Giai đoạn sinh viên chuẩn bị tình huống

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp tình huống trong giảng dạy môn giáo dục học tại trường ĐHNN ĐHQG hà nội (Trang 43 - 48)

I. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU

1.1 Giai đoạn sinh viên chuẩn bị tình huống

Đầu năm học, sinh viên được chia thành các nhóm, mỗi nhóm khoảng 5 người. Mỗi cá nhân trong nhóm có nhiệm vụ sưu tầm hoặc biên soạn tối thiểu 2 tình huống giáo dục (sinh viên được khuyến khích khai thác những tình huống thực trong cuộc sống cá nhân hoặc của những người xung quanh) minh họa cho các nội dung học tập phần Lý luận giáo dục, như các nguyên tắc và phương pháp giáo dục. Sau khi mỗi cá nhân chuẩn bị xong tình huống sẽ trao đổi, bàn bạc với cả nhóm về những kết quả đã đạt được. Các tình huống giáo dục có thể rất khác nhau, thể hiện ở chỗ có thế:

Tình huống đã có giải pháp đúng đắn, hiệu quả

Ở những tình huống này, sinh viên áp dụng những kiến thức phần Lý luận giáo dục để bình luận về tính đúng đắn, hiệu quả của các giải pháp đã được đưa ra trong tình huống.

Ví dụ:

Là một học sinh cá biệt (lớp 8), Trung không chỉ học kém, hay quấy rối trong lớp mà còn thường xuyên gây gổ đánh nhau với các bạn. Bạn bè và các giáo viên đều “ngại” em. Thầy Văn, sau khi nhận lớp, đã gần gũi tâm sự với em. Một lần, khi được thầy gọi lên kiểm tra miệng môn Địa, Trung đã không nói gì. Thầy nhẹ nhàng bảo: “Em rất nhanh nhẹn, hoạt bát, nếu cố gắng sẽ học giỏi được. Tôi cho em về nhà ôn lại bài cho kĩ, lần sau tôi sẽ kiểm tra và cho điểm”. Tiết Địa sau Trung được 9 điểm (cao hơn so với thực chất). Lần đầu được điểm tốt, cộng với những lời khen, em sung sướng, tự tin và cố gắng hơn nhiều. Dần dần em đã có nhiều điểm tốt trong học tập. Ngoài ra, biết Trung rất mê bóng đá, thầy Văn còn giao thêm cho em nhiệm vụ phụ trách đội bóng của lớp và em đã hoàn thành tốt. Thầy cũng đã gặp gỡ, trao đổi với bố mẹ em để bàn về cách quản lí công

việc học tập, sinh hoạt của em, cách giáo dục em bằng tình thương yêu, vì sự nóng nảy, thô bạo sẽ dễ đẩy em lún sâu vào thói hư tật xấu. Trung đã chuyển biến và cuối năm em đã đạt kết quả tốt về mọi mặt, được các thầy cô khen ngợi.

Câu hỏi:

Thầy Văn đã sử dụng thành công những phương pháp và nguyên tắc giáo dục nào? Hãy chỉ ra những biểu hiện cụ thể của các phương pháp và nguyên tắc giáo dục đó.

Tình huống đã được giải quyết nhưng chưa thỏa đáng

Ở những tình huống này, sinh viên cần áp dụng những kiến thức phần Lý luận giáo dục để phân tích những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế (thậm chí là mang tác dụng phản giáo dục) của các giải pháp, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp của cá nhân mình (và nhóm) cho các tình huống này và phân tích, lý giải cơ sở khoa học của việc đưa ra những giải pháp này.

Ví dụ:

Giờ học nào cũng thế, cứ vào lớp được mấy phút là Nam lại xin phép ra ngoài, thậm chí còn bỏ luôn cả tiết học ra ngoài quán uống nước. Nếu có ở lại trong lớp em cũng chỉ bày trò nghịch ngợm. Mỗi lần Nam xin phép ra ngoài là các thầy cô phẩy tay mời ra luôn, có cô còn bĩu môi nhìn Nam bước ra. Một lần Nam nghịch quá, thầy Địa lí rất nhẹ nhàng xuống vỗ vai Nam:

- Nam ơi, em ra ngoài kia mà chơi kìa! Giờ của tôi em cứ ra ngoài kia chơi cho các bạn học nhé. Tôi không mắng đâu.

