1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trong giảng dạy môn giáo dục công dân lớp 11

23 1,5K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 122 KB

Nội dung

- Ngày 17/10/2001, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 1363/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án "Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân" với mục tiêu: "Giáo dục học s

Trang 1

GIÁO DỤC ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh qua giảng dạy môn giáo dục công dân lớp 11

ở trường THPT

A Đặt vấn đề

I Tầm quan trọng của môi trường đối với cuộc sống

của con người

Ngày nay, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, lao động của con người hiệnđại càng nhẹ nhàng hơn, năng suất lao động cao hơn, sản phẩm hàng hoá nhiều hơnphục vụ nhu cầu vật chất và tinh thần của con người ngày càng đa dạng phong phú.Song trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá, quá trình sản xuất của conngười cũng đang làm cho môi trường bị ô nhiễm, gây nên hiện tượng hiệu ứng nhàkính, là thủng tầng ô zôn Nhân loại đang đứng trước những nguy cơ tiềm ẩn đe doạcuộc sống: Bệnh tật hiểm nghèo, ảnh hưởng tới tuổi thọ và chất lượng cuộc sống Vìvậy, vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay không phải là sự quan tâm của một quốc gia,vùng lãnh thổ nào mà là vấn đề quan trọng và cấp thiết của toàn nhân loại Tại hội

nghị của Liên hiệp quốc về "Môi trường và phát triển" họp ở Riô Đê Gia nê - rô từ ngày 03 đến ngày 14/3/2002 đã khẳng định: "Theo Hiến chương Liên hợp quốc và các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, các quốc gia có toàn quyền khai thác tài nguyên riêng của họ phù hợp với đường lối môi trường và phát triển của chính mình Họ có nghĩa vụ sao cho những hoạt động trong giới hạn chủ quyền hoặc dưới sự kiểm tra của họ không gây ra những tổn thất cho môi trường cuả các quốc gia khác trong các lãnh phận quốc tế"

Về vấn đề môi trường, Đảng ta cũng đã khẳng định quan điểm của mình: "Ngăn chặn các hành vi huỷ hoại và gây ô nhiễm môi trường, khắc phục tình trạng xuống cấp môi trường ở các khu vực nông thôn, đô thị, khu công nghiệp, làng nghề, nơi

Trang 2

đông dân cư, có nhiều hoạt động kinh tế Từng bước sử dụng công nghệ sạch, năng lượng sạch." (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X trang 94).

- Ngày 15/11/2004, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 41/NQ/TƯ về bảo vệ môi

trường trong thời kỳ đẩy mạnh "công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước" Nghị quyết

đã xác định quan điểm "Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn, là yếu

tố bảo đảm sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của nhân dân, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế của nước ta".

- Ngày 17/10/2001, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 1363/QĐ-TTg về việc

phê duyệt đề án "Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân" với mục tiêu: "Giáo dục học sinh, sinh viên các cấp học, bậc học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân có hiểu biết về pháp luật và chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo vệ môi trường, có kiến thức về môi trường để tự giác thực hiện bảo vệ môi trường.".

- Ngày 02/12/2003 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 256/2003/QĐ-TTg phêduyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm

2020, xác định bảo vệ môi trường là bộ phận cấu thành không thể tách rời của chiếnlược kinh tế - xã hội, là cơ sở quan trọng đảm bảo phát triển bền vững đất nước

- Cụ thể hoá và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, ngày

31/01/2005, Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo đã ra Chỉ thị "Về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường".

- Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ

nghĩa Việt nam khoá XI kì họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, đượcChủ tịch nước kí Lệnh số 29/2005/LCTN và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2006thay thế Luật bảo vệ môi trường năm 1993 Luật quy định về giáo dục bảo vệ môitrường và đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi trường

Các văn bản trên đã khẳng định Đảng và Nhà nước đã đánh giá cao vai trò củacông tác bảo vệ môi trường trong sự nghiệp phát triển bền vững quốc gia, nâng cao

Trang 3

chất lượng cuộc sống của mọi tầng lớp nhân dân Đồng thời qua đó cũng cho thấy tầmquan trọng của việc giáo dục bảo vệ môi trường nhằm nâng cao nhận thức, ý thức vềmôi trường và bảo vệ môi trường cho công dân nói chung và cho học sinh nói riêng

Về khái niệm Môi trường, sách "Từ điển tiếng Việt" (2008) định nghĩa: "Môi trường là toàn bộ những điều kiện tự nhiên, xã hội, trong đó có con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ với con người và sinh vật ấy.".

