So sánh phương pháp dạy học tình huống với phương pháp dạy học truyền thống

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp tình huống trong giảng dạy môn giáo dục học tại trường ĐHNN ĐHQG hà nội (Trang 35 - 36)

4. Ra quyết định 5 Bảo vệ quan điểm

1.4 So sánh phương pháp dạy học tình huống với phương pháp dạy học truyền thống

1.4 So sánh phương pháp dạy học tình huống với phương pháp dạy học truyền thống truyền thống

Trong phương pháp giảng dạy truyền thống, người dạy có nhiệm vụ phân tích nội dung bài học và sau đó, lựa chọn phương thức thích hợp nhằm truyền tải nội dung ấy đến với người học. Trái lại, ở phương pháp dạy học tình huống, người học sẽ phải tự phân tích lấy tài liệu, trong khi người dạy chỉ đóng vai trò hướng dẫn và trợ giúp bằng cách đề ra những yêu cầu, thúc đẩy sự tương tác giữa người học trong tiết học, định hướng thảo luận, đảm bảo tiến trình diễn ra thông suốt và giúp người học rút ra kết luận sau mỗi một buổi học. Sự khác biệt này được thể hiện khá rõ qua biểu đồ nói lên mối quan hệ hình tam giác giữa người dạy - người học - tài liệu như sau:

Như vậy, có thể thấy rằng trong phương pháp giảng dạy cũ, người học tiếp xúc với tài liệu không phải trực tiếp mà là gián tiếp qua người dạy. Trong khi đó, ở phương pháp tình huống, người học không những có được cơ hội được tiếp xúc trực tiếp với tài liệu, mà họ còn có thể tương tác với người dạy cũng như những người học khác trong quá trình học tập. Thêm nữa, nếu như trong phương pháp giảng dạy cũ, người giáo viên nắm giữ vai trò trung tâm của “quyền lực tri thức” thì ở phương pháp tình huống, trọng tâm của buổi học đã chuyển dần về phía người học, khiến cho họ có thể chủ động hơn trong việc quyết định nội dung cũng như phương thức học tập của mình.

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp tình huống trong giảng dạy môn giáo dục học tại trường ĐHNN ĐHQG hà nội (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w