0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA BIDV BỈM SƠN

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH BỈM SƠN (Trang 29 -46 )

SƠN

2.3.1 Kết quả đạt được

Những thành quả mà BIDV Bỉm Sơn đạt được trong những năm vừa qua trong công tác huy động vốn là hết sức khả quan.Tổng nguồn vốn huy động đạt được sự tăng trưởng bền vững, liên tục qua các năm, năm sau cao hơn năm trước, đảm bảo nhanh, vững chắc. Để đạt được kết quả này là do

ngân hàng đã có nhiều nỗ lực trong công tác huy động vốn, mỗi cán bộ nhân viên đều nhận thức được tầm quan trọng của nghiệp vụ này, việc giao khoán chỉ tiêu huy động vố cho từng cán bộ đã phát huy hiệu quả. Việc triển khai

các hình thức huy động luôn phù hợp với tình hình kinh tế trên địa bàn ( như

tiền gửi tiết kiệm, tiết kiệm thẻ cào…) đã thu hút được nguồn vốn dồi dào phục vụ cho hoạt động của mình.

Thứ nhất, mạng lưới kênh phân phối của ngân hàng được mở rộng. Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn và chất lượng hoạt động

dịch vụ, chi nhánh đã mở thêm các phòng giao dịch mới. Với quy mô rông

khắp địa bàn ngân hàng nhằm mục tiêu khai thác chiếm lĩnh các khách hàng tiềm năng.

Thứ hai, nguồn vốn huy động đạt tốc dộ tăng trưởng ổn định qua các năm. Đây là một trong những thành tích rất lớn góp phần vào việc mở rộng

quy mô hoạt động của toàn chi nhánh. Nguồn vốn của chi nhánh có sự thay đổi liên tục về cơ cấu, nhưng tốc độ tăng trưởng rất cao.

Thứ ba, Chính sách huy động linh hoạt với những biến đổi của thị trường. Với mục tiêu cao nhất là lkiên tục mở rộng quy mô huy động vốn với chi phí huy động hợp lý, ngân hàg đã vận dụng một cách linh hoạt chính sách

lãi suất để thu hút khách hàng gửi tiền. Sự đổi mới trong nhận thức về cơ chế

Thứ tư, quy mô huy động vốn từ các TCKT tăng nhanh chóng, đối tượng khách hàng mà BIDV Bỉm Sơn hướng đến là những doanh nghiệp lớn.

Việc mở rộng nguồn vốn huy động từ các tổ chức tài chính sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng huy động được nguồn vốn lớn từ số ít khách hàng, cũng như

thiết lập mối quan hệ lâu dài và nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Thứ năm, chất lượng phục vụ khách hàng từng bước được cải thiện.

Đây là chiến lược của ngân hàng nhằm tăng tỷ trọng thu dịch vụ trên tổng

nguồn thu, nhưng nó cũng tác động không nhỏ đến hoạt động huy động vốn

của ngân hàng.

2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân chủ yếu.

2.3.2.1. Những mặt tồn tại

a) Cơ cấu vốn huy động theo kì hạn không ổn định

Nguồn vốn trung và dài hạn của chi nhánh mặc dù đều tăng trưởng qua các năm nhưng vẫn chưa chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn huy động. Do đó việc cho vay dài hạn của chi nhánh còn gặp nhiều khó khăn khó có thể đáp ứng đủ nhu cầu vay dài hạn của người dân.

b) Mạng lưới huy động còn mỏng.

Điều này gây khó khăn cho công tác huy động vốn, làm cho ngân hàng

chưa tận dụng hết được tiềm năng vốn tích luỹ trong dân cư, đặc biệt tại các

khu công nghiệp, nơi tập trung dân cư, giảm yếu tố cạnh tranh của ngân hàng với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn.

Trong nguồn vốn huy động của chi nhánh tỷ trọng vốn huy động trong dân cư còn thấp, huy động tiền nhàn rỗi trong dân cư là hoạt động quan trọng

của chi nhánh, đây là nguồn vốn dài hạn, ổn định tạo điều kiện cho Chi nhánh

hoạt động kinh doanh

c) Các hình thức huy động chưa thật sự phong phú.