Như vậy chúng ta khẳng định rằng: Môi trường chính là điều kiện tự nhiên, cung cấp cho con người những yếu tố thiết yếu phục vụ cuộc sống và sự tồn tại của con người và sinh vật Con người với tư cách vừa là chủ thể vừa là khách thể, chịu sự tác động, chi phối sâu sắc của môi trường, đồng thời con người cũng ra sức cải tạo môi trường để phục vụ ngày càng tốt hơn, đầy đủ hơn cho cuộc sống.

Mục tiêu giáo dục BVMT trong chương trình giáo dục phổ thông là:

* Kiến thức:

- Khái niệm môi trường, hệ sinh thái, các thành phần môi trường, quan hệ giữachúng

- Nguồn tài nguyên, khai thác, sử dụng, tái tạo tài nguyên và phát triển bền vững

- Dân số - môi trường

- Sự ô nhiễm và suy thoái môi trường

- Các biện pháp bảo vệ môi trường

* Thái độ - tình cảm.

- Có tình cảm yêu quý, tôn trọng thiên nhiên

- Có thái độ thân thiện với môi trường và ý thức được hành động trước vấn đề môitrường nẩy sinh Quan tâm thường xuyên đến môi trường sống và cộng đồng

Trang 4

- Tuyên truyền, vận động, bảo vệ môi trường trong gia đình, nhà trường, cộngđồng

II- Thực trạng môi trường hiện nay và việc tích hợp bảo vệ môi trường ở trường

THPT

1 Thực trạng môi trường ở nước ta hiện nay

Theo báo cáo của Bộ tài nguyên và Môi trường, thực trạng môi trường nước tahiện nay là: Ô nhiễm nước, không khí và đất đã xuất hiện ở nhiều nơi, nhiều vấn đề

vệ sinh môi trường đã phát sinh ở cả thành thị và nông thôn Môi trường bắt đầu bị ônhiễm, trước hết là do khai thác dầu Các sự cố môi trường như bão lụt, hạn hán ngàycàng tăng lên Môi trường bị ô nhiễm là do ý thức bảo vệ môi trường của con ngườicòn kém Hơn nữa do dân số nước ta tăng nhanh và tập trung quá đông vào các đô thịlớn nên tình trạng ô nhiễm không khí, nguồn nước ngày càng trầm trọng Điều quantrọng là tình trạng ô nhiễm môi trường đang trực tiếp ảnh hưởng xấu đến đời sống vàsức khoẻ của con người Những thành phố như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh mỗi ngày có

số lượng rác thải khoảng 500 tấn Các doanh nghiệp như VêĐan xả nước thải côngnghiệp vào sông Thị Vải, nước thải sinh hoạt ở các khu dân cư tại Hà Nội, xả nướcvào sông Tô Lịch, sông Nhuệ, làm ô nhiễm nguồn nước Tất cả đang dóng lên một hồichuông cảnh báo cấp thiết tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta Các căn bệnhhiểm nghèo như ung thư, xơ gan cổ trướng, dịch tiêu chảy cấp, bệnh ngoài da đều cónguyên nhân bắt nguồn từ môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề

Chính vì vậy việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho con người, đặc biệt là học sinh càng vô cùng quan trọng, đòi hỏi không chỉ nhà trường mà toàn xã hội cần quan tâm thực hiện tốt.

2 Nhận thức của học sinh đối với vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay

Qua điều tra, khảo sát học sinh lớp 11 trường THPT Quảng Xương I về vấn đề ônhiễm môi trường trước khi dạy các bài tích hợp về môi trường chúng tôi thấy:

Trang 5

- Nhìn chung hầu hết các em đều hiểu về môi trường, vị trí, tầm quan trọng, tácđộng và ảnh hưởng của môi trường đối với cuộc sống của con người Song cũng cònmột bộ phận học sinh hiểu về môi trường còn hời hợt, nông cạn, thậm chí hiểu sailệnh về môi trường, đặc biệt là mối quan hệ giữa môi trường và con người Cá biệt có

em chưa nắm chắc khái niệm môi trường và các yếu tố cấu thành môi trường Cho nên ý thức bảo vệ môi trường, sống hoà nhập cùng môi trường còn thấp kém, nhiều

hạn chế, chưa có những hành động cụ thể thiết thực để góp phần nhỏ bé của mình vào công cuộc bảo vệ môi trường nơi cư trú và môi trường nhà trường xanh - sạch - đẹp

và an toàn

3 Thực trạng tích hợp bảo vệ môi trường ở trường THPT hiện nay

Hình thành ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường là nhiệm vụ và sự quan tâmchung của tất cả các bộ môn khoa học được giảng dạy trong nhà trường THPT.Songgiữ vị trí chủ đạo vẫn là bộ môn Giáo dục công dân, xuất phát từ vị trí, tầm quan trọng

và nhiệm vụ của bộ môn là: "Trực tiếp giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức , phong cách, chuẩn mực của người lao động mới Đồng thời trang bị những kiến thức lý luận chính trị một cách có hệ thống của chủ nghĩa Mác Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, bồi dưỡng năng lực và phương pháp tư duy khoa học trong hoạt động thực tiễn Qua

đó bồi dưỡng phẩm chất chính trị, giá trị nhân văn, hành vi văn minh trong quan hệ

xã hội, quan hệ giao tiếp, trong cống hiến và hưởng thụ" (Lý luận dạy học môn giáo

dục công dân- NXB Đại học quốc gia Hà Nội- 1999-Tr6)

Thông qua từng bài giảng cụ thể, giáo viên trực tiếp tích hợp vấn đề bảo vệ môitrường cho học sinh Tuy vậy hiện nay việc tích hợp đang còn nhiều bất cập, hạn chếvới nhiều lý do Trước hết phần lớn giáo viên chưa nắm được nội dung tích hợp trongmỗi bài giảng, sau đó là lúng túng và thiếu sự chủ động sáng tạo, phương pháp tíchhợp hoặc tích hợp qua loa đại khái, không hiệu quả Đặc biệt một số giáo viên chưabiết tích hợp làm mất đi ý nghĩa thiết thực của việc bảo vệ môi trường, giảm ý nghĩathực tiễn của một giờ dạy

Trang 6

Muốn hình thành ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, giáo viên phải đảm bảo

3 yếu tố sau đây

Một là: học sinh phải nhận thức một cách sâu sắc về môi trường và tâm quan

trọng, vị trí của môi trường đối với cuộc sống của con người và sinh vật

Hai là: Phải biến nhận thức thành hành động, hình thành ý thức bảo vệ môi trường

qua từng việc làm cụ thể, thiết thực hàng ngày

Ba là: Mỗi học sinh phải là một tuyên truyền viên về công tác bảo vệ môi trường

nơi cư trú, nhà trường xanh - sạch - đẹp an toàn, góp phần bảo vệ sức khoẻ của conngười

B Phần nội dung

I Các giải pháp thực hiện tích hợp

Tích hợp bảo vệ môi trường cho học sinh THPT nói chung và học sinh lớp 11 nóiriêng đang được tiến hành một cách đồng bộ và có kế hoạch Đồng thời đây là mộtvấn đề cấp thiết thể hiện tính nhân văn sâu sắc, tính thực tiễn cao trong giảng dạy giáodục công dân Để tích hợp có kết quả cần phải:

1 Chọn nội dung bài giảng phù hợp để tích hợp có hiệu quả

Trong chương trình GDCD lớp 11 có nhiều bài có thể tích hợp nội dung bảo vệmôi trường Mỗi bài có một chủ đề riêng cần phải lựa chọn cho thích hợp bằng nhữngmức độ tích hợp khác nhau

Giáo viên sưu tầm tranh ảnh, bài viết qua sách vở báo trí, internet để tích hợp cụthể phong phú

2 Lựa chọn phương pháp tích hợp phù hợp để bài giảng đạt hiệu quả cao

Sau khi xác định bài giảng và nội dung cần tích hợp, giáo viên phải lựa chọnphương pháp tích hợp sau đây:

Tích hợp bộ phận: Trong mỗi bài chọn các mục để tích hợp có nội dung sát với

vấn đề bảo vệ môi trường

Tích hợp toàn phần: Trả bài giảng có thể tích hợp một vấn đề trọn vẹn.

