1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

KHẢO sát TÌNH HÌNH vệ SINH TRƯỜNG học ý THỨC bảo vệ mồi TRƯỜNG của học SINH ở các TRƯỜNG TRUNG học PHỐ THỒNG TRONG địa bàn q NINH KIỀU, TP cần THƠ

53 401 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

Cần Thơ, ngày 23 tháng 04 năm 2013 Sinh viên thực hiện Bùi Thị ChungTÓM TẮT Đề tài “Khảo sát tình hình vệ sinh trường học và ý thức bảo vệ môi trường của họcsinh ở các trường Trung học P

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Trang 2

Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học

Nhận Xét Của Cán Bộ Hướng Dẫn

Cán bộ hướng dẫn

Trang 3

LỜI CẢM TẠQua hơn 4 tháng được sự tận tình giúp đỡ của thầy, cô và các bạn, tôi đã hoàn thành

đề tài tốt nghiệp đại học “Khảo sát tình hình vệ sinh trường học và ý thức bảo vệmôi trường của học sinh ở các trường Trung học Phổ thông trong đia bàn Q NinhKiều, TP Cần Thơ”

Xin bài tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Phạm Văn Toàn đã trực tiếp hướng dẫn, chỉbảo và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài

Tôi xin gởi lời cám ơn chân thành đến cô Nguyễn Thị Thu Vân đã tận tình hướngdẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình phân tích thực hiện đề tàitại phòng thí nghiệm

Xin trân trọng nhớ ơn Quý thầy, cô của bộ môn Kỹ thuật Môi trường, khoa Môitrường & Tài nguyên Thiên nhiên, trường Đại học Cần Thơ đã đóng góp những ýkiến chuyên môn sâu sắc trong quá trình thực hiện đề tài này

Tôi cảm ơn các bạn sinh viên lớp Kỹ thuật môi trường khóa 35, khóa 36, khóa 37 đãnhiệt tình giúp đỡ trong thời gian thực hiện đề tài

Cuối lời tôi xin gởi lời thân thương nhất đến những người thân yêu nhất của tôi đãtạo mọi điều kiện, hỗ trợ cả về vật chất lẫn tinh thần để tôi hoàn thành tốt đề tài này.Kính chúc Quý thầy, cô và các bạn luôn sức khỏe và thành công

Cần Thơ, ngày 23 tháng 04 năm 2013

Sinh viên thực hiện

Bùi Thị ChungTÓM TẮT

Đề tài “Khảo sát tình hình vệ sinh trường học và ý thức bảo vệ môi trường của họcsinh ở các trường Trung học Phổ thông trong địa bàn quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ”được thực hiện từ ngày 1/1/2013 Đề tài đã khảo sát tình hình vệ sinh trường học và

ý thức bảo vệ môi trường thông qua phỏng vấn 400 học sinh của bốn trường trunghọc phổ thông trong quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ Số phiếu câu hỏi phân chia ở cáctrường như sau: trường trung học phổ thông Phan Ngọc Hiển 135 phiếu, trườngtrung học phổ thông Châu Văn Liêm 134 phiếu, trường trung học phổ thông NguyễnViệt Hồng 98 phiếu và trường trung học phổ thông tư thục Nguyễn Bỉnh Khiêm (cở

sở 1) 33 phiếu Đồng thời kết hợp với việc quan sát thực tế, lấy mẫu nước phân tíchtại các trường được chọn Nhằm đánh giá tình hình vệ sinh trường học, ý thức bảo vệmôi trường của học sinh

Trang 4

Việc điều tra về vệ sinh trường học ở các trường THPT dựa vào các tiêu chí vệ sinhtrường học của QĐ 1221/2000-BYT như sau: nhà vệ sinh, tình hình căn tin trường,bãi rác tập trung của trường, thùng rác và sự phân bố thùng rác của trường, tỉ lệ câyxanh che phủ, tình hình lớp học, tình hình sân trường, biện pháp phòng chống tiếng

ồn và khói bụi, chất lượng nước uống, hệ thống thoát nước của trường theo kết quảđiều tra cho thấy tình hình chung của các trường:

- Nhà vệ sinh các trường chưa hợp vệ sinh, số lượng phòng vệ sinh đủ cho học sinh

sử dụng (1 phòng/ 200 học sinh);

- Căn tin trường sạch, tuy nhiên nhân viên trong căn tin khi tham gia chế biến thức

ăn không đeo bao tay, khẩu trang;

- Bãi rác tập trung của các trường đa phần xa lớp học, tuy nhiên thùng chứa khôngđược trang bị nắp đậy sự phân bố thùng rác ở các lớp chưa đều;

- Tỉ lệ cây xanh che phủ chưa cao ở các trường;

- Tình hình vệ sinh sân trường, phòng học chưa được tốt;

- Các biện pháp chống khói bụi ở các trường tốt;

- Hệ thống thoát nước của trường thông với hệ thống thoát nước thành phố nênkhông gây ứ ngập nước

Theo kết quả khảo sát cho thấy ý thức bảo vệ môi trường, giữ vệ sinh của học sinhchưa được cao Có 3 yếu tố tác động tới việc hình thành ý thức bảo vệ môi trườngcủa học sinh: nhà trường, gia đình, xã hôi Vì vậy cần có các giải pháp nhằm nângcao ý thức bảo vệ môi trường của học sinh bằng sự kết hợp của các yếu tố trên.Dựa vào kết quả khảo sát thì tình hình vệ sinh ở các trường chưa thật sự tốt nhàtrường cần có các biện pháp cải thiện Cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường củahọc sinh thông qua tuyên truyền, giáo dục của gia đinh, nhà trường, xã hội

LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân Các số liệu, kết quảtrình bày trong luân văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì luậnvăn nào trước đây

nr L _ _? 2

Tác giả

Trang 5

Bùi Thị Chung

Trang 6

MỤC LỤC

Nhận Xét Của Cán Bộ Hướng Dẫn i

LỜI CẢM TẠ ii

TÓM TẮT iii

LỜI CAM ĐOAN iv

MỤC LỤC v

DANH SÁCH BẢNG vii

DANH SÁCH HÌNH viii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ix

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 1

1.3 PHẠM VI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1

1.4 Ý NGHĨA KHOA HỌC THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1

CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3

2.1 MÔI TRƯỜNG, Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG .3

2.1.1 Môi trường 3

2.1.2 Ô nhiễm môi trường 4

2.1.3 Bảo vệ môi trường 7

2.2 GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG 7

2.2.1 Khái niệm 7

2.2.2 Nhiệm vụ trong giáo dục môi trường 7

2.2.3 Những định hướng trong giáo dục môi trường 8

2.2.4 P hương pháp tiếp cận trong giáo dục môi trường 8

2.2.5 Đ ề án về giáo dục môi trường tại các trường học 9

2.2.6 Nội dung lồng ghép giáo dục môi trường vào các môn học 9

2.2.7 Phương pháp lồng ghép giáo dục môi trường vào các môn học 9

2.3 VỆ SINH TRƯỜNG HỌC 10

2.3.1 Trường học 10

Trang 7

2.3.2 V

ệ sinh môi trường và vệ sinh trường học 10

2.3.3 Các yêu cầu đối với hoạt động vệ sinh trường học 10

2.4 CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG 11

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13

3.1 THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 13

3.1.1 Thời gian thực hiện 13

3.1.2 Địa điểm thực hiện 13

3.2 N ỘI DUNG NGHIÊN CỨU 14

3.3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14

3.3.1 Phương tiện thực hiện 14

3.3.2 Phương pháp thực hiện 14

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 18

4.1 TÌNH HÌNH VỆ SINH TRƯỜNG HỌC CỦA CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG QUẬN NINH KIỀU, TP CẦN THƠ 18

4.1.1 Trường THPT Phan Ngọc Hiển 18

4.1.2 Trường THPT Châu Văn Liêm 21

4.1.3 Trường THPT Nguyễn Việt Hồng 27

4.2 KẾT QUẢ KHẢO SÁT Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA HỌC SINH TRONG ĐỊA BÀN TP CẦN THƠ 35

4.2.1 Ý thức của học sinh với việc vệ sinh môi trường 36

4.3.2 Nguyên nhân dẫn đến việc thiếu ý thức với việc bảo vệ môi trường .38

4.3.3 Các đề xuất nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của học sinh 41 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 45

5.1 KẾT LUẬN 45

5.2 KIẾN NGHỊ 45

TÀI LIỆU THAM KHẢO 47

PHỤ LỤC 48

Trang 8

DANH SÁCH BẢNG Bảng 3.1 Số phiếu khảo sát của 4 trường Trung học Phổ thông trong Q Ninh Kiều,

TP Cần Thơ 15

Bảng 3.2 Số lượng mẫu nước uống tại bốn trường Trung học phổ thông trong Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ 16

Bảng 4.1 Kết quả phân tích chất lường mẫu nước uống của THPT Châu Văn Liêm 24

Bảng 4.2 Kết quả phân tích mẫu nước uống của trường THPT Nguyễn Việt Hồng .29

Bảng 4.3 Quy ước trọng số và điểm 33

Bảng 4.4 Điểm của các phương án được thể hiện qua bảng 34

Bảng 4.5 Phân tích tình hình thuân lợi, khó khăn của trường 41

DANH SÁCH HÌNH Hình 3.1 Bản đồ phân bố vị trí địa điểm thực hiện đề tài 13

Hình 4.1 Sơ đồ của trường THPT Phan Ngọc Hiển 18

Hình 4.2 Sơ đồ của trường THPT Châu Văn Liêm 21

Hình 4.3 Thái độ của học sinh trường THPT Châu Văn Liêm đối với việc bỏ rác đúng nơi quy định 22

Hình 4.4 Nhà vệ sinh của trường THPT Châu Văn Liêm 23

Hình 4.6 Khuôn viên trường THPT Châu Văn Liêm 24

Hình 4.7 Khu vực nước uống cho học sinh của trường CVL 25

Hình 4.8 Sơ đồ của trường THPT Nguyễn Việt Hồng 27

Hình 4.9 Tình hình vệ sinh của trường THPT Nguyễn Việt Hồng 28

Trang 9

Hình 4.10 Sơ đồ phân của trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm 30

Hình 4.11 Nhà vệ sinh trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm 31

Hình 4.12 Biểu đồ tỉ lệ thành phần học sinh được phỏng vấn tại bốn trường THPT trong Q Ninh Kiều, Tp Cần Thơ 35

Hình 4.13 Ý thức của học sinh về hoạt động bảo vệ môi trường 36

Hình 4.14 Kết quả khảo sát nguyên nhân học sinh bỏ rác không đúng nơi quy định .37

Hình 4.15 Biểu đồ thể hiện thái độ của học sinh đối với công việc trực nhật 37

Hình 4.16 Tình hình vệ sinh trường THPT Phan Ngọc Hiển 38

Hình 4.17 Thái độ học sinh với việc thay đổi phương tiện đi lại (%) 39

Hinh 4.18 Thái độ học sinh với việc thay đổi túi nilon 40

Trang 10

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CT-BGD&DT Chỉ thị-Bộ giáo dục & Đào tạo

Trang 11

Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

TP Cần Thơ cũng như nhiều địa phương khác trên cả nước đang phải đối mặt với các hoạt động gây ô nhiễm môitrường do chất thải, nước thải, khí thải từ các khu công nghiệp; nước thải, chất thải rắn từ sinh hoạt, Khi chuyểnsang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, tốc độ công nghiệp hóa và hiện đại hóa của tăng nhanh,tốc độ ô nhiễm môi trường cũng tăng nhanh

Nguồn gốc của vấn đề trên là ý thức bảo vệ môi trường của nhiều người chưa tốt trong đó có học sinh Công tácgiáo dục bảo vệ môi trường cần tác động hiệu quả đến ý thức của các học sinh nhằm góp phần vào hoạt động môitrường Đề tài “Khảo sát tình hình vệ sinh trường học và ý thức bảo vệ môi trường của học sinh ở các trườngTrung học Phổ thông trong địa bàn quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ” được thực hiện để đánh giá tình hình thực tế

về công tác vệ sinh trường học và ý thức bảo vệ môi trường của học sinh tại các trường trung học phổ thông trongquận Ninh Kiều, TP Cần Thơ đồng thời đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác giáo dục bảo vệ môi trườngđến học sinh

1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

- Khảo sát tình hình vệ sinh trường học tại các trường trung học phổ thông trong quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ;

- Khảo sát ý thức bảo vệ môi trường của học sinh ở các trường trung học phổ thông trong quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ;

- Đánh giá thực tiễn về ý thức bảo vệ môi trường của học sinh trung học phổ thông trong quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ;

- Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác giáo dục bảo vệ môi trường đến học sinh

1.3 PHẠM VI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

- Địa điểm thực hiện đề tài:

+ Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ;

+ Trường THPT Phan Ngọc Hiển, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ;

+ Trường THPT Nguyễn Việt Hồng, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ;

+ Trường THPT Châu Văn Liêm, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ

- Đối tượng nghiên cứu: học sinh các khối lớp 10, 11 và 12

- Nội dung chính của đề tài: khảo sát tình hình vệ sinh trường học và ý thức bảo vệ môi trường của học sinh.1.4 Ý NGHĨA KHOA HỌC THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài được thực hiện nhằm tìm hiểu thực trạng về tình hình vệ sinh trường học ở các trường THPT trong quậnNinh Kiều, Tp Cần Thơ hiện nay Qua đó có các đề xuất giải pháp để cải thiện tình hình vệ sinh của trường, đảmbảo một môi trường học tập lành mạnh, giúp học sinh học tập tốt

Việc xác định rõ các nguyên nhân gây ra việc thiếu ý thức bảo vệ môi trường của học sinh, sự hiểu biết của họcsinh đối với môi trường Từ đó có các hướng đề xuất nhằm nâng cao ý thức, sự hiểu biết về môi trường cho họcsinh Góp phần vào việc hoàn thiện công tác giáo dục môi trường cho học sinh

Ngoài ra, đề tài còn bổ sung vào nguồn tư liệu học tập cho học sinh ở các trường

Trang 12

CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU2.1 MÔI TRƯỜNG, Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

2.1.1 Môi trường

a Khái niệm

Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người, ảnhhưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như khôngkhí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế (Bách khoa toàn thư mở

- Wikipedia)

Thuật ngữ Trung Quốc gọi môi trường là “hoàn cảnh” chỉ điều kiện sống của cá thểhoặc quần thể sinh vật Sinh vật và con người không thể tách rời khỏi môi trườngcủa mình

Theo Vũ Trung Tạng (2000) môi trường là một phần của ngoại cảnh, bao gồm cáchiện tượng và các thực thể của tự nhiên mà ở đó cá thể, quần thể, loài có quan hệtrực tiếp hoặc gián tiếp bằng các phản ứng thích nghi của mình

Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam (2005) môi trường bao gồm các yếu tố

tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh conngười, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người vàthiên nhiên

Tóm lại, môi trường bao gồm tất cả những gì xung quanh con người và ảnh hưởngtrực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống, sự phát triển của con người

b Phân loại môi trường

Theo Lê Văn Thăng (2007) phân loại môi trường theo chức năng được chia thành 3loại:

- Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố thiên nhiên, vật lý, hóa học, sinh học tồntại khách quan bao quanh con người;

- Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa con người với con người, tạo nên

sự thuận lợi hay khó khăn cho sự phát triển của cá nhân hay cộng đồng dân cư;

- Môi trường nhân tạo là tập hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội do con người tạo nên

và chịu sự chi phối bởi con người

Theo thành phần, môi trường được chia thành 4 loại:

- Môi trường đất (thạch quyển) là một lớp vỏ cứng có cấu tạo hình thái rất phức tạp,

có thành phần không đồng nhất, có độ dày thay đổi theo vị trí địa lý Vỏ Trái đấtđược chia làm hai kiểu vỏ lục địa và vỏ đại dương;

- Môi trường nước (thủy quyển) lớp vỏ lỏng không liên tục bao quanh Trái đất gồmnước ngọt, nước mặn ở cả 3 trạng thái cứng, lỏng và hơi Thủy quyển bao gồm đạidương, biển, ao hồ, sông ngòi, nước ngầm và băng tuyết;

- Môi trường không khí (khí quyển) là lớp vỏ ngoài của Trái đất với ranh giới dưới

là bề mặt thủy quyển, thạch quyển và ranh giới trên là khoảng không giữa các hànhtinh Khí quyển Trái đất được hình thành do sự thoát hơi nước, các chất khí từ thủyquyển và thạch quyển;

Trang 13

- Sinh quyển là toàn bộ dạng vật chất sống tồn tại ở bên trong, bên trên và phía trênTrái đất hoặc là lớp vỏ sống của Trái đất, một hệ thống động vô cùng phức tạp với

số lượng lớn các yếu tố ngẫu nhiên và nhiều quá trình mang đặc điểm xác suất.2.1.2 Ô nhiễm môi trường

a Khái niệm

Theo Bách khoa toàn thư mở (Wikipedia) ô nhiễm môi trường là tình trạng môitrường bị ô nhiễm bởi các chất hóa học, sinh học gây ảnh hưởng đến sức khỏe conngười, các cơ thể sống khác

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xem việc đưa vào môi trường các tác nhân lý học,hóa học, sinh học và nhiệt không đặc trưng về thành phần hoặc hàm lượng đối vớimôi trường ban đầu đến mức có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bìnhthường của một loài sinh vật nào đó hoặc thay đổi tính chất trong lành của môitrường ban đầu là ô nhiễm môi trường (Nguyễn Hữu Chiếm - Lê Hoàng Việt, 2012).Theo Luật bảo vệ môi trường Việt Nam (2005) ô nhiễm môi trường là sự biến đổicác thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnhhưởng xấu đến con người, sinh vật

Như vậy, ô nhiễm môi trường là sự thay đổi thành phần và tính chất của môi trường,gây ảnh hưởng xấu cho các hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật.Theo Luật bảo vệ môi trường Việt Nam (2005) căn cứ để xác định khu vực môitrường bị ô nhiễm được quy định như sau:

- Môi trường bị ô nhiễm trong trường hợp hàm lượng một hoặc nhiều chất gây ônhiễm vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường;

- Môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng khi hàm lượng của một hoặc nhiều hoá chất,kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 3 lần trở lên hoặchàm lượng của một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm khác vượt quá tiêu chuẩn về chấtlượng;

- Môi trường bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng khi hàm lượng của một hoặc nhiềuhoá chất, kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 5 lần trởlên hoặc hàm lượng của một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm khác vượt quá tiêu chuẩn

về chất lượng môi trường từ 10 lần trở lên

b Các dạng ô nhiễm môi

trường b1 Ô nhiễm nước

Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và tính chất nước, có hại cho hoạt độngsống bình thường của sinh vật và con người, bởi sự có mặt của một hay nhiều chất lạvượt qua ngưỡng chịu đựng của sinh vật

Nguồn gốc gây ô nhiễm nước:

- Nguồn gốc tự nhiên do mưa, tuyết tan, gió, bão, lũ lụt Ô nhiễm này còn được gọi

là ô nhiễm không xác định nguồn gốc;

- Nguồn gốc nhân tạo là sự thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng do xảnước thải từ các vùng dân cư, khu công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, thuốctrừ sâu, diệt cỏ, phân bón trong nông nghiệp

b2 Ô nhiễm không khí

Trang 14

Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trongthành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùikhó chịu, giảm tầm nhìn xa.

