1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp giáo dục nhằm nâng cao lòng yêu nước cho học sinh THPT nói chung, học sinh trường THPT lê hồng phong nói riêng trong giải đoạn hiện nay

26 81 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 5,36 MB

Nội dung

Đối tượng điều tra: Học sinh trường THPT Lê Hồng Phong tỉnh Thanh Hóa Địa điểm điều tra: Trường THPT Lê Hồng Phong tỉnh Thanh Hóa Nội dung điều tra: Nhận thức của học sinh về tinh thần y

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC NHẰM NÂNG CAO LÒNG YÊU NƯỚC CHO HỌC SINH THPT NÓI CHUNG, HỌC SINH TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG NÓI RIÊNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hà Chức vụ: Giáo viên - TTCM

SKKN thuộc lĩnh vực: Lịch Sử

THANH HÓA NĂM 2020

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

1 MỞ ĐẦU

1.1 Lí do chọn đề tài.

Thế hệ trẻ luôn có vai trò to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đấtnước, vì vậy giáo dục tinh thần yêu nước cho thế hệ trẻ là một việc làm thườngxuyên, rất quan trọng và cần thiết, nhất là trong bối cảnh đất nước hội nhập hiệnnay

Từ khi thành lập trường THPT Lê Hồng Phong đến nay, đã có nhiều thế hệhọc sinh luôn tích cực phát huy truyền thống yêu nước, tích cực tham gia cácphong trào thanh niên tình nguyện góp phần nhỏ bé của mình trong công cuộcxây dựng đất nước Ra sức thi đua học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp.Cho đến ngày hôm nay những tinh thần, tình cảm, nhiệt huyết ấy vẫn luôn sôisục trong lòng số đông học sinh trường THPT Lê Hồng Phong

Tuy nhiên, hiện nay vấn đề cần được quan tâm là chủ nghĩa đế quốc và cácthế lực thù địch đang tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình” nhằmchống phá sự nghiệp cách mạng dưới nhiều hình thức và thủ đoạn thâm độc, từnhững cuộc chiến tranh cục bộ, tranh giành chủ quyền về biển đảo, xung độttôn giáo, khủng bố cực đoan, tội phạm xuyên quốc gia, Mục tiêu của kẻ thùnhằm vào thế hệ trẻ làm lung lạc tư tưởng, ý chí, phai nhạt truyền thống yêunước, lợi dụng lớp trẻ để công kích, lật đổ chủ nghĩa xã hội ở nước ta Chúngdùng mọi hình thức, thủ đoạn khác nhau với mục đích làm phai mờ lòng yêunước, ý chí khắc phục khó khăn, vươn lên thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu của thế

hệ trẻ Bên cạnh đó tình hình trong nước có một số mặt tiêu cực về tư tưởngđang có biểu hiện phức tạp và nghiêm trọng hơn, tiềm ẩn các nguy cơ trực tiếpgây mất ổn định chính trị Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức

và lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa được khắcphục có hiệu quả, làm giảm sức chiến đấu của Đảng và lòng tin của nhân dânvới Đảng, Nhà nước Trong Đảng đã tranh luận về một số vấn đề cơ bản liênquan đến đường lối, chủ trương, chính sách cũng như các giải pháp để xâydựng đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, ảnh hưởng tới sự thống nhất tưtưởng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Là một giáo viên dạy lịch sử, tôi thấy vấn đề giáo dục lòng yêu nước chohọc sinh hiện nay là hết sức cần thiết, giúp các em nâng cao nhận thức vềchính trị tư tưởng, củng cố niềm tin, bồi dưỡng lí tưởng cách mạng, giúp các em

có niềm tin tuyệt đối với Đảng, nhất là trước thềm Đại hội Đảng toàn quốc rấtcần niềm tin của nhân dân đặc biệt là thế hệ trẻ vào Đảng, vào chế độ XHCN

Xuất phát từ lí do trên tôi chọn đề tài: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp giáo

Trang 4

dục nhằm nâng cao lòng yêu nước cho học sinh THPT nói chung, học sinh THPT Lê Hồng Phong nói riêng trong giai đoạn hiện nay.