Ngân hàng vẫn chủ yếu tập trung vào các hình thức huy động truyền

thống. Trong khi đó, các dịch vụ ngân hàng hiên đại, dịch vụ ngân hàng điện

tử đang ngày càng phổ biến tại các đô thị. Những hình thức huy động vốn

nhanh chóng an toàn tiết kiệm hiệu quả này cần được ngân hàng quan tâm

d) Lĩnh vực thông tin tiếp thị về ngân hàng còn hạn chế.

Việc đầu tư vật chất, trí tuệ cho công tác tiếp xúc khách hàng, nghiên cứu thị trường chưa thoả đáng. Việc tiếp cận cộng đồng dân cư còn thụ động như công tác tuyên truyền, quảng cáo, cung cấp thông tin cho khách hàng

chưa đa dạng. Đây chính là những nguyên nhân làm cho dân chúng chưa có được niềm tin vững vàng cũng như sự hiểu biết chưa đầy đủ về ngân hàng.

2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

a) Nguyên nhân khách quan. - Môi trường kinh tế xã hội

Do ảnh hưởng của sự tăng giá giầu và sụ khủng hoảng tài chính ngân hàng trên thế giới đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh cảu

ngân hàng .Thu nhập của người dân còn thấp nên tỷ lệ dành cho tiết kiệm hạn

chế, dân trí còn thấp cản trở hoạt động huy động vốn của ngân hàng.

- Môi trường cạnh tranh: Trong những năm gần đây đặc biệt là năm 2009 và đầu năm 2010 công tác huy động vốn của Chi nhánh gặp rất nhiều khó khăn một phần nguyên nhân là do sự cạnh tranh hết sức sôi động, gay gắt

giữa các NHTM hoạt động trên địa bàn huyện.

- Thói quen của khách hàng: Người dân còn ưa chuộng tiền mặt, hiểu

biết của người dân về Ngân hàng còn hạn chế, họ chưa có thói quen sử dụng

các tiện ích mà các dịch vụ NH mang lại. Mặt khác trình độ dân trí của người

dân còn thấp trong khi các thủ tục chứng từ thanh toán qua NH chưa được cải

tiến đơn giản hơn nên chưa phù hợp với trình độ phổ thông của dân cư.

b) Nguyên nhân chủ quan.

- Yếu tố chính sách lãi suất: Người dân khi gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng thì vấn đề họ quan tâm hàng đầu đó là việc lợi ích mà họ nhận được và bảo đảm an toàn tài sản điều này được thể hiện cụ thể ở chính sách lãi suất

của mỗi ngân hàng.

Chính vì vậy, khi mà chính sách lãi suất của chi nhánh chưa cạnh tranh

với các tổ chức khác cùng huy động vốn trên địa bàn tỉnh, thì việc hoàn thành chỉ tiêu nguồn vốn do NHNo giao là một điều không hề dễ dàng. Đơn cử

chúng ta cùng so sánh lãi suất huy động của Bưu điện và chi nhánh sẽ thấy rõ

- Chính sách khuyếch trương quảng cáo: Chính sách khuyếch trương

quảng cáo của chi nhánh còn chưa tốt, hiệu quả của việc khuyếch trương

quảng cáo chưa cao gây khó khăn cho khách hàng trong việc tìm hiểu về các

sẩn phẩm dịch vụ cũng như tiện ích của từng loại sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng có.

- Về chính sách khách hàng : chưa xây dựng chính sách khách hàng chi tiết tuỳ theo nhu cầu của từng đối tượng khách hàng, nhất là những khách

hàng lớn. Chưa tuyên truyền rộng về những ưu đãi về phí dịch vụ thanh toán đối với khách hàng có số dư tiền gửi cao, ổn định. Việc chủ động tìm đến khách hàng chưa thực sự được quan tâm đúng mức.

- Môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng gay gắt, để khẳng định

vị thế và tăng khả năng cạnh tranh, các NHTM trên địa bàn đều tích cực trong

cuộc chạy đua lãI suất, tăng cường khuyến mại, đầu tư cảI tạo cơ sở vật chất,

không ngừng nâng cao chất kượng dịch vụ, tạo tiện ích đối với khách hàng.

2.4 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI BIDV BỈM SƠN. HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI BIDV BỈM SƠN.

