1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Sử dụng phương pháp đóng vai trong giảng dạy môn công nghệ 10 nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh THPT

21 905 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 485,5 KB

Nội dung

Xác định được nhiệm vụ trên, đội ngũ giáo viên ở các cấp học đã khôngngừng đổi mới phương pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạocủa HS, trong đó phương pháp đóng vai được n

Trang 1

MỤC LỤC Trang

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài………1

1.2 Mục đích nghiên cứu……… 1

1.3 Đối tượng nghiên cứu………2

1.4 Phương pháp nghiên cứu………2

PHẦN 2: NỘI DUNG 2.1 Cơ sở lí luận của đề tài……… 3

2.2 Thực trạng của đề tài……… 5

2.3 Giải pháp thực hiện đề tài……… 7

2.4 Kết quả thực nghiệm 2.4.1 Kết quả định lượng……… ………15

2.4.2 Kết quả định tính……… ……… 16

2.4.3 Kết luận chung về thực nghiệm……… 17

PHẦN 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Kết luận………18

3.2 Kiến nghị …….……… ………19

Trang 2

PHÂN 1 MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài

Công nghệ là một môn khoa học ứng dụng, nghiên cứu việc vận dụngnhững quy luật tự nhiên và các nguyên lý khoa học nhằm đáp ứng các nhu cầuvật chất và tinh thần của con người Nội dung trong sách giáo khoa (SGK) Côngnghệ 10 là những kiến thức cơ bản về nông, lâm, ngư nghiệp và tạo lập doanhnghiệp Do đó nếu người dạy không đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theohướng cho học sinh (HS) tìm tòi khám phá, từ đó tìm ra tri thức và tiếp nhận trithức một cách chủ động mà cứ giảng dạy theo phương pháp truyền thống sẽ gâynhàm chán cho học sinh

Xu hướng đổi mới PPDH ở nước ta hiện nay là chuyển từ việc dạy học lấygiáo viên (GV) làm trung tâm chuyển sang việc dạy học lấy HS làm trung tâm.Trước đây, việc dạy học chủ yếu bằng hình thức truyền đạt tri thức từ ngườithầy giáo nhưng PPDH hiện nay là phải phát huy được tính tích cực, chủ động,sáng tạo của HS Giáo viên chính là những người hướng dẫn, tổ chức, điều khiểncho HS để các em tự lĩnh hội tri thức

Ở nước ta, việc đổi mới PPDH đã diễn ra, nhất là trong thời gian gần đây.Tuy nhiên vẫn còn tình trạng dạy học theo lối thầy đọc, trò chép,… người giáoviên ít chú trọng đến vấn đề phát huy tính tự học của HS, ít khi đặt ra vấn đềmang tính chất tìm tòi cho HS phát triển năng lực tư duy, tự học và tư nghiêncứu Thực trạng dạy học Công nghệ 10 ở trung học phổ thông (THPT) phần lớnvẫn còn trong tình trạng chung như trên Do đó, việc đổi mới PPDH Công nghệ

10 nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo, chủ động của HS là cấp bách

và cần thiết

Xác định được nhiệm vụ trên, đội ngũ giáo viên ở các cấp học đã khôngngừng đổi mới phương pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạocủa HS, trong đó phương pháp đóng vai được nhiều giáo viên lựu chọn

Xuất phát từ những lý do đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Sử dụng phương pháp đóng vai trong giảng dạy môn Công nghệ 10 nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh THPT ”

1.2 Mục đích nghiên cứu

Thiết kế, xây dựng và sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học phầnnông, lâm, ngư nghiệp - Công nghệ 10, nhằm phát huy tính tích cực của học

Trang 3

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Học sinh khối 10 bậc trung học phổ thông

1.4 Phương pháp nghiên cứu

a Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

- Nghiên cứu tài liệu và các công trình nghiên cứu đổi mới PPDH theohướng tích cực hóa việc học của học sinh

- Nghiên cứu về cấu trúc và nội dung chương trình Công nghệ 10 (phầnNông, Lâm, Ngư nghiệp)