1.2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu nhằm đề xuất một số biện pháp giáo dục nhằm nâng cao tinhthần yêu nước cho học sinh THPT nói chung, học sinh THPT Lê Hồng Phongnói riêng trong giai đoạn hiện nay Từ đó giúp các em nâng cao nhận thức vềchính trị tư tưởng, củng cố niềm tin, bồi dưỡng lí tưởng cách mạng, giúp các em

có niềm tin tuyệt đối với Đảng, nhất là trước thềm Đại hội Đảng toàn quốc rấtcần niềm tin của nhân dân đặc biệt là thế hệ trẻ vào Đảng, vào chế độ XHCN

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Học sinh THPT nói chung, học sinh trường THPT Lê Hồng Phong nói riêng

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài cần phải có phương phápnghiên cứu cho phù hợp, cụ thể nhằm đạt được kết quả tốt nhất, phục vụ cho yêucầu nghiên cứu Có rất nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó tôi

sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau:

- Phương pháp nghiên cứu, phân tích và tổng hợp các tài liệu liên quan đến

đề tài: sưu tầm chọn lọc và nghiên cứu các tài liệu sách báo, tạp chí, luận vănliên quan đến vấn đề giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh

+ Phương pháp phân tích tài liệu: tác giả đã nghiên cứu các văn bản, tài liệu

lý luận khác nhau liên quan đến tinh thần yêu nước: Khái niệm tinh thần yêunước và giáo dục tinh thần yêu nước; Cơ sở hình thành tinh thần yêu nước; Nộidung của tinh thần yêu nước; Sự cần thiết của việc giáo dục tinh thần yêu nướccho học sinh, bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận, từng mặt để hiểuchúng một cách toàn diện Từ đó lựa chọn những thông tin quan trọng phục vụcho đề tài nghiên cứu về giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh

+ Phương pháp tổng hợp tài liệu: tác giả đã liên kết, sắp xếp các tài liệu,thông tin lý thuyết đã thu thập được để tạo ra một hệ thống lý thuyết đầy đủ, sâusắc về tinh thần yêu nước

- Phương pháp điều tra khảo sát:

Sử dụng bảng câu hỏi là phương pháp phổ biến để thu thập các thông tin từngười trả lời các câu hỏi đơn giản Để thu thập các thông tin chính xác quaphương pháp này, cần nêu ra các câu hỏi và suy nghĩ chính xác về vấn đề muốnnghiên cứu trước khi hoàn thành thiết kế bảng câu hỏi Thường thì người nghiêncứu có các giả thuyết định lượng với các biến số

Trang 5

Cách thức điều tra: Sử dụng các phiếu điều tra để nghiên cứu thực trạng:

350 phiếu

Đối tượng điều tra: Học sinh trường THPT Lê Hồng Phong tỉnh Thanh

Hóa

Địa điểm điều tra: Trường THPT Lê Hồng Phong tỉnh Thanh Hóa

Nội dung điều tra: Nhận thức của học sinh về tinh thần yêu nước thông qua

các hoạt động: Học tập, sinh hoạt tập thể,… Nhận thức của học sinh về lòng yêunước; Biểu hiện lòng yêu nước của học sinh; Đánh giá tầm quan trọng của mônLịch sử và các môn xã hội trong việc giáo dục lòng yêu nước cho học sinh; Cảmnghĩ của học sinh đối với Đảng ta; Ý thức của học sinh về việc góp phần xâydựng biển đảo Việt Nam; Hành động của học sinh nếu có kẻ thù đến xâm lượcViệt Nam; Ý thức của học sinh để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Tinhthần yêu nước của học sinh sau khi học xong các môn khoa học xã hội, nhất làmôn Lịch sử Cảm nhận của học sinh về việc giáo viên lồng ghép giáo dục tinhthần yêu nước cùng chung với các môn học; Mức độ quan tâm cho giáo dục tinhthần yêu nước hiện nay của Nhà trường

- Tổng hợp và xử lí số liệu: tổng hợp từ tài liệu, số liệu điều tra và các ý kiếnxây dựng từ các thành viên cũng như từ các góp ý của đồng nghiệp để đề xuấtđược các giải pháp mang tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục tinh thầnyêu nước cho học sinh

1.5 Điểm mới trong kết quả nghiên cứu

- Đề tài góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận và thực tiễn của việc giáo lòngyêu nước cho học sinh thông qua việc dạy học lịch sử hiện nay

- Trên cở sở đó đề tài đề ra các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng

và hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung trong giờ học lịch

sử nói riêng

- Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy lịch sử

1.6 Điểm khó của đề tài

Chỉ dạy lồng ghép qua các bài học, thời lượng mỗi tiết học ít nên giáo viênkhông đủ thời gian để truyền thụ hết những kiến thức cũng như để học sinh tựbày tỏ quan điểm của mình

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.

Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước nồng nàn Truyền thống ấyluôn được mỗi người gìn giữ phát huy Đó chính là sợi chỉ đỏ quyết định mọithắng lợi của dân tộc Lòng yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đờicủa nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý

Trang 6

nghĩ của mỗi con người Lòng yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâmphấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng Lòng yêunước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêucon người Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào cóngười dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là ngọn lửa, là chồi non của tinh thầnyêu nước Việt Nam.

Lật lại những trang sử hào hùng của dân tộc, tinh thần yêu nước được bộc

lộ rõ nhất ở các tấm gương anh hùng như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần HưngĐạo, Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Trần Quang…rồi đến thời kì cả nước tiếnhành công cuộc kháng chiến chống hai đế quốc là Pháp và Mĩ, cả dân tộc vượtmọi khó khăn, gian khổ để cùng đứng lên giành độc lập dân tộc Ở hậuphương thì không ngừng tăng gia sản xuất, chắt chiu lương thực, thực phẩm đểchi viện cho chiến trường Lòng yêu nước ở thời kì này là một tình cảm quyếtliệt mà mạnh liệt

Lịch sử đã ghi danh biết bao người con anh dũng ngã xuống cho đất nước

Họ là những tấm gương hi sinh anh dũng cho độc lập dân tộc: Tô Vĩnh Diện,Phát Đình Giót, Võ Thị Sáu, Kim Đồng, Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Văn Thạc,Đặng Thùy Trâm… Sức mạnh của lòng yêu nước trở nên vô cùng to lớn, như

Bác Hồ đã nói: “Lòng yêu nước có thể nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước”.

Khi đất nước độc lập, hòa bình, cả dân tộc ta bước vào công cuộc xây dựngđất nước phát triển Xã hội ngày một tiến lên, mọi thứ đã thay đổi nhiều, chỉriêng tấm lòng yêu nước của mỗi cá nhân vẫn không bị phai nhạt Trong cuộcsống những tư tưởng, việc làm giúp phát triển kinh tế nước nhà, phần nào minhchứng cho tinh thần yêu nước Từ những người nông dân chân lấm tay bùn vẫnchất phác như ngày nào làm ra hạt lúa, hạt gạo phục vụ nông nghiệp, đời sốngmỗi cá nhân Hay những người bác sĩ tận tình giúp đỡ bệnh nhân, những nhàgiáo vẫn miệt mài dạy trẻ, những chiến sĩ canh gác ngoài biên cương, biểnđảo… đó cũng là cử chỉ của tấm lòng nhân hậu, đức hy sinh vì nghĩa lớn, tìnhyêu thương mọi người, nói rộng hơn đó chính là tinh thần yêu nước Những nhàchính trị học, bác học, thành quả của họ cũng bởi tinh thần yêu nước mà ra.Thậm chí mỗi một hành động nhỏ cũng là một phần đóng góp cho tư tưởng caođẹp ấy Ý thức của mỗi con người là điều được bộc lộ rõ nhất

Với thế hệ trẻ hiện nay, trong đó, đặc biệt là bộ phận học sinh đang ngồitrên ghế nhà trường, có rất nhiều cách để thể hiện lòng yêu nước của mình Đókhông cần phải là những việc làm to tát, mà là những việc bình dị hàng ngày.Biểu hiện rõ rệt và giá trị nhất đối với mỗi học sinh đó là thành tích trong học

Trang 7

tập cũng như các hoạt động khác do nhà trường hay các đoàn thể khác phátđộng, tổ chức Lòng yêu nước được thể hiện không phải bằng lời nói mà bằngnhững hành động đã giúp ích cho cộng đồng, xã hội, đất nước Tham gia tíchcực các đợt hưởng ứng phong trào như chống nạn ma tuý, tuyên truyền giữ gìnmôi trường, tránh xa tệ nạn xã hội, an toàn giao thông, hiến máu nhân đạo, họctập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Những chương trình tìm hiểuđất nước, lịch sử để hiểu biết, bảo vệ giữ gìn phát huy những di sản văn hóa đachiều của đất nước Yêu nước xét cho cùng là yêu những việc bình dị trong đờithường.

