Luận văn Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Bỉm Sơn Việc cung ứng đủ vốn cho nền kinh tế vẫn luôn là đòi hỏi rất lớn trong sự nghiệp công nghiệp hoá,...
Trang 1LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng
đầu tư và phát triển chi nhánh Bỉm Sơn
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU……….1
PHẦN I :TỔNG QUAN VỀ NH ĐT&PT CHI NHÁNH BỈM SƠN…… 3
1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH……… 3
1.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BIDV BỈM SƠN……… 4
1.3 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BIDV BỈM SƠN GIAI ĐOẠN 2009-2011……… 7
1.3.1 Đánh giá chung ……… 7
1.3.2 Đánh giá trên các mặt cụ thể……….……… 8
PHẦN II : THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NH ĐT&PT CHI NHÁNH BỈMSƠN …… … 13
2.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI BIDV BỈM SƠN…….…… ……….……….……….13
2.1.1 Tỉ lệ hoàn thành kế hoạch……… 13
2.1.2 Quy mô huy động vốn……… 14
2.1.3 Cơ cấu huy động vốn ……… 16
2.1.3.1 Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền……… …… 16
2.1.3.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng gửi tiền…… 18
2.1.3.3 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời gian……… 20
2.1.4 Chi phí huy động vốn……… 21
2.2 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU SỬ DỤNG VỐN 22
2.2.1 Sự phù hợp giữa quy mô huy động vốn và sử dụng vốn……… 23
2.2.2 Sự phù hợp giữa cơ cấu huy động vốn và sử dụng vốn……… 23
2.3 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA BIDV BỈM SƠN 24
2.3.1.Kết quả đạt được……… 24
2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân chủ yếu……… 25
2.3.2.1 Những mặt tồn tại……… … 25
Trang 32.3.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế……….… 26
2.4 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI BIDV BỈM SƠN……… 27
2.4.1 Định hướng phát triển hoạt động huy động vốn tại BIDV Bỉm Sơn 27
2.4.1.1 Định hướng chung của BIDV Bỉm Sơn……… 27
2.4.1.2 Đinh hướng hoạt động huy động vốn……… 29
2.4.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại BIDV Bỉm Sơn 30
2.4.2.1 Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn……… 30
2.4.2.2 Chính sách lãi suất linh hoạt ……… … 31
2.4.2.3 Chính sách chăm sóc khách hàng hiệu quả……… 32
2.4.2.4 Tăng cường Marketing các dịch vụ ngân hàng…… … 33
2.4.2.5 Hiện đại hóa quy trình công nghệ ngân hàng……… 34
2.4.2.6 Nâng cao chất lương nguồn lực………….……….… 34
2.4.2.7 Nâng cao uy tín ,hình ảnh.vị thế ngân hàng……… …… 35
2.4.3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại
BIDV Bỉm Sơn……….……….…….…… 36
2.4.3.1 Kiến nghị với chính phủ……… 36
2.4.3.2 Kiến nghị với NHNN……… 37
2.4.3.3 Kiến nghị với NHĐT&PT Việt Nam……… 39
KẾT LUẬN……… 40
Trang 4DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1 NHĐT& PT Ngân hàng Đầu tư và phát triển
5 BIDV Bỉm Sơn Ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Bỉm Sơn
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU
5 Bảng 2.1 Tình hình thực hiện kế hoạch huy động
tượng khách hàng
19
15 Bảng 2.11 Cân đối giữa huy động vốn và sử dụng
vốn
22
Trang 6và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng và cho vay từ số tiền huy động được, đồng thời thực hiện các dịch vụ ngân hàng khác thì vai trò của
nguồn vốn trở nên đặc biệt quan trọng
Bằng việc huy động các khoản tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế, hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại góp phần không nhỏ trong việc thu hút lượng vốn lớn để cho các doanh nghiệp đi vay, thực hiện tái đầu
tư, thúc đẩy nền kinh tế phát triển Nguồn vốn huy động chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng thương mại, quyết định đến quy mô hoạt động, phạm vi hoạt động, khả năng sinh lời, khả năng cạnh tranh và phòng chống các rủi ro của ngân hàng
