Giải pháp đối với tổ chức có thẩm quyền cấp C/O:

Một phần của tài liệu Tiểu luận Chứng nhận xuất xứ (Trang 57)

VII. Giải pháp hoàn thiện việc xin và cấp C/O tại Việt Nam:

2. Giải pháp đối với tổ chức có thẩm quyền cấp C/O:

Để giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong khâu kiểm tra khi cấp C/O đặc biệt là C/O Form A, Form D, tổ chức cấp C/O cần tiến hành kiểm tra thực tế quy trình sản

xuất của các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, kiểm tra thành phần nguyên phụ

liệu sử dụng để sản xuất hàng xuất khẩu có đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ theo quy định

hay không. Việc kiểm tra có thể tiến hành thường kỳ hay đột xuất để từng bước khắc

phục việc doanh nghiệp sử dụng chứng từ giả để làm bằng chứng về tính xuất xứ của

sản phẩm. Để làm tốt công việc này cần phải có cán bộ kỹ thuật có chuyên môn về

kiểm tra chất lượng, tiêu chuẩn xuất xứ của sản phẩm. Hiện nay thủ tục cấp C/O

Form D của ViệtNam quy định trước khi cấp C/O Form D doanh nghiệp cần phải xin được Giấy chứng nhận kiểm tra xuất xứ hàng hoá mẫu D của công ty Giám định hàng hoá xuất nhập khẩu (VINACONTROL) thuộc Bộ thương mại. Bên cạnh đó các tổ

chức cấp C/O khác (các bộ phận cấp của VCCI) cũng nên có quy định về kiểm tra

xuất xứ hàng hoá xuất khẩu trước khi cấp các loại C/O nói chung và đặc biệt là C/O Form A. VCCI có thể kết hợp với VINACONTROL kiểm tra thường kỳ hoặc đột

xuất quy trình sản xuất, chế biến, gia công của các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất

khẩu.

C/O cần phải luôn tỉnh táo, kiểm tra, cẩn thận, nắm vững những quy định về cách

khai, về tiêu chuẩn xuất xứ áp dụng cho hàng hoá xuất khẩu để được cấp C/O đúng

Chứng nhận xuất xứ Trang 57 ở các nước cho hưởng ưu đãi, có những hiểu biết cơ bản về mặt hàng được mô tả

trong Danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu và mã HS của chúng để đối chiếu với lời

khai trên mẫu C/O.

+ Tổ chức cấp C/O cần luôn cập nhật các thông tin liên quan đến C/O; các thay đổi trong chế độ ưu đãi, danh mục sản phẩm được hưởng ưu đãi, các tiêu chuẩn xác định xuất xứ ...; tăng cường hơn nữa mối quan hệ với các cơ quan đại diện của Việt

Nam tại nước ngoài, với Chính phủ các nước nhập khẩu nhất là của các nước cho hưởng ưu đãi để nắm bắt được chính sách nhập khẩu của các nước đó. Những thông

tin này sẽ được thông báo lại cho các doanh nghiệp Việt Nam trong các lớp bồi dưỡng.

+ Việc tổ chức các lớp học ngắn hạn, dài hạn cho cán bộ cấp C/O là rất cần thiết.

Thông qua các lớp học này các cán bộ có thể tham gia trao đổi kinh nghiệm thực tế

cũng như các khó khăn mà mình gặp phải để cùng nhau rút ra những biện pháp hữu

ích trong công việc của mình. Mặt khác các cán bộ phụ trách cũng sẽ phổ biến, hướng

dẫn kịp thời cho cán bộ chuyên môn các quy định mới trong chính sách ưu đãi của

từng nước cho hưởng. Điều này là rất cần thiết đối với các cán bộ ở các chi nhánh hay các cơ quan đại diện của các cơ quan cấp C/O tại các tỉnh, thành phố khác nhau.