2.4.1. Định hướng phát triển hoạt động huy động vốn tại BIDV Bỉm Sơn Sơn

2.4.1.1 Định hướng chung của BIDV Bỉm Sơn

Định hướng phát triển của NHĐT&PT Việt Nam: Giữ vị thế là một

trong những Ngân hàng uy tín nhất tại Việt Nam, giữ vai trò chủ đạo trong

cung ứng vốn cho đầu tư phát triển, luôn nỗ lực cao nhất để đáp ứng sự

nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phục vụ nhiệm vụ tăng trưởng

kinh tế, ổn định tiền tệ. Từng bước xây dựng NHĐT&PT Việt Nam trở thành một Ngân hàng mạnh toàn diện để nhanh chóng hội nhập với các Ngân hàng trong khu vực và thế giới.

- Xuất phát từ định hướng chiến lược huy động vốn của NHĐT&PT

Việt Nam:

+ Coi nguồn vốn trong nước là quyết định, vốn ngoài nước là quan trọng.

+ Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn. Có biện pháp để nâng tỷ

trọng vốn tiền gửi có kỳ hạn của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, đồng

+ Coi trọng huy động vốn dài hạn, trung hạn thông qua phát hành kỳ

phiếu, trái phiếu trung, dài hạn (trong nước và ngoài nước).

+ Gắn chiến lược huy động vốn với sử dụng vốn. + Đổi mới phong cách phục vụ.

+ Tăng cường chính sách lãi suất linh hoạt đối với khách hàng. + Áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt đối với khách hàng. - Cơ cấu tín dụng

+ Tỷ trọng trung, dài hạn trên tổng dư nợ : 42%

+ Tỷ trọng dư nợ bán lẻ trên tông dư nợ : 14%

+ Tỷ trọng dư nợ ngoài QD trên tông dư nợ : 45%

Bảng 2.13. Các chỉ tiêu cơ bản

STT Chỉ tiêu

1. Tăng trưởng huy động vốn cuối kì 16%

1. Tăng trưởng huy động vốn bình quân 15%

2. Tăng trưởng dư nợ tín dụng cuối kì 20%

3. Tăng trưởng dư nợ tín dụng bình quân 25%

4. Thu dịch vụ ròng 35 tỷ

5. Tỷ lệ nợ xấu ≤ 1%

6. Tỷ lệ nợ nhóm II ≤ 5%

7. Chênh lệch thu chi + 10 - 15%

2.4.1.2 Định hướng hoạt động huy động vốn

Để thực hiện một cách triệt để mục tiêu nguồn vốn huy động chi nhánh

cần có các định hướng cụ thể sau:

Thứ nhất, đảm bảo nguồn vốn tăng trưởng đều, quy mô, cơ cấu nguồn

vốn phù hợp với cơ cấu sử dụng nguồn của chi nhánh để tránh rủi ro tiềm ẩn.

Thứ hai, tìm ra được một cơ cấu nguồn vốn hợp lý, ổn định từ đó nâng

cao vị thế của chi nhánh trên địa bàn và trên thị trường tài chính.

Thứ ba, có chiến lược phát triển nguồn vốn huy động trung dài hạn để đáp ứng nhu cầu về nguồn trung gian hạn trong thời gian tới. Trong định hướng phát triển 2009 dự kiến dư nợ trung và dài hạn của chi nhánh chiếm

Thứ tư, chi nhánh cần phải có những giải pháp chiến lược cho riêng mình để tìm được nguồn vốn có chi phí thấp, từ đó lợi nhuận thu được mới có

thể đạt hiệu quả cao. Căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội, vị trí địa lý của chi

nhánh từ đó đưa ra các giải pháp mang tính chiến lược và hiệu quả.

2.4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại BIDV

Bỉm Sơn.

2.4.2.1. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn

Sự đa dạng hoá các hình thức huy động vốn có thể đem lại cho NH

nhiều lợi ích. NH có thể thu hút tối đa nguồn vốn từ mọi đối tượng mà không phải tăng thêm chi phí: Nhu cầu gửi tiền của nhiều loại đối tượng được thoả

mãn , nhờ đó NH có thể khai thác triệt để hơn các nguồn vốn tiềm năng mà không cần phải tạo thêm sự hấp dẫn bằng cách tăng lãi suất lên, chi phí huy

động sẽ tăng không đáng kể. Hơn nữa NH có thể giảm bớt khó khăn và áp lực

cho vấn đề thanh toán lượng tiền rút ra, khối lượng vốn của NH sẽ có khả năng ổn định và điều chỉnh linh hoạt hơn với một cơ cấu da dạng, giảm bớt

rủi ro thanh toán.