Hiện nay tình hình thiếu hụt vốn là tình trạng chung của cả nền kinh tế nước ta Các ngân hàng thương mại đua nhau tăng lãi suất huy động vốn để thu hút vốn, sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, quyết liệt gây ra nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh tiền tệ buộc các ngân hàng liên tục điều chỉnh lãi suất huy động Điều này cho thấy hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại ở nước ta hiện nay còn nhiều bất hợp lý: chi phí huy động cao, quy mô không ổn định, không phù hợp với sử dụng vốn, từ đó hạn chế khả năng sinh lời và đưa ngân hàng đứng trước những nguy cơ rủi ro, mất
ổn định trong hệ thống tài chính Tất cả những điều đó đặt ra cho các ngân hàng thương mại Việt Nam những khó khăn, thách thức không nhỏ Chính vì vậy, việc tìm ra những giải pháp giúp ngân hàng chủ động nguồn vốn cũng như nâng cao hiệu quả của hoạt động huy động vốn ngày càng trở nên cấp thiết đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và hệ thống Ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển ( BIDV) Việt Nam cũng như chi nhánh BIDV Bỉm Sơn nói riêng
Nhận thức được rõ tính cấp thiết của vốn, với ý thức trách nhiệm về sự tồn tại và phát triển của chi nhánh BIDV Bỉm Sơn cùng với mong muốn sử dụng kiến thức đã học trong sách vở cũng như từ thực tiễn thực tập tại ngân
Trang 7hàng, em đã lựa chọn và triển khai nghiên cứu đề tài : “ Nâng cao hiệu quả
huy động vốn tại Ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Bỉm Sơn”
2 Mục đích nghiên cứu:
Đề tài hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng thương mại Phân tích, đánh giá thực trạng huy động vốn tại BIDV Bỉm Sơn từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả huy động vốn
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
1 Đối tượng: Những nội dung chủ yếu của nghiệp vụ huy động vốn và hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng
2 Phạm vi: Những yếu tố tác động trực tiếp đến huy động vốn tại
BIDV Bỉm Sơn trong vòng 3 năm 2009-2011
4 Phương pháp nghiên cứu:
Chuyên đề sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật lịch sử và duy vật biện chứng Điều tra, khảo sát nắm bắt thực tế kết hợp với phương pháp phân tích, so sánh, thống kê tổng hợp số liệu báo cáo để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu
5 Kết cấu của chuyên đề:
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, chuyên đề được kết cấu thành 2 phần:
Phần 1 : Tổng quan về BIDV Bỉm Sơn
Phần 2 : Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả huy động tại BIDV Bỉm Sơn
Trong phạm vi kiến thức còn hạn chế nên chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Trường Mạnh
Trang 8PHẦN I TỔNG QUAN VỀ NH ĐT&PT CHI NHÁNH BỈM SƠN
1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được thành lập theo theo quyết định số 177/TTG ngày 26/4/1957 của Thủ tướng Chính phủ và được thành lập lại theo quyết định 287/QĐ-NH5 ngày 21/09/1996 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam Trong quá trình hoạt động và trưởng thành, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được mang các tên gọi khác nhau phù hợp với từng thời kỳ xây dựng và phát triển của đất nước
+ Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam từ ngày 24/6/21957
+ Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Việt Nam từ ngày 24/6/1981
+ Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990
Trải qua 48 năm xây dựng và trưởng thành, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ qua từng giai đoạn phát triển của đất nước, khẳng định vai trò chủ lực phục vụ đầu tư phát triển
