsoạn thảo tình huống hay hướng dẫn học sinh cách soạn thảo tình huống mà cònqua việc chuẩn bị cho buổi thảo luận tình huống nữa
Trang 23+ Đặt ra những yêu cầu với người học
Trước một khoá học về tình huống hay trước những buổi thảo luận về tìnhhuống, người dạy cần “thoả thuận” với người học về những yêu cầu mà họ cần
đạt được trong quá trinh thảo luận Christensen (1897) đã đưa ra tiêu chí “4Ps”
mà người dạy cần thống nhất với người học trước những buổi thảo luận tìnhhuống, trong đó bao gồm :
- Preparation: Sự chuẩn bị trước khi thảo luận
- Presence: Sự có mặt đầy đủ trong các buổi thảo luận
- Promptness: Sự đúng giờ trong các buổi thảo luận
- Participation: Sự tích cực trong tham gia thảo luận
Thậm chí, nếu cần thiết, người dạy có thể trình bày rõ tiêu chí cho điểm,đánh giá thảo luận của mình và lắng nghe những ý kiến phản hồi từ phía họcsinh Những quy định và yêu cầu như vậy là rất cần thiết trong việc định hướngngười học trong thảo luận tình huống nhằm đạt được những tiêu chí cần thiết củamột buổi học phương pháp dạy học tình huống, cũng như đảm bảo được tínhcông bằng và qua đó, khuyến khích người học tham gia thảo luận tích cực và cótrách nhiệm hơn
Thêm vào đó, người dạy còn có thể đề ra những quy tắc chung trước các
buổi thảo luận (Ground rules) Việc đề ra những quy tắc chung như vậy sẽ giúp
cho người dạy điều hành buổi học dễ dàng, đồng thời cũng giúp cho buổi thảoluận diễn ra cởi mở và thành công hơn Tuỳ theo từng điều kiện cụ thể mà ngườidạy đề ra những quy tắc chung cho phù hợp với nội dung của buổi học
+ Mô tả cấu trúc của một buổi học tình huống và chia nhóm
Trong bước này, người dạy cần giúp người học thấy được tiến trình vàcách thức tiến hành một buổi thảo luận, thời gian cho phép cũng như nhiệm vụcủa họ trong quá trình thảo luận Đối với những người học lần đầu tham gia thảoluận tình huống, người dạy cũng cần phải nói rõ vai trò của mình không phải đưa
Trang 24ra đáp án mà chỉ là người nêu ra các câu hỏi và trợ giúp khi cần thiết Qua đó,người dạy khuyến khích tính chủ động, tích cực và tự do trình bày quan điểm củamỗi cá nhân và những luận chứng, luận cứ để bảo vệ cho quan điểm của cá nhân/nhóm mình
Cũng ở trong bước này mà người dạy có thể thực hiện chia nhóm đối vớingười dạy theo những tiêu chí, mục đích riêng của buổi học cũng như môn học.Việc chia nhóm có thể thực hiện theo một số những quy tắc sau:
- Chia nhóm theo các tuyến nhân vật: Theo cách chia nhóm này, người dạy
sẽ tuỳ vào tình huống để chia lớp học ra thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhómđại diện cho một quan điểm và cách nhìn nhận khác nhau (như kiểu nhữngnhóm chuyên gia) và yêu cầu mỗi nhóm mổ xẻ, phân tích và giải quyết vấn
đề theo quan điểm của nhóm mình Cách chia này thích hợp với các lớpvới số lượng đông, mang lại quan điểm tương đối toàn diện về vấn đề vàđảm bảo không quá “gò bó” người tham gia theo một quan điểm “đồngtình” hay “phản đối” đối với tình huống được nêu ra
- Chia nhóm theo hai phe “ủng hộ” và “phản đối”: Theo cách chia này thì
lớp sẽ chỉ được chia làm hai nhóm: nhóm ủng hộ (for) và nhóm phản đối(against) Mỗi nhóm không chỉ nêu ra luận điểm mà còn phải sử dụngnhững lý lẽ cần thiết để bảo vệ cho những luận điểm của nhóm mình trướcphản hồi của những nhóm còn lại Cách chia này phù hợp với lớp nhỏ, vàtạo được sự tập trung cao xung quanh cuộc tranh cãi khá “kịch tích” giữahai nhóm thảo luận
