Hoạt động cấp C/O diễn ra ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tiểu luận Chứng nhận xuất xứ (Trang 47 - 50)

V. Tác dụng của C/O

a.Hoạt động cấp C/O diễn ra ở Việt Nam

Lào Cai:

Tháng 1-2009, Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu (XNK) khu vực Lào Cai chính thức đi

vào hoạt động. Phòng có nhiệm vụ cấp C/O ưu đãi cho hàng hóa xuất khẩu gồm C/O

mẫu D, mẫu E, mẫu S, mẫu AK, mẫu AJ; cấp Giấy chứng nhận xuất khẩu, nhập khẩu

hàng hóa theo ủy quyền của Bộ Công Thương.

Tính chung cả năm 2009, mới chỉ có 389 bộ C/O được cấp tại Lào Cai, tuy nhiên 9

tháng đầu năm 2010 con số này đã tăng 35% so cảnăm 2009.

Theo Phòng Quản lý XNK khu vực Lào Cai, 9 tháng đầu năm 2010 đơn vị đã cấp 528

bộ C/O mẫu E cho cho doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai sang thị trường Trung Quốc với khối lượng hàng hóa đạt 68.921 tấn. Trong đó,

Chứng nhận xuất xứ Trang 47

chiếm khối lượng lớn nhất là mặt hàng sắn tươi và sắn khô đạt gần 55.000 tấn, tiếp đó

là quả vải tươi 12.590 tấn, xơ dừa trên 1.000 tấn...

Đối với việc cấp C/O cho mặt hàng quả vải tươi, năm 2009 mới chỉ có 1.220 tấn quả

vải tươi làm thủ tục cấp C/O thì đến năm 2011 con số này đứng ở mức 16.139 tấn, tăng gấp hơn 13 lần so năm 2009.

Cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ngay tại Lào Cai thời gian qua là “điểm

sáng” trong hoạt động thương mại biên giới Việt - Trung, bởi các doanh nghiệp Việt Nam đã biết khai thác những ưu đãi thuế quan trong Khu vực mậu dịch tự do và góp phần đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu Lào Cai.

Thái Bình:

Theo Sở Công Thương Thái Bình, năm 2010, Phòng đã tiếp nhận 78 Hồ sơ đăng ký

thương nhân và chấp nhận cho 78 doanh nghiệp được xin cấp C/O tại Phòng. Bên cạnh đó đến hết 30/12/2010, phòng đã tiếp nhận và xét cấp 2.794 C/O, trong đó có

809 C/O Form AJ, 1.442 C/O Form AK, 254 C/O Form D, 228 C/O Form E, 02 C/O Form S, 05 C/O Form VJ, 54 CO Form AANZ với Tổng trị giá 116.951.592,28 USD.

6 tháng đầu năm 2012 phòng QL XNK khu vực Thái Bình tiếp tục tiếp nhận và chấp

thuận cho 360 doanh nghiệp được xin cấp C/O. Trong đó có 15 C/O Form AANZ – BCT; 115C/O Form AJ – BCT; 119 C/O Form AK – BCT; 25 C/O Form D – BCT; 78 C/O Form E – BCT; 08 C/O Form VJ –BCT với tổng trị giá 18.745.384,21 USD.

Việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã hỗ trợ tích cực, rút ngắn thời gian xin cấp C/O và chi phí cho doanh nghiệp vì vậy

giúp doanh nghiệp nhanh chóng hoàn thành bộ chứng từ thanh toán tiền hàng, lưu

chuyển vốn hiệu quả hơn đồng thời nhà nhập khẩu nước ngoài sớm nhận được bộ

chứng từ đầy đủ để nhận hàng và được hưởng chính sách ưu đãi về thuế quan mà các

nước đã cam kết, góp phần nâng cao sức cạnh tranh hàng hoá, đảm bảo hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Gian lận trong việc cấp C/O:

Theo tuoitre.vn đăng ngày 07/12/2011 thì Hiện tượng gắn mác “made in Vietnam”

cho hàng hóa nguồn gốc Trung Quốc để xuất khẩu đi nước khác nhằm tận dụng những ưu đãi thuế quan mà một số thị trường xuất khẩu đang áp dụng cho VN cho

thấy khâu cấp giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) hiện khá lỏng lẻo và bị lợi dụng để trục (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lợi. Lí do là việc cấp C/O hiện nay khá đơn giản, cơ quan cấp C/O chỉ kiểm tra trên giấy tờ mà chưa một lần kiểm tra thực tế ở doanh nghiệp nên dễ tạo điều kiện cho

viện gian lận trong cấp C/O diễn ra.

Ông Võ Quốc Thắng, phó chủ tịch Hiệp hội Gốm sứ xây dựng VN (VIBCA), cho biết

không phải hiện mới có tình trạng gạch nhập khẩu từ Trung Quốc (TQ) vào VN. Phổ

biến nhất là hình thức gạch nhập từ TQ dưới dạng bán thành phẩm (chưa đóng gói

bao bì, chưa mài bóng...) được khai báo dưới tên gọi “nguyên liệu sản xuất”.

Khi vào VN, gạch này sẽ được mài sơ thêm và đóng gói bao bì đàng hoàng, sau đó

xin cấp C/O tại VN để xuất tiếp đi nước khác. Ông Thắng cho rằng nếu nhìn vào quy trình để cấp C/O như hiện nay, việc giám sát và quản lý số lượng C/O đã cấp ra từ cơ

Chứng nhận xuất xứ Trang 48

khẩu, với quy trình kiểm tra và cấp C/O dựa theo khai báo của doanh nghiệp, hiện tượng gian lận dễ dàng xảy ra.