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một trong bốn NHTM Nhà nước lớn nhất ở Việt Nam được hình thành sớm nhất và lâu đời nhất, là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chức hoạt động theo mô hình tổng công ty nhà nước
Cùng với sự ra đời và phát triển của TX Bỉm Sơn, để phục vụ cho công tác quản lý vốn cấp phát, vốn vay đầu tư xây dựng cơ bản theo ngân sách nhà nước và cho vay xây lắp, khảo sát thiết kế trên địa bàn Bỉm Sơn và các huyện lân cận như: Hà Trung, Hậu Lộc, Nga Sơn , Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng khu vực I (Tiền thân của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bỉm Sơn) trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Thanh Hoá ra đời theo quyết định số 166/QĐ/NHĐT ngày 25/12/1986 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam
Nhận thức được tiềm năng phát triển của khu vực thị xã Bỉm Sơn với vai trò là trung tâm kinh tế động lực phía Bắc Tỉnh Thanh Hoá việc tiếp tục nâng cấp hoạt động của Chi nhánh cấp 2 Bỉm Sơn lên thành chi nhánh cấp 1
là rất cần thiết và phù hợp với chủ trương, tỏ rõ sự quyết tâm của Ngân hàng
Trang 9Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong chiến lược phát triển mạng lưới khu vực Bắc Trung Bộ nói chung và tỉnh Thanh Hoá nói riêng Sau một thời gian chuẩn bị đề án sắp xếp, nâng cấp chi nhánh cấp 1 đã được Thống đốc Ngân hàng nhà nước phê chuẩn theo quyết định số 1555/QĐ-NHNN ngày 04/08/2006 về việc mở chi nhánh Đầu tư và Phát triển Việt Nam; Nghị quyết
số 172/NQ-HĐQT ngày 12/07/2006 về việc điều chỉnh các chi nhánh cấp 2 trưc thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Quyết định số 226/QĐ-HĐQT ngày 14/08/2008 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam về việc mở chi nhánh Bỉm Sơn Ngày 01/09/2006, chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bỉm Sơn chính thức trở thành chi nhánh cấp I của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, tuy gặp không ít những khó khăn, thách thức nhưng với truyền thống đoàn kết, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bỉm Sơn đã hoà nhịp với toàn hệ thống phấn đấu vươn lên và ngày càng khẳng định được vị thế của mình, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn TX Bỉm Sơn nói riêng và tỉnh Thanh Hoá nói chung
1.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BIDV BỈM SƠN
Với cơ cấu gọn nhẹ, hợp lý, hoạt động của BIDV BỈm Sơn đã tỏ ra có hiệu quả kinh doanh rất tốt và quy mô hoạt động không ngừng mở rộng của chi nhánh
Trụ sở chính đóng tại số 117 đường Trần Phú phường Ba Đình thị xã Bỉm Sơn Thanh Hoá
1 Tên giao dịch: Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh thị xã Bỉm Sơn
2 Tên giao dịch quốc tế: Bank for Investment and Development of Vietnam Bim Son town
3 Điện thoại: (0373) 825 137
Cơ cấu bộ máy tổ chức của BIDV Bỉm Sơn thể hiện qua sơ đồ sau:
Trang 10Mô hình 1.1 Cơ cấu tổ chức của BIDV Bỉm Sơn
lý rủi
ro
Phòng QHKH
cá nhân
Phòng QHKH Doanh Nghiệp
Tổ quản
lý tín dụng
Phòng giao dịch khách hàng
Tổ quản lý
và dịch
vụ kho quỹ
Trang 11 Chức năng của các phòng
1 Giám đốc:
Có nhiệm vụ tổ chức điều hành và chịu trách nhiệm về mọi công việc của ngân hàng, chỉ đạo thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch do NH Đầu tư và phát triển Việt Nam giao đồng thời trực tiếp điều hành các phòng (phòng kinh doanh, phòng kế toán - ngân quỹ, phòng hành chính nhân sự)
2 Phó giám đốc phụ trách kinh doanh:
Trực tiếp chỉ đạo phòng kinh doanh
3 Phó giám đốc phụ trách kế toán ngân quỹ, hành chính:
Trực tiếp chỉ đạo phòng kế toán ngân quỹ và phòng hành chính
Khối Quản lý nội bộ: Có nhiệm vụ xác lập / hỗ trợ thiết lập công cụ