- Chia nhóm bất kỳ: Cách chia này phù hợp với những tình huống không gây
tranh cãi mà tập trung chủ yếu vào việc giải quyết vấn đề
Việc chia nhóm như thế nào có thể được quyết định bởi giáo viên (như dựa vàotrình độ của người học để có thể xen kẽ những học sinh giỏi và những học sinhcòn yếu) hay cũng có thể do người học từ quyết định (như bốc thăm, tự chọn …)
Trang 25+ Chuẩn bị kiến thức cho người học
Thông thường, để người học có thể tiến hành thảo luận đạt kết quả cao,người dạy có thể sẽ phải trang bị cho người học một số những kiến thức cầnthiết Những sự chuẩn bị này có thể là qua những bài giảng, những bản phát tayhay những danh sách tài liệu hướng dẫn đọc thêm ở nhà Tuy nhiên, cũng cótrường hợp người dạy sẽ không chuẩn bị cho người học và yêu cầu họ phải tự tìmtòi lấy nội dung kiến thức để phục vụ cho buổi thảo luận Mặc dầu vậy, sự địnhhướng của giáo viên cho người học trong giai đoạn này sẽ giúp nâng cao chấtlượng của buổi thảo luận và đảm bảo sự hoàn thành mục tiêu bài học của buổithảo luận
VỀ PHÍA NGƯỜI HỌC
Tất nhiên trước mỗi buổi thảo luận, người học có thể tìm hiểu thêm các tàiliệu để chuẩn bị cho buổi thảo luận tình huống Tuy nhiên, đối với người học,tiêu điểm của PPNCTH chính là các buổi thảo luận nhóm Trong thảo luận tìnhhuống, người học sẽ đưa ra ý kiến, đặt ra những câu hỏi, xây dựng luận chứng,luận cứ trên cở sở những luận điểm của cá nhân/nhóm, phân tích, tổng hợp các ýkiến tranh luận, tự điều chỉnh hướng thảo luận và học hỏi kinh nghiệm từ nhữngngười khác thông qua trao đổi, tranh luận quan điểm
Theo Boehrer và Linsky (1990), thảo luận tình huống giúp cho người học:
- Phát triển tư duy phê phán
- Nâng cao trách nhiệm của người học trong học tập
- Trao đổi, trau dồi thông tin, khái niệm và kỹ năng
- Làm không khí buổi học thêm sôi động
- Phát triển khả năng làm chủ và khai thác thông tin
- Phối hợp và cân đối giữa lý trí và tình cảm
- Phát triển kỹ năng hợp tác nhóm
- Phát triển kỹ năng đặt câu hỏi và tự học
Trang 26Thêm nữa, trong khâu chuẩn bị, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, họcsinh cũng có thể và nên được học cách sưu tầm, chỉnh sửa, biên soạn hay thiết kế
hệ thống các tình huống phục vụ cho các nội dung học tập khác nhau
1.3.3.2 Tiến trình thực hiện một buổi học theo PPNCTH
Như đã đề cập ở trên, trong một tiết dạy học áp dụng PPNCTH thì vai tròtrung tâm thuộc về người học Mặc dù vậy, vai trò của người giáo viên như một
người điều phối, dẫn dắt và trợ giúp (facilitator) cũng rất quan trọng Giáo viên
có nhiệm vụ mở đầu cuộc thảo luận, thu hút ý kiến của người học, bàn rộng thêmnhững ý kiến đáng chú ý, chỉ ra những luận điểm trái ngược, tạo nên sự kết nốitrong các buổi thảo luận và hướng buổi thảo luận đi theo nội dung bài học - nóitóm lại là định hướng và trợ giúp người học - hơn là truyền đạt thông tin, giảithích hay đưa ra hướng giải quyết Tùy theo khả năng của học sinh mà ngườigiáo viên có thể bắt đầu áp dụng PPNCTH ở những “cấp độ” khác nhau mà ở đó,vai trò của họ cũng thay đổi theo hướng chuyển dần người học về vị trí trung tâmcủa buổi học Cụ thể, người giáo viên có thể đóng vai trò là:
– Người minh họa: trình bày phần phân tích và làm sáng tỏ các luận điểm
