Vấn đề tồn tại về phía doanh nghiệp xin cấp C/O:

Một phần của tài liệu Tiểu luận Chứng nhận xuất xứ (Trang 50 - 52)

V. Tác dụng của C/O

a.Vấn đề tồn tại về phía doanh nghiệp xin cấp C/O:

+ Sau khi Việt Nam chuyển hướng sang nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp

ngoại thương của chúng ta đã có một khoảng thời gian khá lâu kinh doanh trực tiếp

với các nhà nhập khẩu nước ngoài, tham gia cạnh tranh gay gắt trên thị trường buôn

bán thế giới, cố gắng tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, không phải hầu hết các doanh

nghiệp đã nắm bắt đầy đủ kiến thức và kỹ thuật nghiệp vụ về C/O trong buôn bán

quốc tế, thậm chí những kiến thức về tiêu chuẩn xuất xứ, mức thuế ưu đãi dành cho sản phẩm nhập khẩu của các nước cho hưởng ưu đãi.

Chẳng hạn, do không nắm được tiêu chuẩn xuất xứ quy định cho giày dép xuất khẩu

sang EU là nguyên phụ liệu nhập khẩu không được có mã số HS 6406, nên có những

doanh nghiệp khi ký hợp đồng ngoại thương đã chấp nhận đề nghị của người nhập

khẩu cung cấp C/O Form A, mặc dù trên thực tế vẫn sử dụng đế giầy nhập khẩu có

mã số HS 6406, do đó sản phẩm không đáp ứng được tiêu chuẩn xuất xứ Form A. Khi

bị cơ quan cấp C/O từ chối cấp C/O Form A, doanh nghiệp không thể thực hiện

những quy định trong hợp đồng và bị người nhập khẩu khiếu nại.

Có những trường hợp hàng hóa xuất khẩu đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ để được cấp C/O Form A, nhưng doanh nghiệp không nắm vững được tiêu chuẩn xuất xứ này nên

Chứng nhận xuất xứ Trang 50

không ký kết điều khoản cung cấp C/O Form A trong hợp đồng. Do đó, doanh nghiệp đã để lỡ một lợi thế trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng để có thể nâng giá

hàng hay giá gia công có lợi cho mình.

+ Khi xin cấp C/O, nhiều doanh nghiệp khai báo sai do không biết. Do Form D mới được bắt đầu sử dụng từ năm 1996, nên nhiều doanh nghiệp chưa nắm bắt được các quy định về tiêu chuẩn xuất xứ hàng hóa xuất khẩu để được cấp C/O Form D. Trên thực tế, đã có nhiều trường hợp hàng hoá là nông sản, khoáng sản, các sản phẩm thu

hoạch trong nước đáp ứng đủ tiêu chuẩn xuất xứ thuần tuý để được cấp C/O Form D, nhưng khi xin cấp C/O doanh nghiệp lại khai C/O Form B. Do đó sản phẩm không được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang các nước ASEAN.

+ Trong khi khai báo các doanh nghiệp thường khai không chính xác và đầy đủ. Có

những trường hợp doanh nghiệp quên không ghi vào ô tiêu chuẩn xuất xứ của sản

phẩm, thiếu trọng lượng lô hàng, ngày lập hóa đơn sau ngày xin cấp C/O... Kết quả là doanh nghiệp bị từ chối cấp C/O và phải bổ sung, sửa chữa trên tờ khai. Điều này làm mất thời gian của doanh nghiệp và tạo ra sự khó khăn trong quá trình thanh toán nếu

doanh nghiệp sử dụng phương thức thanh toán bằng L/C và thời hạn xuất trình chứng từ thanh toán quy định trong L/C đã gần hết. Nguyên nhân dẫn đến những thiếu sót

nêu trên là các kiến thức về C/O không được phổ cập rộng rãi cho các doanh nghiệp

trên cả nước.

+ Ngoài ra cũng có một số trường hợp doanh nghiệp cố tình gian lận, sử dụng sai Form C/O. Trong thời gian qua có nhiều lô hàng được nhập khẩu vào Việt Nam từ

Trung Quốc, rồi sau đó được xuất khẩu sang EU. Mặc dù sản phẩm không có xuất xứ

Việt Nam nhưng vẫn đề mác "sản xuất tại Việt Nam" ("made in Việt Nam") do các

nhà sản xuất, xuất khẩu Trung Quốc muốn lợi dụng C/O Form A của Việt Nam để được hưởng ưu đãi khi xuất khẩu giầy dép sang EU. Các doanh nghiệp Việt Nam mặc dù đã biết được điều này nhưng vẫn cố tình lập chứng từ giả khai hàng hóa có xuất xứ

Việt Nam và xin cấp C/O Form A. Khi Hải quan EU phát hiện ra và nghi ngờ tính

xuất xứ của sản phẩm, họ đã có khiếu nại với cơ quan cấp C/O. Người nhập khẩu không được hưởng ưu đãi thuế quan và phải nộp thuế theo biểu thuế suất thông thường. Từ đó người nhập khẩu khiếu nại người xuất khẩu, đồng thời khiếu nại cả cơ

quan cấp C/O đòi đền bù thiệt hại. Thậm chí nếu tình trạng còn tiếp diễn, có thể EU

sẽ cắt ưu đãi dành cho toàn bộ hàng hoá của Việt Nam và áp dụng các biện pháp hạn

chế nhập khẩu các mặt hàng khác của Việt Nam. Tất cả các trường hợp làm giả C/O đều do ham lợi, vì lợi ích cá nhân, bất chấp mọi quy định. Tuy nhiên, cũng cần phải

thấy rằng sự lỏng lẻo trong các quy định của các cơ quan có thẩm quyền cấp C/O và

các cơ quan khác có liên quan cũng là một nguyên nhân của vấn nạn này.