+ Phải thống kê thường xuyên, kịp thời các C/O đã cấp để chủ động dự đoán tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, hướng dẫn cho các doanh nghiệp có kế

hoạch đầu tư tăng thêm thành phần nội địa trong sản phẩm, giảm bớt thành phần nhập

khẩu mà trong nước đang sản xuất được; giới thiệu cho họ các nguồn nguyên phụ liệu đó. Ngoài ra, tổ chức cấp C/O có thể thay mặt cho doanh nghiệp kiến nghị lên cơ

quan quản lý cấp C/O thực trạng đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ để từ đó tổ chức này kiến nghị với Nhà nước nhằm ban hành những chính sách hỗ trợ đầu tư sản xuất cho

doanh nghiệp, đặc biệt là với những doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng xuất khẩu

chiến lược, có kim ngạch xuất khẩu lớn.

+ Khi có khiếu nại của Cơ quan Hải quan nước nhập khẩu về C/O, cơ quan cấp

C/O cần nhanh chóng tiến hành trả lời khiếu nại để họ có thể xác minh tính chân thực

của C/O do mình cấp, giải toả mối nghi ngờ về tính xuất xứ của sản phẩm. Từ đó Cơ

quan Hải quan nước nhập khẩu mới nhanh chóng làm thủ tục thông quan cho hàng hoá, tránh phải nộp các khoản tiền phạt không cần thiết như tiền lưu kho, lưu bãi, vận

chuyển, giám định. Đồng thời, nó cũng tạo được uy tín cho cơ quan cấp C/O và thiết

lập được mối quan hệ chặt chẽ giữa họ với Cơ quan Hải quan của các nước nhập

khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho các lô hàng sau. 3. Giải pháp đối với cơ quan quản lý cấp C/O:

+ Hiện tại cơ quan quản lý cấp C/O tập trung một mối về Bộ thương mại mà trực

tiếp là chia theo thị trường do các Vụ quản lý thị trường có liên quan quản lý. Tuy nhiên, chưa có văn bản pháp luật riêng nào được ban hành quy định cụ thể về nhiệm

vụ và trách nhiệm của các cơ quan đó. Hoạt động quản lý của các Vụ đều mang tính

chất sự vụ; việc đến đâu giải quyết đến đó; không theo một thể chế, nhất quán. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra rất nhiều thiếu sót trong việc quản lý cấp C/O. Do đó, Bộ thương mại cần sớm ban hành các văn bản pháp lý quy định lại chức năng

và nhiệm vụ có liên quan đến việc quản lý cấp C/O của các Vụ quản lý thị trường này. Đồng thời cần có các thông tư hướng dẫn cụ thể và nhanh chóng tới các Vụ và

Chứng nhận xuất xứ Trang 58 các cơ quan hữu quan tránh hiện tượng thủ tục hành chính rườm rà làm mất nhiều

thời gian cho cơ quan cấp C/O và cho doanh nghiệp xuất khẩu. Mối quan hệ dọc từ

Vụ xuống các cơ quan cấp C/O phải là mối quan hệ "một - một" vì thực chất hoạt động cấp C/O rất đơn giản và gọn nhẹ. Quan hệ quản lý nên trực tiếp và giải quyết

nhanh chóng giúp doanh nghiệp có được C/O trong vòng một ngày nếu hồ sơ đầy đủ,

không có thiếu sót hoặc trong vòng ba ngày nếu cần làm rõ tính xuất xứ của hàng hoá.

+ Bộ thương mại cần kiến nghị lên thủ tướng Chính phủ nhằm có các điều chỉnh, quy định riêng cho hoạt động cấp C/O tại các Ban quản lý KCN - KCX cấp tỉnh cho

phù hợp với hoạt động thực tiễn tại đây.

+ Thường xuyên theo dõi tình hình cấp C/O bằng cách cử cán bộ tham gia chỉ đạo và giám sát hoạt động cấp C/O tại các chi nhánh của VCCI cũng như các Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực.

