Đối với nước nhập khẩu

Một phần của tài liệu Tiểu luận Chứng nhận xuất xứ (Trang 46 - 47)

V. Tác dụng của C/O

b. Đối với nước nhập khẩu

C/O là cơ sở để thực hiện công tác thống kê ngoại thương của Cơ quan Hải quan và

các cơ quan quản lý chức năng có liên quan. Trên cơ sở các thống kê ngoại thương này, nước nhập khẩu nắm được tình hình nhập khẩu hàng hóa, tình hình thực hiện hạn

nghạch nhập khẩu sản phẩm có xuất xứ từ các nước được phân bổ, tình hình chất lượng hàng hóa nhập khẩu từ các thị trường khác nhau, tác động về mặt xã hội- vệ

sinh- môi trường của hàng hóa nhập khẩu. Từ đó các cơ quan này có các biện pháp

quản lý và xây dựng chính sách nhập khẩu biểu thuế thích hợp, chính sách quản lý

cũng như hệ thống tiêu chuẩn chất lượng cho hàng nhập khẩu từ các nước khác nhau

một cách kịp thời, có kế hoạch bảo vệ sức khỏe và an ninh công cộng nếu cần thiết. Đặc biệt đối với các chương trình ưu đãi thuế quan dành cho hàng hóa có xuất xứ từ các nước được hưởng ưu đãi, C/O cấp cho hàng hóa được hưởng ưu đãi là căn cứ để

chính phủ các nước cho hưởng theo dõi tình hình thực hiện ưu đãi của các nước được hưởng. Từ đó chính phủ của các nước này có thể xây dựng, sửa đổi, bổ sung kịp thời các chính sách ưu đãi của mình.

Hàng năm các nước hưởng ưu đãi GSP vẫn thường tổng kết tình hình nhập khẩu hàng hóa từ các nước được hưởng ưu đãi, để sau đó quyết định hoặc cho phép tiếp tục giữ

nguyên chế độ ưu đãi hoặc cắt giảm bằng những yêu cầu cao hơn về tiêu chuẩn để được cấp C/O phù hợp hoặc tuyên bố cắt giảm thẳng thừng.

Do đó danh mục các nước được hưởng ưu đãi, sản phẩm được hưởng ưu đãi, danh mục các sản phẩm bị cắt hưởng ưu đãi và giới hạn số lượng của sản phẩm được hưởng ưu đãi vẫn được các nước cho hưởng đưa ra hàng năm.

Ví dụ: Trên cơ sở kết quả thống kê về hàng hóa có giấy chứng nhận xuất xứ được hưởng ưu đãi, EU đã có thể xác định được mức độ phát triển kinh tế chung và của

từng nghành của các nước được hưởng ưu đãi để áp dụng chính sách nước trưởng thành và hàng trưởng thành đối với một số nước có mức độ phát triển kinh tế cao.

Trong quyết định về những đề nghị của Ủy ban Châu Âu liên quan đến chế độ ưu đãi thuế quan mới đối với một số nước đang phát triển có hiệu lực từ ngày 01/01/1995

đến ngày 31/12/1997 thì các nước được hưởng ưu đãi sẽ được chuyển dần từ các nước đang phát triển giàu có sang các nước kém phát triển hơn. Theo đó một số nước đã không được hưởng ưu đãi thuế quan GSP của EU từ ngày 01/01/1997 như Bruney,

Hongkong, Hàn quốc, Singapore..

Liên quan đến mặt hàng giầy dép vào EU từ các nước được hưởng, mức độ ưu đãi cho mặt hàng giầy dép có xuất xứ từ các nước Hongkong, Singapore, Hàn quốc,

Braxin, Trung quốc, Thái lan, Indonesia giảm dần như sau:

Ngày 01/01, 1996 giảm 50% và xóa bỏ hẳn từ ngày 01/01/1997 đối với Hong Kong,

Chứng nhận xuất xứ Trang 46

Ngày 01/01/1997 giảm 50% và xóa bỏ hẳn từ ngày 01/01/1998 đối với Braxin, Trung

quốc, Thái Lan và Indonesia.

Từ đó, thuế đánh vào mặt hàng giầy dép nhập khẩu vào EU từ các nước đang được hưởng ưu đãi được chia ra như danh mục sau:

Kế hoạch thuế suất cho mặt hàng giầy dép (mã số HS 6402, 6404 có thuế suất thông thường 20%, thuế suất ưu đãi 16%)

Quốc gia 01/01/95 01/01/96 01/01/97 01/01/98

I

Braxin, Trung

Quốc, Thái Lan, Indonesia 16% 16% 18% 20% II Hongkong, Sinhgapor , Hàn Quốc 16% 20% 20% 20%

III Việt Nam 16% 16% 16% 16%

(Nguồn : Tạp chí nghiên cứu năm 2000 )

Điều này có nghĩa là thuế nhập khẩu ưu đãi dành cho sản phẩm giầy dép xuất xứ từ

Hongkong, Singapore, Hàn quốc, Braxin, Trung quốc, Thái Lan, Indonesia sẽ không

còn nữa vào những năm 1998. Mức thuế áp dụng là mức phổ thông cho hàng giày dép nhập khẩu từ các nước này phù hợp với chính sách quản lý ngoại thương của EU là GSP sẽ không còn áp dụng nữa khi mục tiêu giúp phát triển kinh tế các nước được hưởng ưu đãi đã đạt được.

VI.Tình hình cấp C/O ởViệt Nam trong những năm vừa qua:

Một phần của tài liệu Tiểu luận Chứng nhận xuất xứ (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)