0
Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Chi Chương trình mục tiêu quốc gia

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 37 -39 )

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

Ngân sách chi Chương trình mục tiêu quốc gia

2.763 3.365 3.48 3.53 3.75

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Vụ Tổng hợp – Bộ Kế hoạch đầu tư về vốn NSNN giành cho giáo dục giai đoạn từ năm 2006-2010)

Chi Chương trình mục tiêu quốc gia tập trung vào các nội dung chủ yếu:

 Dự án đổi mới chương trình, nội dung sách giáo khoa và tài liệu giảng dạy. Với yêu cầu cấp thiết của thời kỳ mới, nội dung hệ thống sách giáo khoa của các cấp học không còn phù hợp với điều kiện giảng dạy, và kiến thức không còn thực sự đáp ứng được nhu cầu của người học, Bộ Giáo dục đã tiến hành biên soạn và xuất bản sách của 3 cấp học tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Quá trình đưa một bộ sách vào đại trà trong giảng dạy mất nhiều thời gian, từ quá trình triển khai thí điểm cho học sinh học thử, từ quá trình đó dần hoàn thiện sách giáo khoa giành cho học sinh, sách giành cho giáo viên, tài liệu dạy học tự chọn; biên soạn chương trình tài liệu giành cho các trường THPH chuyên; tổ chức bồi dưỡng nghiêp vụ cho giáo viên chủ chốt tham gia dạy đại trà; mua thiết bị dùng chung, đồ dùng học tập tối thiểu theo chương trình và sách giáo khoa mới. Hoàn thiện bộ chương trình và biên soạn tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình chăm sóc và giáo dục mầm non, xây dựng chương trình, giáo trình, tài liệu dạy học dùng để đào tạo sinh viên các trường cao đẳng sư phạm mẫu giáo. Hỗ trợ xây dựng chương trình khung đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học, chương trình khung, giáo trình cho các môn học dùng chung trong các trường cao đẳng và đại học, xây dựng giáo trình điện tử. Biên soạn tài liệu và sách giáo khoa, sách hướng dẫn, sách tham khảo cho một số tiếng dân tộc thiểu số (H’mông, Chăm, Bana, Jrai,…), xây dựng chương trình biên soạn giáo trình đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc.

 Dự án Đào tạo nguồn nhân lực Công nghệ thông tin, đưa công nghệ thông tin vào nhà trường. Trong năm 2010, kinh phí của dự án này là 65 tỷ đồng, phân bổ cho Trung ương 15 tỷ đồng, các địa phương: 50 tỷ đồng. Bình quân mỗi tỉnh được phân bổ gần 800 triệu đồng, với lượng ngân sách như trên, cuối năm 2008, các trường THPT, các trung tâm GDTX, các phòng giáo dục đã có ít nhất 1 máy được nối mạng Internet, một số tỉnh có điều kiện đã kết nối mạng giữa Sở Giáo dục và Đào tạo với

các trường và các đơn vị trực thuộc. Trên cơ sở đó, trong các năm tiếp theo, tiếp tục thực hiện dự án nói trên đồng thời bố trí kinh phí để thực hiện “Chương trình phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2011”, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ĐH và SĐH về CNTT, nâng cao chất lượng đào tạo về CNTT và phổ cập tin học cho cán bộ công nhân và viên chức, ứng dụng CNTT trong trường phổ thông…

 Dự án hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc ít người và vùng có nhiều khó khăn, kinh phí giành cho dự án chủ yếu đầu tư cho hệ thống trường Phổ thông dân tộc nội trú. Hệ thống các trường PTDTNT đã có sự đầu tư khá lớn từ kinh phí nhà nước, nhưng nhiều trường còn chưa xây dựng đầy đủ các hạng mục công trình, đặc biệt là nhà đa chức năng (đối với trường có từ 200 học sinh trở lên), trang thiết bị phục vụ học tập văn hóa, học nghề còn rất thiếu thốn. Tiếpthục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục miền núi, đặc biệt là cho các trường PTDTNT theo hướng chuẩn hóa về trường lớp, tăng cường đồ dùng học tập phục vụ công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh các trường PTDTNT các cấp.

 Tăng cường cơ sở vật chất các trường học, phần kinh phí giành cho cải tạo sửa chữa, xây dựng chiếm khoảng 49% kinh phí cải tạo, sửa chữa. Tập trung kinh phí để xây dựng cải tạo nhà học, thư viện và nhà làm việc của các trường đại học như Đại học Sư phạm Hà Nội 1, Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh, Đại học Cần Thơ, Đại học Thái Nguyên, Đại học Vinh, Đại học Sư phạm Đồng Tháp và ký túc xá của các trường Đại học Sư phạm Quy Nhơn, Đại học Tây Bắc, Cao đẳng Sư phạm Trung ương Nha Trang, Học viện Quản lý Giáo dục,.. giúp các trường từng bước giải quyết tốt điều kiện học tập và nơi ở của sinh viên, tập trung cho việc đầu tư thiết bị cho khối trường kỹ thuật, Y tế và đảm bảo bổ sung thiết bị cho khối trường kinh tế xã hội. Phối hợp với các nguồn vốn khác để xây dựng mới nhà học, giảng đường cho một số trường đại học, cải tạo nâng cấp các cơ sở hiện có, sửa chữa nhà học, giảng đường nhà thí nghiệm, thư viện, nhà xưởng thực hành của các trường kỹ thuật như trường Đại học Giao thông vận tải, Đại học Mỏ - Địa chất, trường Bách khoa Hà Nội…

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 37 -39 )

×