Để các em có dịp thể hiện được tình yêu nước của mình thì trước hết phảigiáo dục ý thức, khơi dậy được tình yêu nước cho thế hệ trẻ Muốn làm đượcđiều đó, trước hết, về phía bản thân các em phải có ý thức học và làm nhiều việctốt để trở thành những con ngoan trò giỏi, sống giản dị, chấp hành pháp luật, tôntrong và gìn giữ văn hóa dân tộc, như tiếng nói, ngôn ngữ, chữ viết, dũng cảmđấu tranh với cái xấu, cái ác, bảo thủ, lạc hậu…Song song với điều đó, các emcũng phải thường xuyên nghe, nhìn, đọc, tìm hiểu những tấm gương người tốtqua sách báo hay các phương tiện nghe nhìn để bồi đắp cho mình những tin tức,phương pháp học tập hay lao động cho hiệu quả, để bản thân các em có trởthành người tử tế

Bên cạnh đó, việc để cho các em phát huy được lòng yêu nước của mình thìgia đình, trong đó, bố mẹ phải thường xuyên dạy bảo, nhắc nhỏ các em làmnhững việc tốt, phấn đấu rèn luyện trong học tập Ngoài ra, Nhà trường cũng làmôi trường giáo dục lòng yêu nước cho các em, các đoàn thể trong trường, đặcbiệt là Đoàn thanh niên cần tổ chức các sân chơi tìm hiểu lịch sử nước nhà, hay

tổ chức các diễn đàn để các em có cơ hội tìm hiểu lịch sử dân tộc một cách đầy

đủ Các thầy cô giáo, trong những giờ dạy học của mình cũng cần thường xuyên

ý thức việc lồng ghép những câu chuyện người tốt việc tốt để tác động đến nhậnthức, tình cảm của các em Để việc giáo dục này hiệu quả thì thầy cô giáo cũngphải là tấm gương mẫu mực trong lối sống, tư tưởng, quan điểm lành mạnh, môphạm, cống hiến để dạy bảo thế hệ sau ở mọi hoàn cảnh, mọi tình huống

Lòng yêu nước là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đúng như nhận

định của GS Trần Văn Giàu: “Tình cảm và tư tưởng yêu nước là tình cảm và tư tưởng lớn nhất của nhân dân, của dân tộc Việt Nam và chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại Yêu nước trở thành một triết lý xã hội và nhân sinh của người Việt Nam” Muốn cho giá trị

này được phát huy mạnh mẽ nhất, thế hệ trẻ nói chung, trong đó có học sinh cầncoi đó là tài sản quý báu, là động lực lớn lao luôn khích lệ chính mình, để ra sứchọc tập, lao động, rèn luyện để thực hiện mọi thắng lợi

Trang 8

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.

2.2.1 Thuận lợi.

Bản thân là một giáo viên có 20 năm giảng dạy môn Lịch sử nên tôi nắm bắtrất rõ đặc điểm của bộ môn, mục đích, yêu cầu của chương trình và nắm bắt rấtrõ những khó khăn mà các em gặp phải khi lĩnh hội kiến thức lịch sử; được Bangiám hiệu, tổ chuyên môn cùng đồng nghiệp trong nhà trường giúp đỡ, tạo điềukiện để hoàn thành tốt nhiệm vụ

Sự tiến bộ của khoa học - kỹ thuật, công nghệ đã góp phần rất lớn trongviệc đổi mới phương pháp giảng dạy của đội ngũ giáo viên thông qua việc cungcấp các trang thiết bị hiện đại hỗ trợ cho công tác giảng dạy theo phương phápmới (giáo án điện tử, mô hình mô phỏng….) Khoa học kĩ thuật phát triển cũnggiúp cho việc tìm kiếm tư liệu lịch sử đối với giáo viên và học sinh tương đối dễdàng, giáo viên và học sinh có thể tiếp cận thông qua mạng internet và qua cácnguồn sách báo vô cùng phong phú

Sự phong phú các câu chuyện về lòng yêu nước chính là những nguồn tàiliệu vô cùng quý giá giúp cho giáo viên lịch sử vận dụng kiến thức vào trong tiếtdạy sẽ gây hứng thú cho học sinh trong việc tiếp thu bài

Vẫn còn một bộ phận học sinh theo khối C có năng khiếu về môn Lịch sửrất chú tâm trong các giờ học

2.2.2 Khó khăn.

Ở thế kỉ XXI, Đảng và nhà nước ta tiếp tục thực hiện chủ trương đổi mớimột cách toàn diện và sâu rộng Nhờ đó bộ mặt kinh tế, xã hội ngày càng pháttriển không ngừng, từng bước hòa nhập với cộng đồng quốc tế Tuy nhiên, khichúng ta mở rộng cửa hội nhập thì cũng phải hứng chịu ảnh hưởng bên ngoàivào lớp trẻ đó chính là sự phổ biến tư tưởng hưởng thụ, lối sống thực dụng, theo

tư tưởng tư bản, thờ ơ với những hoạt động của nhà trường, lớp học, xã hội…Cuốn theo dòng thác đổi mới và phát triển của đất nước, tư tưởng, lối sống đó đãlen lỏi vào tận học đường, gây không ít xáo trộn trong suy nghĩ và hànhđộng của học sinh, làm phai nhạt đi lòng yêu nước