cho học sinh, học sinh chủ yếu nghe và ghi chép kiến thức và hiểu Đây làcấp độ thấp nhất của tiết học tình huống, chủ yếu được áp dụng khi họcsinh còn chưa quen với phương pháp này hay chưa nắm vững được nộidung kiến thức bài học để có thể tự tiến hành nghiên cứu tình huống
– Thủ quân: định hướng vấn đề thảo luận, học sinh có nghĩa vụ đưa ra câu
trả lời đúng thể hiện sự hiểu, áp dụng, và phân tích các vấn đề liên quan.Đây là cấp độ cao hơn, vì người học đã phải tự giác nhiều hơn trong quátrình tiếp cận vấn đề, tiếp cận tình huống
– Huấn luyện viên: nhận nghĩa vụ tiến hành buổi học nhưng để cho sinh
viên thi đấu trận đấu của mình, áp dụng, phân tích, và tổng hợp Ở cấp độ
Trang 27này, người học đã thực sự trở thành “trung tâm” của buổi học, nhưng
người giáo viên vẫn có tác động điều chỉnh, định hướng chung
– Người hỗ trợ: tạo ra bầu không khí trong đó học sinh có thể đưa ra câu trả
lời của chính mình, phân tích, tổng hợp, và đánh giá Ở cấp độ này, một
nhóm học sinh có thể sẽ được cử ra để làm nhiệm vụ điều khiển buổi học
(facilitator group) còn người giáo viên chỉ giữ vai trò điều chỉnh, định
hướng khi thật cần thiết Nói một cách khác thì người giáo viên đã rút ra
hoàn toàn khỏi vị trí trung tâm và để người học nắm toàn bộ quyền điều
hành buổi thảo luận
Theo Garvin, D.A (2003), trước một tình huống, nguời học sẽ phải lần
lượt trải qua các bước như sau:
1 Đọc tình huống và xác định những vấn đề cốt yếu
mà người ra quyết định đương đầu
3 Đưa ra phân tích và so sánh những giải pháp khác nhau
Đây là bước tiếp cận đầu tiên với tình huống của người học Ở đó, người
học có nhiệm vụ chính là chỉ ra được đâu là mấu chốt, mâu thuẫn của vấn đề
Trang 28để theo đó giải quyết đúng mâu thuẫn, vấn đề mà tính huống nêu ra, tránh đilạc đề hay giải quyết không thấu đáo vấn đề
Đối với bước này, điều đầu tiên là người học cần phải đọc qua để nắmđược cốt truyện, các tuyến nhân vật và có những nhận thức ban đầu về vấn đềcần giải quyết Một trong những cách tôt nhất là một thành viên trong nhóm
sẽ đọc to tình huống cho những thành viên còn lại ghi chép, vạch ra những ýchính Điều này sẽ giúp tiết kiệm thời gian đồng thời nâng cao sự tập trungcủa các thành viên khác trong nhóm thảo luận Thông thường, vấn đề mà tìnhhuống nêu ra thường được đặt dưới dạng câu hỏi trực tiếp ở cuối đoạn
Xác định những dữ liệu cần để phân tích các vấn và để tổng hợp thành các giải pháp
Trong giai đoạn này, người học phải thực hiện hai bước nhỏ:
- chỉ ra những dữ liệu quan trọng mà đề bài cung cấp để giải quyết vấn đề
- dựa vào đó có sự phân tích, tổng hợp để đưa ra được những hướng giảiquyết khác nhau cho vấn đề được đặt ra
Để thực hiện bước này, người học cần:
- Nắm ý chính của toàn bộ tình huống Nghiên cứu kỹ tiêu đề, dàn ý, phần
mở đầu và kết luận của tình huống
- Nếu tình huống đòi hỏi phải đưa ra kết luận thì ai là người sẽ đưa ra kếtluận đó? Anh ta sẽ phải đưa ra những quyết định gì? Mục đích cần đạtđược của anh ta khi đưa ra những kết luận đó là gì?
- Đọc, nghiên cứu và gạch chân dưới những từ và cụm từ quan trọng
- Xác định được vấn đề chủ chốt trong tình huống trước Sau đó, đọc lạitình huống lần nữa để nhặt ra những thông tin, dữ kiện cần thiết để giảiquyết vấn đề
- Có thể có những giải pháp nào cho cùng một vấn đề của tình huống?Trong những giải pháp đề ra, giải pháp nào có tính hiệu quả hơn nhữnggiải pháp kia? Những tác động (hậu quả) của những giải pháp ấy là gì?
