1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ - Quản lý vốn cố định tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone

121 19 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 1,09 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đối với mọi doanh nghiệp, vốn luôn là một nhân tố quan trọng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong vốn kinh doanh, VCĐ đóng vai trò quan trọng, phản ánh quy mô của doanh nghiệp. Trong điều kiện tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân và sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, kỹ thuật, VCĐ trong các doanh nghiệp không ngừng tăng lên và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong vốn kinh doanh. Quy mô VCĐ hay quy mô TSCĐ của doanh nghiệp sẽ tác động mạnh mẽ lên năng suất lao động của công nhân viên tại doanh nghiệp (Trần Xuân Cầu, 2014), từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra trên toàn thế giới với nền tảng cốt lõi là công nghệ thông tin, đã giúp kinh tế thế giới phát triển mạnh mẽ, nâng cao mức thu nhập toàn cầu và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân trên toàn thế giới. Các doanh nghiệp công nghệ thông tin và đặc biệt là các doanh nghiệp viễn thông chính là nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy cách mạng công nghiệp 4.0 thành công trên toàn thế giới. Tại Việt Nam nói riêng cũng như thế giới nói chung, ngành viễn thông luôn là ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh, là động lực kéo theo nhiều ngành kinh tế khác phát triển. Cùng với sự phát triển nhanh chóng, TSCĐ tại các doanh nghiệp viễn thông có sự đổi mới không ngừng về công nghệ, kỹ thuật. Sự phát triển này dẫn đến quy mô TSCĐ, quy mô VCĐ không ngừng gia tăng. Dẫn đến việc quản lý VCĐ hợp lý là không hề đơn giản. Khai thác, sử dụng VCĐ hiệu quả sẽ đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, nâng cao năng lực canh tranh của doanh nghiệp. Ngược lại, sự quản lý lơi lỏng, bừa bãi, lãng phí VCĐ sẽ đánh mất cơ hội của doanh nghiệp, hơn thế có thể đưa doanh nghiệp đến bờ vực phá sản. Vì vậy, với mọi doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp viễn thông nói riêng, việc quản lý VCĐ là một công việc hết sức quan trọng. Tổng công ty Viễn thông MobiFone là doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh chính trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông. Trong xu hướng chung của ngành, MobiFone hàng năm đều giải ngân hàng nghìn tỷ đồng để đầu tư vào các TSCĐ chuyên ngành theo các công nghệ tiên tiến trên thế giới. Việc đầu tư này đã đáp ứng phần lớn nhu cầu của người tiêu dùng, tuy nhiên chưa đạt hiệu quả cao. Xuất phát từ nhận thức trên, qua quá trình làm việc tại MobiFone, học viên đã chọn đề tài “Quản lý vốn cố định tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone” để làm đề tài tốt nghiệp với mong muốn phân tích tình hình quản lý VCĐ, từ đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất nhằm tối ưu hóa việc quản lý VCĐ tại đơn vị. 2. Tổng quan nghiên cứu * Những kết quả chủ yếu: Các nghiên cứu về vốn kinh doanh và quản lý vốn kinh doanh trong những năm gần đây được nghiên cứu với các loại hình doanh nghiệp khác nhau, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Về cơ bản, các công trình đều đã đi sâu nghiên cứu và thống nhất về cơ sở lý luận về vốn kinh doanh. Mỗi công trình có đưa ra cách thức quản lý vốn kinh doanh khác nhau đối với từng loại hình doanh nghiệp, từng lĩnh vực. Từ đó, tạo ra những góc nhìn so sánh về quản lý vốn, tìm được những vấn đề cần quan tâm khi đánh giá, phân tích vấn đề quản lý vốn tại các doanh nghiệp. * Khoảng trống trong nghiên cứu: Hầu hết các công trình nghiên cứu vấn đề vốn kinh doanh tại doanh nghiệp chủ yếu đều nghiên cứu sâu về vốn lưu động, quản lý vốn lưu động mà chưa quan tâm nhiều đến vấn đề VCĐ, quản lý VCĐ. Các cơ sở lý luận về quản lý VCĐ chưa được nghiên cứu sâu, mới chỉ dừng lại ở mức gợi mở, chưa cụ thể. Do đó, các giải pháp hoàn thiện quản lý VCĐ còn rất sơ sài, chung chung. Tìm hiểu về các đề tài nghiên cứu trong những năm gần đây, chưa có đề tài nghiên cứu về quản lý VCĐ tại MobiFone. Do đó, đề tai “Quản lý vốn cố định tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone” sẽ không trùng lắp với những nghiên cứu đã được công bố trước đây . 3. Mục tiêu nghiên cứu * Mục tiêu tổng quát: Trên cơ sở nghiên cứu về quản lý VCĐ, đánh giá thực trạng, đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản lý vốn cố định tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone. * Mục tiêu cụ thể: - Tổng quan lý thuyết về VCĐ và quản lý VCĐ trong doanh nghiệp; - Đánh giá thực trạng quản lý VCĐ của Tổng công ty Viễn thông MobiFone; - Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản lý vốn cố định tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về quản lý vốn cố định tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone. Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung nghiên cứu, luận văn sẽ đi sâu vào nghiên cứu quản lý VCĐ tại MobiFone dựa theo lý luận về “quy trình quản lý” gồm: công tác lập kế hoạch VCĐ, tổ chức thực hiện kế hoạch VCĐ và kiểm soát thực hiện kế hoạch VCĐ tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone. - Về không gian: Luận văn nghiên cứu tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone. - Về thời gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng quản lý vốn tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone giai đoạn 2017 – 2019 và đề xuất cho những năm tiếp theo sau 2020. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Khung phân tích nghiên cứu Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu các công trình liên quan đến quản lý vốn, tác giả đưa ra khung phân tích về quản lý VCĐ gồm các yếu tố ảnh hưởng quản lý VCĐ tại doanh nghiệp theo hai hướng: yếu tố thuộc doanh nghiệp và yếu tố thuộc môi trường doanh nghiệp sẽ tác động đến nội dung quản lý VCĐ theo quá trình tác động gồm: lập kế hoạch VCĐ; tổ chức, thực hiện kế hoạch VCĐ và kiểm soát thực hiện kế hoạch VCĐ nhằm đạt được các mục tiêu: đầu tư VCĐ đúng định hướng và bảo toàn, phát triển VCĐ. Cụ thể như sau: Hình 1.1. Khung phân tích nghiên cứu về Quản lý vốn cố định tại doanh nghiệp Nguồn: Tác giả tổng hợp, xây dựng 5.2. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu 5.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Luận văn thu thập, hệ thống hóa và phân tích các tài liệu, công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã được công bố liên quan đến quản lý vốn cố định tại doanh nghiệp như: luận văn thạc sĩ, bài báo khoa học, giáo trình quản lý kinh tế, tài chính doanh nghiệp, đề tài khoa học, các chính sách, quy định, văn bản pháp luật liên quan đến quản lý vốn tại doanh nghiệp. Phương pháp này giúp tìm ra khoảng trống lý thuyết và thực tiễn để luận văn có thể bổ sung, đóng góp. Trên cơ sở đó, hệ thống hóa cơ sở lý luận về vốn cố định và quản lý vốn cố định, làm căn cứ hình thành khung lý thuyết của nghiên cứu. Thêm vào đó, luận văn cũng thu thập dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo quản lý, báo cáo tài chính các năm của Tổng công ty Viễn thông MobiFone, các số liệu thống kê khác liên quan đến đề tài góp phần cung cấp thông tin làm căn cứ để đánh giá thực trạng quản lý vốn cố định tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone. 5.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp Dữ liệu sơ cấp của luận văn được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn sâu chuyên gia. Mục đích phỏng vấn chuyên gia là thu thập ý kiến, thông tin đánh giá chuyên sâu và đa chiều về hoạt động quản lý vốn cố định tại doanh nghiệp, đồng thời định hướng giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý vốn cố định tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone. Nội dung phỏng vấn chuyên gia là các nội dung quản lý vốn cố định và các đề xuất hoàn thiện quản lý vốn cố định tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone. 05 cán bộ tại Ban Tài chính Tổng công ty Viễn thông MobiFone có liên quan đến hoạt động quản lý vốn cố định đã được mời thực hiện các phỏng vấn sâu. Các phỏng vấn được thực hiện trong quý 2-3 năm 2020 tại Văn phòng khối cơ quan Tổng công ty Viễn thông MobiFone. 5.2.3. Phương pháp xử lý dữ liệu Sau khi thu thập dữ liệu thứ cấp và sơ cấp, luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp các báo cáo tài chính để tính toán các chỉ số, chỉ tiêu đánh giá; phân tích các văn bản, quy định của Nhà nước, của công ty; phân tích các phỏng vấn sâu theo chủ đề nội dung; đưa ra những kết luận về thực trạng quản lý VCĐ tại MobiFone. 6. Kết cấu luận văn Ngoài lời cảm ơn, lời cam đoan, mục lục, danh mục từ viết tắt, danh sách các sơ đồ, danh sách các bảng, lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì luận văn bao gồm 3 chương sau: - Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý vốn cố định tại doanh nghiệp. - Chương 2: Phân tích thực trạng quản lý vốn cố định tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone. - Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý vốn cố định tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -o0o - TẠ HỮU LONG QUẢN LÝ VỐN CỐ ĐỊNH TẠI TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG MOBIFONE LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Hà Nội, năm 2020 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -o0o - TẠ HỮU LONG QUẢN LÝ VỐN CỐ ĐỊNH TẠI TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG MOBIFONE Chuyên ngành: Quản lý kinh tế chính sách Mã số: 8340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LƯU BÍCH NGỌC Hà Nội, năm 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng cá nhân tôi, chưa được công bố bất cứ nghiên cứu nào của tác giả khác Học viên TẠ HỮU LONG LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, trước hết xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ cho quá trình học tập, nghiên cứu tại trường Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Lưu Bích Ngọc đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết để hướng dẫn và giúp đỡ quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luân văn Tôi xin trân trọng cảm ơn các lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên công tác tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone đã tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ quá trình khảo sát, thu thập số liệu để thực hiện hoàn thiện luận văn này Cuối cùng, muốn dành lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và người thân đã hết lòng ủng hộ và tạo điều kiện cho quá trình học tập và nghiên cứu Tuy đã nỗ lực hết sức luận văn tránh khỏi khiếm khuyết, rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy cô và bạn bè để luận văn này được hoàn thiện Xin chân thành cảm ơn! Học viên TẠ HỮU LONG MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH SÁCH BẢNG BIỂU, HỘP TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ i MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VỐN CỐ ĐỊNH TẠI DOANH NGHIỆP .9 1.1 Vốn cố định tại doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của vốn cố định tại doanh nghiệp 1.1.2 Vai trò của vốn cố định tại doanh nghiệp .11 1.2 Quản lý vốn cố định 12 1.2.1 Khái niệm, mục tiêu và tiêu chí đánh giá quản lý vốn cố định tại doanh nghiệp 12 1.2.2 Nội dung của quản lý vốn cố định 16 1.2.3 Các yếu tố tác động đến việc quản lý vốn cố định 28 1.3 Kinh nghiệm quản lý vốn cố định tại số doanh nghiệp học cho Tổng công ty Viễn thông MobiFone 31 1.3.1 Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp 31 1.3.2 Bài học cho Tổng công ty Viễn thông MobiFone 33 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN CỐ ĐỊNH TẠI TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG MOBIFONE .34 2.1 Giới thiệu chung của Tổng công ty Viễn thông MobiFone 34 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty .34 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty 36 2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty .37 2.1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Viễn thông MobiFone 41 2.2 Thực trạng quản lý vốn cố định tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone 48 2.2.1 Lập kế hoạch vốn cố định .48 2.2.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch vốn cố định .59 2.2.3 Kiểm soát thực hiện kế hoạch vốn cố định 69 2.3 Đánh giá chung thực trạng quản lý vốn cố định tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone 73 2.3.1 Đánh giá theo mục tiêu 73 2.3.2 Ưu điểm 75 2.3.3 Hạn chế 76 2.3.4 Nguyên nhân của hạn chế 77 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VỐN CỐ ĐỊNH TẠI TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG MOBIFONE 81 3.1 Mục tiêu phương hướng hồn thiện quản lý vốn cố định tại Tởng cơng ty Viễn thông MobiFone 81 3.1.1 Mục tiêu của Tổng công ty Viễn thông MobiFone đến năm 2025 81 3.1.2 Phương hướng hoàn thiện quản lý vốn cố định tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone đến năm 2025 82 3.2 Giải pháp hoàn thiện quản lý vốn cố định tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone .83 3.2.1 Giải pháp hoàn thiện lập kế hoạch vốn cố định .83 3.2.2 Giải pháp hoàn thiện tổ chức thực hiện kế hoạch vốn cố định 87 3.2.3 Giải pháp hoàn thiện kiểm soát thực hiện kế hoạch vốn cố định 88 3.2.4 Các giải pháp khác 88 3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp 91 KẾT LUẬN 93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT MobiFone Tổng công ty Viễn thông MobiFone NG Nguyên giá SXKD Sản xuất kinh doanh TSCĐ Tài sản cố định VCĐ Vốn cố định DANH SÁCH BẢNG BIỂU, HỘP BẢNG: Bảng 2.1: Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh được giao của Tổng công ty Viễn thông MobiFone giai đoạn 2017-2019 42 Bảng 2.2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Viễn thông MobiFone giai đoạn 2017 – 2019 43 Bảng 2.3: Tình hình tài sản và nguồn vốn của Tổng công ty Viễn thông MobiFone giai đoạn 2017 – 2019 46 Bảng 2.4: Mẫu kế hoạch đầu tư được phê duyệt hàng năm 51 Bảng 2.5: Bảng tổng hợp kế hoạch đầu tư TSCĐ giai đoạn 2017-2019 52 Bảng 2.6 Mẫu danh sách TSCĐ hữu hình đề nghị lý 54 Bảng 2.7 Mẫu danh sách TSCĐ vô hình đề nghị lý 54 Bảng 2.8: Bảng tổng hợp kế hoạch lý TSCĐ giai đoạn 2017-2019 54 Bảng 2.9: Thời gian hữu dụng ước tính của TSCĐ tại MobiFone giai đoạn 2017-2019 56 Bảng 2.10 Mẫu liệu TSCĐ xuất từ hệ thống quản lý của MobiFone .57 Bảng 2.11: Bảng tổng hợp kế hoạch khấu hao TSCĐ 57 Bảng 2.12: Các bộ phận thực hiện hoạt động đầu tư TSCĐ 60 Bảng 2.13: Các bộ phận thực hiện lý TSCĐ 60 Bảng 2.14: Các bộ phận thực hiện khấu hao TSCĐ .61 Bảng 2.15: Cơ cấu VCĐ của MobiFone giai đoạn 2017-2019 64 Bảng 2.16: Chi tiết VCĐ của MobiFone giai đoạn 2017-2019 65 Bảng 2.17: Kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư TSCĐ 66 Bảng 2.18: Kết quả thực hiện kế hoạch lý TSCĐ 67 Bảng 2.19: Kết quả thực hiện kế hoạch khấu hao TSCĐ .67 Bảng 2.20 Các chỉ tiêu đánh giá quản lý vốn cố định tại MobiFone giai đoạn 2017-2019 .73 Bảng 2.21: Thị phần của các doanh nghiệp viễn thông tại Việt Nam năm 2019 78 HỘP: Hộp 2.1 Thực trạng lập kế hoạch VCĐ tại MobiFone 59 Hộp 2.2: Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch VCĐ 68 Hộp 2.3: Thực trạng kiểm soát thực hiện kế hoạch VCĐ 73 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -o0o - TẠ HỮU LONG QUẢN LÝ VỐN CỐ ĐỊNH TẠI TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG MOBIFONE Chuyên ngành: Quản lý kinh tế chính sách Mã số: 8340410 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Hà Nội, năm 2020 i MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Đối với mọi doanh nghiệp, vốn là một nhân tố quan trọng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh Trong vớn kinh doanh, VCĐ đóng vai trò quan trọng, phản ánh quy mô của doanh nghiệp Trong điều kiện tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân và sự phát triển nhanh chóng của khoa học cơng nghệ, kỹ thuật, VCĐ các doanh nghiệp không ngừng tăng lên và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn vốn kinh doanh Quy mô VCĐ hay quy mô TSCĐ của