SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỪA THIÊN HUẾTRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VINH XUÂN ******************* SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI TRONG GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỪA THIÊN HUẾ
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VINH XUÂN
*******************
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI
TRONG GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Môn: Giáo dục công dân Người thực hiện: Nguyễn Thị Sông Hương Chức vụ: Giáo viên
Vinh Xuân, tháng 3 năm 2015
Trang 2MỤC LỤC
A MỞ ĐẦU 3
B PHẦN NỘI DUNG 5
1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 5
1 1 Thực trạng dạy học môn giáo dục công dân hiện nay 5
1.2 Về đổi mới phương pháp dạy học môn giáo dục công dân 6
1.3 Phương pháp đóng vai 9
1.3.1 Những ưu điểm và hạn chế khi sử dụng phương pháp đóng vai 9
1.3.2 Các bước tiến hành 10
1.3.3 Tác dụng của phương pháp đóng vai 10
1.3.4 Yêu cầu 11
2 VÍ DỤ VỀ NỘI DUNG GIẢNG DẠY SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI 11
2.1 Lớp 10 11
2.2 Lớp 11 12
2.3 Lớp 12 14
3 KẾT QUẢ 15
C KẾT LUẬN 17
D TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
Trang 3A MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Giáo dục công dân là môn học nền tảng để người công dân phát triển và hình thành nhân cách, biết thực hiện bổn phận đối với bản thân, gia đình, nhà trường,cộng đồng, xã hội và môi trường tự nhiên Bất kỳ ở đâu và ở bất kỳ thời đại nào, vấn đề giáo dục đạo đức công dân bao giờ cũng phải được chú ý và là vấn đề có ý nghĩa quyết định chiều hướng vận động và sự hưng thịnh của một quốc gia, một chế độ Trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế như hiện nay, vấn đề giáo dục đạo đức công dân, đặc biệt cho lứa tuổi học sinh càng trở nên quan trọng và cấp thiết Không phải ngẫu nhiên mà ngày 15/5/2012 tại Liên Hợp Quốc, UNESCO đã tổ chức hội thảo với chủ đề “Giáo dục đạo đức phải trở thành vấn đề quan trọng” qua đó khẳng định vai trò quan trọng của việc tăng cường trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức ở tất cả các khu vực trên toàn cầu Cũng chính vì lẽ đó mà từ năm 2011, UNESCO đã thúc đẩy việc thành lập Hiệp hội quốc tế về đạo đức trong giáo dục nhằm khuyến khích các nước trên thế giới đưa giáo dục đạo đức trở thành vấn đề học thuật nghiêm túc và quan trọng để đáp ứng những thách thức về tiến bộ khoa học trên toàn cầu
Thực trạng dạy và học, nội dung, chương trình của môn giáo dục công dân ở nước ta còn nhiều bất cập, môn học làm người chưa được nhìn nhận và quan tâm đúng mức
Từ lâu, học sinh xem môn giáo dục công dân là môn học nhàm chán, khô khan, khó hiểu, ít đem lại kiến thức cũng như ứng dụng trong thực tế cuộc sống nên không chú ý học Bên cạnh đó, việc giáo viên không chú ý liên hệ thực tế cũng như việc hình thành nhân cách cho các em Vì vậy, chất lượng dạy và học môn giáo dục công dân chưa cao
Trang 4Để khắc phục tình trạng trên, vấn đề đặt ra là giáo viên phải dạy như thế nào
để học sinh đam mê, tích cực trong việc học tập Theo tôi, vấn đề cốt lõi là nằm
ở phương pháp dạy của giáo viên Trong quá trình giảng dạy bản thân thấy có nhiều phương pháp khai thác được điều đó Trong đó, đóng vai là một phương pháp tích cực, gây hứng thú và góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn, nếu thực hiện được phương pháp này thì hiệu quả rất rõ rệt
Vì những lí do trên, tôi chọn đề tài: “Sử dụng phương pháp đóng vai trong giảng dạy môn giáo dục công dân bậc trung học phổ thông” nhằm góp phần khơi dậy cho các em niềm hứng thú học tập bộ môn
2 Mục tiêu nghiên cứu