Các tác nhân gây ô nhiễm không khí bao gồm:

- Các loại axit như nitơ oxit (NO, NO2), nitơ đioxit (NO2), SO2, CO, H2S vàcác loại khí halogen (Clo, Brom, Iôt);

Đất thường là nơi tiếp nhận chủ yếu tất cả các nguồn thải Ô nhiễm đất xảy ra khi đất

bị nhiễm các chất hóa học độc hại (hàm lượng vượt quá giới hạn cho phép) do cáchoạt động chủ động của con người như khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp,

sử dụng phân bón hóa học hoặc thuốc trừ sâu quá nhiều hoặc do bị rò rỉ từ cácthùng chứa ngầm

c Nguồn gây ô nhiễm môi trường

Nguồn gây ô nhiễm là nguồn thải ra các chất gây ô nhiễm

Theo tính chất hoạt động, nguồn gây ô nhiễm môi trường được chia thành 4 nhóm:

- Hoạt động sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, tiểu thủ công nghiệp);

- Hoạt động giao thông vận tải;

- Hoạt động sinh hoạt;

-Hoạt động tự nhiên

Theo phân bố không gian, nguồn gây ô nhiễm môi trường được chia thành 3 loại:

- Điểm ô nhiễm, cố định VD: khói thải từ các nhà máy;

- Đường ô nhiễm, di động VD: khói thải từ các phương tiện giao thông;

- Vùng ô nhiễm, lan tỏa VD: nước thải và khói thải từ các khu công nghiệp gây ônhiễm và lan tỏa trong thành phố đến vùng nông thôn

Theo nguồn phát sinh, nguồn gây ôn nhiễm môi trường gồm nguồn ô nhiễm sơ cấp

và nguồn ô nhiễm thứ cấp

- Nguồn ô nhiễm sơ cấp: chất ô nhiễm từ nguồn thải trực tiếp vào môi trường;

Trang 15

- Nguồn ô nhiễm thứ cấp: chất ô nhiễm được tạo thành từ nguồn sơ cấp và đã biếnđổi qua trung gian rồi mới tới môi trường gây ô nhiễm.

d Chất thải gây ô nhiễm môi trường

d1 Chất thải rắn

Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt độngkinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống vàduy trì sự tồn tại của cộng đồng ) Trong đó, quan trọng nhất là các loại chất thảisinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống (Trần Hiếu Nhuệ và CSV,2001)

Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn được phân loại như sau:

- Khu dân cư;

- Khu thương mại;

- Cơ quan, công sở;

- Khu xây dựng và phá hủy các công trình xây dựng;

Theo nguồn gốc phát sinh, nước thải được phân loại thành các loại sau:

- Nước thải sinh hoạt: nước thải từ các khu dân cư, khu vực hoạt động thương mại,khu vực công sở, trường học và các cơ sở tương tự khác;

- Nước thải công nghiệp (nước thải sản xuất): nước thải từ các nhà máy đang hoạtđộng hoặc trong đó nước thải công nghiệp là chủ yếu;

- Nước thấm qua: lượng nước thấm vào hệ thống ống bằng nhiều cách khác nhau,qua các khớp nối, các ống có khuyết tật hoặc thành hố ga hay hố xí;

- Nước thải tự nhiên: nước mưa được xem như nước thải tự nhiên ở những thànhphố hiện đại, chúng được thu gom theo hệ thống riêng;

- Nước thải đô thị: nước thải đô thị là một thuật ngữ chung chỉ chất lỏng trong hệthống cống thoát của một thành phố, thị xã; đó là hỗn hợp của các loại nước thảitrên

d3 Khí thải và bưi

Các chất ở dạng khí là những chất ở điều kiện thông thường tồn tại ở thể khí như

CO, CO2, NOx, SOx, Cl2

Các chất thải dạng bụi là các hạt chất rắn được phân tán trong không khí có kíchthước khác nhau (từ 1/10 đến hàng nghìn micromet)

Trang 16

Các chất dạng hơi: thể khí của các chất ở điều kiện bình thường là chất lỏng hoặcrắn VD: hơi benzen, iod, tetraetyl chì

Các chất dạng aerosol keo là tập hợp các phân tử chất lỏng hoặc chất rắn tạo thànhcác hạt nhỏ li ti phân tán trong không khí

2.1.3 Bảo vệ môi trường

Theo Luật bảo vệ môi trường Việt Nam (2005) hoạt động bảo vệ môi trường là hoạtđộng giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đốivới môi trường, ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi

và cải thiện môi trường; khai thác, sử dưng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiênnhiên; bảo vệ đa dạng sinh học

Bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, quốc gia đơn lẻ

mà là trách nhiệm của tất cả mọi người trên thế giới Ngày 05 tháng 06 hằng nămđược chọn làm ngày Môi trường Thế giới để nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của hoạtđộng bảo vệ môi trường đối với con người và sinh vật

2.2 GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG

2.2.1 Khái niệm

Giáo dục môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục chính quy

và không chính quy nhằm giúp con người có được sự hiểu biết, kỹ năng và giá trị tạođiều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái (NguyễnHữu Long, lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong chương trình đàotạo - một trong những biện pháp nhằm hình thành nhận thức về bảo vệ môi trường,2012)

2.2.2 Nhiệm vụ trong giáo dục môi trường

Theo Nguyễn Hữu Long, lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trongchương trình đào tạo - một trong những biện pháp nhằm hình thành nhận thức vềbảo vệ môi trường, 2012: giáo dục môi trường là kết quả của sự định hướng và sắpxếp lại những bộ môn khác nhau và những kinh nghiệm giáo dục khác nhau (khoahọc tự nhiên, khoa học xã hội, văn học nghệ thuật.) để cung cấp nhận thức toàn diện

về môi trường

Giáo dục môi trường là một phương pháp khoa học giúp cho mọi người hiểu về môitrường với mục đích giúp mọi người có thái độ và hành động trách nhiệm về việcbảo vệ môi trường

