Khả năng sáng tạo khi đưa ra các giải pháp cho vấn đề

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp tình huống trong giảng dạy môn giáo dục học tại trường ĐHNN ĐHQG hà nội (Trang 66 - 68)

- Bảo đảm tôn trọng nhân cách người được giáo dục

2.2.7Khả năng sáng tạo khi đưa ra các giải pháp cho vấn đề

c. Tổng kết, đánh giá

2.2.7Khả năng sáng tạo khi đưa ra các giải pháp cho vấn đề

Thực tiễn giáo dục cho thấy có nhiều tình huống giáo dục không chỉ cần sự khéo léo, tinh tế mà còn đòi hỏi sự thông minh, nhanh trí, kịp thời và sáng tạo trong ứng xử của người giáo viên để có thể đưa ra những giải pháp kịp thời, có hiệu quả giáo dục cao.

Ví dụ:

Thầy giáo đang viết bảng, quay xuống thấy một học sinh đang đứng lên cầm mấy mẩu giấy ném về phía thầy. Thầy hỏi: “Em biết hành vi ấy sẽ đưa đến hậu quả gì không?”. Học sinh tỉnh bơ: “Biết ạ, đuổi học!”.

Câu hỏi: Nếu bạn là giáo viên đó bạn sẽ xử sự như thế nào?

Đây có thể nói là tình huống đòi hỏi sự xử lý nhanh trí, khéo léo và sáng tạo của giáo viên mới hi vọng mang lại hiệu quả giáo dục tốt. Nếu một giáo viên thiếu kinh nghiệm giáo dục, có cách xử trí máy móc, cứng nhắc, ví dụ như mắng nhiếc, trách phạt hay đuổi học em học sinh đó (như cách không ít giáo viên vẫn làm) sẽ dễ gây ra sự căng thẳng không cần thiết trong quan hệ giữa giáo viên với em học sinh đó, thậm chí với cả lớp và không mang lại hiệu quả giáo dục. Tuy nhiên, với kinh nghiệm giáo dục, giáo viên trong tình huống trên đã đưa ra một cách giải quyết rất thông minh, sáng tạo chỉ với một câu nói thông minh và đúng chỗ, đúng lúc:

Sau khi nghe thấy học sinh trả lời, thầy giáo không nói một lời nào, mà chỉ nhìn thẳng vào học sinh với một ánh mắt đầy thất vọng của một người thầy trách nhiệm trước một đứa trò hư. Sau đó thầy mới nghiêm giọng nói với học sinh này vẻn vẹn một câu: “Nếu tôi đuổi em thì tôi biết dạy ai!” Rồi đợi một lát, thầy giáo cho học sinh đó ngồi xuống. Kể từ lúc ấy, người học sinh này luôn có thái độ đúng mực, tôn trọng thầy giáo và tôn trọng tiết học của thầy.

Với kinh nghiệm giáo dục, thầy giáo trong tình huống trên đã đủ thông minh để không sử dụng những những lời mắng nhiếc học sinh trước mặt cả lớp

bởi thầy hiểu rõ, với một học sinh dám làm hành động như ném giấy sau lưng thầy khi thầy đang giảng bài thì chắc chắn những lời mắng mỏ sẽ không/ít có tác dụng, thậm chí có thể sẽ làm cho học sinh có những hành vi thiếu văn hóa, vô lễ hơn nữa trong lớp học. Thầy giáo đó đã thông minh khi khi áp dụng nguyên tắc “tôn trọng nhân cách người được giáo dục kết hợp với yêu cầu hợp lý”.

Hoặc ví dụ với một tình huống khác:

Một học sinh ngủ gật trong giờ giáo viên đang giảng bài. Thầy giáo bèn lấy viên phấn ném thẳng về phía em học sinh đó. Em này đang ngủ liền bật dậy chửi đổng:

- Đ. mẹ đứa nào ném phấn vào tao đấy. Nghe thấy thế cả lớp học cười ồ lên.

Câu hỏi: Theo bạn, người giáo viên lúc đó nên xử sự thế nào?

Trong tình huống này, tất nhiên người thầy đã sai vì có hành vi phản sư phạm, tuy nhiên đây là việc mà không ít giáo viên (nam) phổ thông vẫn hay làm để đánh thức học sinh dậy. Tuy nhiên, nếu giáo viên có thái độ mắng mỏ, trách phạt học sinh chửi bậy thì chắc chắn không chỉ không mang lại hiệu quả giáo dục mà còn gây không khí căng thẳng trong lớp học. Thậm chí, không thể không tính đến tình huống em học sinh mắc lỗi có thể “nổi khùng” lên và nói tiếp những lời lẽ không hay với giáo viên. Nhưng trong tình huống này, giáo viên có lẽ cũng không nên hoàn toàn lờ đi như không có chuyện gì xảy ra, bỏ qua thái độ của em học sinh. Vậy, người giáo viên có cách ứng xử thông minh nên xử sự thế nào? An toàn và có hiệu quả hơn cả có lẽ giáo viên nên chọn cách giải thích nhẹ nhàng: Thầy ném để đánh thức em dậy đấy chứ không phải bạn nào đâu. Từ sau em cố gắng tập trung nghe giảng để hiểu bài cho tốt nhé. Có chỗ nào khó hiểu cứ nói với thầy, đừng ngại gì cả.

Kết quả khảo sát ở biểu đồ dưới cho thấy có đến 73% ý kiến sinh viên được hỏi cho rằng PPNCTH giúp họ rèn luyện khả năng sáng tạo khi đưa ra các giải pháp cho vấn đề/tình huống (tuy nhiên mức độ tâp trung cao ở mức Khá –

Tổng hợp lại, có 76,5 ý kiến sinh viên đánh giá vai cao vai trò của PPNCTH từ mức khá trở lên trong việc góp phần hình thành kĩ năng giải quyết các vấn đề/tình huống của thực tiễn giác dục (xem biểu đồ trên).

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp tình huống trong giảng dạy môn giáo dục học tại trường ĐHNN ĐHQG hà nội (Trang 66 - 68)