Những vấn đề tồn tại ở cơ quan quản lý việc xin và cấp C/O:

Một phần của tài liệu Tiểu luận Chứng nhận xuất xứ (Trang 53 - 54)

V. Tác dụng của C/O

c. Những vấn đề tồn tại ở cơ quan quản lý việc xin và cấp C/O:

+ Bộ Thương mại trong những năm qua chưa ban hành đầy đủ các văn bản về quản lý

hoạt động xin và cấp C/O ở Việt Nam. Hằng năm không có báo cáo về tình hình cấp

Chứng nhận xuất xứ Trang 53

vì vậy, Bộ Thương mại không nắm được các vấn đề tồn tại, cũng như những vi phạm liên quan đến hoạt động xin và cấp C/O... Chỉ khi có những vấn đề nảy sinh như bị

Hải quan nước nhập khẩu khiếu nại ở mức độ nghiêm trọng có nguy cơ ảnh hưởng đến mọi mặt hàng xuất khẩu sang thị trường đó thì nó mới hoạt động. Trên thực tế

trong những năm qua chỉ có Vụ Âu - Mỹ đã phải thực hiện chức năng quản lý C/O

sang thị trường EU đối với mặt hàng giầy dép, may mặc, xe đạp do C/O Form A cấp

cho các sản phẩm này xuất khẩu sang EU đã bị Hải quan EU khiếu nại và yêu cầu

kiểm tra các đơn vị sản xuất tại Việt Nam để xác định tính chân thực của C/O Form A đã được cấp. Chính vì vậy, đồng thời với việc giải quyết các khiếu nại này từ năm 2000 VCCI không được cấp C/O Form A cho mặt hàng giầy dép và chức năng này

được chuyển cho Bộ Thương mại thực hiện (theo như tinh thần của Biên bản ghi nhớ

của Việt Nam với EU về việc chống gian lận thương mại đối với mặt hàng giầy dép

xuất khẩu sang EU). Còn ở các thị trường xuất khẩu khác chưa có vấn đề nào tương

tự xẩy ra nên các Vụ quản lý thị trường đó không phải thực hiện chức năng quản lý

C/O theo nghĩa đó.

+ C/O Form D bắt đầu được sử dụng từ tháng 06/1996. Trong thời gian qua đã có rất

nhiều thay đổi trong lịch trình cắt giảm thuế cũng như trong Danh mục sản phẩm

CEPT của các nước thành viên ASEAN. Trong khi đó, những thông tin về các thay đổi này không được thông báo một cách cụ thể kịp thời cho các doanh nghiệp. Điều

này làm hạn chế khả năng tận dụng ưu đãi thuế quan của các doanh nghiệp cho các

sản phẩm cuả mình.

+ Vấn đề thành lập Ban quản lý GSP để thuận tiện cho giao dịch đối ngoại và xúc tiến

công tác GSP của Việt Nam đã được Bộ Thương mại họp bàn cùng VCCI, Tổng cục

Hải quan ngày 18/07/1995 và trình bày cụ thể trong văn bản số 2340/TMAM gửi cho

VCCI, Tổng cục Hải quan ngày 02/08/1995. Trong văn bản này Bộ Thương mại nêu rõ các nhiệm vụ của Ban quản lý GSP Việt Nam :

o Làm đầu mối trong quan hệ với các nước cho hưởng GSP và đầu mối của họ

trong việc thực hiện GSP ở Việt Nam.

o Tổ chức việc cấp C/O trong cả nước và giám sát thực hiện quy chế xuất xứ khi

cấp C/O cho các doanh nghiệp; đồng thời kiểm tra, giám sát các chứng từ, C/O tại

cửa khẩu.

o Thống kê tổng hợp và báo cáo các C/O đã được cấp định kỳ để kịp thời có những

biện pháp xử lý thích hợp những vấn đề phát sinh, đáp ứng yêu cầu về quản lý và thực hiện chức năng hợp tác với các nước cho hưởng GSP khi có yêu cầu.

o Cung cấp thông tin, mở các lớp đào tạo, tuyên truyền phổ biến kiến thức qua mọi

hình thức.

o Yêu cầu các cơ quan nêu trên cử đại diện cho việc thành lập và đưa vào hoạt động

Ban quản lý GSP.

Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam đã có trả lời và cử người đại diện tham

gia vào Ban quản lý, nhưng cho đến nay việc thành lập Ban quản lý GSP mới chỉ

dừng lại ở đó. Ban quản lý GSP chưa ra đời.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Chứng nhận xuất xứ (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)