Thật vậy tôi đã làm thử một trắc nghiệm khi được đề cập đến hình tượngtấm gương cách mạng trong tâm khảm của các em là ai thì có đến 90% đã xácđịnh đúng đó chính là những người yêu nước, những người đã cống hiến hếtmình cho Tổ quốc Tuy nhiên cũng có 10% học sinh chưa rõ các hình tượng tấmgương cách mạng là ai Khi đánh giá ý nghĩa, tác dụng của việc giáo dục hìnhtượng tấm gương cách mạng cho học sinh có đến 55% đã nhận rõ sâu sắc, ýnghĩa tinh thần từ việc giáo dục đó Thông qua hiểu biết các hình tượng tấmgương cách mạng đã giúp cho các em tăng thêm tình yêu quê hương đất nước vànhận thấy bản thân mình cần phải có trách nhiệm phát huy và nối bước tinh thầncủa thế hệ cha anh trong cộng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay

Trang 9

Từ thực trạng nêu trên cho chúng ta thấy lớp trẻ ngày nay tuy được sống

và lớn lên trong thời kì hoà bình nhưng về cơ bản ý thức của họ đối với dântộc, với các hình tượng tấm gương cách mạng, với các truyền thống của đấtnước vẫn được họ giữ vững Đa số các em đều nhận thức được lí tưởng tráchnhiệm của mình đới với Tổ quốc Tuy nhiên bên cạnh đó còn một số học sinhđang còn mơ hồ chưa rõ ràng trước lí tưởng của mình Thực tế đó đặt ra mộtnhu cầu mà những người làm công tác giáo dục cần phải giải quyết

Là giáo viên dạy học lịch sử, qua nhiều năm kinh nghiệm, tôi cho rằng việclồng ghép giáo dục lòng yêu nước trong các bài giảng, tổ chức các hoạt độngngoại khóa là vô cùng cần thiết, nhằm nâng cao tinh thần yêu nước cho học sinh,góp phần hình thành nhân cách, lối sống đạo đức của học sinh, giáo dục ý thứcsống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội Cống hiến củabản thân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giáo dục nhằm nâng cao lòng yêu nước cho học sinh THPT nói chung, học sinh THPT Lê Hồng Phong nói riêng trong giai đoạn hiện nay.

2.3.1 Nâng cao vai trò của Đảng và các tổ chức chính trị của nhà trường trong việc giáo dục lòng yêu nước cho học sinh.

Trong giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh, cần tổ chức và hoàn thiện

hệ thống bộ máy các tổ chức chính trị, đoàn thể để đảm bảo công tác tư tưởngtrong Nhà trường Các tổ chức trong nhà trường đã phối kết hợp và triển khaicác hình thức giáo dục chính trị, triển khai tốt công tác giáo dục lòng yêu nướccho học sinh

Công tác tuyên truyền đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và nhànước được tiến hành với hình thức đa dạng, phong phú như tuyên truyền trựctiếp, gián tiếp qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các cuộc thi tìmhiểu theo chủ đề trong năm

2.3.2 Nâng cao trình độ giáo viên các môn khoa học xã hội, đầu tư trang thiết bị cho việc giảng dạy.

Giáo viên giảng dạy những môn học xã hội, nhất là môn lịch sử đã đổi mớiphương pháp giảng dạy để tạo hứng thú cho người học, giúp người học có kiếnthức vững vàng khi bước vào cuộc sống Đây là công việc khó khăn nhưng hếtsức cần thiết trong giai đoạn hiện nay

Thứ nhất, trong giờ học, giáo viên sử dụng dạy học tích hợp, thay đổi nhiều

phương pháp và hình thức dạy học để tránh sự nhàm chán của người học

Thứ hai, đội ngũ giáo viên tổ chức các buổi dạy học ngoại khoá cho học

sinh như tham quan viện bảo tàng, những địa danh lịch sử… Thông qua nhữngbuổi học ấy, học sinh được trực tiếp trải nghiệm để có nhận thức sâu sắc hơn về

sự cần thiết nối tiếp truyền thống tốt đẹp của dân tộc, để các em hiểu rằng không

Trang 10

cách nào khác cần yêu dân tộc mình, coi trọng truyền thống yêu nước của dântộc Việt Nam.