+ Chỉ đạo việc xin và cấp C/O bằng các văn bản pháp luật để đảm bảo xin và cấp

C/O đúng thủ tục và không có sự vi phạm pháp luật như : quy định cụ thể hình thức

phạt với những mức độ vi phạm các quy định về khai báo C/O của doanh nghiệp và mức độ vi phạm các quy định về cấp C/O của cán bộ và cơ quan cấp C/O. Các mức

phạt phải có tính khả thi tức là không quá nhẹ để doanh nghiệp và các cơ quan coi

nhẹ việc xin, cấp C/O nhưng cũng không nên trở thành gánh nặng cho các doanh

nghiệp và các cơ quan này.

+ Hoạt động cấp C/O tại các chi nhánh của VCCI còn nhiều bất cập. Có nơi đã cập nhật số lượng C/O được cấp vào máy tính từng ngày từng giờ nhưng cũng có

những nơi chỉ ghi trên sổ sách, việc cập nhật vào máy tính chậm chạp và thiếu chính

xác. Hệ thống chương trình cập nhật số liệu cấp C/O tại các chi nhánh này khác nhau nên việc trao đổi thông tin mất nhiều thời gian. Vì vậy, Ban pháp chế của VCCI tại

Hà Nội gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động quản lý cấp C/O. Để khắc phục tình trạng trên, VCCI cần kiến nghị lên Chính phủ xin ngân sách Nhà Nước để xây dựng

hệ thống quản lý dữ liệu, thông tin trên mạng máy tính nối mạng toàn quốc.

+ Trên cơ sở các báo cáo của tổ chức cấp C/O cơ quan quản lý cấp C/O cần kiến

nghị lên Chính phủ để ban hành những chính sách khuyến khích đầu tư, sản xuất của

doanh nghiệp, tạo ra những thay đổi thích hợp trong các chính sách thuế, chính sách

cho vay vốn cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu cần sự hỗ trợ. Liên quan

đến C/O Form A, cơ quan quản lý cấp C/O không phê duyệt các hợp đồng gia công

mà sản phẩm gia công không đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ Form A dù cho các doanh nghiệp đã cam kết cấp C/O Form A cho người nhập khẩu.

+ Tăng cường quan hệ với Chính phủ các nước cho hưởng ưu đãi để kịp thời

nắm bắt được các thay đổi trong chế độ GSP của các nước này. Trên cơ sở đó, cơ

quan quản lý C/O cần ban hành các văn bản hướng dẫn các cơ quan cấp C/O và hỗ trợ

họ trong việc tổ chức hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện các tiêu chuẩn xuất xứ.

+ Hiện tại, C/O Form D và Form A cho giầy dép do Bộ thương mại cấp. Nhiệm

vụ này nên chuyển cho VCCI thực hiện để thích hợp với chương trình cải cách hành chính hiện nay của Chính phủ. Hơn nữa, hoạt động cấp C/O là một hoạt động mang

Chứng nhận xuất xứ Trang 59

tiếp thực hiện vì không đảm bảo tính khách quan. Giao nhiệm vụ này cho VCCI sẽ đảm bảo chất lượng, hiệu quả công việc;đồng thời tạo điều kiện cho VCCI nắm đầy đủ hơn tình hình xin cấp C/O của doanh nghiệp, có điều kiện làm tốt hơn công tác tư

vấn, xúc tiến thương mại.

+ Hiện nay C/O Form A cùng được Bộ thương mại và VCCI cấp nên sự chồng

chéo và thiếu sót là không thể tránh khỏi. Chính vì vậy, việc thành lập Ban quản lý

GSP là rất quan trọng. Bên cạnh đó việc được hưởng ưu đãi GSP vẫn rất cần thiết cho

sự phát triển kinh tế nước nhà và cần phải sử dụng hiệu quả các ưu đãi này. Vấn đề

thành lập Ban quản lý GSP trước đây đã được Bộ thương mại đưa ra trong văn bản

gửi Tổng cục Hải quan và Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam số 2340

TM/AM ngày 02/08/2995 "V/v thành lập Ban quản lý GSP của Việt Nam" được

VCCI nhất trí và đã có dự thảo về chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý này nhưng

suốt từ đó việc thành lập vẫn chưa được xúc tiến. Do đó, Bộ thương mại nên tiếp tục

nguyên cứu, xem xét vấn đề này.