doanh nghiệp sẽ tác động mạnh mẽ lên suất lao động của công nhân viên tại doanh nghiệp (Trần Xuân Cầu, 2014), từ nâng cao lực cạnh tranh của doanh nghiệp thị trường Cách mạng công nghiệp 4.0 diễn toàn giới với nền tảng cốt lõi là công nghệ thông tin, đã giúp kinh tế giới phát triển mạnh mẽ, nâng cao mức thu nhập toàn cầu và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân toàn giới Các doanh nghiệp công nghệ thông tin và đặc biệt là các doanh nghiệp viễn thông chính là nhân tố quan trọng việc thúc đẩy cách mạng công nghiệp 4.0 thành công toàn giới Tại Việt Nam nói riêng cũng giới nói chung, ngành viễn thơng ln là ngành có tớc đợ tăng trưởng nhanh, là động lực kéo theo nhiều ngành kinh tế khác phát triển Cùng với sự phát triển nhanh chóng, TSCĐ tại các doanh nghiệp viễn thơng có sự đởi không ngừng về công nghệ, kỹ thuật Sự phát triển này dẫn đến quy mô TSCĐ, quy mô VCĐ không ngừng gia tăng Dẫn đến việc quản lý VCĐ hợp lý là không hề đơn giản Khai thác, sử dụng VCĐ hiệu quả sẽ đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, nâng cao lực canh tranh của doanh nghiệp Ngược lại, sự quản lý lơi lỏng, bừa bãi, lãng phí VCĐ sẽ đánh mất hội của doanh nghiệp, đưa doanh nghiệp đến bờ vực phá sản Vì vậy, với mọi doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp viễn thơng nói riêng, việc quản lý VCĐ là một công việc hết sức quan trọng Tổng công ty Viễn thông MobiFone là doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh chính lĩnh vực dịch vụ viễn thông Trong xu hướng chung của ngành, MobiFone hàng năm đều giải ngân hàng nghìn tỷ đồng để đầu tư vào các TSCĐ chuyên ngành theo các công nghệ 87 tại vùng này hoặc nước, là cơng nghệ tại các vùng khác hoặc nước ngoài Các nước phát triển đều đã áp dụng nguyên tắc này để đưa TSCĐ lạc hậu nước các nước kém phát triển để thực hiện SXKD, thu về lợi nhuận Phương pháp này giúp công ty tận dụng và tối ưu TSCĐ lạc hậu của mình, nhờ đó, có ng̀n để đầu tư đổi TSCĐ và đồng bộ TSCĐ của công ty nước - Thanh lý TSCĐ đã cũ và không còn phù hợp với yêu cầu của quá trình kinh doanh: lý nhanh TSCĐ đã quá cũ là một biện pháp quan trọng nhằm giải tình trạng ứ đọng vớn, tăng hiệu quả sử dụng VCĐ nói riêng và hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói chung vì đới với TSCĐ đã quá cũ thì chi phí thường rất cao, gờm chi phí trì, bảo dưỡng Điều này dẫn đến lợi nhuận bị giảm sút, làm giảm khả cạnh tranh của công ty thị trường * Áp dụng phương pháp khấu hao hợp lý Khấu hao TSCĐ là việc làm cần thiết và quan trọng của mỗi doanh nghiệp Mục đích của khấu hao là nhăm bù đắp các hao mòn TSCĐ và thu hồi số VCĐ đã đầu tư ban đầu để tái sản xuất giản đơn hoặc mở rộng TSCĐ Khấu hao TSCĐ các doanh nghiệp thực hiện theo nhiều cách khác Mỡi phương pháp có ưu, nhược điểm và điều kiện áp dụng riêng Việc lựa chọn đúng đắn phương pháp khấu hao TSCĐ là một nội dung chủ yếu, quan trọng quản lý VCĐ của doanh nghiệp Trong năm qua Tổng công ty Viễn thông MobiFone lựa chọn phương pháp khấu hao theo đường thẳng Đây là phương pháp đơn giản dễ tính và được hầu hết các doanh nghiệp sử dụng nhiên lại có nhược điểm là số vốn thu hồi chậm Do vậy công ty cần kiến nghị với bộ Tài chính cho phép tiến hành khấu hao nhanh một số TSCĐ các loại máy móc thiết bị chun ngành viễn thơng để đẩy cao thu hồi vốn, sớm đổi trang thiết bị hiện đại 3.2.2 Giải pháp hoàn thiện tổ chức thực hiện kế hoạch vốn cố định 88 * Xây dựng và hoàn thiện các quy trình, quy định phù hợp với thực tiễn hoạt động SXKD của công ty giai đoạn Các quy định của Nhà nước đã thay đổi nhiều so với giai đoạn trước để phù hợp với tình hình SXKD Do đó, cơng ty cũng cần rà soát lại toàn bợ quy trình, quy định của mình Xây dựng quy trình, quy định phải đảm bảo: - Tuân thủ các quy định của pháp luật, chính sách của Nhà nước; - Thực hiện phân cấp, ủy quyền rõ ràng; - Quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của các bên tham gia thực hiện quản lý, sử dụng TSCĐ, VCĐ; - Xây dựng các chế tài đủ sức răn đe đảm bảo các vi phạm cố ý, gian lận, sử dụng sai mục đích sẽ bị xử lý đúng mức, đúng người - Tăng cường các quy định kiểm tra, giám sát để ngăn ngừa các tình trạng vi phạm, thực hiện sai mục đích TSCĐ, VCĐ của công ty * Hoàn thiện mô hình tổ chức, bộ máy quản lý, sử dụng TSCĐ, VCĐ hoạt động SXKD của công ty Qua thực hiện hoạt động SXKD, đầu tư phát triển, cơng ty cần phải có thay đổi phù hợp về mô hình tổ chức, bộ máy quản lý, sử dụng TSCĐ, VCĐ để đáp ứng nhu cầu phát triển Hàng năm, công ty phải rà soát, đánh giá hiệu quả thực hiện các công việc của từng bộ phận quản lý, sử dụng TSCĐ, VCĐ từ đó, xây dựng phương án sắp xếp lại, tở chức lại theo mục tiêu quản lý của công ty Công ty cần thực hiện tách bạch các phòng, ban vừa thực hiện các công tác sử dụng TSCĐ, VCĐ vừa thực hiện công tác kiểm tra, giám sát để đảm bảo khơng có sự bao che, gian lận quá trình kiểm tra, giám sát 3.2.3 Giải pháp hoàn thiện kiểm sốt thực hiện kế hoạch vớn cớ định * Tăng cường công tác kiểm soát thực hiện kế hoạch VCĐ Tăng cường thực hiện các công tác kiểm tra, giám sát đột xuất VCĐ tại MobiFone để đảm bảo phát hiện các dấu hiệu bất thường, tránh các vi phạm ở mức độ lớn, gây tổn thất nghiêm trọng về mặt giá trị cho công ty, đồng thời, tránh tổn thất về tinh thần đối với nhân viên của toàn công ty Ngoài ra, nội dung công tác kiểm tra, giám 89 sát cần bổ sung nội dung