a) Đa dạng hoá kì hạn huy động

Việc đa dạng ở kì hạn huy động, như không kì hạn, 1 thang, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 2 năm, 5 năm. Hiện nay tiền gửi

tiết kiệm mới chỉ có tối đa là 12 tháng. Để thu hút vốn trung và dài trong thời

gian tới NH nên đưa ra các loại tiết kiệm dài hạn với kì hạn như: 2 năm, 3 năm, 5 năm. Nhằm đáp ứng nhu cầu gửi tiền lâu dài của khách hàng. với uy

tín của một NH có bề dày hoạt động mà người gửi có thể tin tưởng yên tâm, hình thức này có tiềm năng phát triển. Đa dạng các kì hạn gửi tiền với các

mức lãi suất khác nhau theo nguyên tắc kì hạn càng dài, lãi suất huy động

càng cao.

b) Đa dạng hoá lãi suất huy động

Hiện nay, NH chủ yếu áp dụng hình thức trả lãi trước và trả lãi cuối kì. Lý do là để đơn giản cho công tác huy động. Tuy nhiên để huy động vốn đạt

hiệu quả cao hơn, nên chăng NH thực hiện các phương thức trả lãi và gốc đa

dạng hơn nữa. Một số ngân hàng đã áp dụng lãi suất bậc thang đem lại lợi ích

lớn cho khách hàng và đã thu hút được lượng vốn lớn.Các phương thức trả lãi và gốc phù hợp sẽ khuyến khích khách hàng đến với NH ngày càng nhiều hơn.

c) Huy động vốn hướng vào đối tượng khách hàng cụ thể

Ngân hàng có thể cung cấp các hình thức gửi tiền phù hợp với nguyện

vọng và nhu cầu của khách hàng đến gửi tiền. Các doanh nghiệp, các tổ chức

kinh tế - xã hội...gửi vào ngân hàng với mục đích thanh toán, chi trả hoặc phát

hành séc. Cho nên, chi nhánh cần phải đặt việc huy động nguồn tiền gửi này

lên hàng đầu, phải phấn đấu trở thành trung tâm thanh toán của tổ chức kinh

tế, bởi vì loại tiền gửi này có chi phí huy động không cao, không cần bảo

hiểm do thời hạn ngắn, ít bị ảnh hưởng về giá trị tiền gửi và khối lượng tiền

gửi lớn.

2.4.2.2. Chính sách lãi suất linh hoạt

Đối với người gửi tiền là các doanh nghiệp thì mục đích lãi suất không

phải là mối quan tấm hàng đầu, điều họ hướng tới là việc hưởng các tiện ích

do Ngân hàng cung cấp. Nhưng đối với bộ phận khách hàng là dân cư thì để

chiến thắng trong cạnh tranh huy động vốn nhằm thu hút tiền nhàn rỗi từ đối tượng này, các Ngân hàng sử dụng biện pháp thuyết phục hơn cả là dùng “ vũ

khí “ lãi suất huy động. Song không phải lúc nào các Ngân hàng cũng có thể

lạm dụng “ vũ khí “ này, hay nói cách khác là biện pháp nâng lãi suất huy động có giới hạn sử dụng của nó. Bởi lẽ, với cơ chế lãi suất thực dương thì nâng lãi suất huy động tất yếu phải nâng lãi suất cho vay để đảm bảo kinh

doanh có lãi, trong khi đó cầu về các sản phẩm tiêu dùng tăng chậm, chi phí

sản xuất lưu thông, quản lý, bán hàng của các tổ chức cầu vốn không thể hạ

thấp được thì rõ ràng họ không chịu giá cả của việc sử dụng vốn ngày càng cao hay lãi suất cho vay của Ngân hàng chắc chắn có giới hạn khống chế. Vậy đề giải quyết được bài toán khó này khi nâng cao lãi suất huy động cần đảm

bảo những nguyên tắc sau:

- Phải đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp

nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh có hiệu quả thuận lợi và có

điều kiện phát triển, các Ngân hàng tính toán và đưa ra mức lãi suất cho vay

mà với điều kiện hiện tại các doanh nghiệp có thể chấp nhận được để làm ăn

có lãi.

- Chính sách lãi suất phải động viên khuyến khích dân cư, các tổ chức

kinh tế gửi tiền vào ngân hàng. Xóa bỏ đi sự chênh lệch về lãi suất giữa tiền

gửi có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của dân

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH BỈM SƠN (Trang 29 -46 )

×