Kiểm soát thực hiện kế hoạch vốn cố định

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý vốn cố định tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone (Trang 46)

* Khái niệm kiểm soát thực hiện kế hoạch VCĐ

Theo Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Đoàn Thị Thu Hà và Đỗ Thị Hải Hà (2012), “Kiểm soát là quá trình giám sát, đo lường, đánh giá và điều chỉnh hoạt động nhằm đảm bảo sự thực hiện theo kế hoạch

Như vậy, kiểm soát thực hiện kế hoạch VCĐ là một quá trình kiểm tra, giám sát để đo lường, đánh giá thực hiện kế hoạch VCĐ và điều chỉnh nhằm đảm bảo đạt được kế hoạch VCĐ đã đề ra.

Kiểm soát thực hiện kế hoạch VCĐ tại doanh nghiệp nhằm đánh giá đúng thực trạng VCĐ tại doanh nghiệp, giúp nhà quản lý kịp thời phát hiện các yếu kém, sai lệch trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch VCĐ cũng như các bất hợp lý trong công tác lập kế hoạch VCĐ, từ đó, đề ra biện pháp hỗ trợ tổ chức thực hiện và hoàn thiện lập kế hoạch VCĐ tại doanh nghiệp.

Mục đích của kiểm soát thực hiện kế hoạch VCĐ: nâng cao hiệu quả quản lý của doanh nghiệp đối với VCĐ, cụ thể là: nâng cao ý thức chấp hành kế hoạch, quy định liên quan đến quản lý VCĐ tại doanh nghiệp; cảnh báo với các nhà quản lý của doanh nghiệp về những nguy cơ, dấu hiệu rủi ro liên quan đến VCĐ để có các biện pháp phòng ngừa, khắc phục; điều chỉnh, hoàn thiện kế hoạch, quy định của doanh nghiệp về quản lý, sử dụng VCĐ tại doanh nghiệp.

* Chủ thể kiểm soát

Chủ thể thực hiện kiểm soát thực hiện kế hoạch VCĐ: chức năng kiểm soát do nhiều cấp quản lý cùng thực hiện, bao gồm: Hội đồng thành viên/ Hội đồng quản trị/ Chủ tịch công ty nhà nước, Tổng giám đốc/ Giám đốc, quản lý phòng/ ban/ đơn vị theo phân công, phân cấp như sau:

- Hội đồng thành viên/ Hội đồng quản trị của doanh nghiệp hoặc Chủ tịch công ty Nhà nước thực hiện kiểm tra, giám sát chung toàn bộ các nội dung liên quan đến quản lý, sử dụng VCĐ của doanh nghiệp; kiểm tra, giám sát Tổng giám đốc hoặc Giám đốc công ty trong việc thực hiện quản lý, sử dụng VCĐ; kiểm tra, giám sát người được ủy quyền thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và điều lệ công ty;

- Tổng giám đốc/ giám đốc công ty thực hiện kiểm tra, giám sát các nội dung liên quan đến việc quản lý, sử dụng VCĐ của doanh nghiệp; kiểm tra, giám sát quản lý phòng/ ban/ đơn vị về việc quản lý, sử dụng VCĐ của doanh nghiệp; kiểm tra, giám sát người được ủy quyền thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và điều lệ công ty;

- Quản lý phòng/ ban/ đơn vị thực hiện kiểm tra, giám sát các nội dung liên quan đến quản lý, sử dụng VCĐ tại phòng/ ban/ đơn vị của mình.

* Nội dung của kiểm soát thực hiện kế hoạch VCĐ tại doanh nghiệp:

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung kế hoạch VCĐ tại doanh nghiệp: kế hoạch VCĐ bao gồm nhiều kế hoạch chi tiết, trong đó có kế hoạch tăng TSCĐ, kế hoạch giảm TSCĐ, kế hoạch khấu hao TSCĐ; do đó, doanh nghiệp phải thực hiện đánh giá việc thực hiện kế hoạch VCĐ để phát hiện các sai lệch so với kế hoạch, từ đó có các giải pháp phù hợp với các sai lệch. Căn cứ để thực hiện nội dung này là các chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư dài hạn đến các kế hoạch hàng năm của doanh nghiệp liên quan đến quản lý, sử dụng VCĐ.

- Kiểm tra, giám sát việc sử dụng VCĐ của doanh nghiệp: VCĐ có giá trị và tỷ trọng lớn trong hầu hết các doanh nghiệp, do đó, doanh nghiệp cần phải kiểm tra,

giám sát việc sử dụng VCĐ nhằm đảm bảo VCĐ được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả, tránh thất thoát lãng phí.