Ví dụ 1: Trích nguồn website tạp chí tài chính, số báo ngày 20/06/2012.

Cục Hải quan Đồng Nai đã chỉ đạo lực lượng chống buôn lậu điều tra phát hiện

Công ty TNHH Công nghiệp SPC Tianhua VN (trụ sở tại KCN Nhơn Trạch 3, DN có

100% vốn nước ngoài) có hành vi giả mạo xuất xứ VN để xuất hàng đi Hoa Kỳ. Theo

kết quả điều tra thì Cty này không sản xuất tại VN mà chỉ NK hợp chất xử lý nước từ

Trung Quốc về rồi sau đó thay nhãn mác ghi xuất xứ Trung Quốc bằng nhãn mác ghi

Chứng nhận xuất xứ Trang 51

Nguồn:http://www.tapchitaichinh.vn/Tai-chinh-Phap-luat/Gian-lan-xuat-xu-hang-

hoa-Nuoc-ngoai-mao-danh-Viet-Nam-thiet/5702.tctc)

Ví dụ 2: Năm 2008, Tổng cục hải quan đã ra quyết định truy thu thuế nhập khẩu

Công Ty TNHH phân phối Tiên Tiến đối với mặt hàng sữa bột hiệu Enfa nhập khẩu

từ Phillipines. Mặt hàng này không đáp ứng đủ tiêu chuẩn xuất xứ ASEAN nhưng đã

được cấp giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D để được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt.

Cụ thể:

o Trên hộp sữa ghi: Nguyên liệu nhập từ Tân Tây Lan, Đóng gói (paeked) bởi

Mead Johnsons Philippines; hoặc ghi: Nguyên liệu sữa nhập từ Newzealand, úc,

Châu Âu hoặc Hoa Kỳ, Sản xuất và đóng gói bởi Mead Johnsons Philippines; hoặc

ghi: Sản xuất Mead Johnsons B.V Middencampweg 2 Nijmegen, Hà Lan Authorized user, dưới sự uỷ quyền của Mead Johnsons Hoa Kỳ.Đây là mặt hàng sữa công thức

(Milk Formular), thành phần chính là các vitamin, khoáng chất, mà các thành phần

này được nhập khẩu từ khu vực trên, nên hàm lượng trị giá chủ yếu được tạo thành

bởi nguyên liệu nhập khẩu ngoài Asean. Tuy nhiên, trên nhiều C/O lại ghi hàm lượng

ngoài Asean chỉ 40% (non Asean content 40%). Theo thông lệ quốc tế, công đoạn

đóng gói chỉ tạo ra một hàm lượng trị giá rất nhỏ, không thể đáp ứng tiêu chuẩn xuất

xứ.(

Nguồn:http://vinacus.com/home/detail.asp?iData=867&iCat=500&iChannel=48&n

Channel=Products)

+ Riêng một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu như giầy dép, dệt may, xe đạp... xuất

khẩu sang thị trường EU trong những năm qua, các doanh nghiệp đang gặp một vấn đề nan giải. Đối với các sản phẩm này các doanh nghiệp nhập khẩu của EU luôn yêu cầu nhà xuất khẩu Việt Nam phải xin được C/O Form A, mà trên thực tế sản phẩm

của chúng ta chủ yếu là gia công, không đạt tiêu chuẩn xuất xứ GSP để được cấp C/O

Form A. Ví dụ như sản phẩm dệt may được sản xuất chủ yếu từ vải nhập khẩu hay

sản phẩm giày dép chủ yếu sử dụng đế, gót nhập khẩu có mã số HS 6406 không đáp ứng tiêu chuẩn về thành phần nhập khẩu. Nếu không cam kết cung cấp C/O Form A

thì doanh nghiệp Việt Nam không ký được hợp đồng xuất khẩu. Trong trường hợp ngược lại khi không được đồng ý cấp C/O Form A thì doanh nghiệp không giao được

hàng, bị khiếu nại do vi phạm hợp đồng hay không được thanh toán tiền hàng do thiếu C/O Form A trong bộ chứng từ thanh toán. Đó thực chất là những vướng mắc

về công nghệ, vốn đầu tư. Nó không cho phép doanh nghiệp tự sản xuất được các

thành phần nhập khẩu để tăng hàm lượng nội địa của thành phẩm và đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ GSP để được cấp C/O Form A.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Chứng nhận xuất xứ (Trang 50 - 52)