V. Tác dụng của C/O
b. Vấn đề tồn tại từ phía cơ quan có thẩm quyền cấp C/O:
+ Việc cấp C/O chủ yếu mới chỉ dựa trên các chứng từ hàng hoá mà doanh nghiệp
cung cấp chứ chưa tiến hành kiểm tra tính xuất xứ của sản phẩm tại nơi sản xuất.
Việc cấp C/O phụ thuộc hoàn toàn vào sự trung thực, chính xác trong các lời khai trên giấy tờ của doanh nghiệp. Do đó, không tránh khỏi những trường hợp doanh nghiệp
cố tình gian lận mà cơ quan cấp không phát hiện ra.
+ Do chế độ GSP của các nước có sự thay đổi qua các năm, qua từng thời kỳ mà tài liệu có liên quan không được cung cấp và cập nhật nên việc nắm bắt các quy chế cấp C/O Form A cho đúng đối tượng còn gặp khó khăn.
Chứng nhận xuất xứ Trang 52
+ Việc hướng dẫn của cán bộ cấp C/O cho người xuất khẩu khai trên C/O còn chưa
chính xác. Chẳng hạn cán bộ cấp C/O hướng dẫn doanh nghiệp xác định mã số cho hàng hóa nhưng không được cơ quan nước nhập khẩu chấp nhận và cho phép chuyển
tới người mua.
+ Trong một số trường hợp cán bộ cấp C/O chưa phát hiện được các sai sót khi kiểm
tra các chứng từ và khai báo của chủ hàng. Một số C/O được cấp còn nhiều ô để
trống. Do đó, các C/O này đã bị Hải quan nước nhập khẩu từ chối và khiếu nại yêu cầu kiểm tra lại tính xuất xứ của sản phẩm.
+ Liên quan đến vấn đề cấp C/O Form A cho một số sản phẩm giầy dép, dệt may xuất
khẩu sang thị trường EU, cơ quan cấp C/O cũng gặp phải những khó khăn. Mặc dù biết rằng sản phẩm đó không đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ để được cấp C/O Form A nhưng đứng trước thực trạng khó khăn chung của doanh nghiệp, cơ quan có thẩm
quyền cấp C/O không thể không cấp. Nếu không được cấp C/O Form A thì doanh nghiệp không ký được hợp đồng xuất khẩu, không có công ăn việc làm, tình trạng
thất nghiệp sẽ diễn ra, doanh nghiệp sẽ rơi vào khủng hoảng... Cơ quan có thẩm
quyền cấp C/O đã phải sử dụng đến "giải pháp tình thế", tức là vẫn cấp C/O Form A
cho các sản phẩm đó. Tuy nhiên, họ cũng nhận thấy rằng nếu cứ cấp C/O Form A không đúng tiêu chuẩn, khi Hải quan EU phát hiện họ sẽ khiếu nại và truy thu thuế.
Nghiêm trọng hơn, toàn bộ các sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang EU có thể bị
cắt ưu đãi GSP. Điều này ảnh hưởng không chỉ đến một số doanh nghiệp mà còn tác
động đến toàn bộ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu nói chung, gây phương hại đến uy tín thương mại của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Do đó, đồng thời với việc vẫn cấp C/O Form A cho các doanh nghiệp, cơ quan có thẩm quyền cấp C/O cũng có những hướng dẫn, kiểm tra, nhắc nhở doanh nghiệp để có kế
hoạch đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp khi họ có yêu cầu về vay vốn để đầu tư cho sản
xuất nguyên phụ liệu, tăng tỷ lệ nội địa trong sản phẩm gia công, đáp ứng tiêu chuẩn
xuất xứ không chỉ của EU mà của các nước khác. Mặc dù hiện nay đã có nhiều doanh
nghiệp có khả năng tự sản xuất các bộ phận nhập khẩu của sản phẩm gia công và C/O
Form A đã được ngừng cấp cho các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn xuất xứ, nhưng cơ
quan có thẩm quyền cấp C/O lại gặp khó khăn từ các khiếu nại về C/O Form A. Theo
chỉ đạo chung, chúng ta tạm thời trả lời khiếu nại là C/O được cấp phù hợp với tiêu chuẩn xuất xứ để chúng ta có thời gian cho các doanh nghiệp triển khai việc mua máy
móc thiết bị, đầu tư nhà xưởng, khuyến khích gia công nước ngoài tại Việt Nam.
Chính vì vậy chúng ta đã giải quyết được các khiếu nại của Hải quan EU khi họ tiến
hành kiểm tra các doanh nghiệp sản xuất giầy dép và dệt may của Việt Nam.
+ Theo Chỉ thị của thủ tướng Chính phủ số 246/TTG ngày 24/04/1997 Ban quản lý
KCN - KCX cấp tỉnh được uỷ quyền cấp C/O cho hàng hóa của KCX và doanh nghiệp chế xuất. Hiện tại chưa có một quy chế riêng hay một số điều chỉnh dành cho việc cấp C/O tại các Ban quản lý này để phù hợp với thực tiễn quản lý. Điều này đã
gây không ít khó khăn cho hoạt động cấp C/O ở đây.