đánh giá hiệu quả của các công tác quản lý VCĐ tại MobiFone bao gồm: đánh giá hiệu quả đầu tư TSCĐ, đánh giá hiệu quả lý, nhượng bán TSCĐ và đánh giá hiệu quả công tác khấu hao TSCĐ tại MobiFone để giúp nhà quản lý có các biện pháp để nâng cao hiệu quả quản lý VCĐ kịp thời 3.2.4 Các giải pháp khác * Nâng cao trình độ quản lý, trình độ nhân viên Dù ở đâu, nền sản xuất tiên tiến nào thì yếu tố người phải được xem trọng vì định đến hiệu quả SXKD Máy móc có được trang bị hiện đại đến đâu thì người vẫn phải làm chủ cỡ máy đó, cũng làm chủ công nghệ hiện đại Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ, Công ty cũng cần quan tâm đến trình độ của các cán bộ quản lý cũng nhân viên thực hiện vì trình độ quản lý, sử dụng sẽ định đến việc sử dụng máy móc thiết bị sản xuất, suất lao động, chất lượng dịch vụ, chi phí, giá thành Để phát huy hết cơng śt máy móc, thiết bị cần phải có mợt đợi ngũ cơng nhân lành nghề Các biện pháp Công ty nên áp dụng là: - Công ty cần có chính sách tuyển dụng hợp lý, kế hoạch đào tạo phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ nhằm có được ng̀n nhân lực có kiến thức và kỹ làm việc đáp ứng nhu cầu phát triển của Công ty - Công ty nên thường xuyên cử cán bộ quản lý chủ chốt học các khóa học đào tạo ngắn hạn về chuyên ngành để nâng cao kiến thức chuyên môn, phục vụ công việc quản lý được tớt - Bên cạnh đó, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề của cán bộ, công nhân viên cũng là điều hết sức cần thiết Nó giúp cho nhân viên có thêm kiến thức và khả làm việc hiệu quả cao * Áp dụng công nghệ thông tin các nội dung quản lý VCĐ Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, việc sử dụng các công nghệ thông tin là một hoạt động hữu ích mà các doanh nghiệp cần làm để nâng cao hiệu quả, độ chính xác của các cơng việc nói chung và quản lý VCĐ nói riêng Áp dụng cơng nghệ thơng tin quá trình: lập kế hoạch VCĐ; tổ chức thực hiện kế hoạch VCĐ; kiểm soát thực hiện kế hoạch VCĐ sẽ giúp các nhà quản lý nắm bắt được các 90 thơng tin mợt cách nhanh chóng và đưa các định kịp thời Một số biện pháp cụ thể áp dụng sau: - Áp dụng công nghệ số lập kế hoạch VCĐ: mọi hoạt động lập kế hoạch được thực hiện qua hệ thống liệu đám mây, trình, phê duyệt qua hệ thống thông tin của công ty sẽ giúp tăng tốc quá trình xử lý Hơn nữa, áp dụng được liệu lớn (Big data) sẽ giúp nhà quản lý nắm được các cách thức lập kế hoạch cũng mặt bằng kế hoạch của các doanh nghiệp cùng ngành và khác ngành nước và giới Từ đó, định kế hoạch phù hợp nhất với doanh nghiệp - Áp dụng công nghệ số tổ chức thực hiện kế hoạch VCĐ: mọi quy trình, quy định và việc phối hợp các công việc sẽ được đưa lên hệ thống liệu nội bộ của doanh nghiệp Các công việc này được đánh giá bởi các nhà quản lý nhằm giúp nhân viên nắm rõ được phân công công việc và cách thức thực hiện các công việc một cách tốt nhất - Áp dụng công nghệ số kiểm soát thực hiện VCĐ: các nội dung kiểm tra, giám sát được cập nhật kết thúc kiểm tra, hoặc cập nhật tiến độ hàng ngày sẽ giúp nhà quản lý cập nhật được tình hình lập tức * Tích cực tìm kiếm thị trường, mở rộng thị trường nước ngoài Tuy Công ty là một doanh nghiệp đứng đầu về thị phần viễn thông lại chủ yếu là thị trường nội điạ Mặt khác, thị trường nội địa nhỏ cạnh tranh hết sức gay gắt, giá vốn hàng bán của Công ty lại tương đối cao nên lợi nhuận thu được bị hạn chế Do đó, để nâng cao hiệu quả kinh doanh, Công ty cần tích cực khai thác, tìm kiếm thị trường, mở rộng thị trường nước ngoài để nâng cao thị phần nhằm mang lại nguồn lợi nhuận vững chắc Để đạt được mục đích đó, Cơng ty cần phải nâng cao sức cạnh của mình trước yêu cầu và thách thức của quá trình hội nhập quốc tế và khu vực Trước hết, cần nhanh chóng tìm các giải pháp nhằm giảm chi phí đầu vào Việc xây dựng các giải pháp giảm chi phí đầu vào, tăng cường lực cạnh tranh của Công ty cần phải bám sát các nội dung sau đây: - Tăng suất lao động, giảm chi phí để giảm giá thành đôi với nâng 91 cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm - Xây dựng sở vật chất tốt, đầu tư các trang thiết bị, phương tiện hiện đại - Nâng cao lực quản trị kinh doanh để có khả cạnh tranh với các doanh nghiệp các nước khu vực và quốc tế; giữ vững thị trường viễn thông nội địa - Chủ động hội nhập quốc tế, sẵn sàng nắm bắt các hội và thích ứng với thay đổi Việt Nam tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế - Tích cực ứng dụng khoa học công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực đồng bộ, có tri thức hiện đại và làm chủ khoa học công nghệ, kỹ thuật Ngoài ra, Công ty cần nâng cao vai trò của bộ phận nghiên cứu phát triển với chức chịu trách nhiệm nghiên cứu các nhu cầu của khách hàng và thị trường, triển khai các dịch vụ và dự án Trong đó, nhóm nghiên cứu thị trường theo dõi các thông tin tổng thể về kinh tế cũng ngành, thường xuyên cung cấp các báo cáo thị trường và dự án tiềm cần điều tra nghiên cứu sâu Nhóm quan hệ nước ngoài phối hợp với đối tác nước ngoài nghiên cứu, điều tra thị trường và tính tương thích dịch vụ Khi đới tác có u cầu, bộ phận này tiến hành đánh giá tính khả thi và phới hợp triển khai dự án Thêm vào đó, hoạt động quảng cáo nhằm mở rộng thị trường cũng cần được Công ty quan tâm 3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp Các doanh nghiệp hoạt động nền kinh tế thị trường chịu sự quản lý của trực tiếp của từ các văn bản pháp luật và chế quản lý tài chính Do sự thắt chặt hay nới lỏng hoạt động của doanh nghiệp đều được điều chỉnh bằng luật và các văn bản quy phạm pháp luật, bằng chế quản lý tài chính Vì vậy, thay đổi của các chính sách và chế quản lý ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình kinh doanh của doanh nghiệp Những chính sách, chế thay đổi kịp thời phù hợp với nền kinh tế thị trường để giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh được thuận lợi hơn, đạt hiệu quả cao, đóng góp cho ngân sách nhà nước Trong năm gần đây, các doanh nghiệp hoàn toàn độc lập tự chủ mọi hoạt động SXKD, chủ động việc huy động và sử dụng vốn Tuy nhiên, để 92 tạo môi trường và điều kiện kinh doanh cho các doanh nghiệp đồng thời phải phù hợp với tình hình thực tế, đòi hỏi cần có cải cách sau: a Về môi trường kinh doanh Các chính sách vĩ mô phải đúng đắn, phù hợp, và thay đổi kịp thời với biến động của nền kinh tế không chỉ ở nước mà phải nghiên cứu quan tâm đến kinh tế các khu vực lân cận, kinh tế toàn cầu Đây là yếu tố quan trọng tạo nên một môi trường kinh tế ổn định và phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển hoạt động SXKD của doanh nghiệp Chính phủ cần tinh giảm các thủ tục hành chính hoạt động SXKD của doanh nghiệp Đây là một nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình SXKD của doanh nghiệp, cần cải thiện thủ tục hành chính cho thuận tiện, rõ ràng, gọn nhẹ, giảm bớt các chi phí thủ tục giấy tờ 93 Bộ Thông tin và Truyền thông cần tạo điều kiện và hỗ trợ cho đơn vị được xây dựng và lắp đặt trạm viễn thông ở khu vực thích hợp, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dân và đảm bảo chất lượng sóng được tớt Đờng thời, có các chiến lược dài hạn cho phát triển lĩnh vực viễn thông – công nghệ thông tin để các doanh nghiệp ngành có sự chuẩn bị về TSCĐ, VCĐ phù hợp b Về môi trường pháp lý Quốc hội cần phải thiết lập hành lang pháp lý phải đồng bộ và thống nhất các bộ luật liên quan, phải đảm bảo cho sự bình đẳng kinh doanh các thành phần kinh tế, tạo được sự cạnh tranh lành mạnh, xóa bỏ các tiêu cực kinh doanh buôn lậu, chốn thuế, tham nhũng nền kinh tế Với mỗi bộ luật, Chính phủ cần phải có các nghị định, thơng tư hướng dẫn thi hành cụ thể, rõ ràng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả Ngoài ra, các quy định cần phải có xu hướng thay đổi để phù hợp với sự tăng cường hợp tác kinh tế với các quốc gia giới 94 KẾT LUẬN TSCĐ, VCĐ được sử dụng đúng mục đích, phát huy được suất kết hợp với cơng tác quản lý sử dụng có hiệu quả sẽ góp phần tiết kiệm chi phí, nâng cao cả về chất lượng và số lượng sản phẩm, dịch vụ Qua doanh nghiệp sẽ đạt được mục tiêu tới đa hóa giá trị tài sản của các chủ sở hữu Tầm quan trọng của việc sử dụng TSCĐ, VCĐ cho có hiệu quả và là việc mỡi doanh nghiệp đều phải quan tâm Muốn tăng khả cạnh tranh thị trường cũng tăng lợi nhuận thì bất kỳ mợt doanh nghiệp nào cũng phải có giải pháp quản lý, sử dụng TSCĐ, VCĐ, làm nào mà với một số TSCĐ bỏ là ít nhất và thu về được lợi nhuận là nhiều nhất Vì vậy, để hoà nhập với xu phát triển kinh tế của đất nước, công tác quản lý VCĐ không ngừng được đổi và hoàn thiện về phương pháp cũng nợi dung Chính bởi lẽ đó, cơng tác quản lý VCĐ ở các doanh nghiệp là rất quan trọng, góp phần khơng nhỏ vào hiệu quả hoạt đợng và kết quả kinh doanh của đơn vị Luận văn “Quản lý vốn cố định tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone” đã tiến hành nghiên cứu tổng quan các công trình khoa học và ngoài nước liên quan, từ hệ thớng hóa sở lý thuyết về VCĐ và quản lý VCĐ tại doanh nghiệp; làm rõ các nội dung quản lý VCĐ theo quá trình quản lý gồm: lập kế hoạch VCĐ, tổ chức thực hiện kế hoạch VCĐ và kiểm soát thực hiện kế hoạch VCĐ tại doanh nghiệp Đồng thời, hệ thống các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản lý VCĐ tại doanh nghiệp Phân tích thực trạng quản lý VCĐ ở MobiFone cho thấy: công ty đã thực hiện quản lý VCĐ theo quá trình quản lý: hoạt động lập kế hoạch VCĐ; hoạt động tổ chức thực hiện kế hoạch VCĐ; hoạt động kiểm soát thực hiện kế hoạch VCĐ Trong đó: lập kế hoạch VCĐ được thực hiện theo các nội dung lập kế hoạch đầu tư TSCĐ, lập kế hoạch lý TSCĐ và lập kế hoạch khấu hao TSCĐ Cơng tác lập kế hoạch có định hướng chiến lược từng hoạt động, được tổng hợp từ lên và có sự phê duyệt theo từng cấp đảm bảo được hoạt động lập kế hoạch VCĐ đúng 95 theo chủ trương và có tính thực tiễn, nhiên, chưa đạt được kết quả cuối cùng là kế hoạch VCĐ cuối kỳ, các công tác lập kế hoạch còn chậm dẫn đến ảnh hưởng đến tình hình thực hiện và kiểm soát thực hiện cũng bị chậm theo; hoạt động lập kế hoạch lý TSCĐ còn chậm; phương pháp khấu hao TSCĐ đối với một số loại TSCĐ còn chưa phù hợp với tình hình hao mòn TSCĐ Hoạt động tổ chức thực hiện kế hoạch VCĐ: MobiFone đã xây dựng đầy đủ các quy trình, quy định để hướng dẫn từng bước công tác quản lý, sử dụng VCĐ, đồng thời quy định trách nhiệm, quyền hạn đối với từng hoạt động quản lý sử dụng VCĐ Tuy nhiên, còn một số bất cập về cấu tổ chức, cũng quy trình còn chưa cập nhật đồng bộ để thực hiện dễ dàng Công tác kiểm soát thực hiện kế hoạch VCĐ được thực hiện thường xuyên, định kỳ giúp nhận biết các tồn tại để nhanh chóng khắc phục, sửa chữa; MobiFone cũng thực hiện chấp hành tốt các quy định của Nhà nước việc quản lý VCĐ; ngoài đổi mới, khai thác lực của máy móc thiết bị