PP nghiên cứu tình huống

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp tình huống trong giảng dạy môn giáo dục học tại trường ĐHNN ĐHQG hà nội (Trang 38 - 42)

II. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

6. PP nghiên cứu tình huống

7. PP project 8. Các phương pháp khác 100 37 57 53 37 17 33 6 47 100 63 83 67 100

Nhìn kết quả ở bảng trên, ta có thể thấy ngay một thực tế đáng lo ngại là phương pháp thuyết trình đã quá bị “lạm dụng” trong giảng dạy môn Giáo dục học. Trong khi 100% sinh viên được hỏi cho rằng thuyết trình một chiều “được” các giáo viên thường xuyên sử dụng trong giờ giảng thì ở phương pháp vấn đáp tỉ lệ này là 37%. Đối với các phương pháp dạy học tích cực khác như phương pháp dạy học theo tình huống, phân vai, phương pháp project, hợp tác làm việc theo nhóm thì ý kiến đánh giá của sinh viên như vậy cũng là hiển nhiên. Một mặt, các lí thuyết dạy học mới này cũng chưa được thông dụng ở Việt Nam cả về lí thuyết lẫn thực tiễn, nếu không muốn nói là còn tương đối mới mẻ, nhất là

phương pháp dạy học theo kiểu project. Mặt khác, dạy học môn Giáo dục học luôn diễn ra ở một hội trường lớn, với trên dưới 100 sinh viên, việc tổ chức hợp tác làm việc nhóm tại lớp là “không tưởng”.

Cách thức ôn tập củng cố tri thức ở môn Giáo dục học phụ thuộc hoàn toàn vào cách thức ra đề và tổ chức kiểm tra, đánh giá. Cách kiểm tra đánh giá xưa nay ở các môn Lý thuyết bằng tiếng Việt nói chung, môn Giáo dục học nói riêng, ở nhà trường ĐHNN-ĐHQG HN đều dựa trên cơ sở kiểm tra, đánh giá khả năng tái hiện lại những kiến thức đã được giáo viên trình bày trên lớp. Bởi thế cho nên, phương pháp ôn tập củng cố tri thức hầu hết cũng chỉ dừng lại ở mức hướng dẫn tổng hợp, khái quát hóa các nội dung tri thức đã truyền thụ, trên cơ sở đó giúp sinh viên khắc họa lại các tri thức đã được học. Các phương thức ôn tập, củng cố dựa trên cơ sở sự vận dụng tri thức vào giải quyết các tình huống hầu như chỉ được áp dụng ở phần Lý luận Giáo dục, thuộc Giáo dục học II, còn ở phần Lý luận dạy học (cũng thuộc môn Giáo dục học II) và Giáo dục học I thì hầu như là không có. Tình hình sở dĩ như vậy là do nội dung các phần lí thuyết trong các giáo trình này đã khá lạc hậu, khá xa rời thực tiễn dạy học nói chung và thực tiễn dạy học ngoại ngữ nói riêng. Hơn nữa, đây cũng chính là điểm yếu của hầu hết các giáo viên dạy Giáo dục học vì họ không có kiến thức về ngoại ngữ nên cũng không thể hướng dẫn sinh viên vận dụng kiến thức vào bài giảng ngoại ngữ cụ thể (tất nhiên đây cũng không phải là nhiệm vụ bắt buộc đối với những giảng viên này vì chuyên môn của họ chỉ là Lý luận dạy học đại cương, mà là nhiệm vụ của các giáo viên dạy Giáo học pháp bộ môn).

Ngoài ra, kết quả điều tra ở bảng trên chúng ta thấy sinh viên ĐHNN- ĐHQG Hà Nội đã ý thức được rất rõ vai trò của các yếu tố như nội dung giảng dạy (mang tính thực tiễn), phương pháp giảng dạy, trang thiết bị cơ sở vật chất, …. đối với việc nâng cao chất lượng quá trình dạy học. Có đến 82,2% sinh viên được hỏi cho rằng cần thiết phải cải tiến phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực học tập của sinh viên và 80% sinh viên đề nghị phải gắn nội dung dạy học Giáo dục học với thực tiễn giảng dạy và giáo dục ở phổ thông. Số lượng sinh viên trong một giảng đường quá đông cũng được sinh viên đánh giá là yếu

Thêm vào đó, có thể nói, PPNCTH trước đây phần nào đã được áp dụng trong giảng dạy môn Giáo dục học đại cương II, phần Lý luận giáo dục, tuy nhiên hiệu quả rất hạn chế. Phạm vi áp dụng phương pháp này chỉ gói gọn trong một buổi học và dưới hình thức giáo viên đưa ra một số tình huống giáo dục và yêu cầu sinh viên suy nghĩ và đưa ra các phương án giải quyết có thể có. Do thời gian hạn chế và sinh viên chủ yếu chỉ tham gia giải quyết một vài tình huống giáo dục do giáo viên đưa ra bởi thế tác dụng của phương pháp này đối với việc hình thành kĩ năng giải quyết các tình huống thực tiễn giáo dục là rất hạn chế.

2.3 Đặc thù của môn Giáo dục học và khả năng áp dụng PPNCTH

Mục đích của môn Giáo dục học là góp phần hình thành kĩ năng nghề sư phạm (dạy học và giáo dục) cho sinh viên sư phạm, bởi thế không chỉ các nội dung dạy học cần gắn liền với thực tiễn dạy học và giáo dục mà các phương pháp dạy học cũng phải thiên về các phương pháp thực hành, trong đó PPNCTH thể hiện chức năng ưu việt của mình.

