Kĩ năng so sánh đánh giá các phương án, ra quyết định và giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp tình huống trong giảng dạy môn giáo dục học tại trường ĐHNN ĐHQG hà nội (Trang 63 - 66)

- Bảo đảm tôn trọng nhân cách người được giáo dục

2.2.6Kĩ năng so sánh đánh giá các phương án, ra quyết định và giải quyết vấn đề

c. Tổng kết, đánh giá

2.2.6Kĩ năng so sánh đánh giá các phương án, ra quyết định và giải quyết vấn đề

Như trên đã nói, thường đứng trước một tình huống sư phạm có nhiều phương án giải quyết và đối với mỗi phương án giải quyết được đưa ra cũng có nhiều ý kiến nhận xét, bình luận khác nhau, thậm chí trái chiều nhau. Để đưa ra được phương án giải quyết đúng, có cơ sở khoa học hoặc để đánh giá những hạn chế của các phương án giải quyết sai, chưa tốt, sinh viên phải dựa trên những kiến thức Tâm lý, Giáo dục đã học và sử dụng năng lực tư duy phê phán, phản biện nhằm phân tích đúng sai, hay dở của các giải pháp, trên cơ sở đó lựa chọn được phương án giải quyết tối ưu. Tuy nhiên phương án nào là tối ưu cũng lại tùy

Ví dụ:

Một học sinh lấy cắp của bạn cùng lớp một số tiền. Tập thể lớp hết sức bất bình trước hiện tượng đó nên tiến hành điều tả hết sức gay gắt. Trước tình hình đó, em học sinh đã đến tự thú với giáo viên chủ nhiệm về hành động sai trái của mình và tha thiết đề nghị cô giáo giữ kín chuyện này. Cô giáo nhận lời và đã hành động đúng như đã hứa.

Trước cách giải quyết trên của cô giáo, có hai luồng ý kiến khác nhau:

Đồng ý với cách giải quyết như vậy của cô giáo. Theo họ, cách giải quyết đó rất tâm lý, giúp em học sinh đó giữ được thể diện trước tập thể, qua đó có thể sửa chữa vươn lên.

Không đồng ý vì cho rằng đó là kiểu giáo dục tương tự như con chiên xưng tội trước cha cố, thiếu sự vận dụng sức mạnh tập thể học sinh trong công tác giáo dục.

Câu hỏi:

1. Bạn có ý kiến gì về hai ý kiến trên?

2. Trước trường hợp đó, bạn sẽ giải quyết như thế nào? Trên cơ sở các nguyên tắc, phương pháp giáo dục hãy giải thích tính chất đúng đắn trong cách giải quyết của mình.

Ví dụ, tình huống trên đòi hỏi khả năng tư duy phê phán khá cao của sinh viên. Trước hết, sinh viên phải biết “tỉnh táo” để nhận thấy thông tin, dữ kiện trong tình huống mô tả chưa đủ để có căn cứ đưa ra ý kiến tán thành hay không tán thành cách giải quyết của giáo viên. Lựa chọn “luồng ý kiến” nào còn phụ thuộc vào những dữ kiện khác nữa mà trong tình huống chưa thấy nói tới. Chẳng hạn, nếu em học sinh đó đã có “tiền sử” ăn cắp mà vẫn không/chưa chừa thì việc giáo viên tha thứ và giữ kín chuyện đó là chưa mang tính giáo dục, hiệu quả tác động giáo dục sẽ không tốt đến em học sinh đó và các em học sinh khác. Còn nếu đây là lần đầu ăn cắp, thậm chí có thể vì một lý do đặc biệt nào đó (ví dụ nhà quá nghèo, đang cần tiền gấp để lo thuốc cho mẹ/cha đang bệnh nặng) và em đó đã

lý, mang tính giáo dục cao (giữ thể diện cho em, tạo cơ hội cho em sửa chữa sai lầm).

Như vậy, khi nghiên cứu tình huống, sinh viên cần có khả năng phân tích, so sánh, đánh giá các phương án, trên cơ sở đó lựa chọn phương án tối ưu nhất cho từng tình huống. Kết quả khảo sát cho thấy sinh viên đánh giá cao vai trò của PPNCTH trong dạy học Giáo dục học đối với việc góp hình thành ở họ kĩ năng so sánh, đánh giá các phương án và kĩ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề (81,5% chọn từ mức khá trở lên ở cả 2 kĩ năng - xem 2 biểu đồ dưới).

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp tình huống trong giảng dạy môn giáo dục học tại trường ĐHNN ĐHQG hà nội (Trang 63 - 66)