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định, chính sách của Nhà nước và doanh nghiệp liên quan đến quản lý, sử dụng VCĐ: loại kiểm tra, giám sát này nhằm đảm bảo việc chấp hành, tuân thủ các văn bản quy định, chính sách của Nhà nước cũng như của doanh nghiệp của tất cả các cá nhân trong bộ máy tổ chức tại doanh nghiệp.

* Hình thức kiểm soát:

- Theo tần suất thực hiện kiểm soát, kiểm soát được chia thành 3 loại: kiểm soát định kỳ; kiểm soát đột xuất và kiểm soát thường xuyên:

+ Kiểm soát định kỳ: là loại kiểm soát được thực hiện hàng năm theo kế hoạch, chương trình đã được phê duyệt.

+ Kiểm soát đột xuất: là loại kiểm soát được thực hiện bất thường, thường được thực hiện khi có các vấn đề cấp thiết, bất cập nhằm kịp thời phát hiện, điều chỉnh những sai sót, vi phạm.

+ Kiểm soát thường xuyên: là loại kiểm soát được thực hiện trong mọi thời điểm trong quá trình thực hiện kế hoạch VCĐ.

- Theo quá trình hoạt động thì kiểm soát được chia thành 3 loại: kiểm soát trước hoạt động; kiểm soát trong hoạt đông và kiểm soát sau hoạt động:

+ Kiểm soát trước hoạt động: là kiểm soát trước khi thực hiện các nội dung

quản lý VCĐ nhằm ngăn ngừa những tác động xấu có thể biết trước để đảm bảo

không xảy ra, ảnh hưởng đến mục tiêu.

+ Kiểm soát trong hoạt động: là kiểm soát trong quá trình thực hiện quản lý VCĐ, nhà quản lý đưa ra các điều chỉnh ngay trong quá trình kiểm soát.

+ Kiểm soát sau hoạt động: là kiểm soát đo lường kết quả cuối cùng sau khi tổ chức thực hiện kế hoạch VCĐ, đánh giá sai lệch, nguyên nhân và điều chỉnh.

1.2.3. Các yếu tố tác động đến việc quản lý vốn cố định

Phần lớn các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường đều có mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận. Do đó, các

doanh nghiệp đều muốn sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh của mình nói chung và VCĐ nói riêng. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố, trong đó có nhân tố chủ quan thuộc chính nội tại của doanh nghiệp và nhân tố khách quan thuộc môi trường bên ngoài của doanh nghiệp. Để quản lý, sử dụng có hiệu quả VCĐ thì các nhà quản lý doanh nghiệp cần đánh giá đúng các nguyên nhân này để có biện

pháp xử lý thích hợp. Theo Ngô Thị Kim Hòa (2017) có thể phân tích một số

nguyên nhân cơ bản sau đây:

1.2.3.1. Các yếu tố chủ quan thuộc về doanh nghiệp

- Đặc điểm sản xuất kinh doanh:

Hoạt động SXKD là yêu cầu cơ bản cho sự tồn tại của nền kinh tế. Thông qua hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp sẽ trao đổi các sản phẩm với nhau từ đó có thể tiến hành hợp tác cùng kinh doanh. Hoạt động SXKD là cơ sở thiết yếu không thể thiếu được và nhất lại là trong nền kinh tế thị trường như hiện nay. Nếu mỗi doanh nghiệp biết kết hợp các yếu tố đầu vào để tiến hành hoạt động SXKD thì sẽ mang lại một hiệu quả rất lớn cho mình.

Nhân tố này tạo ra điểm xuất phát cho doanh nghiệp cũng như định hướng cho nó trong suốt quá trình tồn tại. Với một ngành nghề kinh doanh đã được chọn, chủ doanh nghiệp buộc phải giải quyết những vấn đề đầu tiên về tài chính bao gồm:

+ Cơ cấu tài sản hợp lý, được đầu tư như thế nào thì hợp lý, mức độ hiện đại so với đối thủ cạnh tranh đến đâu.

+ Chi phí khấu hao tài sản cố định của công ty bao nhiêu là hợp lý để giữ không làm thay đổi số lợi nhuận dành cho chủ sở hữu công ty.

+ Nguồn tài trợ được huy động từ đâu, có đảm bảo lâu dài và an toàn không. + Ngoài ra, qua ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp còn có thể tự xác định được mức độ lợi nhuận đạt được, khả năng chiếm lĩnh và phát triển thị trường trong tương lại, sự đổi mới và đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh để có kế hoạch bố trí nguồn nhân lực cho phù hợp.