Để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập các môn xã hội nói chung,môn lịch sử nói riêng, ngoài việc đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình, đổimới phương pháp giảng dạy, việc tăng cường đầu tư, tạo điều kiện về cơ sở vậtchất kỹ thuật, phương tiện và tài liệu là vấn đề cần thiết Hiện nay tất cả các lớphọc trong nhà trường đều có máy chiếu và các thiết bị loa đài phục vụ cho việcdạy học

2.3.3 Nâng cao nhận thức của học sinh về công tác giáo dục lòng yêu nước trong nhà trường hiện nay.

Chúng ta cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêunước cho học sinh trong Nhà trường, xem đây là khâu mở đường, là phương tiệntrọng yếu để tạo ra sự chuyển biến lớn về nhận thức và thói quen trong hoạtđộng của Nhà trường và trong sinh hoạt của các tổ chức đoàn thanh niên Đồngthời, cần xác định rõ ràng, đúng đắn nội dung của tinh thần yêu nước được tăngcường giáo dục hiện nay và trong từng thời điểm cụ thể để nội dung giáo dụcphù hợp với từng đối tượng học sinh

Giáo dục kiến thức về mọi mặt, trong đó nâng cao nhận thức và tráchnhiệm củahọc sinh và thực hiện đường lối đổi mới của Đảng được xem là nhiệm

vụ quan trọng của Nhà trường hiện nay

Giáo viên giáo dục cho học sinh kế thừa truyền thống nhân nghĩa của dântộc, kết hợp truyền thống nhân nghĩa với chủ nghĩa nhân đạo cộng sản, tiếp thutinh thần nhân văn của nhân loại qua nhiều thế kỷ, xác định tình yêu thương conngười là phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất Tình yêu thương con người là tìnhyêu bạn bè, những người xung quanh, có thái độ tôn trọng mọi người, điều này

có ý nghĩa rất lớn đối với học sinh sau này

Giáo dục truyền thống yêu non sông đất nước cho học sinh là làm cho các

em nhận thức đúng đắn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, xem

đó là con đường phát triển tất yếu của dân tộc Điều này giúp hình thành chohọc sinh niềm tin vào tương lai của đất nước, tin tưởng sự lãnh đạo của Đảng.Khi có niềm tin vào sự nghiệp cách mạng, ắt sẽ có tác động tích cực tới nhậnthức và thái độ của học sinh

Nhà trường cần tăng cường giáo dục chủ nghĩa yêu nước, khơi dậy mỗi họcsinh tình yêu thương con người, yêu đất nước và dân tộc, tình cảm đó hoà quyệntạo thành ý thức bảo vệ Tổ quốc Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạnhiện nay là nhiệm vụ chiến lược đang đặt ra những yêu cầu về xây dựng conngười mới có phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực nên cần tăng cường hơn nữagiáo dục nâng cao ý thức bảo vệ Tổ quốc cho học sinh

Trang 11

2.3.4 Đổi mới nội dung, hình thức và biện pháp giáo dục lòng yêu nước cho học sinh THPT trong giai đoạn hiện nay.

Về nội dung giáo dục:

Nội dung giáo dục lòng yêu nước được xác định cụ thể là giáo dục tình yêuquê hương đất nước, tình yêu thương con người, tự hào về truyền thống dân tộc,giáo dục về ý thức bảo vệ độc lập chủ quyền, xây dựng chủ nghĩa xã hội, có tìnhyêu lao động, lao động sáng tạo, hiệu quả cao, yêu nước gắn với tinh thần quốc

tế vô sản

Nội dung giáo dục lòng yêu nước cho học sinh được Nhà trường lồng ghép,tích hợp một cách sáng tạo vào nội dung của chương trình đào tạo cụ thể củamỗi môn, trong đó trọng tâm là môn Lịch sử Thông qua việc tích hợp các nộidung giáo dục lòng yêu nước trong các môn học đã tạo hiệu quả tích cực, gópphần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh

Về hình thức và phương pháp giáo dục:

Công tác xây dựng hệ thống các phương pháp giáo dục phong phú và đadạng, thực hiện những phương pháp phát động các phong trào thi đua, đưa racác yêu cầu về nội quy nề nếp, nêu gương sáng, khen thưởng và kỷ luật… ngàymột đẩy mạnh