Bẵng đi một thời gian không thấy Nam đến trường. Các thầy cô đều thở phào nhẹ

nhõm. Hôm nay Nam đến trường xin lại học bạ. Thầu hiệu phó hỏi em: - Tại sao em không đi học nữa? Em định xin việc ở đâu?

Nam cười chua chát và trả lời:

- Có ai thích dạy em đâu hả thầy. Mà em bé thế này thì biết xin việc ở đâu. Em là thằng dốt nát, lại hay phá phách, các thầy cô đều bảo thế. Thôi, thầy cho

em bỏ học để khỏi ảnh hưởng tới nhà trường, tới thầy cô, tới các bạn. Dù sao em cũng là đồ bỏ đi rồi.

Câu hỏi:

1. Bạn có ý kiến gì về cách xử sự của các thầy cô giáo đối với Nam?

2. Hãy xây dựng kế hoạch tác động sư phạm tới Nam để em có hứng thú học tập và lý giải xem những biện pháp giáo dục đó phù hợp với các nguyên tắc giáo dục nào?

Tình huống còn để mở, chưa có giải pháp

Cũng như ở loại tình huống trên, ở các tình huống này, sinh viên cần đưa ra các giải pháp riêng của mình cho các tình huống cũng như lý giải cơ sở khoa học của việc đưa ra những giải pháp này.

Ví dụ:

Trong lớp bạn chủ nhiệm có một học sinh học rất kém, lại thường xuyên đi học muộn, trong giờ học lại thường ngủ gật, không chú ý nghe giảng. Khi bạn đến gặp phụ huynh của em ấy nhằm trao đổi về tình hình học tập của em và muốn phối hợp với gia đình để giúp đỡ em học tốt thì mẹ của em lại xin cho con thôi học. Lý do là vì bố em mất sớm, em lại có em nhỏ, mẹ em muốn xin cho em thôi học, ở nhà trông em để mẹ đi bán hàng kiếm tiền nuôi các con.

Câu hỏi:Trước tình huống này, bạn phải làm gì để giúp đỡ cho học sinh?

Để giúp sinh viên có thể chuẩn bị tốt các tình huống cũng như cách thức tiến hành các buổi thảo luận tình huống, giảng viên hướng dẫn sinh viên:

+ Tự nghiên cứu trước nội dung phần Lý luận giáo dục để có cơ sở lý thuyết khoa học cho việc lựa chọn, sưu tầm và xây dựng tình huống cũng như bình luận hoặc đưa ra các giải pháp cho các tình huống.

+ Cách thức soạn thảo một tình huống giáo dục trên cở sở đưa ra những tình huống giáo dục mẫu, cách thức đặt câu hỏi, phân tích, nhận xét, đánh giá về

+ Phân nhóm và phân chia nhiệm vụ giữa các thành viên trong nhóm. Tuy mỗi thành viên trong nhóm độc lập chuẩn bị các tình huống của mình nhưng giữa các thành viên khác trong nhóm có sự hợp tác trao đổi ý kiến để góp ý đánh giá, bổ sung, sửa chữa các tình huống và các giải pháp cũng như bình luận về các giải pháp mà các bạn trong nhóm đã đề ra.

+ Tiến trình và cách thức tiến hành một buổi thảo luận theo PPNCTH, nhiệm vụ của các nhóm, lựa chọ điều phối viên và thư kí ghi biên bản.

Ở mỗi tình huống nghiên cứu, mỗi các nhân (có thảo luận với các thành viên trong nhóm) phải dựa vào những kiến thức lý thuyết đã học ở học phần Lý luận giáo dục để đưa ra những ý kiến nhận xét, bình luận, đánh giá về các giải pháp đã được đưa ra trong tình huống (nếu đã có) hoặc tự đưa ra những giải pháp khác (nếu chưa có) và lý giải cơ sở khoa học cho những giải pháp đó.

Ví dụ: Giáo viên chủ nhiệm đưa học sinh phạm lỗi về nhà

Có một học sinh vi phạm nghiêm trọng nội quy của nhà trường. Ban giám hiệu yêu cầu giáo viên chủ nhiệm phải đưa em đó về tận nhà để nói chuyện với bố mẹ. Nhưng khi chưa kịp để giáo viên trình bày xong, bố của em học sinh đó đã đứng dậy tát em học sinh tới tấp vì đã làm “xấu mặt” gia đình.