Môn Giáo dục công dân trong chương trình giáo dục phổ thông đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục ý thức và hành vi của người công dân cho học sinh, không chỉ trang bị cho người học những tri thức đạo đức mà điều quan trọng là rèn luyện cho học sinh thói quen, kỹ năng và thực hiện hành vi quan hệ giao tiếp, ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức chung của xã hội
Qua kinh nghiệm giảng dạy của bản thân đã chứng minh phương pháp đóng vai giúp học sinh liên hệ đến các vấn đề liên quan một cách cụ thể để các
em sử dụng vốn kiến thức, phát huy được kinh nghiệm sống của bản thân, thể hiện bằng hành động, việc làm, thái độ để phân tích, lí giải, tranh luận, giải quyết các tình huống, các sự kiện thực tế từ đó các em rút ra bài học và khắc sâu kiến thức
3 Đối tượng nghiên cứu
Học sinh trường trung học phổ thông Vinh Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
3 Phạm vi nghiên cứu
Nội dung chương trình môn giáo dục công dân
Trang 5B PHẦN NỘI DUNG
1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1 1 Thực trạng dạy học môn giáo dục công dân hiện nay
Mục tiêu của giáo dục chính là đào tạo thế hệ trẻ, đáp ứng nhu cầu của đất nước theo từng giai đoạn phát triển Luật giáo dục đã xác định: “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa ”
Như vậy, hầu như tất cả yêu cầu của mục tiêu này đều thuộc nhiệm vụ của
bộ môn giáo dục công dân Đặc trưng của bộ môn này khác với các môn còn lại Nếu như các môn khác phần lớn là chỉ chú ý đến luyện tài, thì nhiệm vụ của môn giáo dục công dân không chỉ luyện tài mà còn rèn đức, góp phần hình thành những con người vừa hồng vừa chuyên, vừa có đức vừa có tài để phục vụ đất nước Tuy nhiên, trước hết phải kể đến đó chính là xã hội, gia đình và bản thân ngành giáo dục còn chú trọng các môn khoa học nhằm nâng cao trí tuệ nghĩa là chỉ chú ý đến rèn tài mà chưa chú ý nâng cao nhân cách, đến việc rèn đạo đức cho học sinh
Thời gian dành cho bộ môn này còn ít (1 tiết/tuần) Sách giáo khoa hiện nay nội dung phong phú, hợp với lứa tuổi học sinh theo từng cấp học nhưng nếu giáo viên thiếu sự đầu tư thì giờ học sẽ nhàm chán, học sinh không thích học bộ môn này
Tại Hội thảo: “Đánh giá hiệu quả dạy học môn giáo dục công dân” tháng
4 năm 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhận định như sau:
- Về phương pháp dạy học: Giáo viên dạy giáo dục công dân đã có nhiều
cố gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy học Tuy nhiên, hiện tượng dạy học lệ thuộc vào sách giáo khoa và sách giáo viên vẫn còn phổ biến Việc rèn
Trang 6luyện kỹ năng và giáo dục thái độ, hành vi của học sinh trong môn giáo dục công dân thực hiện chưa đạt được yêu cầu đề ra của chương trình
- Về thiết bị dạy học: Nhiều nơi chỉ chủ yếu sử dụng các thiết bị dạy học môn học tối thiểu do Bộ quy định, chưa quan tâm đến việc tự làm thiết bị, đồ dùng dạy học Việc áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn giáo dục công dân đang được bước đầu thực hiện nhưng còn lúng túng, hiệu quả chưa cao
- Về quản lý chỉ đạo: Nhiều cấp quản lí chưa thực sự quan tâm đến môn giáo dục công dân, vẫn còn coi đó là môn phụ nên chưa tạo điều kiện về bố trí giáo viên và các điều kiện cần thiết khác để giáo viên giáo dục công dân nâng cao chất lượng dạy học
Môn giáo dục công dân có kiến thức kỹ năng, hành vi đạo đức cơ bản được củng cố khắc sâu, mở rộng thông qua các môn khoa học khác, đồng thời học tốt môn học này giúp học sinh có thói quen, hành vi và thái độ nghiêm túc trong học tập các môn học và tham gia các hoạt động giáo dục khác, hình thành những con người phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu của đất nước trong thời đại mới Tuy nhiên hiện nay đại đa số học sinh cho đây là môn phụ, không thi tốt nghiệp, không phục vụ thi Đại học, Cao đẳng cho nên hiện tượng học đối phó, học qua loa, xem nhẹ, ngại học môn giáo dục công dân đang diễn ra phổ biến
