g) Giáo dục trẻ khuyết tật: Tạo cơ hội cho trẻ khuyết tật được học ở một trong các loại hình lớp hòa nhập, lớp bán nhập hoặc chuyên biệt.
3.2.4 Giải pháp về tạo vốn ngân sách nhà nước giành cho đầu tư phát triển ngành giáo dục
bản nói chung thì chủ đầu tư không đủ năng lực để thực hiện dự án, mà thường tiến hành lựa chọn một hoặc nhiều nhà thầu để thực hiện toàn bộ công trình hoặc từng phần của công trình theo Quy định trong Luật Đấu thầu đối với nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Hoạt động mua sắm thông qua cách thức đấu thầu không những có vai trò quan trọng với bên mời thầu mà còn có tác động tích cực với các nhà thầu, hoạt động này đáp ứng được mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Như vậy, thời gian hoàn thành và chất lượng công trình phụ thuộc rất lớn vào năng lực của nhà thầu. Năng lực của nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu sẽ đảm bảo được tiến độ công trình và tiến độ giải ngân vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, ngược lại nếu năng lực của nhà thầu được chọn không thực sự đáp ứng được yêu cầu của gói thầu sẽ dẫn đến khi công trình được thực hiện có chất lượng kém, làm tăng nhiều chi phí phát sinh: chi phí quản lý giám sát, chi phí sửa lại lỗi sai…Điều này sẽ làm kéo dài tiến độ thi công công trình và chất lượng công trình không được đảm bảo.
- Nâng cao năng lực của nhà cung cấp thiết bị, nguyên vật liêu đầu vào. Nhà cung cấp thiết bị nguyên vật liệu đầu vào và cung cấp thiết bị ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của công trình xây dựng. Đối với các nguyên vật liệu và thiết bị trong nước, các doanh nghiệp cần phải luôn luôn có những biện pháp cải tiến sản phẩm để ngày càng có những sản phẩm chất lượng cao đáp ứng yêu cầu chất lượng và giá thành của các dự án xây dựng. Đối với nguyên vật liệu và máy móc thiết bị nhập khẩu từ nước ngoài, các nhà cung cấp thiết bị cần phải có khả năng kiểm định, kiểm tra, đánh giá chất lượng và mẫu mã sản phẩm một cách nghiêm túc và chính xác.
3.2.4 Giải pháp về tạo vốn ngân sách nhà nước giành cho đầu tư phát triển ngành giáo dục ngành giáo dục
- Đảng và nhà nước cần có những chính sách nhằm khuyến khích, huy động tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục. Hoàn thiện cơ sở lý luận, thực tiễn, cơ chế chính sách và các giải pháp xã hội hóa giáo dục, nhằm tạo sự nhất
trí cao trong xã hội về nhận thức và tổ chức thực hiện, bổ sung và hoàn thiện những văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách vĩ mô khuyến khích mạnh mẽ các tổ chức kinh tế - xã hội, các cá nhân đầu tư cho phát triển giáo dục, tạo điều kiện vừa nâng cao chất lượng đào tạo của hệ thống các trường ngoài công cập, các hình thức giáo dục ngoài nhà trường và các trung tâm giáo dục cộng đồng. Hoàn thiện các cơ sở pháp lý chính sách để phát triển hệ thống các trường ngoài công lập. Phát triển các trường ngoài công lập, chuyển một số trường công lập thành trường ngoài công lập khi có đủ điều kiện thích hợp để lượng vốn ngân sách nhà nước có thể tập trung vào các trường, các địa phương có điều kiện khó khăn. Mở rộng các quỹ khuyến học, quỹ bảo trợ giáo dục, khuyến khích cá nhân và tập thể đầu tư phát triển giáo dục; đổi mới chế độ học phí của các trương đại học, cao đẳng công lập và ngoài công lập theo hướng đảm bảo tương xứng với chất lượng các dịch vụ giáo dục mà trường có thể cung cấp, phù hợp với khả năng của người học, đồng thời hỗ trợ và tiến hành miễn giảm học phí cho các đối tượng chính sách, gia đình có công và người nghèo
- Các đơn vị chịu trách nhiệm lập kế hoạch về phân bổ vốn đầu tư các năm, quy hoạch trường lớp, định hướng phát triển ngành học cần mở rộng và tăng cường các mối quan hệ của nhà trường với các ngành, các địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội… tạo điều kiện để xã hội có thể đóng góp xây dựng cơ sở vật chất, góp ý kiến cho quy hoạch phát triển nhà trường, điều chỉnh cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ đào tạo, hỗ trợ kinh phí cho người học và tiếp nhận người tốt nghiệp, giám sát các hoạt động giáo dục và tạo lập môi trường giáo dục lành mạnh. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục nhằm huy động nguồn lực từ hợp tác quốc tế để tăng cường trang thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục phổ thông, đặc biệt ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Tăng số dự án viện trợ, vốn vay để đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật đáp ứng các yêu cầu về chuyển dịch cơ cấu lao động và xuất khẩu lao động. Hợp tác đầu tư xây dựng một số trung tâm công nghệ cao trong các cơ sở đào tạo đại học, nhập trang thiết bị thí nghiệm khoa học tiên tiến để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học. Phát triển các dự án hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên cứu giáo dục nói riêng của cơ sở đào tạo đại học, các viện, các trung tâm chuyên nghiên cứu về giáo dục, trao đổi thông tin, tổ chức các hội thảo, hội nghị quốc tế , tham gia các hoạt động của các cơ quan Liên hiệp quốc, tổ chức các nước sử dụng Tiếng Pháp, các tổ chức thuộc khu vực Châu Á Thái Bình Dương, tổ chức Á Âu
và các tổ chức khác. Khuyến khích các chủ đầu tư nước ngoài có kinh nghiệm, tiềm lực, truyền thống và trình độ tiên tiến thành lập các cơ sở giáo dục 100% vốn ngoài hoặc liên doanh với các đối tác Việt Nam để đào tạo đại học, dạy nghề, giáo dục từ xa, mở các khóa học bồi dưỡng ngắn hạn có trình độ khu vực và quốc tế tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Các địa phương quy hoạch đất đai, xây dựng trường sở, phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện hiện đại, ký túc xá sinh viên, khu văn hoá thể thao, các công trình dịch vụ để đáp ứng những yêu cầu trước mắt và tạo lập các điều kiện phát triển trong tương lai. Thành lập Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Giáo dục Đào tạo để tạo kênh thu hút vốn độc lập hỗ trợ cơ sở đào tạo đầu tư . Phân cấp phê duyệt dự án đầu tư cho cơ sở đào tạo. Trường đại học công lập phê duyệt dự án đến 100 tỷ đồng. Khuyến khích tổ chức kinh tế, doanh nghiệp trong nước và ngoài nước xây dựng cơ sở vật chất tập trung cho cơ sở đào tạo hoặc cho thuê lại, không phân biệt công lập hay tư thục, có những chính sách ưu đãi về thuế các doanh nghiệp khi doanh nghiệp đầu tư vào giáo dục đào tạo. Khuyến khích các địa phương xây dựng các công trình phục vụ sinh viên ở các khu đại học tập trung, ácc thành phố lớn có nhiều cơ sở dào tạo.