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về các phương pháp, biện pháp thiết kế và sửdụng phương pháp đóng vai trong nội dung bài 12 “Đặc điểm, tính chất, kỹthuật sử dụng một số loại phân bón thông thường - Công nghệ 10” theo hướngphát huy tính tích cực học tập của học sinh

b Phương pháp chuyên gia

Gặp gỡ, trao đổi, tiếp thu ý kiến của các đồng nghiệp để tham khảo ý kiếnlàm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài

c Phương pháp thực tập sư phạm

Thực nghiệm sư phạm ở trường THPT, tiến hành theo quy trình của đề tàinghiên cứu khoa học giáo dục để đánh giá hiệu quả của đề tài nghiên cứu

d Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng phương pháp này để thống kê, xử lý, đánh giá kết quả thu được

Trang 4

PHẦN 2 NỘI DUNG 2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Một số khái niệm cơ bản

2.1.1.1 Phương pháp dạy học tích cực

PPDH tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉnhững phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủđộng, sáng tạo của người học PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tíchcực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tínhtích cực của người học Tuy nhiên, để dạy học theo phương pháp tích cực thìgiáo viên phải nổ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động

Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy Cách dạy chỉ đạo cách học,nhưng ngược lại thói quen học tập của trò cũng ảnh hưởng tới cách dạy củathầy Chẳng hạn, có trường hợp HS đòi hỏi cách dạy tích cực hoạt động nhưnggiáo viên chưa đáp ứng học, hoặc có trường hợp HS đòi hỏi cách dạy tích cựchoạt động nhưng giáo viên chưa đáp ứng học, hoặc có trường hợp GV hăng hái

áp dụng PPDH tích cực nhưng không thành công vì HS chưa thích ứng, vẫnquen với lối học tập thụ động Vì vậy, GV phải kiên trì dùng cách dạy hoạt động

để dần dần xây dựng cho HS phương pháp học tập chủ động một cách vừa sức,

từ thấp lên cao Trong đổi mới PPDH phải có sự hợp tác của cả thầy và trò, sựphối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công

2.1.1.2 Phương pháp đóng vai

Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành “làm thử” một số

cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định

Thực tế giảng dạy môn Công nghệ 10 ở trường THPT cho thấy phần lớn docác giáo viên ở các bộ môn khác đảm nhận nên sự “đầu tư” giảng dạy chưa cao.Việc sử dụng các PPDH truyền thống càng làm cho HS có cách nhìn tiêu cực vềmôn học này, và nhiều HS ngày càng “ngán” môn Công nghệ Để tránh hiệntượng nhàm chán cho HS việc mạnh dạn sử dụng phương pháp đóng vai vào dạyhọc Công nghệ 10 là rất cần thiết, đặc biệt trong những năm gần đây vớichương trình thay sách, đóng vai là phương pháp được áp dụng khá phổ biến

a Ưu điểm của phương pháp đóng vai

Phương pháp đóng vai có những ưu điểm sau:

Trang 5

- HS được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn.

- Gây hứng thú và chú ý cho học sinh

- Tạo điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của học sinh

- Khích lệ sự thay đổi, hành vi của học sinh theo chuẩn mực hành vi đạo đức và chính trị xã hội

- Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn

- Phát huy được những kinh nghiệm thực tế và tư duy sáng tạo của từng cánhân cũng như sự phối hợp chặt chẽ của cá nhân với tập thể nhóm

- Lớp học sinh động, người học tiếp thu kiến thức thông qua những hoạtđộng tích cực trong "vai diễn" của họ

b Hạn chế của phương pháp đóng vai

- Mất nhiều thời gian

- Phải suy nghĩ "kịch bản", "diễn viên"

- Đối tượng học sinh có tỷ lệ khá giỏi phải nhiều

- Nếu số lượng học sinh nhiều hiệu quả không cao

c Phương pháp tổ chức phương pháp đóng vai

Cách thức tiến hành phương pháp đóng vai thường theo các bước sau:

- Giáo viên chia nhóm, giao tình huống đóng vai cho từng nhóm một cáchtương đối đơn giản, không quá phức tạp và quy định rõ thời gian chuẩn mực,thời gian đóng vai

- Các nhóm thảo luận, xây dựng “kịch bản” và phân công sắm vai

- Thứ tự các nhóm đóng vai

- Các HS khác theo dõi phóng vấn, nhận xét, đánh giá, bổ sung (nếu cần).Cách ứng xử của các vai diễn phù hợp hay chưa phù hợp? Chưa phù hợp ở điểmnào?

