0
Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

BẰNG NGUỒN VỐN NSNN GIAI ĐOẠN 2011-

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 51 -53 )

3.1 Định hướng phát triển giáo dục đào tạo và đầu tư phát triển giáo dục đào tạo bằng nguồn vốn NSNN tạo bằng nguồn vốn NSNN

3.1.1 Định hướng phát triển đối với những mục tiêu về nội dung giáo dục và đào tạo đào tạo

Như chúng ta đã biết phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng nhất thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiên tiên quyết để để phát triển nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Luật Giáo dục (2005) và chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011- 2015 đã chỉ rõ quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục nước ta. Đó là:

- Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Vì vậy phát triển giáo dục là nền tảng, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiêp hóa, hiện đại hóa, là yếu tố cơ bản phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

- Xây dựng nền giáo dục có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe và thẩm mỹ, phát triển được năng lực của cá nhân. Đào tạo những người lao động có kỹ năng nghề nghiệp, năng lực, sáng tạo, trung thành, có ý chí vươn lên lập thân, lập nghiệp, có ý thức công dân, góp phần làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

- Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế- xã hôi, tiến bộ phát triển khoa học- công nghệ, củng cố quốc phòng an ninh, đảm bảo sự hợp ý về cơ cấu trình đọ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền; mở rộng quy mô trên cơ sở đảm bảo chất lượng và hiệu quả.

Bên cạnh đó mục tiêu của chính sách phát triển cũng được thể hiện thông qua những nội dung sau:

- Tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, phục vụ thiết thực cho

sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, cảu từng vùng, từng địa phương. Phấn đấu để đưa nền giáo dục nước ta thoát khỏi tình trạng tụt hậu trên một số lĩnh vực so với các nước phát triển trong khu vực.

- Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng đòi hỏi đa dạng, đa tầng của công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề. Triển khai mạnh mẽ đào tạo theo nhu cầu xã hội, thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và Nhà nước để phát triển nguồn nhân lực. Thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nhân lực chất lượng cao đối với các ngành, lĩnh vực chủ yếu, mũi nhọn, đáp ứng trực tiếp cho nhu cầu của doanh nghiệp và các nhu cầu thiết yếu khác. Hình thành được đội ngũ tinh hoa, lực lượng tham mưu hoạch định chính sách, đội ngũ doanh nhân và lao động lành nghề mà trước hết đáp ứng đủ cho nhu cầu quản trị nhà nước hiện đại cùng như nhu cầu của các ngành mũi nhọn.

- Xây dựng nền giáo dục tiên tiến đạt chuẩn mực quốc tế, bao gồm: Chú trọng xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi, đạt chuẩn quốc tế; hệ thống giáo trình, phương pháp giảng dạy hiện đại và phổ cập ngoại ngữ đối với phần lớn đội ngũ lao động.

- Tăng cường đội ngũ nhà giáo cho các cơ sở giáo dục để thực hiện giáo dục toàn diện, dạy học các môn học tích hợp, dạy học phân hóa, day học 2 buổi/ngày ở phổ thông; đảm bảo tỷ lệ giáo viên/lớp, học sinh/giáo viên, sinh viên/giảng viên. Thực hiện đổi mới toàn diện hệ thống đào tạo sự phạm từ mô hình đào tạo tới nội dung và phương pháp đào tạo nhằm đào tạo đội ngũ giáo viên vững vàng về kiến thức khoa học cơ bản và kỹ năng sư phạm. Tăng cường các khóa bồi dưỡng và nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên theo các chương trình tiên tiến, các chương trình hợp tác với nước ngoài để đáp ứng được nhiệm vụ nhà giáo trong tình hình mới.

Tuy nhiên bên cạnh những mục tiêu chung của chiến lược phát triển giáo dục 2011-2015 đã được nêu trên thì chúng ta sẽ xem xét những định hướng phát triển cụ thể ở các cấp học và loại hình giáo dục.

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 51 -53 )

×