Giáo dục môi trường cần phải được tiến hành giáo dục sâu, rộng ngay từ tuổi ấu thơtới tuổi trưởng thành, từ những người làm việc sinh hoạt thường ngày trong cộngđồng tới những người làm công tác chỉ đạo, quản lý, nhà chiến lược kinh tế xã hội.2.2.3 Những định hướng trong giáo dục môi trường

Giáo dục môi trường nhằm vận dụng những kiến thức và kỹ năng vào gìn giữ, bảotồn, sử dụng môi trường theo cách thức bền vững cho cả thế hệ hiện tại và tương lai.Giáo dục môi trường bao hàm việc học tập cách sử dụng những công nghệ mớinhằm tăng sản lượng và tránh những thảm hoạ môi trường, xoá nghèo đói, tận dụngcác cơ hội và đưa ra những quyết định khôn khéo trong sử dụng tài nguyên

Trang 17

Giáo dục môi trường cũng bao hàm cả việc đạt được những kỹ năng, động lực vàcam kết hành động, dù với tư cách cá nhân hay tập thể, để giải quyết những vấn đềmôi trường hiện tại và phòng ngừa những vấn đề mới nảy sinh (Nguyễn Hữu Long,lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong chương trình đào tạo - mộttrong những biện pháp nhằm hình thành nhận thức về bảo vệ môi trường, 2012).2.2.4 Phương pháp tiếp cận trong giáo dục môi trường

Tích hợp và lồng ghép: trang bị kiến thức về môi trường thông qua từng môn học vàchương trình riêng phù hợp với từng đối tượng Việc giáo dục này chủ yếu dựa theophương thức lồng ghép và liên hệ trong các nội dung giảng dạy của các môn học.Tính phù hợp ở từng bậc học: cung cấp những thông tin về môi trường cùng nhữngbiện pháp bảo vệ môi trường theo những cách thức phù hợp với trình độ và khả năngnhận thức của từng nhóm đối tượng

Tính tổng hợp và đa dạng: nội dung giáo dục môi trường bao hàm cả nội dung vềmôi trường tự nhiên và môi trường xã hội (môi trường nhân văn) vì nhân tố tự nhiên

và nhân tố xã hội luôn có những tác động qua lại và ảnh hưởng trực tiếp đến đờisống sinh hoạt của mỗi cá nhân và cộng đồng dân cư

Tính hành động thực tiễn: giúp sinh viên, học sinh hiểu biết để bảo vệ môi trường vàbiết vận dụng các nguyên lý, nguyên tắc vào các vấn đề cụ thể Giáo dục môi trườngphải được tiến hành bằng cả phương thức lẫn hành động thực tiễn

Tính hợp tác, liên hệ và điểm nhân ra diện rộng: tận dụng các phương thức hợp tácgiữa người dạy và người học, giữa nhà trường với xã hội trong quá trình giáo dục(Nguyễn Hữu Long, lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong chươngtrình đào tạo - một trong những biện pháp nhằm hình thành nhận thức về bảo vệ môitrường, 2012)

2.2.5 Đề án về giáo dục môi trường tại các trường học

Thực hiện chỉ thị 36 CT/TW của Bộ Chính trị và Công văn 1320 CP-Kg củaThủtướng Chính phủ về việc đưa nội dung Giáo dục Bảo vệ Môi trường vào hệ thốnggiáo dục Quốc dân, dự án “Giáo dục môi trường trong trường phổ thông Việt Nam”giai đoạn I, 1996-1998 (VIE/95/041) được triển khai do Chương trình Phát triển củaLiên hiệp quốc (UNDP) tài trợ và giai đoạn II, 1999-2004 (VIE/98/018) được Cơquan hỗ trợ phát triển quốc tế của Vương quốc Đan Mạch, DANIDA tài trợ (thôngqua UNDP) Trong khuôn khổ của dự án này, trong các năm 2002-2003 đã có 06khoá học quốc gia về giáo dục môi trường được tổ chức, học viên của các khoá họcnày là các giáo viên của các trường phổ thông, cao đẳng thuộc 51 tỉnh thành, 25ngành trên toàn quốc Trong các khoá học, các học viên đã biên soạn các mô đun đểkhai thác, lồng ghép giáo dục môi trường vào các bài trong trong sách giáo khoa củacác môn học ở các cấp học khác nhau Đây là các gợi ý tốt cho việc chuẩn bị bàigiảng các môn học

Dự án giáo dục môi trường ở Đại học Cần Thơ bắt đầu hoạt động từ tháng 7 năm

2012 với sự hợp tác giữa Khoa Môi trường và Tài Nguyên thiên nhiên, Khoa Sưphạm Trường Đại học Cần Thơ với các chuyên gia từ dự án GIZ (dự án được tài trợ

từ chính phủ Đức) (Dự án giáo dục môi trường tại Đại học Cần Thơ, 2012)

Trang 18

2.2.6 Nội dung lồng ghép giáo dục môi trường vào các môn học

- Các khái niệm cơ bản về môi trường: môi trường, ô nhiễm môi trường, các hiệntượng thiên nhiên như thời tiết, khí hậu, mưa axit, hiệu ứng nhà kính;

- Các vấn đề về môi trường: hiện trạng môi trường, ô nhiễm môi trường, nguyênnhân gây ô nhiễm môi trường, tài nguyên khoáng sản,

- Các biện pháp - cách thức giáo dục bảo vệ môi trường ở bậc học mầm non, ý thứcbảo vệ môi trường, những hành vi gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, một sốgiải pháp cải thiện chất lượng môi trường,

- Một số chủ đề ngoại khóa như ô nhiễm môi trường, nguồn rác thải, cây xanh, dân

số và các nhu cầu của con người

2.2.7 Phương pháp lồng ghép giáo dục môi trường vào các môn học

Thông qua bài giảng, bài tập và qua kinh nghiệm thực tế của người học: định hướng,giúp đỡ sinh viên, học sinh thiết kế những hình ảnh hoặc quay phim mô tả về môitrường theo từng chủ đề, sau đó sinh viên làm bài thu hoạch và tổ chức thuyết trìnhtrước lớp