- Cuối cùng GV kết luận chốt lại về cách ứng xử cần thiết trong tình huốngnên sự cố gắng của HS và rút kinh nghiệm

Trang 6

Cách thức tiến hành có thể tóm tắt bằng sơ đồ sau:

Sơ đồ 1 Các bước tiến hành phương pháp đóng vai

d Một số lưu ý khi thực hiện phương pháp đóng vai

- Chọn vấn đề đóng vai có mục tiêu dạy học rõ ràng

- Chọn người đóng vai có kiến thức hay kinh nghiệm tương tự vai diễn haychọn tình huống trong các nhóm đóng vai phải sát thực tế và đáp ứng mục tiêudạy học

- Giáo viên giới thiệu vai diễn rõ mục đích, thống nhất tình huống

- Tình huống nên để mở, giáo viên không cho trước “kịch bản”, lời thoại

- Phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị đóng vai

- Người đóng vai phải hiểu rõ nhiệm vụ của mình ttrong bài tập đóng vai đểkhông lạc đề

- Nên có các biện pháp khích lệ những học sinh nhút nhát tham gia

- Nên hóa trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của trò chơi đóngvai

- Rút ra được kết luận sư phạm: ý đồ đưa ra tình huống để đóng vai, mụcđích của kịch bản, kết quả sư phạm thu được v.v

2.2 Thực trạng dạy học Công nghệ 10 ở trường THPT

2.1.1 Thực trạng dạy học của giáo viên

Nhìn chung, giáo viên cải tiến đổi mới phương pháp như sử dụng: phươngpháp vấn đáp tìm tòi, trực quan tìm tòi, thảo luận nhóm… Tuy nhiên, việc sử

Các nhóm đóng vaiCác nhóm thảo luận, xây dựng kịch bản

GV chia nhóm, giao nhiệm vụ

Các nhóm khác theo dõi, nhận xét…

Giáo viên kết luận, nhận xét

Trang 7

dụng các phương pháp trên không thường xuyên, đa phần giáo án chủ yếu là nộidung bài học chứ chưa chú trọng đến phương pháp, rất ít câu hỏi tư duy Chỉ sử dụng hệ thống sơ đồ trong SGK để minh học cho bài học, mà không có thêm các

sơ đồ tự thiết kế từ nội dung SGK hay liên hệ thực tiễn Chưa chú ý sử dụng cácphương pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh

2.1.2 Việc học của học sinh

Qua thực tế giảng dạy cho thấy, chất lượng giờ dạy môn Công nghệ 10chiếm tỷ lệ trung bình rất cao Hoạt động các em chủ yếu là nghe giảng, ghichép chứ chưa có ý thức phát biểu xây dựng bài Một số em còn làm việc riêngtrong giờ học, có khi lớp 48-52 học sinh nhưng trong suốt giờ học chỉ tập trung4-5 em phát biểu xây dựng bài Các em hầu như không có hứng thú vào việc họctập bộ môn Công nghệ 10

Từ thực tế trên dẫn đến kết quả học tập bộ môn chưa cao Số học sinh giỏi

ít, khá và trung bình nhiều, yếu vẫn còn Qua thực tế giảng dạy nếu sử dụng cácPPDH phát huy tính tích cực như: thảo luận nhóm, phiếu học tập, sử dụng bănghình… cùng với những câu hỏi tìm tòi, kích thích tư duy, gây tranh luận thìkhông khí học tập sôi nổi hẳn, các em tích cực phát biểu xây dựng bài Ngượclại, ở một số lớp giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình, đàm thoại tái hiện,thông báo… lớp học trở nên trầm, ít học sinh phát biểu xây dựng bài

2.2 Những nguyên nhân của thực trạng dạy và học Công nghệ 10 ở trường THPT hiện nay

Giáo viên ngại áp dụng các phương pháp mới vào quá trình dạy học Bởi đểdạy học theo các phương pháp mới phát huy được tính tích cực của HS đòi hỏiphải đầu tư thời gian, trí tuệ vào việc soạn giáo án Đồng thời giáo viên phải cónăng lực tổ chức, điều khiển quá trình dạy học Đây là khó khăn đối với giáoviên hiện nay vì một số trường chưa có giáo viên chuyên ngành kỹ thuật nôngnghiệp Ở một số trường THPT chưa có đủ cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt độnghọc tập của bộ môn như: chưa có phòng thực hành bộ môn, chưa có các đồ dùngdạy học cần thiết…

Bên cạnh đó một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng dạy và họcCông nghệ 10 hiện nay do môn này không được học sinh coi là môn học chính,

vì không thi tốt nghiệp, không thi đại học Từ đó đã hình thành nên suy nghĩbuông lõng, thả trôi trong ý thức học tập của học sinh

Trang 8

2.3 Giải pháp

2.3.1 Áp dụng phương pháp đóng vai kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học bài 9: “Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá”.