- Các cơ sở đào tạo tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ; ký kết các hợp đồng nghiên cứu khoa học và công nghệ; đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ; đăng ký tham gia tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ; thành lập các tổ chức nghiên cứu và phát triển, tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ, doanh nghiệp trực thuộc theo qui định của Pháp luật. Cơ sở đào tạo được hợp tác, liên doanh, nhận tài trợ của tổ chức, cá nhân góp vốn bằng tiền, tài sản, giá trị quyền sở hữu trí tuệ để tiến hành các hoạt động khoa học và công nghệ và hoạt động sản xuất, kinh doanh; được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; chuyển giao, chuyển nhượng kết quả hoạt động khoa học và công nghệ; công bố kết quả hoạt động khoa học và công nghệ và các quyền khác theo qui định của pháp luật. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ ở các trường đại học; từng bước hình thành các trung tâm, viện nghiên cứu khoa học, công nghệ mạnh ở các trường đại học; xây dựng một số phòng thí nghiệm quốc gia trong các trường đại học trọng điểm, đầu ngành; giao nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản cho các trường đại học phù hợp. Nghiên cứu để tiến tới sáp nhập một số viện nghiên cứu khoa học cơ bản và nghiên cứu khoa
học chuyên ngành vào trường đại học. Từng bước hỗ trợ để hình thành các cơ sở thực nghiệm về công nghệ trong các trường cao đẳng. Nguồn thu tài chính của cơ sở đào tạo thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghề và lao động sản xuất chiếm khoảng 30-40% tổng thu nhập hàng năm. Thực hiện chính sách ưu tiên cho thuê đất, chính sách vay vốn ưu đãi của Nhà nước, chính sách khuyến khích giáo viên các trường công lập chuyển sang tư thục; chính sách đào tạo đội ngũ giảng viên cho các trường tư....theo quy định của nghị định số 53/2006/NĐ-CP của Chính phủ.
KẾT LUẬN
Quá trình đổi mới giáo dục đào tạo ở Việt Nam diễn ra trong bối cảnh tình hình chính trị - xã hội của đất nước ổn định, an ninh quốc phòng được tăng cường, hệ thống chính trị được giữ vững, Việt Nam hội nhập ngày càng sâu hơn vào kinh tế thế
giới, vị thế và uy tín của nước ta ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Cùng với bối cảnh trong nước và xu hướng trên thế giới, nền giáo dục của nước ta đã có những bươc tiến lớn: một hệ thống giáo dục quốc dân tương đối hoàn chỉnh, thống nhất và đa dạng hóa đã được hình thành với đầy đủ các cấp học và trình độ đào tạo từ xa từ mầm non đến sau đại học. Với tư cách là sinh viên năm cuối, ý thức được vai trò to lớn của giáo dục và đào tạo đối với việc bồi dưỡng thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, yêu quê hương, gia đình và tự tôn dân tộc, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, long nhân ái, ý thức tôn trọng pháp luật, tinh thần hiếu học, chí tiến thủ lập nghiệp; đào tạo lớp người lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp; xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề, các chuyên gia và nhà khao học, nhà văn hóa, nhà kinh doanh, nhà quản lý... Vì lẽ đó qua sự tìm hiểu của mình thông qua đề tài “ Đầu tư
phát triển giáo dục và đào tạo bằng nguồn vốn ngân sách nhà nươc: Thực trạng và giải pháp” em đã có được cái nhìn sâu sắc hơn về tình hình đầu tư giáo dục
và đào tạo ở Việt Nam và mạnh dạn đưa ra những đề xuất và kiến nghị của mình với mong muốn nền giáo dục nước nhà sẽ phát triển và đạt được chất lượng cao hơn, sánh ngang tầm với nền giáo dục cao trên thế giới. Từ đó tạo điều kiện phát triển nền kinh tế xã hội của đất nước.
Mặc dù có rất nhiều cố gắng nhưng chuyên đề của em cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong các thầy cô sẽ chỉ bảo để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn nữa.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo PGS.TS Từ Quang Phương đã giúp em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này!