1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Chứng nhận xuất xứ

61 1,2K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 2,84 MB

Nội dung

Tiểu luận Chứng nhận xuất xứ Giấy chứng nhận xuất xứ (tiếng Anh: Certificate of Origin, thường viết tắt là C/O) là một tài...

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM MÔN QUẢN TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU

GVHD: TS Bùi Thanh Tráng

Trang 2

 Trần Chân Phương (Trưởng nhóm)

 Nguyễn Minh Thành

 Phạm Duy Nghiệp

 Phạm Lê Phương Uyên

 Võ Lê Thuỳ Dung

 Trần Văn Dũng

 Nguyễn Tố Ngân

 Lê Thị Mỹ Dung

Trang 3

MỤC LỤC

I Khái niệm, nội dung chứng nhận xuất xứ 4

1 Khái niệm 4

2 Mục đích 4

3 Nội dung của giấy chứng nhận xuất xứ 4

II Các mẫu C/O thông dụng ở Việt Nam và cách khai 5

1 C/O form A: 5

2 C/O form B: 8

3 C/O form ICO: 11

a Danh sách tên nước & Mã số tương ứng 13

4 C/O form T: (C/O form Textitle) 18

5 C/O Form D 20

a QUY CHẾ XUẤT XỨ DÙNG CHO HIỆP ĐỊNH CEPT 24

6 C/O form E: 27

7 C/O form AK: 30

8 C/O form AJ: 31

III Cơ quan thẩm quyền cấp: 31

1 Cơ quan cấp C/O 31

2 Cơ quan quản lí cấp C/O ở VN: 31

IV Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ 33

1 Thủ tục cấp C/O cho doanh nghiệp lần đầu xin C/O 33

2 Các mẫu hồ sơ và chứng từ cần thiết 34

a Bộ Hồ sơ Thương nhân (3 trang) 34

b Bộ Hồ sơ xin C/O nếu xin tại VCCI chi nhánh TpHCM 36

c Đơn xin cấp C/O 37

d Bảng giải trình để sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn GSP của các nước nhập khẩu theo tỉ lệ phần trăm 37

3 Quy trình đăng kí C/O điện tử trực tiếp 38

V Tác dụng của C/O 43

1 Tác dụng của C/O đối với chủ hàng: 43

a Đối với người xuất khẩu: 43

b Tác dụng của C/O đối với người nhập khẩu: 43

2 Tác dụng của C/O đối với cơ quan hải quan: 44

a Tác dụng của C/O đối với cơ quan hải quan nước xuất khẩu: 44

b Tác dụng của C/O đối với cơ quan hải quan nước nhập khẩu: 44

3 Tác dụng của C/O đối với việc phát triển kinh tế và chính sách ngoại thương của Nhà nước 44

a Đối với nước xuất khẩu 44

Trang 4

b Đối với nước nhập khẩu 45

VI Tình hình cấp C/O ở Việt Nam trong những năm vừa qua: 46

1 Khái quát: 46

a Hoạt động cấp C/O diễn ra ở Việt Nam 46

b Số lượng các bộ C/O đã được cấp: 49

2 Những vấn đề vướng mắc còn tồn tại trong quá trình khai và cấp C/O 49

a Vấn đề tồn tại về phía doanh nghiệp xin cấp C/O: 49

b Vấn đề tồn tại từ phía cơ quan có thẩm quyền cấp C/O: 51

c Những vấn đề tồn tại ở cơ quan quản lý việc xin và cấp C/O: 52

VII Giải pháp hoàn thiện việc xin và cấp C/O tại Việt Nam: 53

1 Giải pháp với các doanh nghiệp xin cấp C/O: 54

2 Giải pháp đối với tổ chức có thẩm quyền cấp C/O: 56

3 Giải pháp đối với cơ quan quản lý cấp C/O: 57

VIII Tài liệu tham khảo 59

Trang 5

I Khái niệm, nội dung chứng nhận xuất xứ

1 Khái niệm

Giấy chứng nhận xuất xứ là chứng từ do nhà sản xuất hoặc do cơ quan có thẩm quyền, thường là Phòng Thương mại/ Bộ Thương mại/ Bộ Công Thương cấp để xác nhận nơi sản xuất hoặc khai thác ra hàng hoá

Giấy chứng nhận xuất xứ là cơ sở để xác định nguồn gốc xuất xứ hàng hoá

2 Mục đích

Xác định xuất xứ hàng hoá là công việc rất cần thiết và quan trọng trong thương mại quốc tế Các quốc gia cần quan tâm đến xuất xứ hàng hoá để:

 Ưu đãi thuế quan

 Áp dụng thuế chống bán phá giá và trợ giá

 Thống kê thương mại và theo dõi hệ thống hạn ngạch…

3 Nội dung của giấy chứng nhận xuất xứ

Nội dung của giấy chứng nhận xuất xứ bao gồm:

 Tên và địa chỉ người mua

 Tên và địa chỉ người bán

 Tên hàng; số lượng; kỹ mã hiệu

 Lời khai của chủ hàng về nơi sản xuất hoặc khai thác hàng

 Xác nhận cơ quan có thẩm quyền

Trang 6

II Các mẫu C/O thông dụng ở Việt Nam và cách khai

1 C/O form A:

 Chứng nhận xuất xứ mẫu A, còn gọi tắt đối với những người làm công tác thanh toán quốc tế là CO form A hay GSP form A Đây là một trong các chứng từ sử dụng trong thanh toán quốc tế với các nhà nhập khẩu của một số quốc gia khác, bên cạnh hóa đơn thương mại, hối phiếu, vận đơn và các chứng từ khác có liên quan (nếu có) Nó được một số quốc gia phát triển giàu có chấp nhận nhằm tính thuế ưu đãi cho hàng hóa có xuất xứ từ các quốc gia đang phát triển

 Mục đích của CO form A là để làm căn cứ giúp cho các cơ quan quản lý về thuế xác định được mức thuế suất thuế nhập khẩu (ưu đãi) cũng như trị giá tính thuế của các mặt hàng đã được cấp chứng nhận xuất xứ từ quốc gia phát hành ghi trên một chứng nhận xuất xứ mẫu A

cụ thể, do các quốc gia nhập khẩu áp dụng các biểu thuế suất nhập khẩu khác nhau đối với cùng một mặt hàng nhưng có nguồn gốc xuất xứ khác nhau

C/O Form A

Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Trang 7

Cách khai:

Kê khai VIETNAM tiếp sau Issued in (dưới dòng tiêu đề FORM A)

 Ô 1: kê khai tên, địa chỉ, nước của người xuất khẩu Việt Nam

 Ô 2: kê khai tên, địa chỉ, nước của người nhận hàng Trường hợp nhận hàng theo chỉ định

sẽ được khai báo là TO ORDER hoặc TO ORDER OF <người ra chỉ định>, thống nhất với

vận đơn và các chứng từ giao nhận hợp lệ khác

 Ô 3: kê khai về vận tải (càng chi tiết càng tốt) như hình thức vận chuyển, tên phương tiện

vận chuyển, số và ký hiệu chuyến, hành trình (cửa khẩu xuất hàng, cửa khẩu nhận hàng cuối cùng), số và ngày vận đơn, Ví dụ:

BY SEA : BACH DANG V.03

FROM : HOCHIMINH CITY TO : HAMBOURG

B/L No : 1234 DATED : APRIL 10, 2004

Lưu ý : cửa khẩu nhận hàng cuối cùng trên ô 3 và người nhận hàng (đích danh) trên ô 2 phải cùng một nước nhập (ô 12)

 Ô 4: Ghi chú của cơ quan cấp C/O Thường có các ghi chú sau :

 C/O cấp sau ngày xuất hàng : đóng dấu thông báo ISSUED RETROSPECTIVELY

 Cấp phó bản do bị mất bản chính : THE ORIGINAL OF C/O No <số C/O> DATED <ngày cấp> WAS LOST, đồng thời đóng dấu DUPILCATE trên tờ

C/O phó bản

 Cấp thay thế C/O cho trường hợp cấp lại C/O (toàn bộ hoặc một phần) nhưng chưa trả

C/O cũ : REPLACEMENT C/O No <số C/O bị thay thế> DATED <ngày cấp> <FOR mô tả phần được thay thế>

Ngoài ra còn có các ghi chú khác như thông báo hàng xuất sang các nước ASEAN để sản xuất hoặc/và xuất tiếp sang các nước EU, Norway, Turkey; dấu cộng gộp ASEAN, EU, Switzerland, Norway, Turkey, Hàng xuất sang Japan chỉ đáp ứng quy định xuất xứ GSP cộng gộp ASEAN kê khai trên ô 4 chữ C-ASEAN tiếp theo là số và ngày giấy chứng nhận sản xuất, gia công cộng gộp khu vực

 Ô 5: Kê khai số thứ tự các mặt hàng khai báo

 Ô 6: Kê khai nhãn và số hiệu thùng hàng (nếu có)

 Ô 7: - Kê khai số và loại của thùng hàng (nếu có); tên và mô tả hàng

 Ghi rõ số, ngày tờ khai hải quan hàng xuất (nếu đã có) trên ô 6 : CUSTOMS DECLARATION FOR EXPORT COMMODITIES No <số đầy đủ của tờ khai hải quan hàng xuất> DATED <ngày tờ khai hải quan hàng xuất> Trường hợp người khai báo

hải quan và người gửi hàng khác nhau phải ghi rõ thêm về người khai

báo: DECLARED BY <người khai báo>

 Ghi rõ số, ngày giấy phép xuất khẩu (nếu có) trên ô 6 : EXPORT LICENCE No.<số đầy

đủ của giấy phép xuất khẩu> DATED <ngày giấy phép xuất khẩu >

* Lưu ý : - kê khai số container, số niêm chì (cont./seal No ) nếu đã xác định

- kê khai tên cụ thể và mô tả rõ về hàng hóa Không được khai sai, hoặc khai không rõ về hàng hóa như GENERAL MERCHANDISE (hàng tổng hợp), AND OTHER GOODS ( và các hàng khác),v.v

Trang 8

 Ô 8: Kê khai tiêu chuẩn xuất xứ của hàng hóa Cụ thể: Hàng xuất sang Australia và New Zealand bỏ trống Xuất sang các nước khác :

 Hàng có xuất xứ thuần túy Việt Nam kê khai chữ "P"

 Hàng có xuất xứ không thuần túy Việt Nam : kê khai theo hướng dẫn tại mục III.(b) phía sau tờ form A bản chính Chú ý : hàng xuất sang Canada được sản xuất từ hơn 1

nước được hưởng ưu đãi GSP của Canada(hay hàng xuất khẩu chỉ đáp ứng quy định xuất xứ GSP cộng gộp toàn cầu của Canada) kê khai chữ G" trên ô 8, trường hợp khác

 Ô 10: kê khai số và ngày của hóa đơn Trường hợp hàng xuất không có hóa đơn phải ghi

rõ lý do

 Ô 11: kê khai địa điểm, ngày phát hành C/O

* Lưu ý ngày nộp C/O và quy định về thời gian cấp C/O để kê khai chính xác ngày phát hành C/O Không ghi ngày phát hành C/O là ngày nghỉ làm việc theo quy định, hoặc ngày xuất hàng, hoặc ngày khác nếu thực tế ngày phát hành C/O không phải ngày này

* Trừ trường hợp tháng được khai bằng chữ (April, May, ), ngày khai thống nhất theo dạng dd/mm/yyyy

* Ngày phát hành C/O bằng hoặc sau ngày các chứng từ đã được khai báo trên C/O như Invoice, tờ khai hải quan hàng xuất, giấy phép xuất khẩu,

 Ô 12: Kê khai nước xuất xứ của hàng hóa (VIETNAM) tiếp sau produced in Trường hợp C/O form A được cấp theo quy định xuất xứ GSP cộng gộp nguyên liệu khu vực ASEAN

(quy định của EU, Switzerland, Norway, Turkey), sẽ kê khai nước xuất xứ xác định theo quy

định này

Kê khai nước nhập khẩu phía trên dòng (importing country)

Kê khai địa điểm, ngày ký và ký tên của người ký có thẩm quyền (của người xuất khẩu Việt Nam)

Lưu ý : Ngày ký của người xuất khẩu phải trước hoặc bằng ngày phát hành C/O, và phải bằng hoặc sau ngày các chứng từ khác đã được kê khai trên C/O Ðối với các doanh nghiệp người ký có thẩm quyền authorised signatory là thủ trưởng hoặc người được thủ trưởng ủy quyền ký Chữ ký phải được ký bằng tay, và được đóng dấu rõ chức danh, dấu doanh nghiệp, và dấu tên