Trang 29 Đưa ra, phân tích, và so sánh những giải pháp khác nhau
Đây là phần mà mỗi cá nhân sẽ đưa ra ý kiến của mình để từ đó so sánh vàphân tích những ưu điểm, nhược điểm của từng tình huống trong việc giải quyếtnhững vấn đề đã nêu ở trên
Đề xuất phương hướng hành động
Đây là bước cuối, sau quá trình thảo luận - khi mà các nhóm thảo luận đãnhất trí về một phương án hiệu quả nhất và đề xuất lên giáo viên Ở đây, tìnhhuống, vấn đề được giải quyết
* Nhìn chung thì ở bước nào đi chăng nữa, người học cũng cần lưu ý nhữngnguyên tắc sau để có thể học tập tình huống một cách hiệu quả nhất:
- Cần biết chuẩn bị cho việc trình bày những ý tưởng và chững minh chonhững ý tưởng ấy Đồng thời cần phải biết lắng nghe những ý kiến vànhận định của người khác Đừng ngại sử dụng những ý tưởng của ngườikhác để làm vững chắc hơn những luận điểm của mình
- Tham gia tích cực và chủ động vào hoạt động thảo luận
- Nếu muốn nêu lên một vấn đề mới trong cuộc thảo luận, cần chú ý đề xuấtvấn đề một cách thích hợp: khi cuộc thảo luận chuẩn bị chuyển sang một
đề tài mới hay liên hệ vấn đề muốn nêu với vấn đề đang được thảo luận
- Cần phải chú ý đi đúng hướng thảo luận Cũng cần phải lưu tâm rằng ai đãnói, và ai chưa trình bày ý kiến và cần tạo điều kiện để những người kháccũng được tham gia thảo luận
- Đừng ngại nêu lên ý kiến hay yêu cầu giải thích khi chưa nắm bắt đượcvấn đề
Tóm lại, phương pháp dạy học tình huống là phương pháp đưa người họclên chiếm giữ vị trí trung tâm của buổi học Chính vì thế mà không phải tìnhhuống, không phải giáo viên mà chính mỗi cá nhân sẽ là nhân tố quan trọng nhấtquyết định yếu tố thành công của phương pháp dạy học tình huống Điều này đãđược khẳng định bằng một hình ảnh so sánh sinh động như sau:
Trang 30“Một buổi học tình huống cũng tựa như một buổi hoà nhạc, trong đó, người dạytựa như người chỉ huy dàn nhạc, làm nhiệm vụ nối liền những màn biểu diễn cánhân lại, và nắm được sản phẩm âm thanh sẽ như thế nào Người dạy kích thíchkhông khí học tập bằng cách khơi gợi sự tìm tòi, yêu cầu người học trả lời nhữngcâu hỏi quan trọng, và biết được người học sẽ nắm được những gì thông quanhững câu hỏi ấy Nhưng xét cho cùng, cũng như người nhạc trưởng không thể
tự mình làm nên một bản nhạc, người dạy phương pháp tình huống cũng phảiphụ thuộc vào mỗi cá nhân người học để có thể đạt đến mục tiêu cao nhất của
mỗi bài học (Golich V., 2000)
Ngoài ra, tác giả Kaiser cũng đã đưa ra một mô hình 6 bước được xem như
là cấu trúc lý tưởng cho việc tiến trình thực hiện PPNCTH (Kaiser 1973) Theoquan điểm của chúng tôi, cấu trúc 6 bước này phù hợp với tiến trình thực hiện
PPNCTH trong dạy học môn Giáo dục học (Nguyễn Thị Phương Hoa, 2009)
1.3.3.3 Đánh giá buổi thảo luận theo PPNCTH
Đánh giá sau mỗi buổi thảo luận có thể được thực hiện bởi mỗi giáo viên,nhưng có lẽ hiệu quả nhất vẫn là để cho người học tự đánh giá lấy Sau đây làmột mẫu đánh giá tiết học tình huống mà người dạy có thể phát tay cho mỗi họcsinh, sau đó thu lại để tổng kết, đánh giá hiệu quả của buổi học Điều này giúp
Người học tiếp cận với tình huống Người học nắm thông tin về tình huống, thu thập thông tin giải quyết tình huống
Người học nghiên cứu, phân tích tình huống
Người học đưa ra quyết định về cách giải quyết vấn đề nêu ra trong tình huống
Người học giới thiệu và bảo vệ quan điểm
về giải pháp của mình Người học so sánh các giải pháp đưa ra để lựa chọn lấy giải pháp tối ưu nhất
1 Tiếp cận tình huống
2 Thu thập thông tin
3 Nghiên cứu tình huống
4 Ra quyết định
5 Bảo vệ quan điểm
6 So sánh giải pháp