Thực trạng trên cho thấy cần phải đẩy mạnh quá trình đổi mới phương pháp dạy học môn giáo dục công dân, giáo viên phải nghiên cứu, tìm tòi thiết bị, phương pháp dạy học phù hợp để khơi dậy niềm hứng thú của các em
1.2 Về đổi mới phương pháp dạy học môn giáo dục công dân
Đổi mới phương pháp dạy học là sử dụng các phương pháp dạy học theo cách mới, trong những điều kiện mới nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học
Một trong những trọng tâm của đổi mới giáo dục hiện nay là đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện dạy học dựa vào hoạt động tích cực, chủ động
Trang 7của học sinh với sự tổ chức và hướng dẫn đúng mực của giáo viên nhằm phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin và niềm vui trong học tập Luật Giáo dục khẳng định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”
Đối với môn giáo dục công dân ở các trường trung học phổ thông, đổi mới phương pháp dạy học đang được xem là vấn đề bức thiết hiện nay Đa số giáo viên giảng dạy bộ môn giáo dục công dân trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học đã mạnh dạn thực hiện và bước đầu đạt được những kết quả khả quan, đáng khích lệ Tuy nhiên, những giờ dạy học như thế không nhiều.Và trong thực tế vẫn còn một bộ phận giáo viên chưa
“nhập cuộc”, vẫn lên lớp giảng dạy với những phương pháp rất đỗi quen thuộc, chỉ thuyết trình hoặc thuyết trình kết hợp một số rất ít các câu hỏi đàm thoại Thực tế ấy có thể do giáo viên ngại đổi mới, không muốn mất nhiều thời gian công sức đầu tư cho giờ dạy
Đổi mới phương pháp dạy học một cách tích cực và hiệu quả phải phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của học sinh và đặc điểm của từng lớp học, môn học Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là phủ định hoàn toàn các phương pháp dạy học truyền thống và tuyệt đối hóa các phương pháp dạy học hiện đại Trong đổi mới phương pháp dạy học cần phải khai thác những yếu tố tích cực của phương pháp dạy học truyền thống, sử dụng một cách hợp lý, có hiệu quả trong sự kết hợp hài hòa với các phương pháp dạy học hiện đại
Thực tiễn giảng dạy môn giáo dục công dân chứng minh rằng vận dụng hợp lý các phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học hiện đại
sẽ mang lại hiệu quả dạy học rất cao Không nên tuyệt đối hoá bất cứ một
Trang 8phương pháp dạy học nào cả Không có phương pháp dạy học nào là vạn năng Mỗi một phương pháp đều có mặt mạnh, mặt hạn chế và tác dụng của mỗi phương pháp cũng rất khác nhau Kết hợp các phương pháp dạy học một cách hợp lý chính là nhằm phát huy điểm mạnh và giảm thiểu những hạn chế của từng phương pháp đồng thời đa dạng hoá được hoạt động học tập của học sinh
Vì vậy, giờ học sinh động hơn, cuốn hút được học sinh vào nhiều hoạt động phong phú nên môn giáo dục công dân có khả năng hấp dẫn các em tốt hơn Tất nhiên, khi phối hợp các phương pháp dạy học, giáo viên nên xác định phương pháp nào là chủ đạo Còn khi chúng ta nói, vận dụng một phương pháp dạy học
ở một thời điểm nào đó có nghĩa là ở giai đoạn dạy học đó, phương pháp dạy học đó chiếm ưu thế nhằm giải quyết một nhiệm vụ dạy học cụ thể, tuyệt nhiên không có nghĩa là chỉ sử dụng một phương pháp mà thiếu phối kết hợp các phương pháp khác Muốn vận dụng phương pháp dạy học tích cực đạt hiệu quả cao, người giáo viên phải thực sự trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập độc lập hoặc theo nhóm để học sinh chiếm lĩnh tri thức mới, hình thành kỹ năng, thái độ, tình cảm và niềm tin theo yêu cầu của nội dung, chương trình bộ môn
Đổi mới phương pháp dạy học phải theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh Bồi dưỡng cho học sinh năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên, loại bỏ thói quen học tập thụ động theo kiểu: Thầy giảng – trò nghe, thầy hỏi – trò trả lời, thầy đọc – trò chép và học thuộc