Đây là nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý VCĐ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có đặc điểm khác nhau về ngành nghề kinh doanh sẽ đầu tư vào tài sản cố định khác nhau, cơ cấu tài sản cố định trong tổng tài sản khác nhau. Tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản sẽ ảnh hưởng đến hệ số sinh lợi.

- Trình độ quản lý, năng lực cán bộ nhân viên của doanh nghiệp:

Tùy thuộc vào trình độ, nhận thức của ban lãnh đạo của công ty mà mỗi công ty sẽ có cách thức quản lý nói chung và quản lý VCĐ nói riêng. Ban lãnh đạo tài giỏi sẽ sẽ nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của quản lý VCĐ. Đồng thời, nắm bắt kịp thời tình hình thị trường kinh doanh để có những chủ trương đầu tư đi trước đón đầu, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Mặt khác, yếu tố này còn phụ thuộc vào trình độ của đội ngũ nhân viên trực tiếp tham gia quản lý, sử dụng VCĐ. Đây là những con người trực tiếp thực hiện các chủ trương của ban lãnh đạo, quy trình, quy định mà ban lãnh đạo đề ra. Do đó, để đảm bảo TSCĐ được vận hành, quản lý tốt nhất thì vấn đề đào tạo, nâng cao trình độ của đội ngũ này là rất quan trọng.

1.2.3.2. Các yếu tố khách quan bên ngoài doanh nghiệp

- Thị trường sản phẩm, dịch vụ đầu ra:

Thị trường này phản ánh nhu cầu của khách hàng, cung cầu, giá cả của sản phẩm, dịch vụ trên thị trường. Ngày nay, thị hiếu của khách hàng liên tục thay đổi, cập nhật những xu hướng mới. Do đó, doanh nghiệp cần phải có những đánh giá kỹ lưỡng về thị trường để lên kế hoạch đầu tư TSCĐ phù hợp nhằm cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.

- Chính sách quản lý của Nhà nước:

Để đảm bảo việc quản lý, sử dụng VCĐ, TSCĐ một cách chặt chẽ, hợp lý và hiệu quả, Nhà nước cũng ban hành những thông tư, nghị định hướng dẫn quản lý TSCĐ nhằm giúp doanh nghiệp có được cái nhìn đúng đắn về quản lý, sử dụng VCĐ. Các chính sách phù hợp, không chồng chéo, khó hiểu sẽ giúp các doanh nghiệp thực hiện một cách dễ dàng nhất. Ngược lại, chính sách không đồng bộ có thể dẫn đến việc thực hiện không đúng, những tình huống xấy làm phương hại ddến

TSCĐ, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cũng bởi vì các chính sách quản lý của Nhà nước có vai trò hướng dẫn và là một văn bản mang tính pháp luật nên nó vừa có tác động thúc đẩy sản xuất kinh doanh nhờ sự chỉ dẫn đúng đắn, hợp lý nhưng đồng thời cũng có thể kìm hãm nhiều mặt trong sản xuất kinh doanh nếu có sự bất cập không phù hợp, quá cứng nhắc … gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý VCĐ tại các doanh nghiệp.

- Điều kiện tự nhiên, tiến bộ khoa học kỹ thuật:

Điều kiện tự nhiên và tiến bộ khoa học kỹ thuật là hai yếu tố quan trọng ảnh

hưởng đến TSCĐ đặc biệt là hao mòn TSCĐ. Sự hao mòn của tự nhiên cũng như

tiến bộ khoa học kỹ thuật đều làm cho TSCĐ giảm dần giá trị. Vì vậy, quyết định lựa chọn đầu tư mua sắm loại TSCĐ nào cũng đều hết sức quan trọng. Nó liên quan đến độ thích nghi của TSCĐ với môi trường tại nơi hoạt động như khí hậu khô hanh hay ẩm ướt, liên quan đến thực trạng, khả năng thay đổi công nghệ.

Tiến bộ khoa học công nghệ sẽ tác động đến khả năng hoạt động của TSCĐ đó từ nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm sản xuất ra. Ngành nghề có sự tiến bộ trong công nghệ càng nhanh thì TSCĐ hiện có của doanh nghiệp càng lạc hậu nhanh. Chính vì vậy, số TSCĐ này có yêu cầu khấu hao nhanh để chóng thu hồi vốn đầu tư. Điều này có thể ảnh hưởng làm giá thành sản phẩm luôn ở mức cao.

