Những mặt tồn tại

Một phần của tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Bỉm Sơn (Trang 30 - 31)

a) Cơ cấu vốn huy động theo kì hạn không ổn định

Nguồn vốn trung và dài hạn của chi nhánh mặc dù đều tăng trưởng qua các năm nhưng vẫn chưa chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn huy động. Do đó việc cho vay dài hạn của chi nhánh còn gặp nhiều khó khăn khó có thể đáp ứng đủ nhu cầu vay dài hạn của người dân.

b) Mạng lưới huy động còn mỏng.

Điều này gây khó khăn cho công tác huy động vốn, làm cho ngân hàng

chưa tận dụng hết được tiềm năng vốn tích luỹ trong dân cư, đặc biệt tại các

khu công nghiệp, nơi tập trung dân cư, giảm yếu tố cạnh tranh của ngân hàng với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn.

Trong nguồn vốn huy động của chi nhánh tỷ trọng vốn huy động trong dân cư còn thấp, huy động tiền nhàn rỗi trong dân cư là hoạt động quan trọng

của chi nhánh, đây là nguồn vốn dài hạn, ổn định tạo điều kiện cho Chi nhánh

hoạt động kinh doanh

c) Các hình thức huy động chưa thật sự phong phú.

Ngân hàng vẫn chủ yếu tập trung vào các hình thức huy động truyền

thống. Trong khi đó, các dịch vụ ngân hàng hiên đại, dịch vụ ngân hàng điện

tử đang ngày càng phổ biến tại các đô thị. Những hình thức huy động vốn

nhanh chóng an toàn tiết kiệm hiệu quả này cần được ngân hàng quan tâm

d) Lĩnh vực thông tin tiếp thị về ngân hàng còn hạn chế.

Việc đầu tư vật chất, trí tuệ cho công tác tiếp xúc khách hàng, nghiên cứu thị trường chưa thoả đáng. Việc tiếp cận cộng đồng dân cư còn thụ động như công tác tuyên truyền, quảng cáo, cung cấp thông tin cho khách hàng

chưa đa dạng. Đây chính là những nguyên nhân làm cho dân chúng chưa có được niềm tin vững vàng cũng như sự hiểu biết chưa đầy đủ về ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Bỉm Sơn (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)