Qua tham quan, khảo sát thực địa: tổ chức cho sinh viên, học sinh tham quan một sốđịa điểm cụ thể có thể trong hoặc ngoài trường để giúp sinh viên, học sinh có thể họccách đánh giá và liên hệ giữa kiến thức và tình hình thực tế

Phương pháp giải quyết vấn đề: nêu vấn đề và yêu cầu sinh viên, học sinh vận dụng

sự hiểu biết của cá nhân để giải quyết các vấn đề về môi trường theo góc độ cá nhân.2.3 VỆ SINH TRƯỜNG HỌC

2.3.1 Trường học

Theo Bách khoa toàn thư mở (Wikipedia) trong tiếng Hy Lạp, từ “trường” (school)

có nghĩa là “giải trí” và đồng thời cũng là “nơi được thuê để giải trí”

Trong thời đại mà lao động chân tay và các hoạt động vì mục đích sinh tồn là chínhyếu, vì chỉ có các tầng lớp thượng lưu mới có thể bỏ thời gian suy nghĩ và tiếp thukiến thức nên trường học được cho là một hoạt động giải trí

Ngày nay, trường học được định nghĩa là một cơ sở hoặc tổ chức chính thức lập nên

để học sinh đến học tập dưới sự dạy dỗ và kèm cặp của một hoặc nhiều giáo viên.2.3.2 Vệ sinh môi trường và vệ sinh trường học

Vệ sinh môi trường chủ yếu là cung cấp đủ nước sạch và xử lý tốt các chất thải(phân, rác, nước thải, khí thải) nhằm giữ sạch nguồn nước, đất và không khí, cânbằng hệ sinh thái, phục vụ sức khỏe cho cá nhân và cộng đồng

Vệ sinh trường học là các hoạt động vệ sinh môi trường nhằm giữ sạch nguồn nước,đất và không khí, cân bằng hệ sinh thái phục vụ cho sức khỏe, công việc giảng dạy

và học tập của giáo viên và học sinh trong các trường học

2.3.3 Các yêu cầu đối với hoạt động vệ sinh trường học

Theo Quy định về vệ sinh trường học của bộ Y Tế (2000) một số yêu cầu đối vớihoạt động vệ sinh trưởng học như sau:

Trang 19

- Đối với nhà ăn tập thể: phòng ăn, bàn ăn, bàn chế biến thực phẩm, kho chứa hoặcnơi bảo quản thực phẩm phải được giữ vệ sinh sạch sẽ Người phục vụ nhà ăn khôngmắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh ngoài da;

- Nước uống: có đủ nước sạch đã được đun sôi hoặc lọc để cho học sinh uống trongthời gian học tập tại trường, đảm bảo bình quân mỗi học sinh mỗi ca học có 0,3 líttrong mùa hè và 0,1 lít trong mùa đông

- Nước sạch để tắm rửa: nếu dùng nước máy thì mỗi vòi cho 200 học sinh trong cahọc, nếu dùng nước giếng thì từ 4 đến 6 lít cho 1 học sinh trong 1 ca học

- Nhà tiêu, hố tiểu: số lượng hố tiêu bình quân từ 100 đến 200 học sinh trong 1 cahọc có 1 hố tiêu (nam riêng, nữ riêng, giáo viên riêng, học sinh riêng) và bình quântrong 1 ca học đảm bảo 50 học sinh có 1 mét chiều dài hố tiêu Ở những nơi có điềukiện thì xây dựng nhà tiêu tự hoại hoặc bán tự hoại, có vòi nước rửa tay; ở các vùngkhó khăn tốt nhất là sử dụng nhà tiêu hai ngăn vệ sinh; riêng vùng xa, vùng sâu cóthể dùng nhà tiêu khô cải tiến

- Hố rác: ở các thành phố, thị xã, thị trấn, trường học phải có thùng chứa rác Rác từcác lớp học và khi làm vệ sinh được thu gom hằng ngày Mỗi phòng học, phòng làmviệc phải có sọt chứa rác

- Nhà trường phải có hệ thống cống rãnh kín để dẫn thoát nước mưa, nước thải từtrường vào hệ thống cống chung

- Trường học được xây dựng xa những nơi phát sinh ra các hơi khí độc hại, khóibụi, tiếng ồn; xa các bến xe, bến tàu, kho xăng dầu, bãi rác, c h ợ x a các trục giaothông lớn; xa sông, suối và ghềnh hiểm trở Diện tích để trồng cây xanh chiếmkhoảng 20% - 40% diện tích khu trường

2.4 CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC MÔITRƯỜNG

- Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/06/1998 của Bộ Chính trị về “Tăng cường công tácbảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” yêu cầu:+ Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào chương trình giáo dục của tất cả các bậchọc trong hệ thống giáo dục quốc dân;

+ Tạo điều kiện và khuyến khích để người dân thường xuyên nhận được các thôngtin về môi trường như một biện pháp cơ bản bảo vệ môi trường

- Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17/10/2001 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt

đề án “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” vớicác nội dung trọng tâm về việc Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơquan có liên quan thực hiện các dự án thành phần sau đây :

+ Xây dựng chương trình; giáo trình, bài giảng về giáo dục bảo vệ môi trường chocác bậc học, cấp học và các trình độ đào tạo;

+ Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về bảo vệ môi trường;

+ Tổ chức chỉ đạo việc đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học và quản lý về lĩnh vực môitrường để bảo đảm nguồn nhân lực cho việc nghiên cứu, quản lý, thực hiện côngnghệ bảo vệ môi trường, phát triển bền vững đất nước;

+ Tăng cường cơ sở vật chất cho việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học vàchuyển giao công nghệ bảo vệ môi trường trong các trường học;

Trang 20

- Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ vềPhê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đếnnăm 2020 Một trong các giải pháp để thực hiện chiến lược được đề ra là tuyêntruyền, giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường.