Trang 31cho người dạy có thể rút kinh nghiệm, đưa ra những điều chỉnh hợp lý để nhữngbuổi thảo luận tình huống sau được diễn ra hiệu quả và chất lượng hơn
2 Tình huống có hướng đến mục tiêu bài học, nhưng không đủ sức
thúc đẩy người học tự tìm tòi để nắm được nội dung bài học
1 Chỉ có một vài mục tiêu bài học được hướng tới trong tình huống
0 Tình huống không phục vụ cho mục tiêu bài học
Tính phù hợp của nội dung tình huống
3 Vấn đề được nêu ra trong tình huống vừa phù hợp với nội dung bài
học, vừa phù hợp với trình độ, khả năng của người học
2 Vấn đề được nêu ra trong tình huống phù hợp với nội dung bài học
nhưng chưa phù hợp với trình độ và khả năng của người học
1 Những vấn đề mà tình huống nêu ra không phù hợp với nội dung bài
học (quá cụ thể hay quá chung chung)
0 Tình huống không nêu ra được vấn đề nào cả
Tính trọng tâm của tình huống
3 Tình huống chứa đựng đầy đủ dữ kiện, trong đó bao gồm những chi
tiết và (hoặc) ví dụ cụ thể; những dữ kiện trong tình huống giải thích
Trang 32rõ ràng và liên kiến logic với vấn đề nêu ra
Những dữ kiện trong tình huống không được liên hệ rõ ràng với vấn
đề mà tình huống nêu ra khiến cho người học có cảm thấy có nhiềuchi tiết không cần thiết
0
Vấn đề mà tình huống nêu ra trừu tượng, không rõ ràng Người họckhông thấy được mối liên hệ giữa dữ kiện và vấn đề mà tình huốngnêu ra
Tính trung thực của bối cảnh tình huống
3
Bối cảnh của tình huống phản ánh những tình huống có thật, vànhững hoạt động trên nền bối cảnh ấy mô phỏng lại được những hoạtđộng thực của những nhà chuyên môn trong lĩnh vực mà người họcđang nghiên cứu
2
Một số yếu tố trong bối cảnh còn thiếu tính chính xác và sinh động.Tuy nhiên, bối cảnh tình huống nhìn chung vẫn chứa đựng nhữngyếu tố thực giúp cho người học có thể xử lý được vấn đề một cáchhiệu quả
1 Bối cảnh tình huống có vẻ như chân thực, nhưng lại không không
giúp cho người học có thể học tập và thu nhặt kiến thức và kỹ năng
0 Bối cảnh tình huống không mang tính chân thực
Tính chặt chẽ của tình huống
3 Những chi tiết trong tình huống được sắp xếp theo trật tự logic và
mạch lạc và thường được xếp theo trật tự thời gian
2 Có đoi chỗ các chi tiết trong tình huống bị sắp xếp chưa thật hợp lý
1 Các chi tiết trong tình huống không được sắp xếp một cách logic.
Không thể xác định được mối quan hệ giữa chúng
0 Các chi tiết sắp xếp lộn xộn Mối liên hệ giữa các chi tiết không rõ
ràng
Trang 33Sự rành mạch của tình huống
3
Tình huống dễ hiểu Các chi tiết được sắp xếp hợp lý và ngôn ngữđơn giản Những thuật ngữ chuyên môn được sử dụng một cách hạnchế, hoặc nếu có dùng thì ý nghĩa của chúng cũng trình bày rõ rànghoặc có thể suy đoán được
2 Tình huống hơi khó hiểu Không phải tất cả mọi chi tiết đều trình
bày rõ ràng và bằng ngôn ngữ đơn giản
1 Có nhiều chỗ khá tối nghĩa trong tình huống Hầu hết các chi tiết
được làm phức tạp hoá một cách không cần thiết
0 Có quá nhiều thuật ngữ chuyên môn Ngôn từ không đơn giản
Nguồn: Penn State Schreyer Institue for Teaching Excellence, 2004, Case
PPNCTH góp phần nâng cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo và hứngthú học tập của người học Trong dạy học theo tình huống các nhóm học sinhphải chủ động tìm kiếm và phân tích các thông tin để đi tìm các giải pháp có thể
có cho tình huống Để đáp ứng được yêu cầu này, người học phải chủ động tưduy, thảo luận/tranh luận trong nhóm để tìm hiểu sâu thêm về lý thuyết cũng nhưthực tiễn và tìm ra các giải pháp cho các tình huống Chính trong quá trình suynghĩ, tranh luận, bảo vệ các giải pháp người học đã tham gia vào quá trình nhận
Trang 34thức Sự tham gia tích cực đó đã góp phần tạo ra sự hứng thú và say mê học tập,sáng tạo của học sinh