quản lý nghiệp vụ đối với tát cả các hoạt dộng của từng cá nhân , phòng ban
bộ phận trong Ngân hàng
1 Là hướng dẫn , căn cứ làm cơ sở cho việc xây dựng các tài liệu phục
vụ công tác quản lý điều hành các hoạt động trên toàn ngân hàng
2 Xây dựng các công cụ để làm căn cứ để tiến hành các thủ tục KSNB, căn cứ đánh giá tính tuân thủ , trung thực đứng đắn trong công tác quản lý điều hành các hoạt động của doanh nghiệp
Khối tác nghiệp: Có nhiệm vụ giám sát các chiến lược kinh doanh ,
giao dịch cho việc thu , chi , kinh doanh các sản phẩm nguồn vốn và các giao dịch thẻ của ngân hàng để trình Ban điều hành , Ban Giám đốc phê duyệt
2 Xác định nhu cầu của các phòng ban và chi nhánh về xử lý giao dịch
và đảm bảo các yêu cầu đó được thực hiện
3 Chỉ đạo, xây dựng các quy trình tác nghiệp hiệu quả để xác minh , nhập, xử lý và xác nhận tất cả các giao dịch quốc tế trong nước , thẻ và các giao dịch liên quan đến nguồn vốn
4 Đảm bảo rằng các giao dịch được xử lý , được kiểm tra để đảm bảo tuân thủ các yêu cầu về quản lý phòng ngừa rủi ro hê thống ngân hàng
Trang 12Khối Quan hệ khách hàng: ( gồm QHKH Doanh nghiệp – QHKH cá
Khối quản lý rủi ro :
- Nhận biết và truyền đạt trong toàn bộ ngân hàng các vấn đề về rủi ro nghiệp vụ và hỗ trợ các đơn vị kinh doanh/ bộ phận nghiệp vụ phát triển các chiến lược giảm thiểu rủi ro nghiệp vụ
- Tiến hành nghiên cứu và thiết lập các tiêu chuẩn cho quản lý rủi ro nghiệp vụ
- Giới thiệu và thực hiện hệ thống báo cáo sai phạm và theo dõi việc lập các báo cáo sai phạm trong nội bộ nếu có
Khối trực thuộc : trực tiếp thực hiện các hoạt động kinh doanh đã được
phê duyệt tứ các phòng ban khác.Là nơi thực hiện trực tiếp các nghiệp vu huy động vốn cho vay, các nghiệp vụ thanh toán khác của ngân hàng
1.3 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BIDV BỈM SƠN GIAI ĐOẠN 2009-2011
1.3.1 Đánh giá chung
Về cơ bản, một Ngân hàng hiện đại luôn hoạt động với ba nghiệp vụ kinh doanh chính đó là: Nghiệp vụ tài sản nợ (nghiệp vụ huy động vốn); nghiệp vụ tài sản có (nghiệp vụ cho vay) và nghiệp vụ cung ứng dịch vụ Ngân hàng Ba nghiệp vụ này có quan hệ mật thiết, tác động hỗ trợ thúc đẩy nhau cùng phát triển, tạo nên uy tín và thế mạnh cạnh tranh cho NHTM Nhận thức được điều đó, Chi nhánh đã vượt qua mọi khó khăn trở ngại bằng ý chí vươn lên, không ngừng đổi mới tăng cường các biện pháp mở rộng kinh doanh, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của chính quyền địa phương cũng như sự tín nhiệm của khách hàng, nên trong thời gian qua Chi nhánh đã đạt được những thành tích đáng khích lệ trên các mặt hoạt động kinh doanh Ngân hàng
Trong giai đoạn 2009-2011 chi nhánh luôn thực hiện tốt một số hoạt động như trích lập dự phòng rủi ro theo quyết định 493, tỷ lệ nợ quá hạn duy
Trang 13trì dưới 1%, áp dụng linh hoạt lãi suất huy động trên địa bàn, nâng cao chất lượng tín dụng và đẩy mạnh thu dịch vụ tăng dần thu dịch vụ trên lợi nhuận trước thuế Kết quả là chi nhánh luôn hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đề ra
đã hoàn thành tốt kế hoạch
Trang 14Tỷ lệ dư nợ trung, dài hạn
Tỷ lệ dư nợ ngoài quốc doanh
Chỉ tiêu chất lượng tín dụng
Tỷ lệ dư nợ có TSĐB/ tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ xấu (Điều 7 – QĐ 493)
1,338 23%
95%
750
588 44%
30%
70%
2,8%
1,647 23%
100%
1000
647 39%
31%
65%
1,13%
1,749 6%
97%
1015
734 42%
42%
65%
0,67%
( Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2009-2011)
Quy mô tín dụng của BIDV Bỉm Sơn có sự tăng trưởng đều đặn qua các năm Tốc độ tăng trưởng của chi nhánh trong năm 2009-2010đều ở mức trên 20% Cơ cấu cho vay đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng cho
