Giải pháp với các doanh nghiệp xin cấp C/O:

Một phần của tài liệu Tiểu luận Chứng nhận xuất xứ (Trang 55 - 57)

VII. Giải pháp hoàn thiện việc xin và cấp C/O tại Việt Nam:

1. Giải pháp với các doanh nghiệp xin cấp C/O:

+ Để tránh tình trạng khai báo sai, khai không chính xác, khai thiếu, sử dụng sai

Form, các doanh nghiệp cần có các cán bộ chuyên môn nắm vững các

vấn đề về C/O.

+ Doanh nghiệp cần phải quan tâm dành một phần chi phí đào tạo cán bộ chuyên phụ trách vấn đề sử dụng C/O của doanh nghiệp, cử cán bộ đi học các lớp, hội thảo về hướng dẫn sử dụng do Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam hay Bộ Thương

mại tổ chức. Đặc biệt đối với C/O Form A và Form D cần phải có sự quan tâm thích đáng hơn để trên cơ sở đó sử dụng có hiệu quả các ưu đãi thuế quan mà các nước

dành cho Việt Nam. Trong các lớp "bổ túc kiến thức" này cán bộ của các doanh

nghiệp không chỉ học về các quy tắc xuất xứ, nắm vững các tiêu chuẩn xuất xứ, mà còn phải học cách thực hành. Điều đó sẽ giúp cho doanh nghiệp trong quá trình đàm

phán ký kết hợp đồng với bạn hàng nước ngoài.

+ Cán bộ có chuyên môn về sử dụng C/O của doanh nghiệp phải là người chịu

trách nhiệm tổ chức nghiên cứu những mặt hàng trong danh mục cho hưởng ưu đãi của các nước nhập khẩu, những mặt hàng mà doanh nghiệp đã và đang chưa khai thác được, các tiêu chuẩn xuất xứ mà hàng hoá xuất khẩu phải đáp ứng để được hưởng ưu đãi và các mức thuế ưu đãi dành cho các mặt hàng đó, tìm ra các mặt hàng có mức

thuế ưu đãi cao và trong điều kiện của doanh nghiệp có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn xuất xứ. Trên cơ sở các nguyên cứu đó, kiến nghị với cán bộ chịu trách nhiệm

về kế hoạch kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, về danh mục các mặt hàng trọng

tâm của doanh nghiệp để tăng hàm lượng nội địa của sản phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn xuất xứ của các nước cho hưởng ưu đãi thuế quan. Từ đó có thể tăng khả năng

cạnh tranh, khả năng thâm nhập vào thị trường các nước của sản phẩm.

Ngoài ra, với một số mặt hàng đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ của nước cho hưởng

mà doanh nghiệp đã dành được uy tín và được khách hàng ưa chuộng, doanh nghiệp

cần nắm vững mức thuế ưu đãi mà mặt hàng đó được hưởng. Trên cơ sở chắc chắn

rằng sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ đó, doanh nghiệp cam kết cấp C/O Form A cho người nhập khẩu và có thể đàm phán nâng giá hàng hay giá gia công sản phẩm.

Mức đàm phán nâng giá hàng trên một đơn vị sản phẩm có thể được xác định như sau

(coi giá trị tính thuế là giá ghi trong hoá đơn thương mại):

x : mức nâng giá hàng tối đa cho phép (trên mộtđơn vị sản phẩm)

a : giá ban đầu của một đơn vị sản phẩm

b1 : thuế suất MFN

b2 : thuế suất thuế ưu đãi

Chứng nhận xuất xứ Trang 55

a+ab1 : tổng số tiền thanh toán bao gồm thuế nhập khẩu không ưu đãi của một đơn

vị sản phẩm

(a+x)+(a+x)b2 : tổng số tiền thanh toán bao gồm thuế nhập khẩu được ưu đãi và có nâng giá hàng trên một đơn vị sản phẩm

Mức nâng giá hàng cho phép có thể là :

x < [(a+x)+(a+x)b2]-(a+ab1) hay x < a(b-b1)/b1

Công thức nâng giá hàng này có thể phát biểu như sau : "Trong trường hợp hàng hoá thuộc diện được hưởng ưu đãi thuế quan của nước nhập khẩu, mức đàm phán nâng giá hàng cho phép nằm trong giới hạn của tỷ số giữa tích của giá thị trường ban đầu

và mức ưu đãi thuế quan (chênh lệch giữa thuế suất ưu đãi với thuế suất MFN) với

thuế suất không ưu đãi. Như vậy, thuế suất thuế ưu đãi càng thấp so với thuế suất

MFN thì mức ưu đãi càng cao và giới hạn cho phép nâng giá hàng càng lớn. Điều này cho phép doanh nghiệp xuất khẩu đàm phán nâng giá hàng lên cao hơn mà không làm ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của hàng hoá so với các hàng hoá đồng loại không được hưởng ưu đãi. Trong trường hợp thuế ưu đãi bằng 0 thì tổng số tiền mà người

nhập khẩu phải bỏ ra chỉ là tiền thanh toán cho người bán (coi các chi phí khác bằng 0). Do đó, doanh nghiệp xuất khẩu có thể nâng giá hàng trong mức số tiền thuế mà

người nhập khẩu nếu mua hàng từ một nước thứ ba khác không được hưởng ưu đãi phải nộp. Khi đó, x < ab1.