Trang 7

Tích hợp liên hệ: Trong bài có thể tích hợp liên hệ các phần nội dung với nhau

hoặc liên hệ tới những bài khác có nội dung cần tích hợp

Để tích hợp có hiệu quả, giáo viên có thể áp dụng các phương pháp truyền thụ sauđây:

- Phương pháp thuyết giảng

Kiến thức giáo viên sử dụng phải phong phú đa dạng về tất cả các lĩnh vực củamôi trường nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh

- Phương pháp trực quan

Bằng hình ảnh đã được sưu tầm về môi trường cho học sinh quan sát, nhận xét,đánh giá rút ra kết luận vừa giúp học sinh hứng thú học tập, vừa giúp các em biết nhậnxét đánh giá vấn đề tích hợp

- Phương pháp điều tra xã hội học.

Đây là bước chuẩn bị để học sinh tiếp thu bài giảng Điều tra theo phương pháptrắc nghiệm khách quan hoặc viết thu hoạch cá nhân bàn bạc về vấn đề môi trường

- Điều tra xã hội học ở 7 lớp 11T1, 11T2, 11T3, 11T4, 11T5, 11C1, 11C2 về vấn

đề môi trường

- Điều tra xã hội học về tình hình môi trường ở địa phương: trắc nghiệm trả lờicâu hỏi

- Viết thu hoạch hoặc bài kiểm tra ở lớp

II Các phương pháp tiến hành tích hợp

1 Điều tra xã hội học về nhận thức của học sinh đối với môi trường

Phiếu số 1: Yêu cầu học sinh nhận thức đúng về môi trường, qua đó giáo viên

cũng nắm bắt được sự hiểu biết về môi trường để có phương pháp tích hợp phù hợpgây được hứng thú học tập

a Nhận thức về môi trường.

Học sinh hiểu về khái niệm môi trường qua 2 phiếu điều tra sau:

Trang 8

Câu Môi trường là gì? Đúng Sai

1 Môi trường sống của sinh vật

2 Nơi xây ra một hiện tượng hoặc diễn ra một quá trình ấy

3

Toàn bộ những điều kiện tự nhiên xã hội, trong đó con

người hay một sinh vật tồn tại phát triển trong quan hệ với

con người, với sinh vật ấy

4 Toàn bộ các điều kiện vô cơ và hữu cơ của các hệ sinh thái

ảnh hưởng đến xã hội loài người

Phiếu số 2: Yêu cầu học sinh nhận thức đúng về ảnh hưởng của môi trường đối

với cuộc sống của con người Học sinh xác định mối quan hệ giữa A và B

N i A v B cho phù h p.ối A và B cho phù hợp à B cho phù hợp ợp

1 Bệnh tật hiểm nghèo hiện nay của

con người xảy ra nhiều là do

A Hiện tượng nhà kính trái đất nóng lên

2 Sức lao động của con người bị

giảm sút có nguyên nhân:

B Khí thải công nghiệp nước thải công nghiệp, sinh hoạt chưa qua xử lý xả vào sông nước

3 Các hiện tượng thiên nhiên trái với

qui luật

C Ô nhiễm nguồn nước nặng nề

4 Núi băng ở Nam cực và Bắc cực

đang tan nhanh chóng

D Tệ nạn săn bắn động vật bừa bãi dẫn đến mất cân bằng sinh thái

2 Điều tra về mức độ ô nhiễm môi trường ở nơi cư trú của học sinh.

Mỗi học sinh được phát một phiếu yêu cầu các em đánh dấu vào ô trống

Phiếu điều tra số 1

Họ và tên: Lớp

Nơi cư trú: xã

Trang 9

Theo em hiện nay ở quê em mức độ ô nhiễm môi trường: đánh dấu x vào ô trống

Đời sống của người dân được nâng cao

Không hiểu về môi trường và tác hại của ô nhiễm môi trường

ý thức bảo vệ môi trường rất kém

Hiện tượng cha chung không ai khóc

III Thực nghiệm tích hợp và kết quả đạt được

1 Xác định yêu cầu, mục đích tích hợp.

Tích hợp bảo vệ môi trường phải đạt các mục đích yêu cầu sau:

- Vấn đề môi trường đang là một trong 4 vấn đề cấp thiết của nhân loại ngày nay:Vấn đề chiến tranh hạt nhân và bảo vệ hoà bình, vấn đề môi trường, vấn đề bệnh tậthiểm nghèo, vấn đề phát triển của khoa học kỹ thuật phải chỉ rõ cho học sinh thấyđược: 4 vấn đề cấp thiết đó đều có nguồn gốc từ bảo vệ môi trường

Trang 10

- Học sinh hiểu và nắm được vấn đề môi trường và có hành động thiết thực gópphần vào việc bảo vệ môi trường nơi cư trú và cộng đồng dân cư sinh sống, là mộttuyên truyền viên để tuyên truyền, động viên nhân dân nơi cư trú cùng nhau bảo vệmôi trường của làng quê xanh - sạch - đẹp và an toàn.

- Học sinh thấy được đây là một biểu hiện cụ thể của lòng nhân ái, tính nhân văn,lòng yêu quê hương đất nước: yêu quê hương là bảo vệ quê hương luôn xanh - sạch -đẹp, an toàn, yêu con người, lòng vị tha là góp phần làm cho môi trường sống cộngđồng trong lành - sạch sẽ để bảo vệ sức khoẻ, chống lại các nguy cơ bệnh tật xâmnhập con người

2 Thực hành tích hợp và kết quả

a Xác định bài và nội dung tích hợp:

Chương trình giáo dục công dân lớp 11 năm học 2012 – 2-13 có 4 bàing trình giáo d c công dân l p 11 n m h c 2012 – 2-13 có 4 b iục công dân lớp 11 năm học 2012 – 2-13 có 4 bài ớp 11 năm học 2012 – 2-13 có 4 bài ăm học 2012 – 2-13 có 4 bài ọc 2012 – 2-13 có 4 bài à B cho phù hợp

Tên bài Địa chỉ tích hợp Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường

Bài 1: Công dân với

Tích hợp vào điểm Bmục 3 trong phần nộidung bài học

- Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế vớiBVMT

- Các biện pháp giải quyết hài hoà mối quan

hệ giữa tăng trưởng kinh tế với BVMT

- Kỹ năng:

Tuyên truyền về BVMT trong sản xuất vàkinh doanh

- Kiến thức: Việc chạy theo lợi nhuận mà

bất chấp qui luật tự nhiên, khai thác tàinguyên bừa bãi làm ảnh hưởng xấu đến môitrường

- Kỹ năng:

Tuyên truyền người thân, coi trọng việcBVMT sinh thái trong sản xuất kinh doanh

Trang 11

Bài 11: Chính sách

dân số và giải quyết

việc làm

Tích hợp vào điểm Amục 1 trong phần nộidung bài học

- Kiến thức: Tốc độ dân số tăng nhanh, chất

lượng dân số thấp, mật độ dân số cao vàphân bố thiếu hợp lý là một trong cácnguyên nhân làm cạn kiệt tài nguyên và ônhiễm môi trường

- Kỹ năng: Tham gia tuyên truyền về chính

sách dân số phù hợp với lứa tuổi

Bài 12: Chính sách

tài nguyên và BVMT

Tích hợp toàn bộ vàonội dung bài học

- Kiến thức: Tình hình môi trường trong cả

nước và địa phương

- Một số chủ trương chính sách cơ bản vềmôi trường ở nước ta

- Trách nhiệm công dân trong việc thực hiệnchính sách BVMT

- Kỹ năng: Tham gia và tuyên truyền thực

hiện chính sách BVMT

b Thực hành tích hợp và kết quả:

Đối với từng bài, quá trình phương pháp ứng dụng tích hợp "bảo vệ môi trường"cần thực hiện phù hợp để đạt được hiệu quả cao

Bài 1: Công dân với sự phát triển kinh tế (tiết 1, tiết 2)

- Tích hợp tiết 1, mục 2: Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất trong đó có

đối tượng lao động là những nguyên vật liệu có sẵn trong tự nhiên và do con người tạo

ra, giáo viên có thể nêu câu hỏi: Của cải trong tự nhiên có vô tận hay không?

- Nên khai thác như thế nào để không lãng phí tài nguyên mà vẫn đảm bảo cânbằng sinh thái?

- Con người tạo ra của cải vật chất phải đảm bảo môi trường không bị ô nhiễmnghĩa là như thế nào?

Ngày đăng: 29/12/2015, 09:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w