một cách tối đa, đáp ứng nhu cầu công nghệ ngày càng cao của xã hội, xây dựng được uy tín thị trường viễn thông, không ngừng nâng cao lực và chất lượng dịch vụ để mở rộng thị trường Tuy nhiên, hoạt động kiểm tra, giám sát còn chưa đầy đủ các nội dung theo lý thuyết đề Để hoàn thiện quản lý VCĐ tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone thời gian tới, luận văn có đề x́t mợt sớ giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty như: Tổng Công ty cần xây dựng phương án bổ sung vốn điều lệ và xin bổ sung vốn điều lệ cho phù hợp với tình hình SXKD của công ty: là điều kiện cần để MobiFone phát huy tiềm lực và cạnh tranh công bằng, lành mạnh với các nhà mạng khác tại thị trường viễn thông – công nghệ thông tin hiện nay; đầu tư TSCĐ một cách tối ưu và đồng bộ, tăng cường đầu tư đổi công nghệ TSCĐ, xây dựng phương án xử lý đối với các TSCĐ cũ, hiệu quả kém sẽ giúp cho công ty có mợt hệ thớng TSCĐ hiện đại đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đồng thời là sở để phát triển khách hàng tương lai; áp dụng phương pháp khấu hao hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp thu hồi đầy đủ vốn đầu tư đã bỏ ra, đồng thời, phán ánh đúng giá trị còn lại của TSCĐ các báo cáo 96 của doanh nghiệp, giúp nhà quản lý nắm được tình hình VCĐ một cách đúng đắn tại các thời điểm định của mình; nâng cao trình độ quản lý, trình độ nhân viên để đảm bảo cán bộ quản lý và sử dụng đều có hiểu biết đúng, đầy đủ để áp dụng các lý thuyết quản lý mới, cập nhật phù hợp với tình hình VCĐ tại doanh nghiệp của mình; tích cực tìm kiếm thị trường, mở rộng thị trường, xây dựng và hoàn thiện các quy trình, quy định, hoàn thiện mô hình tổ chức, bộ máy quản lý VCĐ, hoạt động này sẽ giúp cho cơng ty có sự đờng bợ cơng tác quản lý, sử dụng VCĐ, các công việc sẽ được tiến hành một cách thuận tiên, suôn sẻ, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, nguồn lực và tiền bạc của doanh nghiệp; điều kiện thực hiện giải pháp gồm kiến nghị Nhà nước, Chính phủ và các Bộ, Ban ngành có liên quan về việc ban hành quy định, chính sách thay đổi kịp thời phù hợp với nền kinh tế thị trường để giúp các doanh nghiệp kinh doanh thuận lợi, hiệu quả cho Tổng công ty Viễn thông MobiFone, tạo nhiều ngân sách cho nhà nước./ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu bằng tiếng Việt Bích Trâm (2020), Viettel thử nghiệm thành công gọi mạng 5G, Tạp chí Forbes Việt Nam, địa chỉ: https://forbesvietnam.com.vn/tin-cap-nhat/viettelthu-nghiem-thanh-cong-cuoc-goi-mang-5g-8980.html , [truy cập ngày 10/4/2020] Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 về Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng trích khấu hao tài sản cố định Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 200/2014/TT- BTC ngày 22/12/2014 về Chế độ kế toán doanh nghiệp Bộ Thông tin và Truyền thông (2019), Sách trắng Công nghệ thông tin truyền thông Việt Nam 2019, Nhà xuất bản Thông tin và truyền thông, Hà Nội Bùi Văn Vần, Vũ Văn Ninh (2014), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội Đặng Thị Loan (2013) Giáo trình kế toán tài chính các daonh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội Hà Thị Thanh Hương (2018), Quản lý vốn tại Công ty TNHH MTV Nhiên liệu hàng không Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội Lê Hồng Phong (2018), Quản lý vốn tại Công ty Bất động sản Viettel, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội Lưu Thị Hương (2005), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội 10 Ngô Thị Kim Hòa (2017), Quản trị vốn kinh doanh các doanh nghiệp xây dựng niêm yết thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án Tiến sỹ, Học viện Tài chính 11 Nguyễn Đình Kiệm, Bạch Đức Hiển (2008), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội 12 Nguyễn Ngọc An (2017), Quản lý sử dụng vốn tại Công ty TNHH Một thành viên Duyên hải – Bộ Quốc phòng, Luận văn thạc sỹ, Đại học kinh tế – Đại học quốc gia Hà Nội 13 Nguyễn Thị Đông (2012), Giáo trình Hạch toán kế toán các doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội 14 Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Đoàn Thị Thu Hà, Đỗ Thị Hải Hà (2012), Giáo trình Quản lý học, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội 15 Nguyễn Văn Quý (2020), Quản lý vốn tại Công ty cổ phần Bột giặt Lix, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Kinh tế - Đại học Q́c gia Hà Nợi 16 Nhóm phóng viên Bộ Thông tin và Truyền thông (2019), Bộ Thông tin Truyền thông 2019 – Năm khởi tạo mới, Cổng thông tin điện tử Bộ Thông tin và Truyền thông, Địa chỉ: https://www.mic.gov.vn/Pages/TinTuc/140457/Bo-Thong-tin-va-Truyenthong-2019 -Nam-cua-nhung-khoi-tao-moi.html, [truy cập ngày 10/4/2020] 17 Nperf (2020), Bản đờ phủ sóng 3G / 4G / 5G, Viet Nam¸ Nperf, địa chỉ: https://www.nperf.com/vi/map/VN, [truy cập ngày 10/8/2020] 18 Tổng công ty Viễn thông MobiFone, Báo cáo tài chính năm 2017 (2018), Hà Nội 19 Tổng công ty Viễn thông MobiFone, Báo cáo tài chính năm 2018 (2019), Hà Nội 20 Tổng công ty Viễn thông MobiFone, Báo cáo tài chính năm 2019 (2020), Hà Nội 21 Từ điển bách khoa toàn thư (2016) 22 Trần Thị Hòa (2014), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đà Nẵng, Đà Nẵng 23 Trần Xuân Cầu (2014), Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội 24 Vũ Ngọc Dũng (2018), Quản lý vốn tại Công ty cổ phần Thông tin