(Nguồn: http://www.dayhoctructuyen.org/showthread.php?t=5844 )

Câu hỏi: Ở địa vị của người giáo viên chủ nhiệm này, bạn sẽ xử lý thế nào?

Trả lời:

Trong hoàn cảnh này, trước hết, người giáo viên phải ngay lập tức can vị phụ huynh đó lại để bố em học sinh chấm dứt hành động đánh con.

Sau khi người cha đã bình tĩnh trở lại, người giáo viên cần bắt đầu nói chuyện với vị phụ huynh một cách nhẹ nhàng, cởi mở và chân thành. Trước hết, người giáo viên cần phải giải thích cho người cha hiểu rằng em học sinh đó cũng đã lớn, đang trong độ tuổi trưởng thành nên đã có ý thức về cái tôi cá nhân và cần

nên bướng bỉnh, nảy sinh tâm lí chống đối, hoặc sợ cha, dẫn đến sự xa cách trong tình cảm gia đình. Hơn nữa, việc đó tạo cho các em tâm lí rằng thầy/cô giáo đến để tố cáo em, khiến em bị đòn làm nảy sinh tâm lí ghét thầy/cô giáo khiến việc giáo dục em sau này trở nên khó khăn hơn. Cần nhấn mạnh với người cha rằng giáo dục bằng bạo lực thường không mang lại kết quả tốt đẹp mà thường là phản tác dụng.

Sau đó, cả giáo viên và gia đình cần cùng nhau xem xét kĩ lại vấn đề, tìm hiểu đời sống của em học sinh đó và nguyên nhân tại sao em lại vi phạm kỉ luật. Sau khi đã tìm ra nguyên nhân thì cả hai bên cùng nhau cố gắng tìm ra giải pháp thích hợp với em học sinh đó để giúp em tiến bộ.

Cần phải ân cần, khéo léo nhưng thực sự nghiêm khắc với em học sinh đó thì mới có thể mang lại kết quả tốt đẹp.

sở luận:

Giải pháp được đưa ra ở trên dựa vào một số nguyên tắc giáo dục:

- Bảo đảm sự thống nhất giữa giáo dục trong nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội, cụ thể hơn, trong tình huống này là thống nhất giữa giáo dục trong nhà trường với giáo dục gia đình. Trong đó, giáo dục nhà trường đóng vai trò chủ đạo và giáo dục gia đình đóng vai trò đặc biệt quan trọng.

+ Vai trò chủ đạo của giáo dục nhà trường thể hiện ở chỗ nó định hướng cho toàn bộ quá trình hình thành nhân cách của thế hệ trẻ mà gia đình và xã hội cùng kết hợp thực hiện. Nó giúp ngăn chặn những tác động tiêu cực của giáo dục gia đình (hành vi bạo lực của người cha đối với người con) và khai thác có chọn lọc những tác động tích cực (cần phải ân cần, khéo léo trong giáo dục em học sinh để em cảm thấy thoải mái hơn nhưng cũng cần thật nghiêm khắc khi cần thiết.)

+ Vai trò đặc biệt quan trọng của giáo dục gia đình được thể hiện ở chỗ nó mở đầu và xây dựng những nền tảng đầu tiên, giản đơn nhưng quan trọng cho quá trình hình thành nhân cách của trẻ, tiếp tục phát huy tác dụng đối với thế hệ này trong quan hệ ruột thịt gần gũi, thân thương nhằm hỗ trợ đặc biệt cho quá trình giáo dục của nhà trường. Do đó, gia đình cần hạn chế tối đa sử dụng các hành vi bạo lực trong giáo dục con cái để tránh biến đứa trẻ thành người bạo lực như vậy hoặc trở nên lầm lì. Ngoài ra, nếu gia đình thể hiện thái độ đặc biệt yêu thương em học sinh đó và kết hợp với nhà trường có biện pháp giáo dục hợp lý thì em học sinh đó sẽ có tiến bộ.

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp tình huống trong giảng dạy môn giáo dục học tại trường ĐHNN ĐHQG hà nội (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w