Kĩ năng phân tích để xác định vấn đề

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp tình huống trong giảng dạy môn giáo dục học tại trường ĐHNN ĐHQG hà nội (Trang 54 - 56)

- Bảo đảm tôn trọng nhân cách người được giáo dục

c. Tổng kết, đánh giá

2.2.1 Kĩ năng phân tích để xác định vấn đề

Khi tiếp cận một tình huống, việc đầu tiên của người học là phải nghiên cứu xác định chính xác vấn đề mấu chốt mà tình huống đề cập đến, những mâu thuẫn mà tình huống chứa đựng. Ví dụ, trong một tình huống giáo dục “vấn đề” có thể là: thái độ hoặc hành vi sai trái của đối tượng giáo dục, những nguyên nhân dẫn đến những thái độ, hành vi sai trái đó, cách xử sự chưa đúng, hạn chế của nhà giáo dục, những nguyên nhân dẫn đến thái độ xử lý chưa đúng đó,…. Có xác định đúng “vấn đề” mới có cơ sở đưa ra được những ý kiến bình luận, đánh giá hay giải pháp phù hợp. Đây là một kĩ năng rất cần thiết không chỉ cho giáo viên khi tham gia vào công tác giáo dục mà còn cần thiết cho mỗi cá nhân trong cuộc sống. Chính nhờ xác định trúng và đúng vấn đề, mỗi cá nhân mới có thể đưa ra các giải pháp phù hợp cho từng tình huống. Để có thế xác định đúng vấn đề, trong nhiều trường hợp còn đòi hỏi sự nhanh nhạy của nhà giáo dục (hay mỗi cá nhân).

Ví dụ với tình huống sau:

Xin thôi học

Tôi là một giáo viên chủ nhiệm được đánh giá là khá khó tính trong việc quản lý học sinh. Một hôm, trong giờ sinh hoạt lớp, tôi có đưa ra vấn đề mời phụ huynh của em học sinh lớp mình chủ nhiệm đến gặp gỡ để trao đổi thêm. Em đó ngay lập tức đứng dậy và nói: Thưa thầy, thầy cho phép em được nghỉ học. Tôi thực sự ngỡ ngàng với lời đề nghị của học sinh đó.

(http://www.dayhoctructuyen.org/showthread.php?

Câu hỏi

1. Hãy phân tích tình huống trên 2. Hãy đưa ra cách giải quyết phù hợp.

Trong tình huống trên, để có cách xử lý hợp lý, giáo viên phải suy đoán, phân tích (có thể trò chuyện, tâm sự với học sinh và phụ huynh để tìm hiểu thêm) để có thể thấy rõ nguyên nhân dẫn đến thái độ phản ứng như vậy của em học sinh. Trên thực tế, có thể có nhiều lý do khác nhau dẫn đến việc em học sinh có thái độ như trên, ví dụ như:

- Do hoàn cảnh gia đình khó khăn về kinh tế; - Do mâu thuẫn trong gia đình dẫn đến chán học; - Do học kém nên chán, muốn bỏ học;

- Do a dua bạn bè hư hỏng ngoài xã hội;

- Do bực dọc với giáo viên nên phản ứng bột phát như vậy; - ...

Kết quả khảo sát ở biểu đồ trên cho thấy, có đến 88,5% sinh viên đánh giá cao (từ mức khá trở lên) vai trò của PPNCTH đối với việc góp phần hình thành cho sinh viên kĩ năng phân tích để xác định vấn đề.

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp tình huống trong giảng dạy môn giáo dục học tại trường ĐHNN ĐHQG hà nội (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w