Đối với bài này tôi thực hiện như sau:

- Bước 1: Giáo viên đưa một số hình ảnh về đất xám bạc màu và đất xói mònmạnh trơ sỏi đá cho học sinh quan sát

- Bước 2: Yêu cầu học sinh đóng vai mình chính là loại đất xấu cần được cải tạo

- Bước 3: GV chia lớp thành 4 nhóm (10- 11 người), tương ứng với 2 loại đất

+ Nhóm 1, 3: Đất xám bạc màu

+ Nhóm 2, 4: Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá

Mỗi nhóm cử nhóm trưởng, thư ký GV yêu cầu trong thời gian 30 phút cảnhóm cùng nghiên cứu, xây dựng “kịch bản”, cử đại diện lên bảng “đóng vai”chính là loại đất đó Giới thiệu “về mình” cho cả lớp trong thời gian 5 phút

- Bước 4: Các nhóm thảo luận, xây dựng “kịch bản” và phân công đóng vai

- Bước 5: Thứ tự các nhóm lên đóng vai

- Bước 6: Các học sinh khác theo dõi, nhận xét, bổ sung

- Bước 7: Giáo viên kết luận, nhận xét, đánh giá

Sau đây tôi xin giới thiệu “kịch bản” của học sinh Mai Thi Thu - lớp 10C1lên đóng vai (Từ in đậm là nội dung được HS ghi trên giấy A0):

Này! Này! Anh chị em ơi! Tôi ra đây có phải xưng danh không nhỉ? (phíadưới: không xưng danh thì ai biết là ai!) Vậy thì để tôi biểu diễn 1 đoạn vănnghệ xem các bác có đoán ra không nhé “Đất vắng cây đất ngừng ngừng hơithở Cây thiếu đất cây sống sống với ai? Chuyện chăm năm ân tình cây và đất.Cây bám rễ sâu đất ôm chặt tận đáy lòng” Nào các bác đoán đi!

(Phía dưới lớp: Tưởng tên gì hóa ra là đất)

Ấy! Ấy! Đất cũng có nhiều loại đất còn em đây có tên riêng là “Đất xámbạc màu” đấy các bác ạ!

Trang 9

Họ đất xám bạc màu nhà em không phải tự nhiên mà có đâu Chúng em chỉ

được hình thành ở những vùng có độ dốc thoải, nơi mà người nông dân vẫn giữ lối canh tác lạc hậu như thâm canh, du canh, và gần đây em còn có cơ hội xuất hiện nhiều thêm nữa khi con người tăng cường chặt phá rừng bừa bãi.

Đấy, các bác nhìn thì thấy ngay

Đố các bác biết chúng em tập trung đông đảo ở đâu nào?

(Phía dưới lớp: Ở đâu?)

Chúng em phân bố chủ yếu ở vùng Trung du Bắc Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên Có mặt ở những vùng đấy thì không cần nói các bác cũng biết chúng em trông như thế nào rồi: tầng mặt mỏng, chủ yếu là cát, lượng sét và

Trang 10

keo ít cho nên thường bị khô hạn; người lúc nào cũng chua hoặc rất chua, nghèo dinh dưỡng, nghèo mùn Chính vì thế ngay cả các bác vi sinh vật cũng chẳng muốn sống cùng nên số lượng thường ít, hoạt động yếu

(Phía dưới lớp: Xấu thế thì ai muốn sống cùng cũng chịu thôi.)

Đúng thế đấy các bác ạ Nhưng đó là chuyện trước đây thôi, còn bây giờchúng em đã trở nên hữu dụng rồi Tất cả là nhờ những người nông dân ViệtNam đã không ngại khó khăn mà áp dụng các biện pháp để cải tạo, loại bỏnhững tính chất xấu giúp Đất xám bạc màu chúng em trở thành loại đất có thể

sử dụng rộng rãi với nhiều loại cây trồng khác nhau Để biết các biện pháp đãđược sử dụng cải tạo chúng em là gì, mời mọi người hãy quan sát hình ảnh vàcùng suy đoán nhé!