- Nghị quyết số 41/NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về đa dạng hoá cáchình thức tuyên truyền, phổ biến chính sách, chủ trương, pháp luật và các thông tin

về môi trường và phát triển bền vững cho mọi người, đặc biệt là trong thanh niên,thiếu niên; đưa nội dung giáo dục môi trường vào chương trình, sách giáo khoa của

hệ thống giáo dục quốc dân, tăng dần thời lượng và tiến tới hình thành môn họcchính khoá đối với các cấp học phổ thông

- Chỉ thị 02/2005/CT-BGD&ĐT ngày 31/01/2005 về việc tăng cường công tác giáodục bảo vệ môi trường đã đề ra nhiệm vụ trọng tâm công tác giáo dục bảo vệ môitrường của ngành giáo dục và đào tạo từ nay đến năm 2010 là triển khai thực hiện

Đề án "Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân"

- Quyết định 34/2005/QĐ-TTg ngày 22/05/2005: + Chương trình hành động củaChính phủ thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của BộChính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đạihoá đất nước

+ Hình thành và tăng cường năng lực cho các bộ phận tuyên truyền môi trường trongcác cơ quan, tổ chức, đoàn thể ở Trung ương và địa phương; xây dựng chương trìnhtruyền thông môi trường trên các phương tiện truyền thông đại chúng ở trung ương,địa phương;

+ Đẩy mạnh việc thực hiện Đề án đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thốnggiáo dục quốc dân; chú trọng giáo dục truyền thống yêu thiên nhiên, nếp sống gầngũi, gắn bó với môi trường; tăng cường công tác tuyên truyền đối với các cơ sở sảnxuất kinh doanh để giúp các cơ sở này nhận thức rõ trách nhiệm và tự giác thực hiệncác yêu cầu về bảo vệ môi trường

- Chỉ thị 29-CT/TW ngày 21/01/2009 về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) “Về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”

41-+ Phát huy vai trò của các cơ quan thông tin đại chúng trong tuyên truyền về bảo vệmôi trường; đa dạng hóa nội dung, hình thức tuyên truyền, làm cho nhân dân hiểu rõhậu quả trước mắt cũng như lâu dài của ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đốivới sức khỏe con người, đời sống xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước;những bài học và kinh nghiệm về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậucủa các nước trong khu vực và trên thế giới; công bố công khai những tổ chức,doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và hình thức xử lý

+ Đưa nội dung giáo dục môi trường vào chương trình, sách giáo khoa của hệ thốnggiáo dục quốc dân Coi trọng việc phát động phong trào bảo vệ môi trường trong cáctầng lớp nhân dân

Trang 21

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3.1 THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

3.1.1 Thời gian thực hiện

Thời gian thực hiện đề tài từ 02/01/2013 - 26/04/2013

3.1.2 Địa điểm thực hiện

Dựa vào mục tiêu của đề tài là nhằm khảo sát tình hình vệ sinh trường học & ý thứcbảo vệ của học sinh ở các trường THPT trong địa bàn Q Ninh Kiều, Tp Cần Thơ vàdanh sách các trường THPT trong Q Ninh Kiều, Tp Cần Thơ Mà địa điểm chọnthực hiện đề tài gồm 4 trường THPT như sau:

+ Trường THPT TT Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ;

+ Trường THPT Phan Ngọc Hiển, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ;

+ Trường THPT Nguyễn Việt Hồng, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ;

+ Trường THPT Châu Văn Liêm, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ

3.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Đề tại nhằm nêu rõ thực trạng về tình hình vệ sinh trường học ở các trường THPTtrong địa bàn Q Ninh Kiều, Tp Cần Thơ hiện nay

Trang 22

- Việc xác định rõ các nguyên nhân gây ra việc thiếu ý thức bảo vệ môi trường củahọc sinh cũng góp phần vào việc hoàn thiện công tác giáo dục môi trường cho họcsinh.

- Các giải pháp được đề xuất nhằm tăng cường việc vệ sinh trường học ở cáctrường THPT, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Góp phần vào hoànthiện công tác giáo dục môi trường cho học sinh

3.3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.1 Phương tiện thực hiện

- Phiếu khảo sát tình hình vệ sinh trường học ở bốn trường trung học phổ thôngtrong quận Nink Kiều;

- Bảng câu hỏi điều tra về ý thức bảo vệ môi trường của học sinh ở bốn trườngtrung học phổ thông trong quận Ninh Kiều;

- Các thiết bị, dụng cụ để phân tích chất lượng nước uống của vòi nước uống chohọc sinh ở 04 trường trung học phổ thông trong quận Ninh Kiều;

- Tài liệu liên quan đến nội dung của đề tài “Khảo sát tình hình vệ sinh trường học

và ý thức bảo vệ môi trường của học sinh ở các trường Trung học Phổ thông trongquận Ninh Kiều, TP Cần Thơ”

- Phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word, phần mềm xử lý bảng tínhMicrosoft Excel và phần mềm thống kê mô tả SPSS

3.3.2 Phương pháp thực hiện

a Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Phương pháp này thu thập các tư liệu liên quan đến đề tài bao gồm thông tin về cáctrường trung học phổ thông trong quận Ninh Kiều; kế hoạch, hoạt động vệ sinh môitrường của các trường; hoạt động bảo vệ môi trường của quận Ninh Kiều với đốitượng là học sinh Nguồn tài liệu được tham khảo từ sách, báo cáo khoa học, tạpchí, internet

b Phương pháp khảo sát

Bảng phỏng vấn và phiếu điều tra là phương tiện thực hiện chính của đề tài Bảngphỏng vấn được thiết kế dễ hiểu, gần gũi với học sinh, xác thực với thực tế và nêubật được nội dung cần nghiên cứu của đề

Học sinh tại các trường trung học phổ thông trong quận Ninh Kiều, TP Cần Thơđược phỏng vấn trực tiếp và ngẫu nhiên thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn

b1 Tính toán số lượng học sinh cần khảo sát

Số học sinh cần khảo sát tại 4 trường trung học phổ thông trong quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ được xác định bằng công thức của Slivon, 1960:

N n =

(N +1)* e2

(1)Trong đó:

- n: số học sinh cần khảo sát;

- N: tổng số học sinh của 4 trường trung học phổ thông trong quận Ninh Kiều;

Trang 23

- k: số học sinh cần khảo sát của từng trường;

- m: phần trăm số học sinh của từng trường (%);

- M: số học sinh của từng trường

- N: tổng số học sinh của 4 trường trung học phổ thông trong quận Ninh Kiều.Chọn sai số e = 0,05, kết quả tính toán số phiếu khảo sát của từng trường được trìnhbày tại Bảng 3.1