v ay ngắn hạn và giảm tỷ trọng cho vay trung, dài hạn trong năm 2009 tỷ trọng cho vay trung, dài hạn chiếm 44% thì năm 2011 tỷ lệ này giảm xuống còn 42% Tỷ lệ cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cung tăng từ 30% đến 42%.Ngoài ra việc nâng cao chất lượng tín dụng cũng được chi nhánh chú trọng Tỷ lệ nợ xấu đã giảm đáng kể, từ 2,8% xuống còn
Trang 150,67% Tỷ lệ các khoản tín dụng có tài sản đảm bảo cũng được duy trì ở mức hợp lý
Tuy nhiên chi nhánh cần nỗ lực hơn nữa trong quá trình mở rộng tín dụng tìm kiếm khách hàng mới Quy mô tín dụng tuy tăng trưởng đều đặn song chưa đạt mục tiêu đề ra Những năm gần đây do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và các quy định mới của NHNN nên hoạt động tín dụng gặp nhiều khó khăn Ngoài ra chi nhánh phải tiếp tục chuyển dịch cơ cấu cho vay theo hướng tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn để đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh
Trang 16Hoạt động dịch vụ có những bước phát triển mạnh mẽ Tốc độ tăng thu
từ hoạt động dịch vụ luôn vượt chỉ tiêu kế hoạch Năm 2009 thu dịch vụ ròng đạt 17.4 tỷ , đến năm 2011 con số này lên đến 28.8 tỷ, tăng 65% so với năm
2009 Những kết quả này đạt được là do chi nhánh không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ.Hoạt động bảo lãnh và hoạt động thanh toán chiếm tỷ trọng lớn trong thu dịch vụ ròng Dịch vụ thẻ đã được ngân hàng triển khai rộng với nhiều loại thẻ và các tính năng hợp lý được khách hàng ưa dùng và nguồn thu dần tăng lên.Trong những năm tới chi nhánh cần tiếp tục
mở rộng hoạt động dịch vụ bên cạnh các sản phẩm truyền thống cần chú trọng nâng cao nguồn thu từ hoạt động dịch vụ khác
c) Hiệu quả kinh doanh
Biểu đồ 1.4 Lợi nhuận kinh doanh qua các năm
( Đơn vị : Tỷ đồng)
Với mục tiêu tăng trưởng, an toàn, hiệu quả, chi nhánh đã tăng cường đôn đốc thu lãi nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế nợ xấu phát sinh, quyết liệt trong công tác thu nợ ngoại bảng Ngoài ra ban giám đốc cũng đưa ra các biện pháp tiết kiệm chi tiêu, chấn chỉnh công tác quản lý tài sản cơ quan theo hướng tiết kiệm, giảm chi phí nâng cao lơịi nhuận kinh doanh Do đó hiệu quả kinh doanh của chi nhánh tăng lên nhanh chóng Năm 2010 lợi nhuận trước thuế là 70.9 tỷ, tăng 25.9% so với 2009 Năm 2011 lợi nhuận trước thuế giảm
Trang 17nhẹ từ 70.9 tỷ xuống 63.9 tỷ do tác động của những biến động thị trường và chính sách kinh tế vĩ mô, cụ thể là cơ chế tiền lương mới và việc không chế lãi suất trần cho vay của NHNN
Trang 18
PHẦN II THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NH ĐT&PT CHI
Bảng 2.1 Tình hình thực hiện kế hoạch huy động vốn
Trang 19Biểu đồ 2.2 Tình hình hoàn thành kế hoạch huy động vốn
(Đơn vị : Tỷ đồng)
Năm 2010, trong khi các ngân hàng khác gặp khó khăn trong việc huy động vốn thì BIDV Bỉm Sơn vẫn vượt mức kế hoạch được giao là 23.8% với quy mô vốn huy động lên tới 2467 tỷ đồng Tuy nhiên năm 2009 và 2011 công tác huy động vốn của chi nhánh chưa đạt mức kế hoạch Nguyên nhân chính là do những biến động kinh tế khách quan ảnh hưởng đến tâm lý của người gửi tiền Ngoài ra, một nguyên nhân nữa là do cơ cấu vốn của chi nhánh chưa được ổn định Vì thế, nguồn vốn rất dễ biến động theo sự thay đổi của các biến số kinh tế
2.1.2 Quy mô huy động vốn
BIDV Bỉm Sơn là một trong những ngân hàng có uy tín hàng đầu trên địa bàn với quy mô vốn huy động khá lớn Tăng trưởng nguồn vốn luôn được ban lãnh đạo cũng như tập thể cán bộ công nhân viên BIDV Bỉm Sơn coi là nghiệp vụ quan trọng và chủ chốt Hơn nữa đây không phải là một nghiệp vụ độc lập mà nó có mối quan hệ mật thiết đối với các nghiệp vụ khác như sử dụng vốn, thanh toán chuyển tiền… Nguồn vốn phải luôn phù hợp với mục đích, nhu cầu sử dụng vốn thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng mới thực
