Thực trạng chung về tình hình dạy học môn GD Hở ĐHNN-ĐHQGHN

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp tình huống trong giảng dạy môn giáo dục học tại trường ĐHNN ĐHQG hà nội (Trang 36 - 38)

II. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.1 Thực trạng chung về tình hình dạy học môn GD Hở ĐHNN-ĐHQGHN

Đánh giá của sinh viên về thực trạng dạy học môn GDH nói chung

Ý kiến đánh giá chung việc giảng dạy môn GDH Tỉ lệ SV (%)

- Nhiệt tình giảng dạy, yêu nghề

- Giảng chủ yếu lí thuyết, ít gắn với thực tiễn

80 60

- Dạy khô khan, nhàm tẻ, đơn điệu 70

Trước tiên, các giáo viên giảng dạy môn Giáo dục học ở trường ĐHNN- ĐHQGHN đều được đánh giá là những giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, có trách nhiệm cao với nghề nghiệp. Có đến 80% số sinh viên được hỏi đánh giá giáo viên dạy Giáo dục học của họ rất yêu nghề và nhiệt tình trong giảng dạy. Thực tế này không chỉ được các em sinh viên đánh giá cao mà ngay cả những đồng nghiệp trong và ngoài trường cũng có những dư luận đánh giá rất tốt về sự tận tâm với nghề của các giáo viên dạy Giáo dục học ở đây. Trong quá trình giảng dạy, các giáo viên tuy đã cố gắng tạo điều kiện để sinh viên hiểu bài và học tập tốt, nhưng trên thực tế vẫn có đến 60% sinh viên được hỏi cho rằng giáo viên giảng dạy vẫn thiên về truyền thụ lí thuyết mà ít gắn với thực tiễn. Chính điều này đã dẫn đến dư luận lưu truyền trong nhiều sinh viên từ năm này đến năm khác cho môn Giáo dục học là một môn lí thuyết khô khan, trừu tượng, khó hiểu, không hấp dẫn (chiếm đến 70% sinh viên được hỏi). Việc vận dụng lí thuyết vào thực tiễn giảng dạy và giáo dục học sinh, hoặc đưa những tình huống sư phạm (dạy học và giáo dục) vào làm sáng tỏ lý thuyết được giáo viên thực hiện rất hạn chế. Việc giảng dạy Giáo dục học chưa thực sự làm được chức năng dạy kĩ năng nghề sư phạm cho sinh viên. Môn Giáo dục học trước đây đào tạo theo niên chế bao gồm 3 đơn vị học trình với 45 tiết. Từ năm học 2008-2009 chuyển sang đào tạo theo tín chỉ còn 30 tiết (mỗi tiết 50 phút) tương đương với 2 tín chỉ. Nội dung chương trình giảng dạy môn Giáo dục học từ năm học 2003-2004 đã được bổ sung, cải tiến thành các chuyên đề do giáo viên trình bày và các chuyên đề do sinh viên tự nghiên cứu theo nhóm và lên trình bày, với tỉ lệ là 1/3. Với thời gian qui định eo hẹp như vậy, dù giáo viên có cố gắng đến đâu đi nữa thì việc thực hành của sinh viên nếu chỉ được tiến hành trên lớp thì hiệu quả tác động đối với việc hình thành kĩ năng nghề là rất hạn chế. Kết quả dự giờ cho thấy, một vài giáo viên, với vốn kinh nghiệm của bản thân, trong khi giảng cũng đã cố gắng liên hệ lí thuyết với thực tiễn dạy học ngoại ngữ cũng như thực tiễn giáo dục ở nhà trường phổ thông. Thế nhưng cũng có không ít giáo viên chỉ dừng ở mức độ truyền thụ tri thức lí thuyết, “bám sát” giáo trình. Chính việc giảng dạy xa rời thực tiễn như thế đã dẫn đến những lúng túng, hạn chế của sinh viên khi đi thực

Không phải tự nhiên mà có những 31,1% số sinh viên được hỏi cho rằng, với họ, môn Giáo dục học có cũng được mà không có cũng được. Và cũng không phải tự nhiên mà có những đồng nghiệp ở ĐHNN-ĐHQGHN đã “thốt” lên rằng: “Môn Giáo dục học có thì thừa mà không có thì chưa chắc đã thiếu. Không có nó thì sinh viên của chúng tôi vẫn có thđi dạy được”(!).

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp tình huống trong giảng dạy môn giáo dục học tại trường ĐHNN ĐHQG hà nội (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w