- Bảo đảm tôn trọng nhân cách người được giáo dục
c. Tổng kết, đánh giá
2.2.4 Kĩ năng trình bày vấn đề/quan điểm trước tập thể
Trên thực tế, ở môn Giáo dục học, theo cách phân bố thời gian và cách dạy cũ, số giờ dành riêng cho các buổi thảo luận không có, bởi thế sinh viên ít hoặc không có điều kiện để trình bày các ý kiến, quan điểm của cá nhân mình về một nội dung học tập hay ứng dụng thực tiễn nào đó. Với cách học như thế này, sinh viên có 2 bước/cơ hội được trình bày ý kiến cá nhân và tranh luận, thứ nhất là trước nhóm (sau khi đã chuẩn bị xong các tình huống và các giải pháp), thứ hai là trong các buổi thảo luận toàn lớp. Thực tế cho thấy, do thiếu kinh nghiệm trình bày vấn đề và tranh luận trước tập thể nên trong buổi thảo luận đầu tiên về các tình huống giáo dục những phút đầu phần lớn các em còn có thái độ rụt rè, trông chờ vào ý kiến của các bạn khác, nhóm khác và thái độ này được đặc biệt cải thiện ở những buổi tranh luận sau.
Kết quả khảo sát cho thấy các sinh viên đánh giá mới chỉ ở mức độ tương đối cao tác động của các buổi thảo luận tình huống đối trong việc góp phần hình thành kĩ năng trình bày vấn đề, quan điểm trước tập thể (chỉ có 66% ý kiến chọn từ mức khá trở lên – xem biểu đồ dưới).
Quan sát cho thấy không ít sinh viên có thái độ ngượng ngùng, lắp bắp khi nói trước cả lớp, chưa có kĩ năng đưa ra luận điểm khi trình bày cũng như đưa những luận chứng, luận cứ để bảo vệ cho luận điểm đó. Kết quả phỏng vấn một số sinh viên cũng cho thấy rõ điều này, ví dụ như:
Thực ra bọn em chưa có nhiều cơ hội được nói trước đám đông nên cũng hơi ngại và thấy cứ run run thế nào. Tuy nhiên, dần dần rồi cũng có cảm giác bình tĩnh và tự tin hơn. Theo em, điểm yếu chung của tất cả chúng em là hay nói lan man, không có trọng tâm, trọng điểm. Qua những giờ học như thế này chúng em đã phần nào học làm quen với kĩ năng trình bày một vấn đề sao cho gãy gọn, súc tích. Những giờ học kiểu này thật có ích…. (Đ.H.Th, K41 E4)