Tuy nhiên, đây chỉ là một trong những vấn đề mà người nhập khẩu cần phải tính đến trong quá trình đàm phán ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương, còn kết

quả nâng giá hàng có đạt được hay không, mức nâng giá hàng là bao nhiêu còn phụ

thuộc vào nhiều yếu tố khác.

+ Doanh nghiệp cần mở rộng mối quan hệ kinh doanh thương mại với các nước cho hưởng ưu đãi cho phép sử dụng tiêu chuẩn xuất xứ nước bảo trợ, hoặc với các nước trong khối ASEAN để tăng hàm lượng nội địa khu vực áp dụng theo tiêu chuẩn

xuất xứ cộng gộp. Trên cơ sở mở rộng mối quan hệ với các nước cho hưởng, doanh

nghiệp có thể nhập khẩu nguyên phụ liệu từ các nước đó, trong trường hợp không thể

tìm đủ nguồn nguyên phụ liệu trong nước phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu. Như

vậy, khi xuất khẩu trở lại các nước cho hưởng, các thành phần nhập khẩu vẫn được

tính vào giá trị hàm lượng nội địa để xác định tính xuất xứ của sản phẩm. Trong trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu hàng sang các nước cho hưởng áp dụng tiêu chuẩn xuất xứ cộng gộp mà nguyên phụ liệu trong nước không đủ cung ứng cho sản

xuất, doanh nghiệp có thể tìm nguồn nhập khẩu từ các thị trường thuộc danh sách các nước được hưởng ưu đãi của nước nhập khẩu đó. Như vậy doanh nghiệp không mất

nhiều thời gian để đi tìm nguyên phụ liệu ở trong nước mà còn mở rộng được các mối

quan hệ kinh doanh, thương mại và đạt được mục đích kinh doanh của mình.

+ Riêng đối với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm giầy dép, dệt may đã được cấp C/O Form A trước đây mặc dù không đạt tiêu chuẩn xuất xứ Form A, cần phải nắm

vững các tiêu chuẩn xuất xứ cho các sản phẩm này để tìm ra phương hướng đầu tư

thêm trang thiết bị, mở rộng khả năng sản xuất, tăng dần hàm lượng nội địa của sản

Chứng nhận xuất xứ Trang 56 : đế giầy, gót giầy, da sống, vải giả da, sợi ... để sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất xứ Form A. Điều này đem lại hai lợi ích cho doanh nghiệp:

. Thứ nhất, sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp tiếp tục được cấp C/O Form

A.

. Thứ hai, khi các C/O Form A được cấp trước kia bị khiếu nại, bị Cơ quan Hải quan nước cho hưởng tiến hành kiểm tra quy trình sản xuất tại xưởng thì có thể trả lời được rằng sản phẩm đáp ứng đúng tiêu chuẩn xuất xứ, không để cho các Cơ quan này

phát hiện ra tính không chân thực của các C/O Form A được cấp trước đây. Nếu

không có thể dẫn đến khả năng các nước cho hưởng ưu đãi sẽ cắt GSP dành cho sản

phẩm đồng thời làm ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan cấp C/O. Hơn thế nữa, khi

đó Hải quan các nước cũng sẽ truy thu thuế ưu đãi GSP và phạt nặng các doanh

nghiệp nhập khẩu và các doanh nghiệp này khiếu nại trở lại chính các doanh nghiệp

Việt Nam, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam vì cấp C/O không chính xác

làm họ thiệt hại.

Tuy nhiên, để đầu tư thêm trang thiết bị hiện đại, mở rộng khả năng sản xuất,

nâng cao trình độ công nghệ ... doanh nghiệp lại gặp vấn đề thiếu vốn. Thu hút các

nguồn vốn nhàn rỗi trong doanh nghiệp, ngoài xã hội hay vay vốn từ các ngân hàng là câu hỏi đặt ra cho các doanh nghiệp. Hiện nay thủ tục vay vốn ngân hàng là khá phức

tạp và số tiền được vay không lớn. Làm thế nào để thu hút vốn đầu tư mà không làm ảnh hưởng đến nguồn tài sản và quá trình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Cổ

phần hoá cũng là một biện pháp hữu ích. Tuy nhiên, trước hết doanh nghiệp cần phải

làm cho cán bộ công nhân viên tin tưởng vào khả năng sản xuất - kinh doanh của

mình, tạo ra sự trung thành, yêu mến của họ đối với doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần

có các biện pháp cụ thể để giải quyết các vướng mắc đó.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Chứng nhận xuất xứ (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)