sự hiệu quả Nhận thức được điều đó, ngân hàng đã tích cực đẩy mạnh tốc độ
1677 1825
2476 2000
Kế hoạch huy động
Trang 20tăng trưởng nguồn vốn để thu hút được ngày càng nhiều nguồn vốn nhàn rỗi
từ khu vực dân cư và tổ chức kinh tế
Bảng 2.3 Tốc độ tăng trưởng vốn huy động
( Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2009-2011)
Quy mô vốn huy động của chi nhánh tăng trưởng rất tốt Tốc độ tăng trưởng vốn huy động hàng năm đều rất cao Năm 2009 và 2011 là hai năm không đạt chỉ tiêu huy động vốn so với kế hoạch nhưng nguồn vốn huy động của ngân hàng vẫn đạt tốc độ tăng trưởng 12.1% và 8.52% Trong khi đó năm
2010 quy mô vốn là 2476 tỷ và tốc độ tăng trưởng đạt mức 47.64% Sự tăng trưởng nhanh chóng về quy mô thể hiện sức canh tranh và chính sách tích cực của ngân hàng trong việc đa dạng hoá các dịch vụ, mở rộng đối tượng khách hàng Đây là kết quả đáng khích lệ của chi nhánh
Trang 212.1.3 Cơ cấu huy động vốn
2.1.3.1 Cơ cấu huy đông vốn theo loại tiền
Bảng 2.4 Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền gửi
( Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2009-2011)
Bên cạnh huy động bằng nội tệ, chi nhánh còn chú trọng đến việc mở rộng huy động vốn bằng ngoại tệ trong dân cư và tổ chức kinh tế Nguồn ngoại tệ tăng theo các năm nhưng nguồn ngoại tệ chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh
Năm 2009 nguồn ngoại tệ huy động được là 197 tỷ đồng chiếm 11.75% nguồn vốn huy động Năm 2010 đạt 242 tỷ đồng, chiếm 9.77% trong tổng nguồn vốn (tăng 22.8% so với năm 2009) Năm 2011 nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ tiếp tục tăng lên đạt 269 tỷ đồng, chiếm 10.01% trong tổng nguồn vốn tăng 11.1% so với năm 2009, tốc độ tăng này không đáng kể mặc
dù số ngoại tệ huy động được qua các năm liên tục tăng
Trang 22Biểu đồ 2.5 Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền
Tỷ trọng của nguồn vốn ngoại tệ trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh khá ổn định nhưng ở mức thấp Đây không phải thế mạnh của ngân hàng Ngược lại, nguồn nội tệ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động, cụ thể: năm 2009 nguồn nội tệ huy động được là 1480 tỷ đồng, chiếm 88.25% trong tổng nguồn vốn huy động Năm 2010 huy động được 2234 tỷ đồng, chiếm 90.23%, tăng 50.9% so với năm 2009 Tuy nhiên đến năm 2011
tỷ trọng của nguồn nội tệ bị giảm nhẹ xuống chỉ còn 89.99% mặc dù nguồn nội tệ huy động được vẫn tiếp tục tăng so với năm 2010 là 27 tỷ đồng
Như vậy, cơ cấu huy động vốn theo tiền tệ của ngân hàng đã có sự chuyển biến tích cực, phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng Ngân hàng đã kiểm soát tốt rủi ro tỷ giá và tạo được các mối quan hệ tôt với khách hàng trên địa bàn trong việc cung cấp các dịch vụ kinh doanh ngoại tệ
1677 1825
2476 2000
K ế hoạch huy động
Trang 232.1.3.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng gửi tiền
Bảng 2.6 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng
( Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2009-2011)
Năm 2009 nguồn tiền gửi của các TCKT là 816 tỷ đồng, chiếm 48.66% trong tổng nguồn vốn huy động Năm 2010, nguồn vốn này tăng vọt lên đạt 1464 tỷ đồng, chiếm 59.13% tổng nguồn vốn huy động Và tương đối
ổn định trong năm 2011 Như vậy quy mô và tỷ trọng nguồn vốn của TCKT ngày càng tăng
Tiền gửi dân cư năm 2009 đạt 861 tỷ đồng, chiếm 51.34% trong tổng nguồn vốn huy động Năm 2010, nguồn tiền này vẫn tăng đạt 1012 tỷ đồng, chiếm 40.87% tổng nguồn vốn huy động, giảm khoảng 10% so với 2009, nguyên nhân do nền kinh tế có nhiều biến động ảnh hưởng đến tâm lý người dân