Trang 9

2 C/O form B:

Loại C/O cấp cho hàng hóa xuất xứ tại Việt Nam xuất khẩu sang các nước khác trên thế giới trong các trường hợp sau:

 Nước nhập khẩu không có chế độ ưu đãi GSP

 Nước nhập khẩu có chế độ GSP nhưng không cho Việt Nam hưởng

 Nước nhập khẩu có chế độ ưu đãi GSP và cho Việt Nam hưởng ưu đãi từ chế độ này

nhưng hàng hóa xuất khẩu không đáp ứng các tiêu chuẩn do chế độ này đặt ra

C/O Form B

Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Trang 10

Cách khai:

 Ô 1: kê khai tên, địa chỉ, nước (Vietnam) của người xuất khẩu Việt Nam

 Ô 2: kê khai tên, địa chỉ, nước của người nhận hàng Trường hợp nhận hàng theo chỉ định

sẽ được khai báo là TO ORDER hoặc TO ORDER OF <người ra chỉ định>, thống nhất với

vận đơn và các chứng từ giao nhận hợp lệ khác

 Ô 3: kê khai về vận tải (càng chi tiết càng tốt) như hình thức vận chuyển, tên phương tiện

vận chuyển, số và ký hiệu chuyến, hành trình (cửa khẩu xuất hàng, cửa khẩu nhận hàng cuối cùng), số và ngày vận đơn, Ví dụ:

BY SEA : BACH DANG V.03

FROM : HOCHIMINH CITY TO : HAMBOURG

B/L No : 1234 DATED : APRIL 10, 2004

* Lưu ý : cửa khẩu nhận hàng cuối cùng trên ô 3 và người nhận hàng (đích danh) trên ô 2 phải cùng một nước nhập (ô 10)

 Ô 4: Tên, địa chỉ, nước của cơ quan thẩm quyền cấp C/O Cụ thể C/O cấp tại Chi nhánh VCCI HCM khai :

CHAMBER OF COMMERCE & INDUSTRY OF VIETNAM

HOCHIMINH CITY BRANCH

171 Vo Thi Sau Str., 3rd Dist., Ho Chi Minh City, Vietnam

Tel 84.8.9326498, 84.8.9325989, 84.8.9325698

Fax 84.8.9325472 Email : vcci-hcm@hcm.vnn.vn

 Ô 5: Ghi chú của cơ quan cấp C/O Thường có các ghi chú sau :

 C/O cấp sau ngày xuất hàng : đóng dấu thông báo ISSUED RETROSPECTIVELY

 Cấp phó bản do bị mất bản chính : THE ORIGINAL OF C/O No <số C/O> DATED <ngày cấp> WAS LOST, đồng thời đóng dấu DUPILCATE trên tờ

C/O phó bản

 Cấp thay thế C/O cho trường hợp cấp lại C/O (toàn bộ hoặc một phần) nhưng chưa

trả bản chính C/O cũ: REPLACEMENT C/O No <số C/O bị thay thế> DATED <ngày cấp> <FOR mô tả phần được thay thế>

 Ô 6: - Kê khai nhãn hiệu, số và loại của thùng hàng (nếu có); tên và mô tả hàng

 Ghi rõ số, ngày tờ khai hải quan hàng xuất (nếu đã có) trên ô 6 : CUSTOMS DECLARATION FOR EXPORT COMMODITIES No <số đầy đủ của tờ khai hải quan hàng xuất> DATED <ngày tờ khai hải quan hàng xuất> Trường hợp người

khai báo hải quan và người gửi hàng khác nhau phải ghi rõ thêm về người khai

báo: DECLARED BY <người khai báo>

 Ghi rõ số, ngày giấy phép xuất khẩu (nếu có) trên ô 6 : EXPORT LICENCE No.<số đầy đủ của giấy phép xuất khẩu> DATED <ngày giấy phép xuất khẩu >

* Lưu ý : - kê khai số container, số niêm chì (cont./seal No ) nếu đã xác định

- kê khai tên cụ thể và mô tả rõ về hàng hóa Không được khai sai, hoặc khai không rõ về hàng hóa như GENERAL MERCHANDISE (hàng tổng hợp), AND OTHER GOODS ( và các hàng khác),v.v

 Ô 7: Kê khai trọng lượng thô hoặc số lượng khác của hàng hóa

* Lưu ý :

Trang 11

 Ô 6, 7 phải khai thẳng hàng tên và trọng lượng (hoặc số lượng) của mỗi loại hàng

 Trường hợp tên hàng và mô tả nhiều có thể khai báo sang trang tiếp, mỗi trang khai báo rõ số thứ tự trang ở góc dưới ô 6 (Ví dụ : Page 1/3)

 Gạch ngang trên ô 6,7 khi kết thúc khai báo tên, mô tả hàng; trọng lượng (hoặc số lượng) hàng, sau đó ghi rõ tổng trọng lượng (hoặc số lượng) của cả lô hàng bằng số (TOTAL) và bằng chữ (SAY TOTAL)

 Ô 8: kê khai số và ngày của hóa đơn Trường hợp hàng xuất không có hóa đơn phải ghi

rõ lý do

 Ô 9: kê khai địa điểm, ngày phát hành C/O

* Lưu ý ngày nộp C/O và quy định về thời gian cấp C/O để kê khai chính xác ngày phát hành C/O Không ghi ngày phát hành C/O là ngày nghỉ làm việc theo quy định, hoặc ngày xuất hàng, hoặc ngày khác nếu thực tế ngày phát hành C/O không phải ngày này

* Trừ trường hợp tháng được khai bằng chữ (April, May, ), ngày khai thống nhất theo dạng dd/mm/yyyy

* Ngày phát hành C/O bằng hoặc sau ngày các chứng từ đã được khai báo trên C/O như Invoice, tờ khai hải quan hàng xuất, giấy phép xuất khẩu,

 Ô 10: - Kê khai nước hàng hóa xuất khẩu tới (nước nhập khẩu) phía trên dòng (importing country)

- Kê khai địa điểm, ngày ký và ký tên của người ký có thẩm quyền (của người xuất khẩu Việt Nam) Lưu ý : Ngày ký của người xuất khẩu phải trước hoặc bằng ngày phát hành C/O, và phải bằng hoặc sau ngày các chứng từ khác đã được kê khai trên C/O Ðối với các doanh nghiệp người ký có thẩm quyền authorised signatory là thủ trưởng hoặc người được thủ trưởng ủy quyền ký Chữ ký phải được ký bằng tay, và được đóng dấu rõ chức danh, dấu doanh nghiệp, và dấu tên

