Kĩ năng tranh luận, đưa quan điểm, bảo vệ ý kiến và năng lực tư duy phê phán, phản biện

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp tình huống trong giảng dạy môn giáo dục học tại trường ĐHNN ĐHQG hà nội (Trang 60 - 63)

- Bảo đảm tôn trọng nhân cách người được giáo dục

c. Tổng kết, đánh giá

2.2.5 Kĩ năng tranh luận, đưa quan điểm, bảo vệ ý kiến và năng lực tư duy phê phán, phản biện

phán, phản biện

Các tình huống giáo dục đa phần là những tình huống thực sự phức tạp, đòi hỏi sự xử lý thông minh, hợp tình, hợp lý và lắm khi phải thật nhanh trí, tế nhị mới mang lại những hiệu quả giáo dục tốt đẹp. Trên thực tế, trước một tình huống giáo dục sinh viên có thể đưa ra nhiều cách giải quyết khác nhau và tranh luận về những cái hay cái dở của từng phương án giải quyết để trên cơ sở đó chọn ra giải pháp tối ưu (dựa vào từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể).

Trống vào học đã gióng lên, nhưng học sinh vẫn có thói quen chưa tốt, cứ đứng lang thang ở cạnh cửa sổ và các bậc cầu thang. Thấy bóng cô giáo Nhung bước đến đầu bậc cấp, các em chạy vụt lên và thông báo vội cho nhau:

- Nhung lên! Nhung lên!

Câu hỏi: Ở vào địa vị cô Nhung em sẽ xử trí như thế nào?

Với tình huống này, sinh viên đã đưa ra rất nhiều giải pháp khác nhau, chẳng hạn như:

 Vào lớp học, hỏi xem (những) ai đã nói câu đó, sau đó bắt viết bản kiểm điểm. Nếu lớp không tìm ra thủ phạm giáo viên sẽ không giảng tiếp bài.  Bỏ qua, coi như không nghe thấy gì cả, cứ giảng bài như không có chuyện

gì xảy ra.

 Không “truy tìm” thủ phạm nhưng phê bình hiện tượng học sinh nói vô lễ như vậy về giáo viên.

 Giáo viên vào lớp và kể một câu chuyện nào đó có ý nghĩa giáo dục về tình thầy trò, qua đó cho học sinh tự liên hệ và suy ngẫm lại tình huống vừa xảy ra.

 Giảng hoặc nhắc lại nội dung “cách xưng hô trong tiếng nước ngoài”(ví dụ như tiếng Anh) và so sánh với cách xưng hô trong tiếng Việt (ví dụ như tiếng Anh), qua đó liên hệ “khéo léo” đến tình huống vừa xảy ra. Sau khi sinh viên đưa ra tất cả các giải pháp, giáo viên để cho sinh viên tranh luận về các hay, dở, đúng, sai của từng giải pháp trên, những căn cứ về mặt lý luận giáo dục làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp nói trên . Cuối cùng, giáo viên giới thiệu “giải pháp” của cô Nhung:

Cô Nhung tuy nghe rõ mồn một nhưng vẫn điềm tĩnh bước vào lớp và nhẹ nhàng nói:

- Một số em vừa chạy từ dưới cầu thang lên còn mệt lắm phải không? Thôi, ngồi nghỉ thở một tí cho lại sức rồi cố tập trung nghe cô giảng bài mới. Hôm nay bài hơi khó.

- Nghe trống, các em nên vào lớp ngay chờ thầy cô vào, đừng để đến khi thấy giáo viên mới chạy vội vào gọi nhau thì không được trật tự. Và khi vội như thế dễ có kiểu xưng hô bảo nhau ngắn cụt, không thích hợp. Ví dụ như đầu buổi học hôm nay, đáng lẽ phải thông báo đủ: “Cô giáo Nhung lên” nhưng vì vội quá có em đã gọi gọn lại là “Nhung lên”. Cô dừng một lát và nói: “Song, trong trường hợp này, nếu cần phải dung hai tiếng trong số bốn tiếng đó thì nên chọn hai tiếng nào các em?”

- Cô lên, cô lên!

- Đúng, các em chọn hai tiếng đó vừa gọn, vừa lịch sự. Em nào sáng nay chọn vội, chưa đúng thì rút kinh nghiệm nhé.

Các em nhìn nhau cười, cảm động. Từ đó hiện tượng như thế không diễn ra nữa.

Tiếp đến, sinh viên dựa vào kiến thức đã có về Tâm lý học và Giáo dục học phân tích “những điểm hay” trong cách giải quyết của cô giáo Nhung, ví dụ như:

- Không tạo ra không khí căng thẳng không cần thiết giữa giáo viên và học sinh;

- Cách nói năng nhẹ nhàng, tâm lý, thể hiện sự tôn trọng nhân cách học sinh;

- Không “trầm trọng hóa” vấn đề bằng cách qui kết tội cho học sinh để rồi đưa ra những hình phạt nặng nề mà chỉ xem như đó là một “sự cố nhỏ” do vội vã mà vô tình gây ra,…..

Kết quả khảo sát cho thấy sinh viên đánh giá khá cao ý nghĩa của các cuộc tranh luận trong các buổi học áp dụng PPNCTH. Đánh giá tác động của PPNCTH đến việc giúp sinh viên hình thành kĩ năng tranh luận, đưa ra luận điểm và bảo vệ ý kiến có 67% sinh viên chọn từ mức khá trở lên, tác động đến việc hình thành năng lực tư duy phê phán, phản biện có 71,5% sinh viên đánh giá từ mức khá trở lên (xem 2 biểu đồ dưới). Đây thực sự là một kết quả đáng khích lệ bởi trên thực tế năng lực tư duy phê phán, phản biện của học sinh, sinh viên Việt Nam nói chung, sinh viên SPNN nói riêng còn rất nhiều hạn chế, thậm chí không ít sinh viên còn chưa có thói quen và kĩ năng phê phán, phản biện các ý kiến, quan điểm khác.

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp tình huống trong giảng dạy môn giáo dục học tại trường ĐHNN ĐHQG hà nội (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w