VIII. Tài liệu tham khảo

Sách Quản Trị Xuất Nhập Khẩu - GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân – NXB Tổng hợp TPHCM

Sách Quan hệ Kinh tế Quốc Tế - GS.TS Võ Thanh Thu – NXB Lao động Xã hội

http://www.tapchitaichinh.vn/Tai-chinh-Phap-luat/Gian-lan-xuat-xu-hang-hoa-Nuoc- ngoai-mao-danh-Viet-Nam-thiet/5702.tctc http://vinacus.com/home/detail.asp?iData=867&iCat=500&iChannel=48&nChannel=P roducts http://www.baomoi.com/9-thang-Lao-Cai-cap-528-giay-chung-nhan-xuat-xu-hang- hoa/45/4959906.epi http://gafin.vn/20130114081636297p0c33/co-kha-nang-doanh-nghiep-tu-cap-giay- chung-nhan-xuat-xu.htm http://tuoitre.vn/kinh-te/468268/hang-trung-quoc-doi-lot-hang-viet-cap-chung-nhan- xuat-xu-long-leo.html http://www.baomoi.com/9-thang-Lao-Cai-cap-528-giay-chung-nhan-xuat-xu-hang- hoa/45/4959906.epi http://www.baomoi.com/Lao-Cai-Cap-giay-chung-nhan-xuat-xu-hang-hoa-nhanh- chong-thuan-loi-cho-doanh-nghiep/45/7898880.epi http://socongthuong.thaibinh.gov.vn/ct/introduction/Lists/qlxnk/View_Detail.aspx?Ite mID=12http://socongthuong.thaibinh.gov.vn/ct/introduction/Lists/qlxnk/View_Detail. aspx?ItemID=6 http://www.tapchitaichinh.vn/Tai-chinh-Phap-luat/Gian-lan-xuat-xu-hang-hoa-Nuoc- ngoai-mao-danh-Viet-Nam-thiet/5702.tctc http://cafef.vn/kinh-te-vi-mo-dau-tu/ho-so-gia-mao-xin-cap-co-tang-dot-bien- 2012122109504832ca33.chn http://vi.wikipedia.org http://doan.edu.vn/do-an http://www.doko.vn/luan-van

Chứng nhận xuất xứ Trang 60 http://www.baohaiquan.vn/pages/tags.aspx?tag=c%2Fo http://xuatnhapkhauvietnam.com/tong-quan-ve-co-certificate-of-origin.html http://covcci.com.vn/bizcenter/0/Quy-%C4%91%E1%BB%8Bnh- v%E1%BB%81-xu%E1%BA%A5t-x%E1%BB%A9-h%C3%A0ng- ho%C3%A1-c%E1%BB%A7a-Hoa-K%E1%BB%B3/1539/14697 http://covcci.com.vn/bizcenter/ http://covcci.com.vn/bizcenter/0/M%E1%BB%99t-s%E1%BB%91-quy- %C4%91%E1%BB%8Bnh-v%E1%BB%81-gi%E1%BA%A5y- ch%E1%BB%A9ng-nh%E1%BA%ADn-xu%E1%BA%A5t-x%E1%BB%A9- h%C3%A0ng-ho%C3%A1/1537/14673 http://www.tgi.com.vn/app_data/cam_nang_ve_c_o/HUONG%20DAN/Huong %20dan/co%20quan%20cap%20co.htm

Một phần của tài liệu Tiểu luận Chứng nhận xuất xứ (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)