Nhà trường kết hợp với bộ môn xã hội đã đổi mới nội dung giáo dục lòngyêu nước cho học sinh gắn liền lý luận với thực tiễn, phù hợp với tâm sinh lýcủa học sinh nhằm mục tiêu phát triển toàn diện cho học sinh Tiếp tục đẩymạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thực hiệnnhững tiêu chí cụ thể để rèn luyện cho từng đối tượng học sinh khác nhau vàxem đây là nhiệm vụ hàng ngày của mỗi người

Ngoài ra, cần sử dụng các phương pháp như nêu tình huống, yêu cầu họcsinh giải quyết Nhà trường thường xuyên tổ chức tốt những ngày lễ lớn gắn liềnvới công tác giáo dục lòng yêu nước, mời các anh hùng, chiến sĩ, những đồngchí lão thành cách mạng, hội cựu chiến binh, các đơn vị lực lượng vũ trang vềtham gia trò chuyện, giao lưu cùng học sinh, tổ chức tham gia các hoạt động tìnhnguyện, tổ chức các hoạt động vì biên giới, hải đảo…

2.3.5 Kết hợp giữa giáo dục gia đình, nhà trường với các đoàn thể xã hội trong việc giáo dục lòng yêu nước.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, “trồng người” là sự nghiệp vẻ vang nhưng rấtcông phu, bền bỉ, khó khăn, phải có sự phối hợp của nhiều lực lượng mới đạt kếtquả tốt Trong đó, Người luôn đánh giá cao vai trò của nhà trường, gia đình và

xã hội trong việc giáo dục thanh niên Tại buổi lễ khai mạc Trường Đại học nhândân Việt Nam, ngày 19-01-1955, Người nói: “Trường đại học, gia đình và đoànthể thanh niên phải liên hệ chặt chẽ trong việc giáo dục thanh niên”

Trang 12

Để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục lòngyêu nước cho thanh niên thì một trong những giải pháp cơ bản không thể thiếu

đó là kết hợp giữa gia đình, nhà trường, đoàn thể và xã hội thành một quá trìnhthống nhất, liên tục và hoàn chỉnh Với vị trí chức năng riêng của mình, mỗi lựclượng, mỗi môi trường đều có vai trò, vị trí quan trọng riêng Nếu ta buông lỏnghay xem nhẹ bất kỳ một yếu tố nào sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình giáodục lòng yêu nước cho thanh niên

Gia đình là nơi đem đến cho con người những bài học đầu tiên và thườngxuyên, liên tục từ lúc sinh ra đến tuổi trưởng thành Giáo dục gia đình giữ một vịtrí đặc biệt đối với sự hình thành và phát triển nhân cách, nhất là giáo dục tínhngười từ tuổi ấu thơ Hoạt động giáo dục, bồi dưỡng của gia đình có tác dụnggóp phần củng cố những nội dung giáo dục, bồi dưỡng của nhà trường, đặc biệt

là đối với nội dung giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, lòng yêu quêhương đất nước, đạo lý làm người Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã chỉ rõ:

“Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tế bào lành mạnh của

xã hội, là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhâncách”

Bên cạnh gia đình, vai trò quản lý, giáo dục của nhà trường đối với học sinhcũng không kém phần quan trọng Bởi nhà trường là môi trường giáo dụcchuyên nghiệp, có nền nếp kỷ cương, kỷ luật, là nơi trang bị cho học sinh nhữngkiến thức cơ bản, chính thống và cũng là nơi giáo dục cho học sinh lý tưởngsống, rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức cần thiết của công dân,tạo dựng cho các em những ước mơ hoài bão lớn lao

Các đoàn thể xã hội, đặc biệt là đoàn thanh niên, là tổ chức góp phần khôngnhỏ vào quá trình giáo dục lòng yêu nước, cũng như giáo dục đạo đức, tư tưởng,lối sống cho học sinh thông qua các hoạt động khác nhau, như tham quan, dulịch, sinh hoạt chính trị, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, hay cácphong trào do Trung ương đoàn phát động như: Thanh niên tình nguyện, thanhniên lập nghiệp, tuổi trẻ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Đây là những hoạt động

bổ ích, giúp học sinh tự rèn luyện, nâng cao ý thức và nghĩa vụ của mình đối vớicộng đồng Qua đó, chúng ta có thể kết hợp giáo dục lòng yêu nước cho học sinhmột cách thiết thực nhất

Trong quá trình kết hợp, gia đình, nhà trường, xã hội phải hợp thành sựthống nhất ở mục tiêu giáo dục, phương pháp giáo dục để tạo ra hợp lực cùngmột hướng, chứ không phân cực hoặc phản lực triệt tiêu lẫn nhau Cho nên, đòihỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việcgiáo dục thanh niên