PPNCTH giúp học sinh nâng cao kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năngphân tích, giải quyết vấn đề, kỹ năng trình bày, bảo vệ và tranh luận, phản biện ýkiến trước tập thể Để giải quyết tình huống, học sinh thường phải làm việc theonhóm Cả nhóm cùng phân tích và thảo luận để đi đến giải pháp, sau đó trình bàygiải pháp của mình cho cả lớp Với cách học như vậy, người học học được cáchchia sẻ kiến thức, thông tin để cùng đạt được mục tiêu chung Thêm nữa, ngườihọc cũng học được cách tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người khác trong quátrình làm việc nhóm hay tranh luận về các giải pháp
Trong PPNCTH, giảng viên cũng có điều kiện trao đổi, học hỏi nhữngkinh nghiệm và những cách nhìn, giải pháp mới từ phía người học, thông qua đó
mà góp phần làm phong phú hơn nội dung giảng dạy cũng như hoàn thiện cáctình huống dạy học
Tình huống dạy học trong PPNCTH thường là những tình huống mangtính phức hợp, để giải quyết nó, người học cần vận dụng tổng hợp kiến thức củanhiều phần khác nhau trong một môn học, thậm chí kiến thức của nhiều mônhọc Nhờ vậy, PPNCTH góp phần giúp người học biết cách liên kết, xâu chuỗicác phần nội dung đơn lẻ thành một bức tranh tổng thể về kiến thức Đây là mộtyêu cầu rất quan trọng, vì học sinh trong quá trình học thường chỉ chú ý đếnnhững bộ phận kiến thức đơn lẻ mà ít khi có ý thức hay biết cách xâu chuỗi, tạo
ra các mối liên kết các kiến thức thành phần trong phạm vi một môn học hay từnhiều môn học khác nhau, trong khi đó việc giải quyết các vấn đề của cuộc sốngthực tiễn cũng như nghề nghiệp phần lớn đều đòi hỏi phải vận dụng các kiến thứctổng hợp, liên ngành
1.3.4.2 Hạn chế hay thách thức
Trang 35Tất nhiên PNCTH không phải là chiếc chìa khoá vạn năng trong giảng
dạy Nó cũng bộc lộ một số hạn chế nhất định mà Herreid (1994) đã kể ra, như:
- Đôi khi đơn giản hoá tính phức tạp của các sự kiện, số liệu và nguyên tắc
- Đòi hỏi cả người học và người dạy phải có những kỹ năng nhất định
- Việc ngại áp dụng những phương pháp mới thay thế cho những phươngpháp giảng bài truyền thống cũng là một cản trở đối với việc phát triểnloại hình bài tập này
Ngoài những hạn chế như Herreid đã nêu ra ở trên, quá trình thực hiện PPNCTHcũng gặp phải những khó khăn, thách thức nhất định, về cả phía chủ quan (giáoviên và học sinh) và về phía khách quan (môi trường, điều kiện vật chất)
PPNCTH làm gia tăng không những khối lượng làm việc của giảng viên
mà còn đòi hỏi giảng viên phải luôn chấp nhận đổi mới, cập nhật cácthông tin, kiến thức và kỹ năng mới Để có những bài tập tình huống thực
tế, sát với điều kiện, hoàn cảnh mới của xã hội, giảng viên phải đầu tư thờigian và trí tuệ để tiếp cận thực tiễn, trên cơ sở đó mới có thể thu thập hayxây dựng được các tình huống dạy học mới, mang tính thời sự
PPNCTH đòi hỏi thực hiện những kỹ năng khá phức tạp trong giảng dạy,như cách tổ chức lớp học, bố trí thời lượng, đặt câu hỏi, tổ chức và khuyếnkhích người học tranh luận, dẫn dắt mạch thảo luận, nhận xét, phản biện.Đây thật sự là những thách thức lớn đối với giảng viên trong quá trình ứngdụng phương pháp này
Đối với người học, thách thức lớn nhất là PPNCTH đòi hỏi ở họ sự năngđộng, sáng tạo, khả năng tư duy độc lập, bởi thế có một bộ phận khôngnhỏ người học sẽ có những lúng túng nhất định khi được học theo phươngpháp này (do sức ỳ của thói quen học theo phương pháp thụ động, thầygiảng trò chép)
Trang 36 PPNCTH nếu sử dụng quá liều sẽ làm giảm hiệu quả việc tiếp thu các trithức lý thuyết và làm người học nhiều khi lầm tưởng rằng thực tế luônluôn diễn ra đúng như những tình huống cụ thể đã được học.