Trang 12

3 C/O form ICO:

Là loại C/O theo quy định của Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) chỉ cấp cho mặt hàng cà phê

Loại Mẫu này luôn được cấp kèm với hoặc Mẫu A hoặc Mẫu B

C/O Form ICO Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Trang 13

 Ô 2 : điền tên, địa chỉ thông báo (bên nhận hàng, nhập khẩu) Ðiền mã số tương ứng của bên thông báo do đơn vị xuất khẩu tự cấp vào 4 ô nhỏ góc dưới phía bên phải của ô 2 Ðơn

vị xuất khẩu tự lập DANH SÁCH TÊN ÐỊA CHỈ THÔNG BÁO (Notify address) & MÃ

SỐ TƯƠNG ỨNG theo mẫu Mỗi lô hàng xuất có bên nhận hàng mới, đơn vị xuất khẩu tự

điền mã số (theo thứ tự tăng dần từ 0001), và tên địa chỉ đầy đủ của bên thông báo này vào danh sách Danh sách phải xuất trình mỗi khi xin cấp C/O mẫu ICO và photo sao y gửi VCCI HCM 1 bản để tổng hợp gửi ICO

 Ô 3 : điền số thứ tự C/O mẫu ICO của đơn vị xuất khẩu trong vụ cà phê Căn cứ ngày xuất hàng ra khỏi lãnh thổ Việt Nam : vụ cà phê bắt đầu từ 1/10 hàng năm và kéo dài đến hết 30/9 năm sau Ví dụ : vụ cà phê 2002-2003 bắt đầu từ 1/10/2002 đến hết 30/9/2003)

 Ô 4 : gồm 3 ô nhỏ Country code cố định khai 145; Port code : xuất khẩu từ các cảng Thành phố Hồ Chí Minh khai 01; Serial No số thứ tự C/O MẪU ICO của tổ chức cấp C/O,

do tổ chức này tự theo dõi và cung cấp cho đơn vị xuất khẩu khai

 Ô 5 : điền tên nước sản xuất (Vietnam) và điền vào 3 ô nhỏ góc dưới phía bên phải của ô

5 mã số tương ứng (145)

 Ô 6 : điền tên nước đến (nước nhập khẩu) và mã số tương ứng (xem DANH SÁCH TÊN NƯỚC & MÃ SỐ TƯƠNG ỨNG)

 Ô 7 : điền ngày xuất khẩu dạng ngày / tháng / năm (DD/MM/YYYY) Ví dụ 31/06/2003

 Ô 8 : điền tên nước chuyển tải và mã số tương ứng Trong trường hợp chuyển thẳng khai

chữ DIRECT và 3 ô mã số để trống

 Ô 9 : điền tên tàu biển vận chuyển Ðiền mã số tàu tương ứng do đơn vị xuất khẩu tự cấp vào 5 ô nhỏ góc dưới phía bên phải của ô 9 Nếu không vận chuyển bằng tàu biển, hãy điền những thông tin cần thiết về phương tiện vận chuyển được sử dụng, ví dụ như bằng xe tải

(by lorry), bằng tàu hỏa (by rail), bằng máy bay (by air), Ðơn vị xuất khẩu tự lập DANH SÁCH TÊN TÀU BIỂN VẬN CHUYỂN & MÃ SỐ TƯƠNG ỨNGtheo mẫu Mỗi lô

hàng xuất vận chuyển bằng tàu biển mới, đơn vị xuất khẩu tự điền mã số (theo thứ tự tăng dần từ 00001), và tên tàu biển vận chuyển này vào danh sách Danh sách phải xuất trình mỗi khi xin cấp C/O mẫu ICO và photo sao y gửi VCCI HCM 1 bản để tổng hợp gửi ICO

 Ô 10 : điền vào phần -/ / các nội dung : 145 / mã số đơn vị xuất khẩu do VCCI cấp (như ô 1) / số thự tự C/O mẫu ICO của đơn vị (như ô 3)

Ðiền vào phần Other marks các dấu hiệu khác (nếu có)

 Ô 11 : điền dấu X vào ô tương ứng

 Ô 12 : điền trọng lượng tịnh đã quy đổi ra kilôgam Ví dụ xuất 18.23454 MTS (NW) điền

số quy đổi ra kg : 18,234.54 Trường hợp cần thể hiện trọng lượng tịnh khác như chứng từ thì ghi rõ thêm trong ngoặc Ví dụ : (18.23454 MTS)

Trang 14

 Ô 13 : điền dấu X vào ô kg

 Ô 14 : điền 1 dấu X vào 1 ô tương ứng Ghi rõ thêm chủng loại, hình thức cà phê nếu thuộc loại hàng cà phê khác Lưu ý : mỗi C/O mẫu ICO chỉ khai cho 1 loại hàng cà phê Nếu một lô hàng cà phê gồm nhiều loại hàng cà phê thì phải tách thành nhiều C/O mẫu ICO tương ứng cho mỗi loại hàng cà phê

 Ô 15 : điền dấu X vào ô phương pháp chế biến tương ứng (chế biến khô, ướt, loại bỏ chất cafêin, hữu cơ)

 Ô 16 : phần bên trái điền ngày ký chứng nhận xuất khẩu dạng DD/MM/YYYY, địa điểm

ký chứng nhận xuất khẩu, và ký đóng dấu của cơ quan hải quan nơi xuất hàng Ðể thuận tiện cho việc đối chiếu, kiểm tra lại nên ghi rõ số và ngày tờ khai hải quan hàng xuất phía trên của phần này, chẳng hạn : Customs declaration for export comodities No 26424/XK/KD/KV4 dated 15/10/2002

Phần bên phải điền ngày, địa điểm ký chứng nhận xuất xứ của tổ chức cấp C/O

Trang 16

(*)

ISLANDS

245

Trang 17

KOREA (SOUTH) 103 WESTERN SAHARA 155

Ðơn vị xuất khẩu : Mã số do VCCI cấp :

Mã số Tên phương tiện vận chuyển

Ví dụ:

Trang 18

A & Z EXPORT CORPORATION

1096 TRAN HUNG DAO STR., HOCHIMINH CITY,

VIETNAM

SARL ANDE, CITY LES SOURCES BT 9

BIR MOURAD RAIS, ALGER, ALGERIE

09

Customs declaration No 123/XK/KD/KV1 Date 20/12/2003

Trang 19

4 C/O form T: (C/O form Textitle)

Là loại C/O theo quy định của Hiệp định Dệt May giữa Việt Nam và EU

 Ô 1: kê khai tên, địa chỉ, nước của người xuất khẩu Việt Nam

 Ô 2: kê khai số C/O gồm 4 chữ và 8 số : 2 chữ đầu VN; 2 chữ tiếp theo đối với hàng xuất khẩu sang Austria kê khai chữ AT Tương tự : Belgium, Luxembourg và Netherlands: BL, Denmark: DK, Finland: FI, France: FR, Germany: DE, Greece: GR, Ireland: IR, Italy: IT, Portugal: PL, Spain: ES, Sweden: SE, United Kingdom: UK; 1 số đầu chỉ năm, 2 số tiếp theo chỉ địa bàn cấp E/L (TP.HCM 02, Ðồng Nai 04, Bình Dương 06), 5 số cuối cùng chỉ số thứ tự C/O do tổ chức cấp C/O cung cấp

 Ô 3: kê khai năm hạn ngạch (lô hàng XK sử dụng hạn ngạch của năm nào thì sẽ kê khai năm đó)

 Ô 4: kê khai số cat (category)

 Ô 5: kê khai tên, địa chỉ, nước của người nhận hàng Trường hợp nhận hàng theo chỉ định

sẽ được khai báo là TO ORDER hoặc TO ORDER OF <người ra chỉ định>, thống nhất với

vận đơn và các chứng từ giao nhận hợp lệ khác

 Ô 6: kê khai nước xuất xứ (VIETNAM)

 Ô 7: kê khai nước nhập khẩu cuối cùng (thuộc EU)

 Ô 8: kê khai về vận tải (càng chi tiết càng tốt) như hình thức vận chuyển, tên phương tiện

vận chuyển, số và ký hiệu chuyến, hành trình (cửa khẩu xuất hàng, cửa khẩu nhận hàng cuối cùng), số và ngày vận đơn, Ví dụ:

BY SEA : BACH DANG V.03

FROM : HOCHIMINH CITY TO : HAMBOURG

B/L No : 1234 DATED : APRIL 10, 2004

Lưu ý : cửa khẩu nhận hàng cuối cùng trên ô 8 và người nhận hàng (đích danh) trên ô 5 phải cùng một nước nhập (ô 7)

 Ô 9: Ghi chú của cơ quan cấp C/O Thường có các ghi chú sau :

 C/O cấp sau ngày xuất hàng : đóng dấu thông báo ISSUED RETROSPECTIVELY

 Cấp phó bản do bị mất bản chính : THE ORIGINAL OF C/O No <số

C/O> DATED <ngày cấp> WAS LOST, đồng thời đóng dấu DUPILCATE trên tờ

C/O phó bản

 Cấp thay thế C/O cho trường hợp cấp lại C/O (toàn bộ hoặc một phần) nhưng chưa trả bản chính C/O cũ : REPLACEMENT C/O No <số C/O bị thay thế> DATED <ngày

cấp><FORmô tả phần được thay thế>

 Ô 10: - Kê khai nhãn hiệu, số và loại của thùng hàng (nếu có); tên và mô tả hàng

 Ghi rõ số, ngày tờ khai hải quan hàng xuất (nếu đã có) trên ô 6 : CUSTOMS

DECLARATION FOR EXPORT COMMODITIES No <số đầy đủ của tờ khai hải quan hàng xuất> DATED <ngày tờ khai hải quan hàng xuất> Trường hợp người

khai báo hải quan và người gửi hàng khác nhau phải ghi rõ thêm về người khai báo: DECLARED BY <người khai báo>

 Ghi rõ số, ngày giấy phép xuất khẩu (nếu có) trên ô 6 : EXPORT LICENCE No.<số

đầy đủ của giấy phép xuất khẩu> DATED <ngày giấy phép xuất khẩu >

Trang 20

* Lưu ý : - kê khai số container, số niêm chì (cont./seal No ) nếu đã xác định

- kê khai tên cụ thể và mô tả rõ về hàng hóa Không được khai sai, hoặc khai không rõ về hàng hóa như GENERAL MERCHANDISE (hàng tổng hợp), AND OTHER GOODS ( và các hàng khác),v.v

 Ô 11: Kê khai trọng lượng tịnh (kg) và cả số lượng khác theo quy định cho category

 Ô 12: Kê khai trị giá FOB của hàng (theo loại tiền trong hợp đồng mua bán)

* Lưu ý :

- Ô 10,11,12 phải khai thẳng hàng tên, trọng lượng tịnh (hoặc số lượng khác), và trị giá FOB của mỗi loại hàng

- Trường hợp tên hàng và mô tả nhiều có thể khai báo sang trang tiếp, mỗi trang khai báo

rõ số thứ tự trang ở góc dưới ô 10 (Ví dụ : Page 1/3)

- Gạch ngang trên ô 10,11,12 khi kết thúc khai báo tên, trọng lượng tịnh (hoặc số lượng khác), và trị giá FOB của hàng, sau đó ghi rõ tổng trọng lượng (hoặc số lượng), trị giá FOB của cả lô hàng bằng số (TOTAL) và bằng chữ (SAY TOTAL)

 Ô 12: kê khai trị giá FOB của mỗi loại hàng xuất

 Ô 13: kê khai địa điểm, ngày phát hành C/O

* Lưu ý ngày nộp C/O và quy định về thời gian cấp C/O để kê khai chính xác ngày phát hành C/O Không ghi ngày phát hành C/O là ngày nghỉ làm việc theo quy định, hoặc ngày xuất hàng, hoặc ngày khác nếu thực tế ngày phát hành C/O không phải ngày này

* Trừ trường hợp tháng được khai bằng chữ (April, May, ), ngày khai thống nhất theo dạng dd/mm/yyyy

* Ngày phát hành C/O bằng hoặc sau ngày các chứng từ đã được khai báo trên C/O như Invoice, tờ khai hải quan hàng xuất, giấy phép xuất khẩu,

 Ô 14: kê khai tên, địa chỉ đầy đủ, nước của cơ quan thẩm quyền cấp C/O (xem phần các

cơ quan có thẩm quyền cấp C/O) C/O form Textile được cấp bởi VCCI HCM kê khai ô 14

nội dung sau :