Chương trình môn Giáo dục học đại cương trong các nhà trường sư phạm ở Việt Nam bao gồm Giáo dục đại cương I và Giáo dục học đại cương II.

Giáo dục đại cương I bao gồm các chuyên đề sau:

Chuyên đề 1: Những vấn đề chung của Giáo dục học

Chuyên đề 2: Mục đích, mục tiêu và các nhiệm vụ giáo dục Chuyên đề 3: Giáo dục và sự phát triển nhân cách

Chuyên đề 4: Lịch sử phát triển các tư tưởng giáo dục Chuyên đề 5: Các xu thế phát triển giáo dục trong thế kỉ 21

Môn Giáo dục học đại cương I có mục đích giới thiệu tổng quan về môn Giáo dục học, các vấn đề liên quan đến lĩnh vực giáo dục, lịch sử ra đời và phát triển các tư tưởng giáo dục từ cổ, trung, cận đến hiện đại, phương Đông và phương Tây. Các nội dung học tập ở môn Giáo dục học đại cương I chủ yếu thiên về lý thuyết, bởi thế khả năng cũng như hiệu quả áp dụng PPNCTH là khó và ít khả thi, hiệu quả không cao.

Chuyên đề 1: Những vấn đề chung của Lý luận dạy học

Chuyên đề 2: Các xu thế dạy học hiện đại với việc phát huy tính tích cực của HS Chuyên đề 3: Những vấn đề chung của Lý luận giáo dục

Chuyên đề 4: Người GV và việc xây dựng tập thể học sinh 5. Phần thực hành giải quyết tình huống giáo dục

Môn Giáo dục học đại cương II bao gồm 2 phần nội dung cơ bản: Lý luận dạy học và Lý luận giáo dục.

Phần Lý luận dạy học (đại cương) đề cập đến các nội dung như: Cấu trúc, bản chất, các qui luật của quá trình dạy học; Các nhiệm vụ dạy học; Động lực và logic của quá trình DH; Các nguyên tắc dạy học; Nội dung dạy học; Các phương pháp, phương tiện dạy học. Mục đích của phần Lý luận dạy học là cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng, cơ bản về khoa học dạy học nói chung để trên cơ sở đó họ có thể tiếp thu những kiến thức về Lý luận dạy học chuyên ngành (ngoại ngữ). Về nguyên tắc, cũng có thể áp dụng PPNCTH ở phần này, nhưng chỉ là một vài những tình huống đơn lẻ có nhằm minh họa cho một số nội dung dạy học cụ thể nhất định, bởi đây dù sao cũng chỉ là phần Lý luận dạy học đại cương, không gắn với lý thuyết giảng dạy một môn ngoại ngữ cụ thể và các giáo viên tham gia giảng dạy cũng không thể đủ trình độ ngoại ngữ để khai thác hay xây dựng những tình huống dạy học để có thể đưa vào áp dụng trong quá trình giảng dạy.

Phần Lý luận giáo dục bao gồm các nội dung: Khái niệm, bản chất, cấu trúc và các đặc điểm của quá trình giáo dục; Các qui luật của quá trình giáo dục; Động lực và logic của quá trình giáo dục; Các nguyên tắc giáo dục; Các phương pháp giáo dục, Người giáo viên và việc xây dựng tập thể học sinh. Mục đích của phần Lý luận giáo dục giúp hình thành cho sinh viên những kiến thức và kĩ năng (cũng như thái độ đúng đắn) tiến hành những hoạt động giáo dục ở nhà trường phổ thông, ví dụ như kĩ năng áp dụng các nguyên tắc, phương pháp giáo dục vào quá trình giáo dục học sinh, năng lực xây dựng và phát triển tập thể học sinh, kĩ năng xử lý những tình huống sư phạm nảy sinh mỗi ngày khi họ tham gia thực

tiễn như vậy nên việc áp dụng PPNCTH vào giảng dạy là rất quan trọng, cần thiết và khả thi và cũng sẽ làm cho những bài học trở nên có sức thuyết phục cao hơn đối với sinh viên.

PPNCTH có thể được áp dụng trong giảng dạy môn Giáo dục học dưới 2 hình thức:

1. Dưới dạng các tình huống mẫu (chủ yếu là do giáo viên đưa ra) đan xen trong các bài giảng nhằm minh họa cho từng nội dung dạy học cụ thể. 2. Dưới dạng các buổi thảo luận tình huống. Ở những buổi thảo luận này

toàn bộ thời gian tập trung cho việc giải quyết các tình huống trên cơ sở áp dụng các kiến thức đã học.

TIỂU KẾT CHƯƠNG I

Chương I đã đi sâu phân tích các nội dung cơ bản làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu như trình bày tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề trên thế giới và Việt Nam, giải thích những khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài. Đặc biệt, tác giả đã trình bày làm nổi bật các nội dung liên quan đến PPNCTH trong dạy học như khái niệm, cấu trúc tiến trình thực hiện, ưu nhược điểm của phương pháp và khả năng vận dụng vào giảng dạy môn Giáo dục học trong các nhà trường sư phạm.

CHƯƠNG II.

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp tình huống trong giảng dạy môn giáo dục học tại trường ĐHNN ĐHQG hà nội (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w