Môi trường, điều kiện vật chất Đây là các thách thức khách quan, baogồm các yếu tố về điều kiện trang bị vật chất, qui mô lớp học, sự hợp táccủa các tổ chức xã hội trong quá trình cung cấp thông tin Qui mô lớp họcđông người không thể đảm bảo tổ chức thảo luận một cách hiệu quả Đểbuổi thảo luận có chất lượng, người học phải tự trang bị các kiến thức lýthuyết và thông tin liên quan trước khi lên lớp Điều này đòi hỏi có thờigian và các phương tiện học tập như: thư viện, sách giáo khoa, tài liệutham khảo, báo, tạp chí, Internet Hiện nay có tình trạng sinh viên phảihọc quá nhiều môn học trong một học kỳ nên không có đủ thời gian cầnthiết cho việc tự nghiên cứu Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo cũnghết sức thiếu thốn
Đầu tư của giảng viên cho việc sử dụng PPNCTH rất lớn nhưng hiện naykhông có sự đãi ngộ hay công nhận nào từ phía các nhà quản lý giáo dụcnên rất nhiều giáo viên vẫn quay về phương pháp diễn giải truyền thống
1.4 So sánh phương pháp dạy học tình huống với phương pháp dạy học truyền thống
Trong phương pháp giảng dạy truyền thống, người dạy có nhiệm vụ phân tích nộidung bài học và sau đó, lựa chọn phương thức thích hợp nhằm truyền tải nộidung ấy đến với người học Trái lại, ở phương pháp dạy học tình huống, ngườihọc sẽ phải tự phân tích lấy tài liệu, trong khi người dạy chỉ đóng vai trò hướngdẫn và trợ giúp bằng cách đề ra những yêu cầu, thúc đẩy sự tương tác giữa ngườihọc trong tiết học, định hướng thảo luận, đảm bảo tiến trình diễn ra thông suốt vàgiúp người học rút ra kết luận sau mỗi một buổi học Sự khác biệt này được thể
Trang 37hiện khá rõ qua biểu đồ nói lên mối quan hệ hình tam giác giữa người dạy người học - tài liệu như sau:
Phương pháp dạy truyền thống Phương pháp tình huống
ND: người dạy TL: Tài liệu NH: người học
II CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2.1 Thực trạng chung về tình hình dạy học môn GDH ở ĐHNN-ĐHQGHN
Đánh giá của sinh viên về thực trạng dạy học môn GDH nói chung
Trang 38Ý kiến đánh giá chung việc giảng dạy môn GDH Tỉ lệ SV (%)
- Nhiệt tình giảng dạy, yêu nghề
- Giảng chủ yếu lí thuyết, ít gắn với thực tiễn
- Dạy khô khan, nhàm tẻ, đơn điệu
806070Trước tiên, các giáo viên giảng dạy môn Giáo dục học ở trường ĐHNN-ĐHQGHN đều được đánh giá là những giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, cótrách nhiệm cao với nghề nghiệp Có đến 80% số sinh viên được hỏi đánh giágiáo viên dạy Giáo dục học của họ rất yêu nghề và nhiệt tình trong giảng dạy.Thực tế này không chỉ được các em sinh viên đánh giá cao mà ngay cả nhữngđồng nghiệp trong và ngoài trường cũng có những dư luận đánh giá rất tốt về sựtận tâm với nghề của các giáo viên dạy Giáo dục học ở đây Trong quá trìnhgiảng dạy, các giáo viên tuy đã cố gắng tạo điều kiện để sinh viên hiểu bài và họctập tốt, nhưng trên thực tế vẫn có đến 60% sinh viên được hỏi cho rằng giáo viêngiảng dạy vẫn thiên về truyền thụ lí thuyết mà ít gắn với thực tiễn Chính điềunày đã dẫn đến dư luận lưu truyền trong nhiều sinh viên từ năm này đến nămkhác cho môn Giáo dục học là một môn lí thuyết khô khan, trừu tượng, khó hiểu,không hấp dẫn (chiếm đến 70% sinh viên được hỏi) Việc vận dụng lí thuyết vàothực tiễn giảng dạy và giáo dục học sinh, hoặc đưa những tình huống sư phạm(dạy học và giáo dục) vào làm sáng tỏ lý thuyết được giáo viên thực hiện rất hạnchế Việc giảng dạy Giáo dục học chưa thực sự làm được chức năng dạy kĩ năngnghề sư phạm cho sinh viên Môn Giáo dục học trước đây đào tạo theo niên chếbao gồm 3 đơn vị học trình với 45 tiết Từ năm học 2008-2009 chuyển sang đàotạo theo tín chỉ còn 30 tiết (mỗi tiết 50 phút) tương đương với 2 tín chỉ Nội dungchương trình giảng dạy môn Giáo dục học từ năm học 2003-2004 đã được bổsung, cải tiến thành các chuyên đề do giáo viên trình bày và các chuyên đề dosinh viên tự nghiên cứu theo nhóm và lên trình bày, với tỉ lệ là 1/3 Với thời gianqui định eo hẹp như vậy, dù giáo viên có cố gắng đến đâu đi nữa thì việc thựchành của sinh viên nếu chỉ được tiến hành trên lớp thì hiệu quả tác động đối vớiviệc hình thành kĩ năng nghề là rất hạn chế Kết quả dự giờ cho thấy, một vàigiáo viên, với vốn kinh nghiệm của bản thân, trong khi giảng cũng đã cố gắngliên hệ lí thuyết với thực tiễn dạy học ngoại ngữ cũng như thực tiễn giáo dục ởnhà trường phổ thông Thế nhưng cũng có không ít giáo viên chỉ dừng ở mức độ
Trang 39truyền thụ tri thức lí thuyết, “bám sát” giáo trình Chính việc giảng dạy xa rờithực tiễn như thế đã dẫn đến những lúng túng, hạn chế của sinh viên khi đi thựctập sư phạm.