Bảng 3.1 Số phiếu khảo sát của 4 trường Trung học Phổ thông trong Q Ninh

Kiều, TP Cần Thơ

b2 Cách tiến hành phỏng vấn

Quá trình phỏng vấn được thực hiện theo các bước sau:

- Soạn phiếu câu hỏi phỏng vấn;

- Tiến hành phỏng vấn thử 10 học sinh nhằm kiểm tra tính phù hợp và độ tin cậycủa phiếu câu hỏi phỏng vấn;

- Điều chỉnh nội dung phiếu phỏng vấn;

- Tiến hành phỏng vấn tại các địa điểm nghiên cứu theo phương pháp ngẫu nhiên.Các hoạt động môi trường của các đối tượng nghiên cứu được ghi nhận đầy đủ trongphiếu điều tra nhằm thu thập các thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài

Trang 24

Thời gian khảo sát: 06 ngày liên tục trong tuần từ thứ hai đến thứ bảy nhằm đánh giákhách quan về tình tình vệ sinh ở các trường Thời gian này đủ để quan sát, ghi nhậncác hoạt động của nhà trường và học sinh về tình hình vệ sinh trường học và manglại tính chính xác cao cho số liệu thu thập được trong quá trình khảo sát.

c Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu nước

c1 Phương pháp lấy mẫu

Mẫu nước uống được lấy vào chai thủy tinh 500ml đã được khử trùng và bọc giấybạc bên ngoài

Mẫu nước được đưa về phân tích chỉ tiêu pH và Coliforms trong phòng thí nghiệmngay trong ngày lấy mẫu

Địa điểm lấy mẫu nước tại các vòi nước uống cho học sinh của bốn trường trung họcphổ thông trong quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ

Số lượng mẫu nước tại bốn trường trung học phổ thông trong quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ được trình bày chi tiết ở bảng 3.2

c2 Phương pháp phân tích

Phương pháp MPN còn được gọi là phương pháp pha loãng tới hạn hay phươngpháp chuẩn độ Đây là phương pháp dùng để đánh giá số lượng vi sinh vật theo sốlượng vi sinh vật có xác suất lớn nhất hiện diện trong một đơn vị thể tích mẫu Đây

là phương pháp định lượng dựa trên kết quả định tính của một loạt thí nghiệm được lặp lại ở một số độ pha loãng khác nhau Việc định lượng này được thực hiện lặp lại

3 lần ở 3 độ pha loãng bậc 10 liên tiếp, và ở mỗi độ pha loãng thực hiện lặp lại trên ống nghiệm Tông cộng 3 x 5 = 15 ống nghiệm

Quy trình thực hiện định lượng theo phương pháp này là như sau: Cho vào các ốngnghiệm có chứa môi trường thích hợp cho sự tăng trưởng của đối tượng vi sinh vậtcần định lượng một thể tích chính xác dung dịch mẫu ở 3 nồng độ pha loãng bậc 10liên tiếp (ví dụ 1/10, 1/100, 1/1000) Ủ ở nhiệt độ và thời gian thích hợp Dựa vàokết quả biểu kiển chứng minh sự tăng trưởng của vi sinh vật cần kiểm định trongtừng ống nghiệm (thường là các hiện tượng như sinh hơi, đôi màu, đục ), ghi nhận

số lượng các ống nghiệm dương tính ở từng độ pha loãng Sử dụng các số liệu này

Bảng 3.2 Số lượng mẫu nước uống tại bốn trường Trung học phổ thông

trong Q.Ninh Kiều, TP Cần Thơ

Trang 25

và dựa vào bảng Mac Crady suy ra mật độ vi sinh vật được trình bày dưới dạng sốMPN/100ml hay số MPN/1g mẫu Độ chính xác của trị số MPN phụ thuộc vào sốlượng ống nghiệm lặp lại trong mỗi độ pha loãng.

d Phương pháp thống kê xử lý, phân tích số liệu

Số liệu được xử lý bằng phần mềm xử lý bảng tính Microsoft Excel và phần mềmthống kê mô tả SPSS

Phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word được sử dụng để trình bày nội dungcủa đề tài

Trang 26

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN4.1 TÌNH HÌNH VỆ SINH TRƯỜNG HỌC CỦA CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ’ TRONGQUẬN NINH KIỀU, TP CẦN THƠ

4.1.1 Trường THPT Phan Ngọc Hiển a Tình hình vệ sinh của trường

Địa chỉ: số 33, đường Xô Viết Nghệ Tỉnh, P An Cư, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ Quy mô đào tạo gần 1.956học sinh

Theo kết quả khảo sát từ ngày 14/01/2013 đến ngày 19/01/2013 đã ghi nhận được sơ đồ phân bố các hạng mụccủa trường, tình hình vệ sinh của trường như sau:

Hình 4.1 Sơ đồ của trường THPT Phan Ngọc Hiển Ghi chú: ^ thùng rác

có thể tích 0,27m 3

o Thùng rác nhỏ 0.26m 3

Căn tin trường trước khi có học sinh đều sạch, không rác Thức ăn được chế biến ngay tại nhà ăn; các dụng cụ chếbiến thức ăn được rửa sạch, cách li với mặt đất; có hệ thống chữa cháy ngay tại căn tin Tuy nhiên, nhân viên phục

vụ khi tham gia chế biến thức ăn chưa được trang bị khẩu trang, găng tay nên nếu nhân viên bị bệnh truyền nhiễm

sẽ lây truyền cho học sinh qua đường tiêu hóa hoặc hô hấp

Trường đã xây dựng 09 phòng vệ sinh nữ và 12 phòng vệ sinh nam và thuê nhân viên lao công quét dọn hằngngày trước khi học sinh bắt đầu ca học Phòng vệ sinh được thiết kế theo kiểu hố xí xổm, phía sau có ngăn chứanước cao khoảng 1 mét, có dụng cụ để học sinh sau khi đi xong dội nước, có sọt rác để chứa rác Theo quan sátcảm quan, thành ngăn chứa nước đóng rêu xanh, nước có màu đục Việc này góp phần vào việc các em học sinhkhông thực hiện nhiệm vụ của mình sau khi đi vệ sinh xong gây ra mùi hôi, mất vệ sinh Vì vòi nước được đặtbên ngoài nhà vệ sinh nên hầu hết các em đi vệ sinh xong không có nước rửa tay Theo kết quả phỏng vấn của tác

Ngày đăng: 05/06/2018, 17:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w