0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Kiến nghị với chính phủ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH BỈM SƠN (Trang 41 -42 )

a) Ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô

Môi trường kinh tế vĩ mô có thể ảnh hưởng đến hoạt động của mọi chủ

thể kinh tế, đặc biệt là với hoạt động NH, với đối tượng khách hàng thuộc mọi

thành phần kinh tế. Trong công tác huy động vốn của NH, để có thể tăng cường huy động vốn, nhất là vốn trung, dài hạn thì sự ổn định vĩ mô là hết sức

cần thiết. Việc người dân còn sử dụng một lượng tiền nhàn rỗi lớn để mua

vàng, ngoại tệ, bất động sản cùng một phần là hậu quả của sự thiếu tin tưởng

vào khả năng ổn định của nền kinh tế. Môi trờng kinh tế vĩ mô không ổn định

sẽ gây cản trở cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp, giảm

hiệu quả huy động và sử dụng vốn của Ngân hàng. Vì vậy NHNN cần có

những biện pháp nhằm đảm bảo một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định cho

hoạt động của các NHTM và các tổ chức tín dụng. Nên có những bước đệm

hoặc những giải pháp thiết thực tháo gỡ những khó khăn gây ra khi có sự

chuyển đổi, điều chỉnh cơ chế, chính sách liên quan đến toàn bộ nền hoạt động của nền kinh tế. Mặt khác, Nhà nước cần có những chính sách, biện pháp nhăm bảo vệ hoạt động sản xuất kinh doanh trong nớc, chính sách ngăn

chặn hàng nhập lậu…

Đối với tình hình kinh tế nước ta hiện nay, một trong những nội dung

của việc tạo lập ổn định nền kinh tế vĩ mô là chống lạm phát, ổn định tiền tệ. Nhà nước phải điều hành một chính sách ngoại hối, tỷ giá hợp lý. Bên cạnh đó cũng cần có biện pháp ngăn chặn và xử lý, giải quyết nghiêm minh những

vụ việc tiêu cực trong ngành NH, làm cho hoạt động NH trong sạch và vững

mạnh, củng cố lòng tin của dân chúng vào hệ thống NH.

b) Hoàn thiện môi trường pháp lý

Trong lĩnh vực NH, cần phải có hành lang pháp lý thật rõ ràng, chính xác. Mọi hoạt động tiền tệ tín dụng và các định chế thực hiện các chức năng

tiền tệ tín dụng cần phải luật pháp hoá, nhất là trong guồng máy kinh tế ngày càng phát triển, mức độ phức tạp của các hoạt động kinh tế ngày càng gia tăng. Hiện nay chúng ta đã có luật các tổ chức tín dụng, với nhiều quy định

mới, nội dung mới thể hiện tính chất tiến bộ phù hợp với tình hình mới tạo

thực hiện, một số yếu tố thiết chặt chẽ đó của luật rất cần được Quốc hội tiếp

tục nghiên cứu, sửa đổi cho phù hợp(các quy định về quyền sử dụng đất,

quyền sở hữu tài sản,…)

Các văn bản hướng dẫn thực hiện luật và dưới luật cũng cần được ban

hành một cách rõ ràng và có hệ thống hơn.

c) Tạo lập môi trường tâm lý xã hội thuận lợi.

Yếu tố tâm lý xã hội, trình độ văn hoá của từng dân chúng, từng Đất nước có ảnh hởng đến phương pháp tập trung huy động vốn, đây là những vấn

cần phải được tính đến trong quá trình xây dựng các chính sách và xây dung các biện pháp huy động vốn phù hợp. Chính vì vậy Nhà nước cần có chương

trình giáo dục tuyên truyền với quy mô toàn quốc, nhằm thay đổi quan điểm

của ngời dân đối với việc giữ tiền trong nhà, xoá bổ tâm lý e ngại, thích tiêu

dùng hơn tích luỹ của người dân. Qua đó tạo điệu kiện thuận lợi hơn cho công tác huy động vốn của hệ thống Ngân hàng.

Nhà nước, các tổ chức xã hội, đoàn thể, nhà trường...cần tạo ra một môi trường tâm lý xã hội coi trọng tích lũy trong toàn xã hội. Trong mối quan hệ

tích lũy, tiêu dùng xã hội, tiêu dùng xã hội không tạo ra lợi nhuận cần hài hòa với mức tích lũy. Giải quyết hài hòa mối quan hệ tích lũy, tiêu dùng trở thành tâm lý chung, lợi ích chung, việc làm chung trong toàn xã hội đối với các

thành viên xã hội cũng như các cá nhân và các tổ chức.

Đó chính là nguyên nhân để Nhà nước cần xây dựng các biện pháp để

tâm lý ấy được thực hiện trong toàn xã hội, kết hợp với việc xây dựng một khuynh hướng kinh doanh tiết kiệm vốn, tăng cường tích lũy tạo năng lực tài chính, mở rộng đầu tư khi đủ điều kiện của các doanh nghiệp kinh tế tư nhân

cũng như doanh nghiệp Nhà nước.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH BỈM SƠN (Trang 41 -42 )

×