tín hiệu đường sắt Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội Danh mục tài liệu bằng tiếng Anh Adam Hayes (2020), Fixed Capital, Investopedia, https://www.investopedia.com/terms/f/fixed-capital.asp, [truy Địa chỉ: cập ngày 10/4/2020] David Ricardo (1817), On the principles of political economy and taxation, John Murray, London Karl Marx (1885), Capital Volume II, Progress Publishers, Moscow PHỤ LỤC BẢNG HỎI Danh sách người phỏng vấn: STT Họ tên Bà Phùng Thị Hải Yến Ông Cao Thành Chung Chức danh Công việc Tổ trưởng – Ban Tài Quản lý tài chính của chính – Tổng công ty Tổng công ty Viễn thông Viễn thông MobiFone MobiFone Tổ trưởng – Ban Tài Quản lý tài chính của chính – Tổng công ty Tổng công ty Viễn thông Viễn thông MobiFone MobiFone Chuyên viên – Ban Thực hiện các công việc Ông Đinh Tài chính – Tổng chi tiết quản lý tài chính Trọng Nghĩa công ty Viễn thông theo phân công công việc MobiFone được giao Chuyên viên – Ban Thực hiện các công việc Bà Phan Thị Tài chính – Tổng chi tiết quản lý tài chính Phượng công ty Viễn thông theo phân công công việc MobiFone được giao Chuyên viên – Ban Thực hiện các công việc Bà Hồ Diệu Tài chính – Tổng chi tiết quản lý tài chính Anh công ty Viễn thông theo phân công công việc MobiFone được giao Danh mục câu hỏi Theo anh chị, MobiFone có thực hiện quản lý đối với VCĐ không? Mục đích của quản lý VCĐ tại MobiFone nhằm đạt được là gì? Việc thực hiện quản lý VCĐ tại MobiFone bao gồm các nội dung chi tiết là gì? Hoạt động lập kế hoạch VCĐ tại MobiFone bao gồm các nội dung gì? Cơng tác lập kế hoạch VCĐ có đạt được kết quả gì? Có tờn tại gì và nguyên nhân của tồn tại? Hoạt động tổ chức thực hiện kế hoạch VCĐ tại MobiFone bao gồm nội dung gì? Công tác tổ chức thực hiện VCĐ tại MobiFone đạt được kết quả gì? Có tờn tại gì và ngun nhân của tồn tại? Hoạt động kiểm soát thực hiện kế hoạch VCĐ tại MobiFone bao gồm nội dung gì? Công tác kiểm soát thực hiện kế hoạch VCĐ tại MobiFone đạt được kết quả gì? Có tờn tại gì và nguyên nhân của tồn tại? ... ty Viễn thông MobiFone - Về không gian: Luận văn nghiên cứu tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone - Về thời gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng quản lý vốn tại Tổng công ty Viễn. .. có đề tài nghiên cứu về quản lý vốn cố định tại Tổng công ty Viễn thơng MobiFone Do đó, đề tai “Quản lý vốn cố định tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone? ?? sẽ không trùng lắp... thiện cơng tác quản lý vốn cố định tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone * Mục tiêu cụ thể: - Tổng quan lý thuyết về vốn cố định và quản lý vốn cố định doanh nghiệp; - Đánh giá

Ngày đăng: 20/03/2022, 05:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
13. Nguyễn Thị Đông (2012), Giáo trình Hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Đông (2012), "Giáo trình Hạch toán kế toán trong các doanhnghiệp
Tác giả: Nguyễn Thị Đông
Năm: 2012
14. Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Đoàn Thị Thu Hà, Đỗ Thị Hải Hà (2012), Giáo trình Quản lý học, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Đoàn Thị Thu Hà, Đỗ Thị Hải Hà (2012), "Giáotrình Quản lý học
Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Đoàn Thị Thu Hà, Đỗ Thị Hải Hà
Năm: 2012
15. Nguyễn Văn Quý (2020), Quản lý vốn tại Công ty cổ phần Bột giặt Lix, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Văn Quý (2020), "Quản lý vốn tại Công ty cổ phần Bột giặt Lix
Tác giả: Nguyễn Văn Quý
Năm: 2020
17. Nperf (2020), Bản đụ̀ phủ súng 3G / 4G / 5G, Viet Namá Nperf, địa chỉ:https://www.nperf.com/vi/map/VN, [truy cập ngày 10/8/2020] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nperf (2020), "Bản đụ̀ phủ súng 3G / 4G / 5G, Viet Nam
Tác giả: Nperf
Năm: 2020
18. Tổng công ty Viễn thông MobiFone, Báo cáo tài chính năm 2017 (2018), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng công ty Viễn thông MobiFone, "Báo cáo tài chính năm 2017 (2018)
Tác giả: Tổng công ty Viễn thông MobiFone, Báo cáo tài chính năm 2017
Năm: 2018
19. Tổng công ty Viễn thông MobiFone, Báo cáo tài chính năm 2018 (2019), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng công ty Viễn thông MobiFone, "Báo cáo tài chính năm 2018 (2019)
Tác giả: Tổng công ty Viễn thông MobiFone, Báo cáo tài chính năm 2018
Năm: 2019
20. Tổng công ty Viễn thông MobiFone, Báo cáo tài chính năm 2019 (2020), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng công ty Viễn thông MobiFone, "Báo cáo tài chính năm 2019 (2020)
Tác giả: Tổng công ty Viễn thông MobiFone, Báo cáo tài chính năm 2019
Năm: 2020
22. Trần Thị Hòa (2014), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản ĐàNẵng, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Thị Hòa (2014), "Giáo trình Tài chính doanh nghiệp
Tác giả: Trần Thị Hòa
Năm: 2014
23. Trần Xuân Cầu (2014), Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Xuân Cầu (2014), "Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực
Tác giả: Trần Xuân Cầu
Năm: 2014
24. Vũ Ngọc Dũng (2018), Quản lý vốn tại Công ty cổ phần Thông tin tín hiệu đường sắt Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia HàNội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vũ Ngọc Dũng (2018), "Quản lý vốn tại Công ty cổ phần Thông tin tín hiệuđường sắt Hà Nội
Tác giả: Vũ Ngọc Dũng
Năm: 2018

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w