Trang 13

Đoàn Thanh niên là tổ chức gần gũi và trực tiếp giáo dục học sinh, do vậy,nội dung giáo dục của Đoàn cần đổi mới và tập trung vào những vấn đề nhưgiáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, truyền thống quê hương đất nước,pháp luật Trong đó, coi trọng việc giáo dục chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng

Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, xác định cụ thể những nội dung,yêu cầu trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để họcsinh học tập, rèn luyện và phát triển Cần đổi mới công tác vận độnghọc sinh,tạo việc làm, tạo môi trường học tập, sinh hoạt văn hóa, thể thao lành mạnh chocác em Xác định một cách rõ ràng, đúng đắn những nội dung giáo dục lòng yêunước trong từng thời điểm cụ thể Làm sao để những nội dung giáo dục phù hợpvới từng lứa tuổi, vùng, miền, tổ chức các phong trào hoạt động phải hợp lý cả

về thời gian, không gian, tránh tổ chức quá nhiều hoạt động ảnh hưởng đến thờigian lao động và học tập củacác em Việc tổ chức các hoạt động này còn phảichú ý đến đặc điểm tâm lý của học sinh, không nên quá nặng nề, khô cứngnhưng cũng không nên quá hời hợt, thiếu sâu sắc Sự đa dạng về hình thức,phong phú về nội dung, sâu sắc về ý nghĩa của phong trào, hoạt động được tổchức phải được coi là mục tiêu hàng đầu

Chắc chắn rằng, nếu các tổ chức thật sự quan tâm, chăm lo đến việc giáodục lòng yêu nước cho học sinh thì trong hoạt động thực tiễn của mình sẽ cóđược nhiều hình thức giáo dục có ý nghĩa thiết thực hơn, đáp ứng được nhữngyêu cầu mới của tuổi trẻ trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước hiện nay

Trong những năm qua, các phong trào lớn như Tuổi trẻ Việt Nam học tập vàlàm theo lời Bác, Hành trình tuổi trẻ vì biển đảo quê hương, Thắp sáng ước mơtuổi trẻ Việt Nam vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh…đượcphát động khắp nơi và gặt hái được những thành quả tốt đẹp, nổi lên là phongtrào thanh niên tình nguyện đã khơi đúng nguồn mạch, nguồn nhiệt huyết, thắpsáng các hoài bão và ước mơ của thanh niên Đồng thời, trong quá trình hoạtđộng, các tổ chức Đoàn Thanh niên các cấp đã phát hiện, bồi dưỡng, tôn vinh,tuyên truyền, giới thiệu và nhân rộng các điển hình tiên tiến, xuất sắc trên cáclĩnh vực của đời sống xã hội

2.3.6 Chú trọng lấy gương “người tốt, việc tốt” để giáo dục học sinh, giúp học sinh tự giáo dục

Hiểu bản tính con người là hướng thiện, muốn vươn tới cái tốt, cái đẹp, Chủtịch Hồ Chí Minh rất coi trọng phương pháp nêu gương trong việc giáo dụcthanh niên Người cho rằng: “Lấy gương người tốt, việc tốt để hàng ngày giáo

Ngày đăng: 10/07/2020, 07:47

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Trước những biến đổi và đòi hỏi liên tục của tình hình thực tiễn, việc giáo dục nhằm nâng cao lòng yêu nước cho học sinh THPT trong giai đoạn hiện nay càng trở nên phức tạp và khó khăn hơn - Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp giáo dục nhằm nâng cao lòng yêu nước cho học sinh THPT nói chung, học sinh trường THPT lê hồng phong nói riêng trong giải đoạn hiện nay
r ước những biến đổi và đòi hỏi liên tục của tình hình thực tiễn, việc giáo dục nhằm nâng cao lòng yêu nước cho học sinh THPT trong giai đoạn hiện nay càng trở nên phức tạp và khó khăn hơn (Trang 15)
Sử dụng hình ảnh trực quan khi dạy lịch sử địa phương Thanh Hóa trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) và chống Mỹ (1954 - 1975) tại trường THPT Lê Hồng Phong - Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp giáo dục nhằm nâng cao lòng yêu nước cho học sinh THPT nói chung, học sinh trường THPT lê hồng phong nói riêng trong giải đoạn hiện nay
d ụng hình ảnh trực quan khi dạy lịch sử địa phương Thanh Hóa trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) và chống Mỹ (1954 - 1975) tại trường THPT Lê Hồng Phong (Trang 19)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w