CHAMBER OF COMMERCE & INDUSTRY OF VIETNAM

HOCHIMINH CITY BRANCH

171 Vo Thi Sau Str., 3 rd Dist., Ho Chi Minh City, Vietnam Tel: 84.8.9326498, 84.8.9325989, 84.8.9325698 Fax: 84.8.9325472 Email: vcci-hcm@hcm.vnn.vn

Trang 21

5 C/O Form D

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá ASEAN của Việt Nam - Mẫu D (sau đây gọi tắt là giấy chứng nhận Mẫu D) là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá do Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực của Bộ Thương mại cấp cho hàng hoá của Việt Nam để hưởng các ưu đãi theo "Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) để thành lập Khu vực Thương mại tự do ASEAN (AFTA)" (dưới đây gọi là Hiệp định CEPT)

C/O Form D

Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Trang 22

 Hiệp định CEPT là Hiệp định quốc tế giữa các nước thành viên ASEAN mà Việt Nam đã

ký tham gia tại Băng cốc - Thái lan ngày 15 tháng 12 năm 1995 và được thực hiện từ ngày 1 tháng 1 năm 1996

 Hàng hoá được cấp giấy chứng nhận Mẫu D:Là các hàng hoá đáp ứng được đầy đủ các điều kiện về xuất xứ quy định tại Hiệp định CEPT

 Cách khai:

Giấy chứng nhận Mẫu D phải được khai bằng tiếng Anh và đánh máy Nội dung khai phải phù hợp với tờ khai hải quan đã được thanh khoản và các chứng từ khác như vận đơn, hoá đơn thương mại và giấy chứng nhận kiểm tra xuất xứ của Công ty Giám định hàng hoá xuất nhập khẩu (trong trường hợp có yêu cầu kiểm tra)

 Ô số 1: Tên giao dịch của người xuất hàng + địa chỉ + tên nước (Việt Nam)

 Ô số 2: Tên người nhận hàng + địa chỉ + tên nước (phù hợp với tờ khai hải quan đã được thanh khoản) Ô trên cùng bên phải: Do Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực ghi Số tham chiếu gồm 12 ký tự, chia làm 5 nhóm, chi tiết cách ghi như sau:

* Nhóm 1: 02 ký tự “VN” (viết in) là viết tắt của 2 chữ Việt Nam

* Nhóm 2: 02 ký tự (viết in) là viết tắt tên nước nhập khẩu, quy định các chữ viết tắt như sau: BR Bruney IN Indonexia ML Malaysia PL Philipines SG Singapore TL Thái Lan

* Nhóm 3: 02 ký tự biểu hiện năm cấp giấy chứng nhận

* Nhóm 4: 01 ký tự thể hiện tên Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực cấp Giấy chứng nhận Mẫu D theo quy định như sau: Số 1 Hà Nội; Số 2 Hải Phòng; Số 3 Ðà Nẵng; Số 4 Nha Trang; Số 5 TP Hồ Chí Minh;Số 6 Cần Thơ

* Nhóm 5: Gồm 05 ký tự biểu hiện số thứ tự của Giấy chứng nhận Mẫu D Giữa nhóm 3

và 4 cũng như giữa nhóm 4 và 5 có dấu gạch chéo ” / “

Ví dụ: Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực thành phố Hồ Chí Minh cấp Giấy chứng nhận Mẫu D mang số thứ 6 cho một lô hàng xuất khẩu sang Thái Lan trong năm 1996 thì cách ghi số tham chiếu của Giấy chứng nhận Mẫu D này sẽ như sau: VN-TL 96/5/00006

 Ô số 3: Tên phương tiện vận tải (nếu gửi bằng máy bay thì đánh “By air”, nếu gửi bằng đường biển thì đánh tên tàu) + từ cảng nào? đến cảng nào?

 Ô số 4: Ðể trống (sau khi nhập khẩu hàng hoá, cơ quan hải quan tại cảng hoặc địa điểm nhập khẩu sẽ đánh dấu thích hợp trước khi gửi lại cho Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực đã cấp Giấy chứng nhận Mẫu D này)

 Ô số 5: Danh mục hàng hoá (01 mặt hàng, 01 lô hàng, đi 01 nước, trong một thời gian)

 Ô số 6: Ký mã và số hiệu của kiện hàng

Trang 23

 Ô số 7: Số loại kiện hàng, mô tả hàng hoá (bao gồm số lượng và số HS của nước nhập khẩu)

 Ô số 8: Hướng dẫn cụ thể như sau:

a Trường hợp hàng hoá/sản phẩm có xuất xứ toàn bộ tại Việt Nam (không sử dụng nguyên phụ liệu nhập khẩu) thì đánh chữ “X”

b Hàng hoá không được sản xuất hay khai thác toàn bộ tại Việt Nam như Quy tắc 3 Phụ lục 1 của Quy chế xuất xứ sẽ nêu ở phần sau theo quy định của ASEAN thì khai ghi rõ

số phần trăm giá trị đã được tính theo giá FOB của hàng hoá được sản xuất hay khai thác tại Việt Nam, ví dụ 40%

c Hàng hoá có xuất xứ cộng gộp như Quy tắc 4 Phụ lục 1 của Quy chế xuất xứ ASEAN nêu tại Phụ lục 1 thì ghi rõ số phần trăm của hàm lượng có xuất xứ cộng gộp ASEAN, ví

dụ 40%

 Ô số 9: Trọng lượng cả bì hoặc số lượng và giá trị khác (Giá FOB)

 Ô số 10: Số và ngày của hoá đơn thương mại

 Ô số 11:

- Dòng thứ nhất ghi chữ Việt Nam;

- Dòng thứ hai ghi đầy đủ tên nước nhập khẩu;

- Dòng thứ ba ghi địa điểm, ngày tháng năm, và chữ ký

 Ô số 12: Ðể trống

- Trường hợp cấp sau theo quy định tại Ðiều 9 thì ghi: “Issued retroactively”

- Trường hợp cấp lại theo quy định tại Ðiều 10 thì ghi: “Certified true copy”

Ví dụ:

Trang 25

a QUY CHẾ XUẤT XỨ DÙNG CHO HIỆP ĐỊNH CEPT

Khi xác định xuất xứ của hàng hóa đủ điều kiện hưởng Chương trình CEPT theo Hiệp định CEPT, sẽ áp dụng các quy tắc sau:

QUY TẮC 1: XÁC ĐỊNH XUẤT XỨ CỦA SẢN PHẨM

Các hàng hóa thuộc diện CEPT được nhập khẩu vào một nước thành viên từ một nước thành viên khác được vận tải trực tiếp theo nghĩa của Quy tắc 5 của quy chế này, sẽ đủ điều kiện được hưởng ưu đãi nếu chúng đáp ứng các yêu cầu xuất xứ theo một trong các điều kiện sau đây:

a Các hàng hóa có xuất xứ thuần túy (được sản xuất hoặc thu hoạch toàn bộ tại nước thành viên xuất khẩu) như qui định tại Quy tắc 2;

b Các hàng hóa có xuất xứ không thuần túy (không được sản xuất hoặc thu hoạch toàn bộ tại nước thành viên xuất khẩu), miễn là các hàng hóa đó đủ điều kiện theo Quy tắc 3 hoặc Quy tắc 4

QUY TẮC 2: XUẤT XỨ THUẦN TÚY

Theo nghĩa của Quy tắc 1 các hàng hóa sau được coi là có xuất xứ thuần túy:

a Các khoáng sản được khai thác từ lòng đất, mặt nước hay đáy biển của nước đó;

b Các hàng hóa nông sản được thu hoạch ở nước đó;

c Các động vật được sinh ra và chăn nuôi ở nước đó;

d Các sản phẩm từ động vật nêu ở mục (c) trên đây;

e Các sản phẩm thu được do săn bắn hoặc đánh bắt ở nước đó;

f Các sản phẩm thu được do đánh cá trên biển và các đồ hải sản do các tầu của nước đó lấy được từ biển;

g Các sản phẩm được chế biến hay sản xuất trên boong tầu của nước đó từ các sản phẩm nêu ở mục (f) trên đây;

h Các nguyên liệu đã qua sử dụng được thu nhặt tại nước đó, chỉ dùng để tái chế nguyên liệu;

i Đồ phế thải từ các hoạt động công nghiệp tại nước đó; và

j Các hàng hóa được sản xuất từ các sản phẩm từ mục (a) đến (i);

QUY TẮC 3: XUẤT XỨ KHÔNG THUẦN TÚY

a (i) Hàng hóa sẽ được coi là xuất xứ từ các nước thành viên ASEAN, nếu có ít nhất 40% hàm lượng xuất xứ từ bất cứ nước thành viên nào

Trang 26

(ii) Nguyên phụ liệu mua trong nước do các nhà sản xuất đã được cấp phép cung cấp, tuân thủ các quy định của pháp luật tại nước đó được coi là đáp ứng về xuất xứ ASEAN; nguyên phụ liệu mua từ nguồn khác phải kiểm tra hàm lượng để xác định xuất xứ

(iii) Theo tiểu mục (i) ở trên, nhằm mục đích thực hiện các quy định của quy tắc 1 (b), các sản phẩm được chế tạo hoặc gia công mà có tổng giá trị nguyên phụ liệu được sử dụng có xuất xứ từ các nước không phải là thành viên ASEAN hoặc có xuất xứ không xác định được không vượt quá 60% của giá FOB của sản phẩm được sản xuất hoặc chế biến và có quá trình sản xuất cuối cùng được thực hiện trên lãnh thổ nước xuất khẩu là thành viên

b Giá trị nguyên phụ liệu không xuất xứ từ ASEAN sẽ là:

(i) Giá CIF của hàng hóa tại thời điểm nhập khẩu;

(ii) Giá xác định ban đầu của sản phẩm có xuất xứ không xác định được tại lãnh thổ của nước thành viên nơi thực hiện quá trình gia công chế biến

Công thức 40% hàm lượng ASEAN như sau:

(Giá trị nguyên phụ liệu nhập khẩu từ nước không phải là thành viên ASEAN

+

Giá trị nguyên phụ liệu có xuất xứ không xác định được)

× 100% ÷ Giá FOB ≤ 60%

QUY TẮC 4: QUY TẮC XUẤT XỨ CỘNG GỘP

Các sản phẩm đã đáp ứng được các yêu cầu xuất xứ quy định tại quy tắc 1 và được sử dụng tại một nước thành viên như là đầu vào của một sản phẩm hoàn chỉnh đủ điều kiện được hưởng ưu đãi tại các nước thành viên khác sẽ được coi là các sản phẩm có xuất xứ tại nước thành viên là nơi tổ chức gia công chế biến sản phẩm cuối cùng miễn là tổng hàm lượng ASEAN của sản phẩm cuối cùng không nhỏ hơn 40%

QUY TẮC 5: VẬN TẢI TRỰC TIẾP

Các trường hợp sau được coi là vận tải trực tiếp từ nước xuất khẩu là thành viên đến nước nhập khẩu là thành viên:

a Nếu hàng hóa được vận chuyển qua lãnh thổ của bất kỳ một nước ASEAN nào;

b Nếu hàng hóa được vận chuyển không qua lãnh thổ của bất kỳ một nước không phải là thành viên ASEAN nào khác;

c Hàng hóa được vận chuyển quá cảnh qua một hoặc nhiều nước trung gian không phải là thành viên ASEAN có hoặc không có chuyển tải hoặc lưu kho tạm thời tại các nước đó, với điều kiện:

(i) Quá cảnh là cần thiết vì lý do địa lý hay do yêu cầu có liên quan trực tiếp đến vận tải hàng;

(ii) Hàng hóa không được mua bán hoặc sử dụng ở các nước quá cảnh đó; và

Trang 27

(iii) Không được xử lý gì đối với sản phẩm ngoài việc dỡ hàng và tái xếp hàng hoặc những công việc cần thiết để giữ hàng trong điều kiện đảm bảo

QUY TẮC 6: XỬ LÝ BAO BÌ HÀNG HÓA

a Trong trường hợp để xác định thuế hải quan, một nước thành viên sẽ xét hàng hóa tách riêng với bao bì Đối với hàng nhập khẩu chuyển tới từ một nước thành viên khác, nước thành viên có thể cũng xét riêng xuất xứ của bao bì

b Trường hợp không áp dụng được theo mục (a) trên đây, bao bì sẽ được xét chung với hàng hóa Phần bao bì dùng do yêu cầu vận tải hoặc lưu kho được coi là có xuất xứ ASEAN