Trang 11

Các bác xem, sau khi được cải tạo bằng các biện pháp hợp lí thì chúng em

có thể nuôi dưỡng được rất nhiều loại cây trồng khác nhau Các giống cây trồng

sẽ sinh trưởng, phát triển tốt, mang lại mùa màng bội thu cho người nông dân

Vì vậy mọi người đừng vội bỏ hoang đất Xám bạc màu, đó sẽ là một sự lãng phítài nguyên thiên nhiên rất đáng tiếc! Ông cha ta đã dạy “Tấc đất tấc vàng”

Trang 12

2.3.2 Áp dụng phương pháp đóng vai vào dạy học bài 12 “Đặc điểm, tính chất , kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường” – Công nghệ 10.

Đối với bài này tôi sử dụng đóng vai theo các cách sau đây:

*Cách 1: Học sinh đóng vai mình chính là các loại phân bón

Cách này được tổ chức theo trình tự như sau:

Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm (15-16 người), tương ứng với 3loại phân bón

+ Nhóm 1: Phân hóa học

+ Nhóm 2: Phân hữu cơ

+ Nhóm 3: Phân vi sinh vật

Mỗi nhóm cử nhóm trưởng, thư ký Giáo viên phát đồ dùng gồm 1 giấy A0,

1 bút xạ và yêu cầu trong thời gian 10 phút cả nhóm cùng nghiên cứu, xây dựng

“kịch bản”, sau đó cử đại diện lên bảng “đóng vai” chính là loại phân bón đó.Giới thiệu “về mình” cho cả lớp (xem như là bà con nông dân) trong thời gian 5phút

Bước 2: Các nhóm thảo luận, xây dựng “kịch bản” và phân công đóng vai.Bước 3: Thứ tự các nhóm lên đóng vai

Bước 4: Các học sinh khác theo dõi, phỏng vấn, nhận xét, bổ sung (nếucần)

Bước 5: Giáo viên kết luận, nhận xét, đánh giá

Sau đây tôi xin giới thiệu “kịch bản” của học sinh Nguyễn Thị Ngọc lớp 10C1 lên đóng vai:

Anh-“…Xin chào tất cả bà con, tôi xin tự giới thiệu tôi là phân hóa học, là loại

phân bón được sản xuất theo quy trình công nghiệp, có sử dụng nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợp Nếu xét theo số nguyên tố tham gia tôi thường được chia làm 2 loại đó là: phân đa nguyên tố và phân đơn nguyên tố, phân đơn nguyên tố

ví dụ như: đạm, lân, kali… phân đa nguyên tố ví dụ như NPK

Bà con nông dân nên sử dụng tôi bởi tôi có những đặc điểm sau: thứ nhất,

chứa ít nguyên tố nhưng tỷ lệ chất dinh dưỡng cao nên chỉ cần bón lượng ít Thứ

hai, tôi phần lớn dễ tan (trừ lân) nên cây dễ hấp thụ và cho hiệu quả nhanh Tuy nhiên, tôi lại có nhược điểm là bón nhiều và liên tục nhiều năm sẽ làm đất chua,

Ngày đăng: 13/10/2017, 18:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Ngô Quang Đê, Giáo trình Lâm sinh học, NXB Nông nghiệp Hà Nội (2001) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lâm sinh học
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội (2001)
4. Ngô Quang Đê, Giáo trình Trồng rừng, NXB Nông nghiệp Hà Nội (2001) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Trồng rừng
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội (2001)
5. Nguyễn Thế Đặng, Giáo trình Đất, NXB Nông nghiệp Hà Nội (2001) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Đất
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội (2001)
6. Nguyễn Văn Khôi, Sách giáo khoa Công nghệ 10, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo khoa Công nghệ 10
Nhà XB: NXB Giáo dục
7. Trần Ngọc Ngoạn, Giáo trình Hệ thống nông nghiệp, NXB Nông nghiệp Hà Nội (2001) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Hệ thống nông nghiệp
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội (2001)
9. Trần Thị Thu Sương ,Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, Số 5(40)-2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học và Công nghệ
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Công nghệ THPT Khác
2. Đảng cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết Hội nghị BCH TW Đảng lần thứ 8 (Khóa XI) Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w