Đối với người xuất khẩu:

Một phần của tài liệu Tiểu luận Chứng nhận xuất xứ (Trang 44)

V. Tác dụng của C/O

a. Đối với người xuất khẩu:

C/O nói lên phẩm chất của hàng hóa đảm bảo chất lượng hàng khi xuất khẩu, đặc biệt

là các mặt hàng thổ sản mà tên của nó gắn liền với tên địa phương nới sản xuất các

sản phẩm nôi tiếng trên thế giới. Trong hợp đồng mua bán ngoại thương, nếu đối tượng mua bán ghi trong hợp đồng được gắn liền với tên và địa danh nơi sản xuất đã có tiếng tăm thì đã chứng minh được phẩm chất của hàng hóa đó.

C/O là bằng chứng để nước xuất khẩu chứng minh xuất xứ của hàng hóa được giao là phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồng

C/O là căn cứ để tiến hành thông quan hàng hóa xuất khẩu. Theo quy chế của hải

quan nếu có quy định về xuất trình C/O cho lô hàng xuất khẩu, thì nó là một chứng từ

không thể thiếu trong bộ chứng từ hải quan để thông quan hàng hóa.

C/O là một chứng từ thiết yếu trong bộ chứng từ thanh toán để được thanh toán tiền

hàng khi sử dụng phương thức tín dụng chứng từ. Khi hợp đồng mua bán ngoại thương quy định phương thức thanh toán bằng L/C thì người xuất khẩu chỉ nhận được

tiền thanh toán khi C/O được xuất trình cùng với các chứng từ khác. Nếu thiếu C/O

thì bộ chứng từ coi như chưa đủ theo quy định của L/C và ngân hàng sẽ không chấp

nhận thanh toán.

C/O trong chế độ ưu đãi phổ cập GSP là cơ sở để tăng khả năng cạnh tranh của hàng

hóa và đàm phán tăng giá hàng hóa hoặc giá gia công của nhà xuất khẩu. Các doanh

nghiệp xuất khẩu ở những nước được hưởng ưu đãi thường sử dụng C/O làm phương

tiện cạnh tranh với các nước khác không được hưởng ưu đãi cho cùng một mặt hàng có phẩm chất và giá cả tương đương. Tác dụng của C/O càng lớn hơn khi mặt hàng xuất khẩu thuộc danh mục hàng hóa được miễn thuế hoàn toàn, bởi khi đó nhà xuất

khẩu có điều kiện để đàm phán nâng giá lên cao hơn.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Chứng nhận xuất xứ (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)