Không phải tự nhiên mà có những 31,1% số sinh viên được hỏi cho rằng,với họ, môn Giáo dục học có cũng được mà không có cũng được Và cũng khôngphải tự nhiên mà có những đồng nghiệp ở ĐHNN-ĐHQGHN đã “thốt” lên rằng:
“Môn Giáo dục học có thì thừa mà không có thì chưa chắc đã thiếu Không có
nó thì sinh viên của chúng tôi vẫn có thể đi dạy được”(!).
2.2 Thực trạng sử dụng PPDH nói chung, PPNCTH nói riêng trong dạy học môn Giáo dục học trường ĐHNN-ĐHQGHN
Các PPDH cụ thể
Mức độ vận dụng
Thường xuyên (%)
Thỉnh thoảng (%)
Không bao giờ (%)
6 4710063 83 67100
Nhìn kết quả ở bảng trên, ta có thể thấy ngay một thực tế đáng lo ngại làphương pháp thuyết trình đã quá bị “lạm dụng” trong giảng dạy môn Giáo dụchọc Trong khi 100% sinh viên được hỏi cho rằng thuyết trình một chiều “được”các giáo viên thường xuyên sử dụng trong giờ giảng thì ở phương pháp vấn đáp
tỉ lệ này là 37% Đối với các phương pháp dạy học tích cực khác như phương
Trang 40pháp dạy học theo tình huống, phân vai, phương pháp project, hợp tác làm việctheo nhóm thì ý kiến đánh giá của sinh viên như vậy cũng là hiển nhiên Mộtmặt, các lí thuyết dạy học mới này cũng chưa được thông dụng ở Việt Nam cả về
lí thuyết lẫn thực tiễn, nếu không muốn nói là còn tương đối mới mẻ, nhất làphương pháp dạy học theo kiểu project Mặt khác, dạy học môn Giáo dục họcluôn diễn ra ở một hội trường lớn, với trên dưới 100 sinh viên, việc tổ chức hợptác làm việc nhóm tại lớp là “không tưởng”
Cách thức ôn tập củng cố tri thức ở môn Giáo dục học phụ thuộc hoàntoàn vào cách thức ra đề và tổ chức kiểm tra, đánh giá Cách kiểm tra đánh giáxưa nay ở các môn Lý thuyết bằng tiếng Việt nói chung, môn Giáo dục học nóiriêng, ở nhà trường ĐHNN-ĐHQG HN đều dựa trên cơ sở kiểm tra, đánh giá khảnăng tái hiện lại những kiến thức đã được giáo viên trình bày trên lớp Bởi thếcho nên, phương pháp ôn tập củng cố tri thức hầu hết cũng chỉ dừng lại ở mứchướng dẫn tổng hợp, khái quát hóa các nội dung tri thức đã truyền thụ, trên cơ sở
đó giúp sinh viên khắc họa lại các tri thức đã được học Các phương thức ôn tập,củng cố dựa trên cơ sở sự vận dụng tri thức vào giải quyết các tình huống hầunhư chỉ được áp dụng ở phần Lý luận Giáo dục, thuộc Giáo dục học II, còn ởphần Lý luận dạy học (cũng thuộc môn Giáo dục học II) và Giáo dục học I thìhầu như là không có Tình hình sở dĩ như vậy là do nội dung các phần lí thuyếttrong các giáo trình này đã khá lạc hậu, khá xa rời thực tiễn dạy học nói chung vàthực tiễn dạy học ngoại ngữ nói riêng Hơn nữa, đây cũng chính là điểm yếu củahầu hết các giáo viên dạy Giáo dục học vì họ không có kiến thức về ngoại ngữnên cũng không thể hướng dẫn sinh viên vận dụng kiến thức vào bài giảng ngoạingữ cụ thể (tất nhiên đây cũng không phải là nhiệm vụ bắt buộc đối với nhữnggiảng viên này vì chuyên môn của họ chỉ là Lý luận dạy học đại cương, mà lànhiệm vụ của các giáo viên dạy Giáo học pháp bộ môn)
Ngoài ra, kết quả điều tra ở bảng trên chúng ta thấy sinh viên ĐHQG Hà Nội đã ý thức được rất rõ vai trò của các yếu tố như nội dung giảngdạy (mang tính thực tiễn), phương pháp giảng dạy, trang thiết bị cơ sở vật chất,
ĐHNN-… đối với việc nâng cao chất lượng quá trình dạy học Có đến 82,2% sinh viênđược hỏi cho rằng cần thiết phải cải tiến phương pháp dạy học nhằm phát huy