Để đổi mới phương pháp dạy học môn giáo dục công dân theo hướng tích cực hoá nhận thức của học sinh có hiệu quả, giáo viên không chỉ có trình độ chuyên môn, có đầu óc sáng tạo mà đó còn là niềm tin, là lòng nhiệt tình Bởi có niềm tin, có lòng nhiệt tình, giáo viên môn giáo dục công dân mới thật sự say
mê để sáng tạo và đổi mới không ngừng quá trình dạy học của mình
Dạy học môn giáo dục công dân phải gắn bó chặt chẽ với thực tiễn cuộc sống Giáo viên cần phải tăng cường sử dụng các tình huống, các câu chuyện,
Trang 9các hiện tượng thực tế, các vấn đề nóng trong xã hội để học sinh đóng vai, phân tích, đối chiếu, minh họa Thực tế cho thấy sử dụng phương pháp đóng vai trong quá trình dạy học không những giúp học sinh tích cực hóa hoạt động mà còn giúp học sinh dễ dàng vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống
1.3 Phương pháp đóng vai
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành “làm thử” một
số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định Ở đó học sinh lựa chọn cách giải quyết tối ưu nhất, nhằm tập duyệt cho học sinh kịp thời ứng phó khi bắt gặp vấn đề xảy ra trong cuộc sống
Thực tế giảng dạy môn giáo dục công dân cho thấy nhiều giáo viên phụ trách bộ môn đã áp dụng khá thành công phương pháp này
Đặc biệt trong những năm gần đây, với chương trình đổi mới, với yêu cầu dạy học và đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh thì đóng vai là phương pháp đem lại hiệu quả tối ưu
1.3.1 Những ưu điểm và hạn chế khi sử dụng phương pháp đóng vai
* Ưu điểm
- Phương pháp đóng vai gây hứng thú và chú ý cho học sinh, các em có cơ hội bộc lộ cảm xúc, hình thành những kỹ năng giao tiếp
- Tạo điều kiện phát huy tư duy sáng tạo, trí tưởng tượng của các em
- Rèn luyện tính mạnh dạn, tự tin khi đứng trước tập thể
- Thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn, được giám sát trước khi xảy ra tình huống thực Khích lệ sự thay đổi thái
độ, hành vi của học sinh theo hướng tích cực
- Hình thành thói quen, kỹ năng hợp tác, sự phối hợp chặt chẽ của các nhân với tập thể nhóm Tạo cơ hội cho các cá nhân học hỏi, đánh giá lẫn nhau
- Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả lời nói và việc làm của các vai diễn
- Lôi kéo được tất cả các học sinh tham gia, đặc biệt là học sinh học yếu Làm cho lớp học sinh động
Trang 10* Hạn chế
- Là phương pháp tốn nhiều thời gian, nếu không giao nhiệm vụ về nhà chuẩn bị trước hoặc không sử dụng phương pháp thường xuyên thì học sinh bị động trong quá trình thực hiện, khó thành công
- Một số học sinh còn rụt rè, thiếu tự tin khi đứng trước tập thể, vốn kiến thức từ ngữ ít khó thực hiện vai diễn của mình
- Sử dụng phương pháp này thường gây ồn ào, có thể ảnh hưởng đến lớp khác
1.3.2 Các bước tiến hành
Phương pháp đóng vai có thể thực hiện dưới dạng hoạt cảnh tình huống
để giới thiệu bài,có thể sử dụng để hình thành kiến thức mới, có thể sử dụng để rèn luyện một số kỹ năng cho học sinh và cũng có thể xây dựng thành tiểu phẩm
để củng cố bài học Nghĩa là ở mỗi phần của bài học chúng ta đều có thể sử dụng phương pháp đóng vai tuỳ theo nội dung và mục đích của bài dạy Đặc biệt
sử dụng phương pháp đóng vai trong các tiết thực hành, ngoại khóa rất có hiệu quả
Để phương pháp đóng vai thực sự có hiệu quả cần tiến hành theo các bước:
Bước 1: - Đối với các tiết thực hành, ngoại khóa giáo viên giới thiệu tình huống
vào cuối tiết học tuần trước để học sinh các tổ, nhóm xây dựng kịch bản và phân công nhiệm vụ đóng vai
- Khi sử dụng phương pháp đóng vai trong các phần của tiết học thì giáo viên nên đưa ra tình huống ngắn gọn để học sinh dễ đóng vai
Bước 2: Học sinh thể hiện kịch bản, vai diễn.
Bước 3: Học sinh nhận xét rút ra bài học.
Bước 4: Giáo viên nhận xét đánh giá
1.3.3 Tác dụng của phương pháp đóng vai
Thứ nhất, phương pháp đóng vai gây được hứng thú và sự chú ý cho
người học