Chính vì vậy, doanh nghiệp khi thực hiện đầu tư TSCĐ phải đánh giá kỹ nhân tố này để đảm bảo TSCĐ sau khi đầu tư, đưa vào sử dụng vẫn có khả năng sử dụng phù hợp với thời gian dự định ban đầu, tránh trường hợp vừa đầu tư đã lạc hậu, láng phí vốn của doanh nghiệp.

1.3. Kinh nghiệm quản lý vốn cố định tại một số doanh nghiệp và bài họccho Tổng công ty Viễn thông MobiFone cho Tổng công ty Viễn thông MobiFone

1.3.1. Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp

* Công ty cổ phần Thông tin tín hiệu đường sắt Hà Nội

Công ty cổ phần Thông tin tín hiệu đường sắt Hà Nội được thành lập năm 1979 hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh: sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích quản lý, bảo trì hệ thống đường sắt quốc gia về thông tin, tín hiệu, điện,

viễn thông và điều khiển; tổ chức ứng phó sự cố thiên tai, cứu nạn và tai nạn giao thông đường sắt; tư vấn lập dự án đầu tư, thẩm định báo cáo đầu tư, khảo sát thiết kế, thẩm định giá, giám sát các công trình chuyên ngành thông tin, tín hiệu, điều khiển, điện, tư vấn giám sát công trình xây dựng…

Giai đoạn 2015-2017, công ty luôn đạt được chỉ tiêu lợi nhuận trên VCĐ

và hiệu suất sử dụng VCĐ tăng đều qua các năm. Một số đánh giá được phân tích bao gồm:

- Công ty có sự nghiên cứu đầu tư đổi mới TSCĐ: đầu tư đổi mới TSCĐ là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp tạo ra nhiều doanh thu, lợi nhuận trên một đồng VCĐ bỏ ra: năm 2017, hiệu suất sử dụng VCĐ tăng gấp 1,5 lần so với năm 2016 và tăng gấp 2 lần so với năm 2015; tỷ suất lợi nhuận trên VCĐ năm 2017 tăng gấp 1,5 lần năm 2016 và gấp 2,3 lần năm 2015. Các TSCĐ mới về công nghệ giúp cho công ty có sức cạnh tranh tốt hơn trên thị trường. Đồng thời, đáp ứng được các nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng.

- Công ty có sự tăng cường mở rộng thị trường: để đảm bảo hoạt động hiệu quả của TSCĐ, mở rộng thị trường sẽ giúp cho TSCĐ của doanh nghiệp được sử dụng thường xuyên đạt công suất cao, tránh được tình trạng bỏ không, không sử dụng, lãng phí.

* Công ty TNHH MTV Nhiên liệu hàng không Việt Nam

Công ty TNHH MTV Nhiên liệu hàng không Việt Nam được thành lập năm 2010 hoạt đông kinh doanh chính bao gồm: kinh doanh, xuất nhập khẩu trực tiếp, nhận ủy thác nhập khẩu, tạm nhập tái xuất các sản phẩm hóa dầu chuyên dùng cho ngành hàng không và các ngành kinh tế, quốc phòng khác; kinh doanh, vận tải xăng dầu trên đường thủy, đường bộ; xuất, nhập khẩu vật tư, xe máy, thiết bị xăng dầu phục vụ các nhu cầu SXKD, phục vụ an ninh quốc phòng; cung cấp các dịch vụ tra nạp xăng dầu cho tất cả các hãng hàng không quốc tế và hãng hàng không nội địa tại các sân bay trên lãnh thổ Việt Nam.

Giai đoạn 2015-2017, công ty cũng đã đạt được một số kết quả tốt trong quá trình quản lý VCĐ: hiệu quả sử dụng VCĐ tăng qua các năm: năm 2017 tăng 40%

so với năm 2016, 41% so với năm 2015; tỷ suất lợi nhuận trên VCĐ năm 2017 cũng tăng 16% so với năm 2016 và tăng 23% so với năm 2015. Một số nguyên nhân cũng được đánh giá như sau:

- Năng lực của đội ngũ lãnh đạo và người lao động tốt: có chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề cao, luôn ý thức nâng cao kiến thức để đáp ứng yêu cầu SXKD nói chung và yêu cầu quản lý vốn của công ty nói riêng.

- TSCĐ của công ty được hiện đại hóa đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe nhất của ngành hàng không dân dụng Việt Nam, đây là cơ sở để nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty. Đảm bảo công ty đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý vốn cố định tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone (Trang 46)