QUY TẮC 7: C/O MẪU D PHÙ HỢP

Hàng hóa sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) nếu có C/O Mẫu D do một cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ nước xuất khẩu là thành viên cấp Các nước thành viên phải thông báo cho nhau biết cơ quan cấp C/O Mẫu D và các thủ tục cấp C/O Mẫu D phải phù hợp với các thủ tục cấp C/O Mẫu D được quy định và Hội nghị các quan chức kinh

tế cấp cao (SEOM) thông qua

Trang 28

6 C/O form E:

Đây là loại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cấp cho hàng hóa của Việt Nam được hưởng các ưu đãi thuế quan theo Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có hiệu lực từ ngày 26 tháng 11 năm 2003

C/O Form E

Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Trang 29

 Cách khai:

C/O mẫu E phải được khai bằng tiếng Anh và đánh máy Nội dung khai phải phù hợp với tờ khai hải quan đã làm thủ tục hải quan và các chứng từ khác như vận đơn, hóa đơn thương mại và Biên bản kiểm tra xuất xứ của Tổ chức Giám định hàng hóa xuất nhập khẩu (trong trường hợp có yêu cầu kiểm tra) Nội dung kê khai C/O mẫu E cụ thể như sau:

 Ô số 1: ghi tên giao dịch của người xuất khẩu, địa chỉ, tên quốc gia xuất khẩu (Việt Nam)

 Ô số 2: ghi tên người nhận hàng, địa chỉ, tên nước

Ô trên cùng bên phải: do Tổ chức cấp C/O ghi Số tham chiếu gồm 13 ký tự, chia làm 5 nhóm, chi tiết cách ghi như sau:

a Nhóm 1: 02 ký tự "VN" (viết in hoa) là viết tắt của hai (02) chữ Việt Nam

b Nhóm 2: 02 ký tự (viết in hoa) là viết tắt tên nước nhập khẩu, quy định các chữ viết tắt như sau:

1 Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực Hà Nội 1

2 Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực Thành phố Hồ Chí

3 Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực Đà Nẵng 3

4 Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực Đồng Nai 4

5 Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực Hải Phòng 5

6 Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực Bình Dương 6

7 Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực Vũng Tàu 7

8 Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực Lạng Sơn 8

9 Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực Quảng Ninh 9

10 Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực Lào Cai 71

11 Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực Thái Bình 72

12 Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực Thanh Hóa 73

13 Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực Nghệ An 74

14 Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực Tiền Giang 75

15 Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực Cần Thơ 76

16 Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực Hải Dương 77

17 Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực Bình Trị Thiên 78

18 Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực Khánh Hòa 80

Ví dụ: Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực thành phố Hồ Chí Minh cấp C/O Mẫu E mang số thứ 6 cho một lô hàng xuất khẩu sang Trung Quốc trong năm 2007 thì cách ghi

số tham chiếu của C/O Mẫu E này sẽ là: VN-CN 07/2/00006

 Ô số 3: Ngày khởi hành, tên phương tiện vận tải (nếu gửi bằng máy bay thì đánh "By air", nếu gửi bằng đường biển thì đánh tên tàu) và tên cảng bốc dỡ hàng

Trang 30

 Ô số 4: Để trống Sau khi nhập khẩu hàng hóa, cơ quan hải quan tại cảng hoặc địa điểm nhập khẩu sẽ đánh dấu thích hợp trước khi gửi lại cho tổ chức đã cấp C/O Mẫu E này

 Ô số 5: Danh mục hàng hóa (01 mặt hàng, 01 lô hàng, đi 01 nước, trong một thời gian)

 Ô số 6: Ký hiệu và số hiệu của kiện hàng

 Ô số 7: Số kiện hàng, loại kiện hàng, mô tả hàng hóa (bao gồm số lượng và mã HS của nước nhập khẩu)

 Ô số 8: Hướng dẫn cụ thể như sau:

Hàng hóa được sản xuất tại nước có

tên đầu tiên ở ô số 11 của C/O này gồm

các trường hợp sau:

Điền vào ô số 8:

a) Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc

được sản xuất toàn bộ tại người xuất khẩu

theo Điều 3 của Phụ lục 1 Quyết định

12/2007/QĐ-BTM

Ghi "WO"

b) Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy

theo Điều 4 của Phụ lục I Quyết định

12/2007/QĐ-BTM

Ghi tỉ lệ phần trăm hàm lượng được tính theo giá FOB của hàng hóa được sản xuất hay khai thác tại Việt Nam, chẳng hạn ghi 40%

c) Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy

theo Điều 4 và Điều 5 của Phụ lục I

Quyết định 12/2007/QĐ-BTM (xuất xứ

cộng gộp)

Ghi tỉ lệ phần trăm hàm lượng cộng gộp ACFTA được tính theo giá FOB, chẳng hạn ghi 40%

d) Hàng hóa đáp ứng Điều 6 của Phụ lục I

Quyết định 12/2007/QĐ-BTM

Ghi "PSR"

 Ô số 9: Trọng lượng cả bì của hàng hóa (hoặc số lượng khác) và giá trị FOB

 Ô số 10: Số và ngày của hóa đơn thương mại

 Ô số 11:

a Dòng thứ nhất ghi chữ "Vietnam"

b Dòng thứ hai ghi đầy đủ tên nước nhập khẩu

c Dòng thứ ba ghi địa điểm cấp, ngày tháng năm, và chữ ký của người được ủy quyền ký cấp

 Ô số 12: do tổ chức cấp C/O ghi

 Ô số 13:

a Trường hợp cấp sau theo quy định tại Điều 11, Phụ lục 2 thì đánh dấu vào ô: "ISSUED RETROACTIVELY"

b Trường hợp sản phẩm được gửi từ Bên xuất khẩu để tham gia triển lãm tại một Bên khác

và được bán trong hoặc sau triển lãm tại Bên nhập khẩu theo quy định tại Điều 22, Phụ

Ngày đăng: 29/01/2014, 00:42

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

4. Hình thức cấp (đánh dấu √ vào ô thích hợp) - Tiểu luận Chứng nhận xuất xứ
4. Hình thức cấp (đánh dấu √ vào ô thích hợp) (Trang 37)
4. Hình thức cấp (đánh (√) vào ô thích hợp) - Tiểu luận Chứng nhận xuất xứ
4. Hình thức cấp (đánh (√) vào ô thích hợp) (Trang 38)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w