Ông Trần Quốc Mạnh, phó chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM, cho rằng sơ hở để các thương nhân làm ăn gian dối có thể lợi dụng để biến hàng TQ thành hàng xuất xứ VN rồi xuất khẩu hưởng ưu đãi là ở khâu cấp C/O. Khâu này lỏng lẻo

mới để “lọt lưới” cho các lô hàng gian lận.

Theo tapchitaichinh.vn ngày 20/06/2012 , Cục Hải quan Đồng Nai vừa phát hiện một DN FDI đang thực hiện việc thay các nhãn mác hàng hóa ghi xuất xứ Trung Quốc

bằng xuất xứ VN. Sự việc này tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnh báo tình trạng lợi

dụng xuất xứ hàng hóa của VN.

Hồ sơ giả mạo xin cấp C/O tăng đột biến:

Theo cafef.vn đăng ngày 21/12/2012, số bộ hồ sơ xin chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) qua VCCI dự kiến đến ngày 31/12/2013 là 513.874 bộ, giảm 6,71% so với

cùng kỳ năm trước.

Thông tin này được đưa ra tại cuộc họp tổng kết Hội đồng tư vấn, cảnh báo và ngăn

chặn gian lận thương mại qua C/O thuộc Trung tâm xác nhận chứng từ thương mại

chiều 21-12 tại Hà Nội.

Bà Trần Thị Thu Hương, Giám đốc Trung tâm xác nhận chứng từ thương mại (Phòng

Thương mại và Công nghiệp Việt Nam- VCCI) cho biết, năm 2012 số bộ hồ sơ xin

chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) qua VCCI dự kiến đến ngày 31-12 là 513.874 bộ,

giảm 6,71% so với cùng kỳ năm trước, trong khi đó số lượng hồ sơ giả mạo tăng đột

biến với 80 bộ bị làm giả và 3 bộ bị sửa chữa.

Theo bà Hương, số lượng hồ sơ xin cấp C/O giảm có thể là do tác động của những vụ

kiện phòng vệ thương mại mà Hoa Kỳ và một số quốc gia khác đang tiến hành điều

tra khiến nhu cầu xuất hàng của doanh nghiệp vào những thị trường này giảm.

Thông tin thêm về số hồ sơ bị làm giả, sửa chữa tăng cao bất thường so với giai đoạn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

từ năm 2009 đến năm 2011, bà Hương cho biết, những hồ sơ này chỉ xin cấp C/O cho

những mặt hàng bình thường như thủ công mỹ nghệ, chè xanh, gạo nhưng điểm chú ý

là những C/O này tập trung xuất sang thị trường Nga và Đông Âu. Điểm lạ thứ hai là ngoài mặt hàng thủ công mỹ nghệ, chè xanh… năm 2012 xuất hiện hồ sơ bị làm giả ở

những mặt hàng mới là bánh đa, mỳ, bột mỳ. Theo bà Hương, đây là những thông tin và xu hướng mới cần được lưu tâm trong trong thời gian tới.

Có khả năng doanh nghiệp tự cấp giấy chứng nhận xuất xứ:

Theo trang gafin.vn đăng ngày 14/01/213 trích lời ông Phan Văn Chinh, Vụ trưởng

Vụ Xuất nhập khẩu trong Hội nghị giao ban trực tuyến của Bộ Công Thương, hiện Bộ Công Thương đang xây dựng một đề án theo hướng cho phép doanh nghiệp tự chứng

nhận xuất xứ nếu đáp ứng được các tiêu chí về xuất xứ. Có nghĩa là, doanh nghiệp sẽ

không cần đến cơ quan quản lý để xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ (C/O - Certificate of origin).

Chứng nhận xuất xứ Trang 49

Ông Chinh cho biết thêm, đây là lộ trình để Việt Nam tận dụng tốt cơ hội trong những

hiệp định tự do thương mại (FTA) dự kiến ký kết trong thời gian tới, như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Vị vụ trưởng này cho biết thêm, hiện Việt Nam đã ký 8 FTA trong khuôn khổ đa phương (ASEAN) và song phương. Xuất khẩu của Việt Nam vào khu vực FTA này chiếm 46,7% trong tổng xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2012, tức 53,5 tỉ đô la

Mỹ/114,6 tỉ đô la Mỹ.

Nếu Việt Nam ký hiệp định TPP, và FTA với Liên minh châu Âu (EU), thì toàn bộ dung lượng các thị trường mà Việt Nam ký FTA sẽ chiếm khoảng 86% tổng xuất

khẩu hàng hoá của Việt Nam.

Tỉ lệ tận dụng C/O để hưởng ưu đãi thuế trong tổng xuất khẩu của Việt Nam tăng trong các năm qua, từ mức 9,43% trong năm 2009 lên 15% trong năm 2011 và 15,7% trong năm 2012, và chiếm 33,6% trong tổng xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực có FTA trong năm 2012.

Hiện Hàn Quốc là thị trường mà doanh nghiệp Việt Nam tận dụng tốt nhất ưu đãi thuế quan. Cụ thể, trong năm 2012, tỉ lệ hàng hoá Việt Nam có sử dụng C/O qua Hàn Quốc đạt 76% với 4,2 tỉ đô la Mỹ, sang Nhật Bản chiếm 33%, đạt 13,1 tỉ đô la Mỹ,

qua Trung Quốc đạt 27% với 3,25 tỉ đô la Mỹ, qua ASEAN chiếm 20%.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Chứng nhận xuất xứ (Trang 47 - 50)